Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn bậc tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn bậc tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_doi_moi_sinh_hoat_ch.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn bậc tiểu học
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN TRỤ TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH TRINH ĐÔNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Một vài biện pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn bậc tiểu học” Người thực hiện: Nguyễn Văn Dân Năm học 2017-2018 1
- * Nhận xét, đánh giá của đơn vị: - Đề tài có yếu tố mới và sáng tạo: - Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng: - Đề tài sáng kiến có hiệu quả (phạm vi được triển khai áp dụng): Bình Trinh Đông, ngày tháng năm 2018. Thủ trưởng đơn vị Phạm Văn Thi * Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp cơ sở: , ngày tháng năm CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG * Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp tỉnh: , ngày tháng năm CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 2
- PHẦN I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Mỗi một thầy cô giáo đều hiểu được rằng sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường nhất là trong trường Tiểu học chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi tổ chuyên môn là một tổ chức quan trọng nhất đảm bảo chức năng dạy và học tốt nhất trong mỗi nhà trường Tiểu học. Khi đó tổ chuyên môn sẽ là cầu nối, sẽ là một bộ phận thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học của mỗi nhà trường trong mỗi giai đoạn nhất định, vì thế sinh hoạt chuyên môn có ý nghĩa cực kì quan trọng nhằm giúp cho mỗi giáo viên ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch mà mỗi nhà trường đã đặt ra, đó là lý do để tôi chọn đề tài “Một vài biện pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn bậc tiểu học” Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng học tập của học sinh?”. Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải thực hiện nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường.Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018, tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch chương trình hành động của ngành thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương 3
- khóa XI và Chương trình 37-CTr/TU ngày 9/6/2014 của Tỉnh Ủy Long An về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, để thực hiện nhiệm vụ của cán bộ quản lí phụ trách tổ chuyên môn, tôi nhận thấy cần tăng cường công tác sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, mặc dù gặp nhiều khó khăn khi đề cập vấn đề này song tôi mạnh dạn thực hiện “Một vài biện pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn bậc tiểu học” Thực tiễn cho thấy hiện nay việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ chưa thực đi vào nền nếp, còn mang nặng tính hình thức. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn còn theo lề lối cũ: Cùng nhau chép đầu bài của các môn học hoặc chép bài soạn của nhau hoặc chép bài soạn trong sách hướng dẫn. Đa số thời gian là dành cho việc trao đổi tâm tình cá nhân hoặc nói chuyện phiếm, rất ít thời gian dành cho việc bàn chuyên môn. Thời điểm bàn bạc chuyên môn cao trào nhất chỉ khi phong phanh có kiểm tra hoặc khi hội giảng. Mỗi tổ sinh hoạt chuyên môn một buổi khác nhau nên rất ít khi có dịp cho giáo viên các tổ trao đổi thảo luận về chuyên môn. Đôi khi với ban giám hiệu do có thể bận việc không cùng trao đổi với giáo viên nên còn thả nổi để cho các tổ tự xoay xở về công tác này hoặc ít quan tâm đến các buổi sinh hoạt chuyên môn, công tác quản lí lỏng lẻo do đó chất lượng sinh hoạt chuyên môn chưa cao. Đề tài này được bắt đầu ngay từ đầu năm học 2017-2018 đối với đơn vị trường Tiểu học Bình Trinh Đông. PHẦN II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT a) Ưu điểm: - Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đến chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. - Các tổ chuyên môn hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình. b) Tồn tại: 4
- - Tổ trưởng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lí; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn còn có nhiều hạn chế. - Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó, ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. - Một số ít GV còn coi nhẹ, chưa thực sự say mê với chuyên môn, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ít phát biểu hoặc ít quan tâm đến nội dung sinh hoạt - Các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn đơn điệu, chưa được cải tiến. Hầu như là làm theo một tiến trình người được phân công trình bày báo cáo phần chuẩn bị, các thành viên trong tổ góp ý (rất hạn chế). Sau đó lấy ý kiến của tập thể (hầu như là nhất trí). Chưa có sự đổi mới và đột phá nên hiệu quả còn thấp. Ngay từ đầu năm học tôi đã xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm then chốt có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy học ở bất kì thời điểm nào. Chính vì điều đó mà ngay đầu năm học tôi đã xây dựng một kế hoach chỉ đạo hoạt động sinh hoạt chuyên môn thật tỷ mỷ với sự nhất trí của ban giám hiệu đặc biệt là của đồng chí hiệu trưởng. Căn cứ vào tình hình thực tiễn và năng lực của giáo viên tôi tham mưu với hiệu trưởng trong việc sắp xếp chuyên môn của trong giáo viên sao cho phù hợp với năng lực của họ để giúp họ phát triển hết khả năng của mình trong hoạt động chủ lực này. Khi tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn tôi tổ chức cho họ thảo luận để thống nhất từng nội dung, đồng thời cho các tổ khối đăng kí là gương điển hình trong công tác này.Trong cả quá trình các buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu phó trực tiếp tổ chức và tham gia hội thảo cùng với tổ .Việc sinh hoạt chuyên môn diễn ra hàng tuần trong sự kiểm tra đôn đốc của hiệu phó và có sự nhận xét về tinh thần, thái độ, ý thức làm việc của mỗi tổ viên được kịp thời chấn chỉnh ngay sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn. Cuối mỗi kì đều có động viên khen thưởng và đây là một trong các tiêu chí thi đua khen thưởng hàng năm của nhà trường. 5
- PHẦN III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 1) Tuyên truyền trong cán bộ giáo viên –công nhân viên toàn trường: Tôi nhận thấy mục đích của sinh hoạt chuyên môn là để xây dựng mối quan hệ thân thiện giúp đỡ và học tập lẫn nhau giữa các giáo viên và nhân viên trong trường, mặt khác nhà trường có mạnh hay không là phần lớn do phong trào chuyên môn mạnh, đội ngũ những người thực thi có trình độ tay nghề chắc chắn, do đó chúng tôi đã tạo ra một không khí thi đua sôi nổi giữa các tổ chuyên môn bằng các hình thức thi đua dạy tốt, nâng cao chất lượng giờ học say mê trong công tác chuyên môn ngay từ đầu năm học. Qua những lần trao đổi trực tiếp hoặc qua các buổi họp hội đồng sư phạm tôi chú trọng đến việc giáo dục nâng cao ý thức tự giác của mọi người, hướng cho hoạt động sinh hoạt chuyên môn đi vào ổn định có nền nếp, giáo viên chuyên tâm với công tác chuyên môn, say sưa bàn luận về các vấn đề thiết kế bài học: từ nội dung đến phương pháp, phương tiện và ngay cả việc thời gian cho từng hoạt động, đồ dùng dạy học được đưa ra như thế nào cũng là vấn đề được thảo luận chu đáo. Khi thấy việc tuyên truyền của mình đã có hiệu quả tôi tiến hành bước 2. 2) Xây dựng các gương điển hình Trong buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tiên của năm học tôi đã tổ chức cho giáo viên thảo luận đi đến thống nhất nền nếp sinh hoạt chuyên môn, thống nhất những nội dung cơ bản trọng tâm của trong buổi sinh hoạt chuyên môn. Sau khi đã thống nhất những nội dung chính tôi gợi ý để mỗi giáo viên tự đăng kí với tổ phấn đấu điển hình ở mức độ nào về trong hoạt động này và về bộ môn sẽ đi vào chuyên sâu xuyên suốt năm học. Trong toàn trường tôi giúp các tổ tự đăng kí là tổ điển hình tiên tiến trong sinh hoạt chuyên môn. Để các hoạt động chuyên môn diễn ra đều khắp tôi đã thống nhất lại việc thiết kế bài giảng trên lớp với từng bộ môn cũng như chỉ tiêu cho việc thiết kế này. Ở mỗi bộ môn tôi cùng giáo viên trong tổ đọc kĩ mục tiêu cần đạt của tiết học cũng như căn cứ vào các đối tượng học sinh mỗi lớp để đưa ra nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Đây là một việc tương đối khó khăn bởi vậy mục tiêu này được giáo viên bàn khá kĩ càng do đó các giáo viên bàn luận nhiều. Đặc 6
- biệt với phần kiến thức khó giảng mỗi giáo viên giỏi của tổ lúc này đã phát huy hết năng lực sở trường của mình cùng với hiệu phó xây dựng và thống nhất phương pháp, phương tiện dạy học để nội dung đó đến với học sinh được dễ dàng hơn và giáo viên cũng dễ dạy hơn tự tin, chủ động hơn trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. Với mỗi tổ khối căn cứ vào tình hình, năng lực giáo viên tôi xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề trong năm học để tập thể giáo viên trao đổi và chia sẽ về phương pháp giảng dạy. (Khi thực hiện cũng có khi tôi cho giáo viên thảo luận xem môn nào hiện họ cảm thấy còn lúng túng về phương pháp thì bao giờ tôi cũng ưu tiên để môn học đó được tổ chức chuyên đề trước). Trước khi thực hiện khác với mọi năm tôi không cùng với người thực hiện chuyên đề thống nhất nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm, các phương pháp, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức từng hoạt động cho học sinh, mà để người dạy tự nghiên cứu và thực hiện. Sau khi dự chuyên đề mỗi giáo viên đều phải nêu ý kiến của mình về tiết dạy. Việc nhận xét tôi hướng cho giáo viên không chỉ nhận xét về phương pháp, phương tiện hay cử chỉ lời nói của người dạy mà trọng tâm là xem học sinh lớp đó nhận thức mọi hoạt động mà giáo viên hướng dẫn có phù hợp không, kết quả ra sao, có giải pháp nào cho việc tổ chức hoạt động cho học sinh một cách tích cực hơn không giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn và có hiệu quả hơn không? Qua việc dự giờ này bản thân mỗi giáo viên học tập được gì ở người bạn đồng nghiệp của mình? Tôi đặc biệt nhấn mạnh và chú trọng tới việc tổ chức chuyên đề bởi thông qua sự trao đổi thẳng thắn, những ý kiến đa dạng mà giáo viên nào cũng được phát biểu sẽ giúp cho tôi hiểu được về nhận thức của mỗi người từ đó tôi ngầm giúp họ vững vàng hơn trong chuyên môn. Đồng thời qua đó cũng là để rèn luyện đức tính thân thiện, cởi mở, học tập lẫn nhau giữa các giáo viên trong một nhà trường giúp cho khả năng giao tiếp của họ ngày càng phong phú, mạnh dạn. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn bao giờ tôi cũng phân công tổ trưởng là người chủ trì và định hướng cho họ nội dung sinh hoạt chuyên môn theo từng tháng. 7
- VD: Đối với khối 1: Ngay từ những buổi sinh hoạt đầu tiên với môn Tiếng Việt tôi chú trọng nội dung thảo luận: Giáo viên cần lư ý cách đánh vần của học sinh, nêu cách viết rõ ràng về độ cao chữ trong mô hình, lưu ý điểm bắt đầu và điểm dừng bút khi kết túc viết một con chữ, Tổ chức trò chơi tìm tiếng mới ngoài bài ra sao mà hiệu quả lại cao? Dùng tranh ảnh để minh họa hay là để khai thác nội dung? Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập như thế nào để giảm bớt thời gian cho học sinh khi sử dụng, khi học sinh ngồi nghịch đồ dùng thì cần phải có biện pháp gì? đưa ra một vài tình huống nếu học sinh chưa tìm thấy âm như giáo viên yêu cầu thì khi đó giáo viên phải làm gì? Mỗi lớp mỗi giáo viên đưa ra ý kiến của mình và tôi cùng giáo viên tháo gỡ, không áp đặt một ý kiến nào cho chung các lớp mà mỗi lớp học ở lớp kia để rút ra kinh nghiệm tổ chức cho lớp mình để đạt hiệu quả cao. Tùy thời điểm mà nội dung sinh hoạt chuyên môn được thiết kế khác nhau song tôi đã chú ý bao giờ cũng đón đầu trước khi thực hiện để khi thực hiện công việc đạt kết quả cao hơn giúp cho yêu cầu “cần”của giáo viên đứng lớp. 3) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hoạt động sinh hoạt chuyên môn : Khi việc sinh hoạt chuyên môn đã dần đi vào nền nếp thì vai trò của người hiệu phó lúc này chưa phải đã xong mà phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, có như vậy hoạt động này mới có kết quả cao. Càng gần những kì ôn tập càng cần những ngày sinh họat chuyên môn có chất lượng và hiệu quả. Người hiệu phó cần xây dựng kế họach kiểm tra của mình thật chu đáo từ nội dung kiểm tra đến thời gian tiến hành, người thực hiện cùng để cho hoạt động chuyên môn ngày càng đi vào ổn định nền nếp. 4) Xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng cho hoạt động sinh hoạt chuyên môn: Trong bất kì một hoạt động nào thì đây cũng là một việc làm khích lệ được phong trào một cách khá tích cực. Trong ban giám hiệu được thống nhất chế độ khen thưởng kịp thời về tinh thần, thái độ, ý thức, lòng tận tụy say mê với nghề nghiệp thể 8
- hiện qua việc thảo luận trong các buổi chuyên môn từ đó làm căn cứ đánh giá mỗi giáo viên qua từng chặng, từng đợt thi đua của trường. 5) Đánh giá kết quả: Đánh giá kết quả trong công tác sinh hoạt chuyên môn là một việc làm không thể thiếu bởi nó rất quan trọng. Từ việc đánh giá này mỗi người hiệu phó mới điều chỉnh được các biện pháp của mình trong việc quản lý, điều hành sinh hoạt chuyên môn được tốt hơn. Qua mỗi lần đánh giá cũng sẽ giúp cho mỗi giáo viên phải tự điều chỉnh bản thân ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng với công tác giảng dạy của mình trong từng bộ môn với từng khối lớp. Việc đánh giá được chúng tôi thực hiện công bằng, công khai, dân chủ. Như vậy sẽ làm cho các phong trào của nhà trường đi lên, mọi kế hoạch mới được thực hiện suôn sẻ. PHẦN IV. KẾT QUẢ Từ việc áp dụng các biện pháp đã nêu, tôi nhận thấy hoạt động sinh hoạt chuyên môn của trường đã thay đổi hẳn lên. Chấm dứt các tình trạng đến sinh hoạt chuyên môn là cơ hội để đọc chép thiết kế. Không khí của buổi sinh hoạt chuyên môn không còn trầm mà hào hứng say sưa như những giáo viên mới ra trường nhiệt tình hăng hái. Chất lượng của công tác giảng dạy được nâng lên rõ rệt thể hiện qua các lần kiểm tra định kì, một chất lượng thực với một ý thức thực là một điều mà những người làm công tác quản lí ai cũng phải trăn trở và mong muốn . Qua đây tôi nghiệm thấy: Muốn thúc đẩy phong trào chuyên môn mạnh cần phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn với các biện pháp: + Cần tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt nâng cao chất lượng giờ học . + Cần phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tận tâm với nghề, say mê trong chuyên môn, thân thiện giúp đỡ và học tập lẫn nhau. + Phải xây dựng các nhân tố điển hình: Cá nhân và tổ. + Người quản lý phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc và phải thực sự cùng làm với tổ chuyên môn . 9
- + Phải có chế độ khen thưởng trách phạt hợp tình hợp lý. PHẦN V. KẾT LUẬN: Trên đây là một số sáng kiến của tôi trong việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học mà tôi đã áp dụng thành công. Việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học là một việc làm thường xuyên, mỗi đơn vị trường sẽ có một cách tổ chức phù hợp, vì vậy phương pháp mà tôi đưa ra chắc còn nhiều thiếu sót. Mặt khác trong công tác quản lí của người hiệu phó đòi hỏi phải thường xuyên tư duy, tự học, tự rèn để nâng cao trình độ, đổi mới trên nhiều lĩnh vực hoạt động chuyên môn của mình trong mỗi nhà trường. Vì vậy tôi rất mong được đón nhận những ý kiến quý báu, chân thành của các cấp quản lý, của bè bạn đồng nghiệp để tôi được học tập, rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sáng kiến trên có thể áp dụng cho các trường Tiểu học trên địa bàn thực hiện để đổi mới sinh hoạt chuyên môn bậc tiểu học. Bình Trinh Đông, ngày 20 tháng 4 năm 2018 Người viết Nguyễn Văn Dân 10
- MỤC LỤC Phần I. Thực trạng đề tài trang 3 Phần II Nội dung cần giải quyết trang 4 Phần III. Biện pháp giải quyết trang 6 Phần IV. Kết quả trang 9 Phần V.Kết luận trang 10 11