Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu_nhiem.docx
SKKN_-_NGO_THI_VOC_c4e27.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp
- 19 trước tập thể, mạnh dạn trong học tập nhưng cũng không được chê trách hay chế giễu bạn khi bạn nói sai, làm sai. *Với cách làm này, tỷ lệ học sinh chậm tiến độ của lớp giảm hẳn, học sinh có ý thức tự học hơn, biết lắng nghe và tự sửa chữa lỗi sai bài làm của mình. 2.4. Phối hợp với phụ huynh học sinh, các ban, ngành đoàn thể Ảnh: Họp phụ huynh học sinh - Giáo viên thườ ng xuyên liên hê ̣ vớ i phụ huynh học sinh để nhắc nhở , đông viên các em hoc bài, làm đầy đ ủ bài tâp. Trong quá trình dạy, giữa giáo viên và phụ huynh phải thường xuyên có sự trao đổi để biết được tình hình học tập và rèn luyện của con em mình mà có kế hoạch phối hợp với nhau nên ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã thông qua kế hoạch năm học, tình hình của lớp, mục đích yêu cầu cần đạt. Tôi đưa ra một số biện pháp và đề nghị phụ huynh cùng phối hợp để thực hiện như sau: + Mua đầy đủ đồ dùng học tập như sách vở để phục vụ tốt cho các hoạt động học tập ở trên lớp. + Nhắc nhở và kiểm tra học sinh khi có nội dung bài cần học thuộc.
- 20 + Nếu học sinh lười học thì phụ huynh cho chép nhiều lần cho nhớ. + Tránh tình trạng trong tiết học có em ngồi chơi vì thiếu đồ dùng học tập. Tôi bàn với đại diện cha mẹ học sinh của lớp mua một số đồ dùng như bút chì, vở, để trên lớp khi các em quên giáo viên sẽ cho các em mượn dùng để theo kịp bài học. - Hàng tháng thông báo kết quả học tập của học sinh cho gia đình biết để phối hợp giáo dục. - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường bằng cách trao đổi qua điện thoại, đến nhà, bằng sổ liên lạc để phụ huynh giáo dục các em học tập cũng như tránh xa các tệ nạn xã hội và có phương pháp bảo vệ con em mình trước các tệ nạn xã hội và kẻ xấu có thể xâm hại đến các em. - Mời phụ huynh đến trường trong những trường hợp cần thiết để gia đình nắm được thực trạng tình hình con cái họ và yêu cầu phụ huynh quan tâm, nhắc nhở con em mình. Chỉ một tháng sau, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh mà các em có tiến bộ rõ rệt. - Ngoài ra tôi còn phối hợp với các đoàn thể nhà trường, các ban ngành có liên quan có những biện pháp giáo dục những học sinh chưa thực sự tham gia tích cực các hoạt động của trường, của lớp hay những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tham mưu cùng BGH để bản thân các em được quan tâm nhiều hơn, được hỗ trợ nhiều hơn về vật chất cũng như tinh thần giúp các em vững bước trên con đường học tập. Mặt khác, đề nghị các cấp kịp thời khen thưởng những học sinh có tiến bộ về nhiều mặt, học sinh có thành tích tốt trong học tập III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế: Đây là biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, chủ yếu là làm sao để học sinh có được ý thức tự giác, tích cực học tập đạt hiệu quả nhất. Biện pháp này không tạo ra hiệu quả kinh tế bằng tiền mà nó giúp cho giáo viên có chất lượng hiệu quả nhất. Học sinh tự tin trong tiết học, biết tự giác trong
- 21 công việc, tạo điều kiện phát triển tư duy, năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi là những biện pháp tôi đã làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện . Kết quả đạt được như sau: 1.Học sinh: hứng thú học tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức như không có học sinh đi học muộn, kiểm tra nề nếp đột xuất đều đạt điểm tuyệt đối. Các em thi đua nhau thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên đưa ra. 2. Lớp tôi cũng đã đạt được nhiều thành tích trong các mặt học tập, phong trào nhà trường: a. Về học tập: - 100% HS hoàn thành chương trình tiểu học. + Khen thưởng toàn diện: 15 HS chiếm 68,2% + Khen thưởng từng mặt: 4 HS chiếm 18,2% b. Về phong trào nhà trường: + Lớp đạt Vở sạch - Chữ đẹp cả học kì I và học kì II. + Đạt giải Nhất văn nghệ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. + Đạt lớp Xuất sắc trong học kì I và học kì II. - Lớp luôn đứng đầu khối về phong trào thi đua + Quyên góp, ủng hộ sách truyện: thu được 168 quyển truyện các loại. 3. Phụ huynh: tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi và nắm được việc học hành, đạo đức của con em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên. Phụ huynh cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các em có
- 22 nhiều tiến bộ, các em ngày càng hoàn thiện và thành những đứa trẻ ngoan, học tốt. * Dưới đây là kết quả khảo sát của lớp tôi chủ nhiệm tính theo từng thời điểm: - Lớp 5C Trường Tiểu học Xuân Thành với 22 học sinh. Kết quả thu được như sau: Chưa tập trung trong Tổng số Tập trung trong học tập Thời gian học tập học sinh SL % SL % Trước khi áp 22 14 63,6% 8 36,4% dụng biện pháp Sau khi áp 22 22 100% dụng biện pháp Bản thân giáo viên khi thấy lớp mình đạt được những mục tiêu mà mình đề ra là một sự thành công lớn. Nhìn các em vui khi nhận phiếu thưởng, quà tặng; thấy các em hăng hái thi đua học tốt, tích cực hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn khởi của phụ huynh học sinh . Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được. Theo tôi, muốn trở thành một nhà sư phạm, một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải: - Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen, của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. - Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng HĐTQ lớp, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba.
- 23 - Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, làm hoa ) sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh. - Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin vào người thầy. - Luôn biết khích lệ, biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn. - Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. - Sáng tạo và đổi mới trong các hình thức rèn luyện, thi đua, giáo dục tạo hứng thú mới mẻ cho học sinh và làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niểm vui. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh. - Thực sự coi các em như con của mình để có thể giáo dục các em bằng chính cả tấm lòng, tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm. Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Là một giáo viên trẻ, tôi luôn cố gắng phấn đấu với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, lòng yêu nghề, mến trẻ. Tôi
- 24 nỗ lực tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm của thế hệ đi trước để ngày một hoàn thiện hơn góp phần nhỏ bé công sức vào sự nghiệp giáo dục. - Sáng kiến này trong năm học vừa qua, tôi cũng chia sẻ với nhiều bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài huyện. Họ đã áp dụng đưa vào trong dạy học của nhiều lớp học và nhận được kết quả cũng rất tốt như trường tôi áp dụng. Chính vì vậy, sáng kiến “Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp” có thể được nhân rộng rất nhiều trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng dạy và học. - Mặc dù đã cố gắng nhưng thời gian áp dụng chưa nhiều, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi còn nhiều điểm thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi ngày càng tiến bộ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Trên đây là các giải pháp tôi đã thực hiện để giúp giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng. Tôi xin cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền của người khác. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp. Xuân Thành, ngày 20 tháng 4 năm 2024 Tác giả sáng kiến Ngô Thị Vóc ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
- 25 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG
- 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Tâm lý học sinh Tiểu học - Tác giả: Nguyễn Khắc Viện - Nhà xuất bản trẻ - Năm 1998 2. Sách Tâm lý lứa tuổi và giáo dục - Tác giả: Mạc Văn Trang - Nhà xuất bản tổng hợp TP HCM 3. Người thầy của tôi tập IV - Tác giả: Trần Văn Thắng - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 4. Mạng Internet.