Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

pdf 15 trang vanhoa 7012
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giao_duc_ky_nang_son.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sĩc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình: “Trẻ em hơm nay, Thế giới ngày mai”. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi cịn nhỏ là vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ sau này.Bác Hồ nĩi: “Khơng cĩ giáo dục thì khơng nĩi gì đến kinh tế văn hĩa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đĩ chính là thế hệ trẻ. Như chúng ta đã biết, đất nước ta hiện nay nền kinh tế phát triển đang trên đường hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hĩa khác nhau trên thế giới. Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lơi kéo, kích động Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luơn được đặt vào hồn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khĩ khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lơi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, và lối sống ích kĩ lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nền văn hĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay và trong thời đại mới là nhiệm vụ cần thiết nhất trong các mục tiêu xây dựng phát triển con người tồn diện trong thời đại hiện nay để sớm đào tạo cho xã hội những con người tài đức vẹn tồn. Là một giáo viên mầm non, sau nhiều năm thực tế trãi nghiệm tơi quyết định trình bày sáng kiến Kinh Nghiệm: “Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non” một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục Mầm non hiện nay. * Vấn đề được nghiên cứu: Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tơn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ cĩ một nhân cách phát triển tồn diện, bền vững, cĩ khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triến nhân cách, do đĩ cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ nhận thức đúng và cĩ hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi cịn nhỏ. * Thực trạng vấn đề: Lâu nay, chúng ta thường quan niệm: Rèn dạy kỹ năng sống chủ yếu chỉ dành cho người lớn. Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi tập nĩi, dạy lễ giáo đạo đức ban
  2. đầu cho các cháu ở trường mầm non là rất quan trọng trong việc hình thành thĩi quen và nhân cách của bé sau này. Thực tế từ các trường cho thấy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thường được thực hiện bằng cách cho trẻ xem tranh truyện, tổ chức hội thi: “Bé khỏe, bé ngoan” cĩ giáo viên, cha mẹ và trẻ cùng tham gia thi hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống để khơi dậy lịng nhân ái trong trẻ, giúp trẻ cĩ được những kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử. Tuy nhiên do tác động ngoại cảnh hay trẻ được nuơng chiều và đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu nên cĩ những biểu hiện khơng đúng trong lễ giáo với mọi người trong gia đình và bạn bè, trẻ khơng cĩ được kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng lãnh đạo Theo nhận định của nhiều giáo viên, do lớp cĩ số lượng trẻ quá đơng, số giáo viên trong một lớp cũng chưa đủ theo qui định nên việc uốn nắn hành vi, cử chỉ cho từng trẻ cũng là vấn đề khĩ khăn. Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ giáo, liên hệ thực tế cũng cịn nhiều khuyết điểm nên việc giáo dục chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức. * Lí do chọn đề tài: Câu nĩi: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do Giáo dục mà nên”. Thật vậy: Nếu trẻ được sống trong một mơi trường giáo dục tốt thì trẻ sẽ cĩ những đức tính tốt ngược lại trẻ sống trong một mơi trường thiếu Giáo dục thì nhân cách của trẻ sẽ phát triển khơng tốt. Với những thực trạng mà tơi vừa nêu ở phần trên kết hợp với nhận định của bản thân kỳ vọng của tơi trong năm học này là đẩy mạnh giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ mầm non để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Giáo dục hiện nay. * Giới hạn nghiên cứu: Hành trình giáo dục kỹ năng sống sẽ bắt đầu từ “động tác” cung cấp kiến thức và hình thành những cảm xúc, những hành vi lễ giáo của trẻ. Ví như với bản thân, trẻ biết tên mình, vị trí của mình ở trường, ở nhà, biết cách đi, đứng ngồi lịch sự, yêu thương quí mến những người thân. Rồi biết thưa gửi, vâng dạ, khơng nĩi trống khơng, khơng nĩi leo, biết xưng hơ thân mật, biết đảm nhận trách nhiệm và biết lãnh đạo Trẻ phải được tiếp cận những kỹ năng cơ bản của lứa tuổi như kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng học tập, kỹ năng tự phục vụ. Giúp trẻ cĩ kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và khơng nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Câu thành ngữ :“Tiên học lễ, hậu học văn” của cha ơng ta từ ngàn xưa đã để lại đến bây giờ vẫn khơng thể thiếu trong các trường học. Lễ phép là nét đẹp văn hĩa được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người. Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, địi hỏi nền giáo dục
  3. phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đĩ giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận cĩ tính cốt lõi, nền tảng của cơng tác giáo dục trẻ. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tơi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ yếu tố kinh tế, xã hội, gia đình và nguyên nhân chủ yếu là do các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong quản lí gia đình, ít gần gũi với con cái hoặc nuơng chiều trẻ quá mức gây tác động đến kỹ năng ứng xử của trẻ như: Trẻ khơng biết chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi về nhà khơng thưa người lớn trong gia đình Năm học này, tơi được phân cơng đứng lớp Lớn 2 Tam Hịa hầu hết các cháu là con nơng dân nên việc quan tâm đến con em cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đĩ cịn cĩ các cháu gia đình luơn nuơng chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em ở lứa tuổi Mẫu giáo, nên thường khốn trắng cho giáo viên. Thời gian đầu trẻ đến lớp với thĩi quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nĩi leo, trả lời khơng trọn câu hay một số cháu rất ít nĩi và rụt rè trong giao tiếp Mơi trường sống của trẻ ở gia đình và mơi trường sống, học tập vui chơi của trẻ ở trường là hai nơi mà trẻ luơn được tiếp cận. Với tình hình như vậy, là Giáo viên Mầm non trăn trở với những thực trạng trên tơi mạnh dạn đề xuất ra một số giải pháp thích hợp để từng trẻ lớp tơi cĩ được những thĩi quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm gĩp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, để trường học thực sự văn minh, thanh lịch. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của ngành, tơi quyết tâm lấy mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong cơng tác chăm sĩc giáo dục trẻ của năm học này, để gĩp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành nhân cách trẻ thơ trong thời đại mới. Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non khơng cĩ giờ dạy đạo đức riêng, mà thơng qua sử dụng hình thức tích hợp với nội dung bài dạy của các lĩnh vực để hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo. 1. Giáo dục kỹ năng sống thơng qua tiết học: Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các mơn học nhằm hình thành cho trẻ những thĩi quen, hành vi cĩ văn hĩa. Ví dụ: * Giờ học phát triển thể chất Cơ dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập khơng chen lấn xơ đẩy nhau * Giờ học khám phá xã hội:
  4. Tơi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Gia đình bạn, gia đình tơi - Trẻ biết chia sẻ thơng tin về gia đình, kể về các thành viên trong gia đình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà. Kỹ năng sống trẻ học được đĩ là: Giao tiếp cởi mở với bạn, lắng nghe bạn nĩi và chờ đến lượt mình nĩi. Biết nĩi rõ ràng để bạn hiểu và chơi cùng bạn. * Đối với giờ học tạo hình: “Vẽ ngơi nhà của bé” Cơ giáo dục trẻ biết yêu quí ngơi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng * Đối với giờ học làm quen văn học: Qua câu chuyện “Người bạn tốt” Cơ đàm thoại cùng trẻ: Linh và Trang là đơi bạn như thế nào? Khi Linh gặp nạn thì Trang đã làm gì? Con học tập được đức tính gì ở hai bạn? Cơ giáo dục trẻ tình đồn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè, biết nĩi những lời cảm ơn chân tình khi được người khác giúp đỡ mình. * Đối với giờ học làm quen chữ cái: dạy trẻ phát âm đúng, nĩi rõ ràng, biết sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp. * Giờ học Giáo dục âm nhạc: Dạy bài hát “ Rửa mặt như mèo” Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thĩi quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ. - Kỹ năng sống là phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Thơng qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngơn từ cĩ vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để trẻ dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đĩ giáo viên đĩng vai trị là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đĩ phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống. Dạy kỹ năng sống cho trẻ khơng phải gị ép trong những tiết học chính thức mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ: 2. Giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động vui chơi: Trong hoạt động vui chơi trẻ được thực hành trãi nghiệm với nhiều vai chơi khác nhau phản ảnh trong cuộc sống của người lớn, tơi tiến hành lồng kỹ năng sống vào vui chơi. Qua đĩ trẻ được giao tiếp với nhau bằng những lời nĩi nhỏ nhẹ, ân cần, lễ phép, những lời cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay luơn được thể hiện .Tơi theo dõi lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi cĩ biểu hiện chưa chuẩn mực.Qua đĩ giúp trẻ hình thành thĩi quen hành vi văn minh trong giao tiếp. Ví dụ: Qua trị chơi Bán hàng: Người bán hàng chào hỏi khách hàng: Cơ, chú mua gì ạ?
  5. Người đi mua hàng trật tự khi mua, nĩi tên hàng cần mua: Bán tơi một cân gạo, bao nhiêu vậy cơ? + Trị chơi đĩng vai Y tá – Bác sĩ: Bác sĩ biết hỏi thăm bệnh nhân ân cần, “Cháu đau chỗ nào? Cháu cĩ mệt lắm khơng? ” Y tá phát thuốc dặn dị bệnh nhân uống thuốc. Bệnh nhân nhận thuốc bằng hai tay và nĩi lời cảm ơn với bác sĩ, y tá. Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chào hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người. Trong một thời gian rèn luyện trẻ lớp tơi kỹ năng chào hỏi lễ phép, giao tiếp lịch sự cĩ phần chuyển biến rất tốt. 3. Giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc mọi nơi: Trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường, trẻ dễ được tiếp cận những gì mà cơ giáo, người lớn, bạn bè đã làm. Giờ đĩn trẻ và trả trẻ tơi ân cần và chuẩn mực trong cách xưng hơ với bố mẹ trẻ, tơi tập cho trẻ chào thưa lễ phép với cơ và bố mẹ trẻ. Giờ hoạt động ngồi trời, dạo chơi tham quan tơi đều quan tâm nhắc nhở trẻ luơn cĩ những ý thức và hành động tốt như biết đồn kết vui chơi cùng bạn, khi làm việc gì sai với bạn với cơ thì phải biết xin lỗi, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và cảm ơn, biết giữ vệ sinh mơi trường, thân thể sạch sẽ Biện pháp này đạt kết quả rất cao, tơi tiếp tục áp dụng. 4. Giáo dục kỹ năng sống qua ngày hội, ngày lễ: Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đĩng vai trị quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non. Thơng qua các ngày hội, ngày lễ như: Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 20/11, Ngày Tết Trung Thu, tơi tổ chức các hoạt động văn nghệ, các trị chơi dân gian, đồng thời ơn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lịng tự hào dân tộc, biết nhớ ơn những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Thơng qua đĩ trẻ cĩ ý thức phấn đấu trong học tập để sau này trở thành người cĩ ích cho xã hội. 5. Cơng tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình: Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để giáo dục trẻ. Gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ cĩ điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt. Ngược lại, trẻ sẽ khơng cĩ gì khi khơng được gia đình quan tâm giáo dục. Như vậy, xuất phát điểm của trẻ là chưa cơng bằng. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường sẽ xĩa đi rào cản đĩ. Vì vậy, Giáo viên và phụ huynh đều phải tiến hành giáo dục trẻ song song với nhau. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tơi mạnh dạn trao đổi với phụ
  6. huynh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, để phụ huynh nhận thức rõ ý nghĩa vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ. Tơi luơn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh hằng ngày trong giờ đĩn trả trẻ về sự tiến bộ hay những hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời và tiếp tục rèn luyện cho trẻ ở nhà. Đối với những trẻ mà giáo viên cần lưu ý hơn đĩ là trẻ cĩ thể lực yếu, suy dinh dưỡng, trẻ thụ động, trẻ hay nghịch thì tơi luơn tranh thủ đến tận nhà để trực tiếp gặp gia đình của cháu trao đổi về thực trạng của cháu và cùng với gia đình trẻ cĩ biện pháp giúp đỡ cho trẻ tốt hơn. Những cử chỉ và việc làm tốt của trẻ ở trường và ở gia đình tơi thường nêu ra và tuyên dương trẻ đĩ trước lớp trong giờ nêu gương để trẻ khác cùng học tập. Cuối tháng, thơng qua sổ liên lạc của trẻ tơi đều ghi rất cụ thể những kỹ năng của trẻ đã làm được để phụ huynh nắm bắt. Qua thời gian rèn luyện trẻ lớp tơi cĩ nhiều tiến bộ rõ rệt như mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, xưng hơ lễ phép thân thiện. 6. Cơ giáo là tấm gương sáng: Ở trường cơ giáo là người mẹ thứ hai đối với trẻ. Trẻ rất thích được cơ yêu thương, gần gũi. Mọi hành động cử chỉ của cơ trẻ rất lưu tâm và bắt chước theo. Vì vậy cơ phải luơn luơn chuẩn mực trong mọi lĩnh vực: như cách giao tiếp với phụ huynh, với trẻ hay tác phong của cơ, hành động cử chỉ của cơ Tơi luơn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, luơn tạo mối thân thiện giữa cơ và trẻ. Cơ là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo. Ví dụ: Khi chúng ta dạy trẻ nĩi lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác hoặc khi người khác làm một điều gì đĩ cho mình. Nhưng trong mối quan hệ giữa các cơ giáo và giữa cơ với trẻ, người lớn khơng nĩi cám ơn thì trẻ sẽ khơng hình thành ý thức của việc nên cám ơn người khác. Khi thấy trên sân trường cĩ lá cây, cơ giáo đi qua và bảo trẻ: Con hãy nhặt bỏ vào thùng rác đi. Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến.Cũng tình huống trên: Cơ nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: Con biết tại sao cơ bỏ lá cây vào thùng rác khơng? Giải thích cho trẻ hiểu: việc làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: nhặt rác làm sạch sân trường. Thực hiện biện pháp trên hiệu quả đạt rất tốt: Khi cơ giáo là mẹ hiền thì các cháu sẽ là con ngoan. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Sau những biện pháp tơi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ được tăng lên rõ rệt. Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ được hình thành những thĩi quen vệ sinh văn minh, giao tiếp mạnh dạn với mọi người, biết chào hỏi khi cĩ khách đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cơ giáo, ba mẹ Các bậc phụ huynh cĩ những chuyển biến rõ rệt về phong cách, về lời ăn tiếng nĩi và quan tâm đến con em mình ngày càng nhiều hơn.
  7. Bản thân tơi được trau dồi kiến thức và cĩ thêm những kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ, được phụ huynh và các bạn đồng nghiệp thương yêu, quí mến hơn. * Kết quả đạt trên trẻ: - Kỹ năng giao tiếp: 90% - Kỹ năng chăm sĩc bản thân: 95% - Kỹ năng quản lí cảm xúc: 90% - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: 95% - Kỹ năng lãnh đạo: 90% VI. KẾT LUẬN: Từ những biện pháp nêu trên tơi đã thực hiện với trẻ lớp tơi trong năm học này, đến nay tơi nhận thấy kết quả rất khả quan điều đĩ chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp của đề tài đã cĩ một hiệu quả nhất định. Tuy kinh nghiệm cịn khiêm tốn nhưng được rút ra từ thực tiễn giảng dạy cùng với sự đĩng gĩp một phần khơng nhỏ của Ban giám hiệu nhà trường và tập thể Hội đồng Sư phạm. * BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. Giáo viên nắm vững phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. 2. Kỹ năng sống được lồng ghép thơng qua các hoạt động cĩ trong nhà trường và ở mọi lúc mọi nơi, các hoạt động chuyên mơn, lễ hội 3. Cơng tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với trẻ với phụ huynh thơng qua các giờ đĩn trả trẻ, các hoạt động giao lưu văn nghệ giữa giáo viên và phụ huynh, các hoạt động lễ hội 4. Cơ giáo là trung tâm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, là một khuơn mẫu để trẻ tiếp cận và học tập. 5. Trong quá trình áp dụng các biện pháp, cần chú ý kết hợp nhiều biện pháp với nhau để đạt hiệu quả cao. VII. ĐỀ NGHỊ: Kính mong được đĩn nhận những gĩp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học Giáo dục để SKKN này phong phú và đạt hiệu quả hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn! Người viết Lê Thị Lệ Trang
  8. PHỤ LỤC Một số hình ảnh của bé về kỹ năng sống Bé hoạt động âm nhạc
  9. Bé tập làm nội trợ Bé ăn xế
  10. Bé trực nhật Bégiữ gìn cơ thểsạch sẽ Bé rửa tay
  11. Bé bỏ rác đúng nơi qui định Bé khơng bẻ lá cành
  12. Bé tưới cây Bé tưới rau
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu bồi dưỡng chuyên mơn hè năm 2010-2011; 2011-2012 - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III.
  14. MỤC LỤC *SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Đặt vấn đề . Trang 1-2 *Vấn đề được nghiên cứu Trang 1 *Thực trạng vấn đề .Trang 1-2 *Lí do chọn đề tài Trang 2 *Giới hạn nghên cứu Trang 2 II. Cơ sở lí luận . Trang 2 III.Cơ sở thực tiễn Trang 2-3 IV.Nội dung nghiên cứu . Trang 3-6 1. Giáo dục kỹ năng sống thơng qua tiết học Trang 3-4 2. Giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động vui chơi Trang 4 3. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi Trang 4-5 4. Giáo dục kỹ năng sống qua các ngày hội ,ngày lễ Trang 5 5. Phối hợp với các bậc phụ huynh Trang 5 6. Cơ giáo gương mẫu chuẩn mực .Trang 5-6 V. Kết quả nghiên cứu Trang 6 VI. Kết luận . . Trang 6-7 VII. Đề nghị Trang 7 * PHỤ LỤC Trang 8-11 *TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 12 *MỤC LỤC . Trang 13
  15. PHỊNG GIÁO DỤC ĐẠI LỘC TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI QUANG === === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON Giáo viên : Lê Thị Lệ Trang Năm học : 2012-2013