Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong trường Mầm non

doc 8 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5902
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_cong_tac_ve_sinh_an_toan_thuc.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong trường Mầm non

  1. Làm thế nào để nâng cao việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong bếp ăn của trẻ PHẦN MỞ ĐẦU Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Trẻ em đang tuổi cơ thể phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu ăn thiếu chất, vệ sinh không đảm bảo, sự chăm sóc kém sẽ làm cho trẻ phát triển không bình thường, tỷ lệ mắc các bệnh rất cao, các nhóm thực phẩm có cấu trúc hóa học rất khác nhau, khi không đảm bảo vệ sinh thực phẩm chính là nguồn lây bệnh bởi giàu chất dinh dưỡng nêu các loại thực phẩm cũng là môi trường hấp dẫn cho các vi sinh vật phát triển, đặc biệt trong mùa hè nóng nực các loại thực phẩm dể bị ôi thiu . Vì vậy vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội . Trong những năm gần đây, trên cả nước đã xẫy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người . Trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, hàng giờ đều quan tâm đề cập đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Như chúng ta thấy. Sức khoẻ là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khoẻ. Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi mầm non thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể các em đang phát triển mạnh các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện. Trẻ có khoẻ mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động. Muốn có cơ thể khoẻ mạnh đòi hỏi phải có sự đầu tư tốn kém lâu dài. Những bài học kinh nghiệm cho thấy những can thiệp trực tiếp trên trẻ đã bị suy dinh dưỡng như phục hồi trẻ suy dinh dưỡng thường khó có thể đạt kết quả cao. Đối với loại bệnh này tuy không phải bệnh vô phương cứu chữa nhưng cũng không thể xem nhẹ vì trẻ bị suy dinh dưỡng nặng nguyên nhân diễn biến rất phức tạp. Khi trẻ bị suy dinh dưõng và kéo theo các bệnh liên quan khác và kéo theo sự sa sút về kinh tế gia đình và kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong trường mầm non là là một vấn đề quan trọng cần thiết của vấn đề sức khoẻ cho trẻ nên tôi đã mạnh dạn 1 Nguyễn Thị Hoài Thanh Trường mầm non Liên Thủy
  2. Làm thế nào để nâng cao việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong bếp ăn của trẻ chọn đề tài “ Nâng cao công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong trường mầm non" PHẦN NỘI DUNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng . Nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân . Cở sở giáo dục mần non là nơi tập trung đông trẻ . Bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu để xẩy ra ngộ độc thực phẩm ở trong nhà trường thì hậu quả thật khôn lường . Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giử vị trí rất quan trọng đối với sức khỏe mọi người dân, góp phần nâng cao sức lao động, phòng chống bệnh tật và đem lại niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng xã hội nhất là ở trường mầm non phải đảm bảo chất lượng vệ sinh, xây dựng mô hình thực phẩm sạch đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế đối với các cháu độ tuổi đang phát triển II - CƠ SỞ THỰC TIỂN Trường mầm non Liên Thủy đã có bề dày về thành tích . Nhiều năm liền đạt trường tiên tiến xuất sắc và trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của huyện nhà, ở trên địa bàn có 1 trường tiểu học và trường trung học đạt chuẩn Quốc gia. Công tác xã hội hóa giáo dục được các ban ngành coi trọng nhất là đối với mầm non đã chú ý đầu tư xây dựng các điều kiện để phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới. Thực hiện sự chỉ đạo của Vụ giáo dục mầm non - Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai chuyên đề " Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm " trong các trường và cơ sở giáo dục mầm non . Cơ sở của nhà trường có đủ phòng học và một số phòng chức năng, cả 3 điểm trường đều xây dựng được bếp 1 chiều và nguồn nước sạch chất 2 Nguyễn Thị Hoài Thanh Trường mầm non Liên Thủy
  3. Làm thế nào để nâng cao việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong bếp ăn của trẻ lượng đội ngũ về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ được nâng lên rỏ rệt III - THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Năm học 2010 - 2011 là năm học nhà trường vẫn đưa nhiệm vụ trọng tâm là " Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm" lên hàng đầu . Bản thân tôi mặc dù đã có nhiều năm làm cô chế biến, có kinh nghiệm trong công tác chế biến chế độ ăn cho trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm song vẩn gặp không ít khó khăn nhất định . * Khó khăn; Bước vào năm học tôi thấy phụ huynh chưa coi trọng đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nơi bảo quản và tiêu thụ thực phẩm sau chế biến chưa đảm bảo, quá trình vận chuyển và giao nhận thực phẩm chưa đúng quy trình, các loại thực phẩm có hợp đồng rỏ nguồn góc nhưng chưa được chặt chẽ * Thuận lợi; Bản thân tôi luôn có ý thức trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề, yên tâm công tác. Nhà trường đã có khá đầy đủ điều kiện như bếp ăn một chiều, các đồ dùng, dụng cụ chế biến . Là một giáo viên đinh dưỡng bản thân tôi luôn băn khoăn lo lắng bằng cách nào đây để thực hiện mục tiêu về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngay từ đầu năm học nhằm thu hút được trẻ vào trường ngày càng cao. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đi vào chiều sâu thực sự, tạo lòng tin cho các bậc phụ huynh khi gửi con vào trường thì vấn đề đầu tiên phải làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong bếp ăn của trẻ IV - CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG MẦM NON Biện pháp 1: Công tác tự bồi dưỡng cho bản thân Vào đầu năm học bản tôi đã xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân bằng nhiều hình thức như học tập các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Sở Giáo dục - Đạo tạo . Phòng Giáo dục - Đào tạo . Bồi dưỡng kiến thức về sinh an toàn thực phẩm, công tác tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ và cộng đồng cho bản 3 Nguyễn Thị Hoài Thanh Trường mầm non Liên Thủy
  4. Làm thế nào để nâng cao việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong bếp ăn của trẻ thân . Tôi luôn đưa nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm vào kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, các thao tác như " thao tác chế biến, chia ăn, quy trình xuất nhập thực phẩm " công tác hợp đồng thực phẩm với các cá nhân hoặc cơ sở có độ tin cậy, các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm một cách thường xuyên, được đảm bảo bằng sự cam đoan và có tính pháp lí trước pháp luật của bên cung cấp thực phẩm, được đảm bảo giá cả hợp lí, ổn định, khi giao nhận thực phẩm hàng ngày phải có sổ ghi chép về tình trạng thực phẩm ( Số lượng, chất lượng ) khi nhận thực phẩm ngoài giáo viên dinh dưỡng phải có đại diện của trường ( đ/c kế toán ) cùng kiểm tra chất lượng thực phẩm . Mặc dù có hợp đồng thực phẩm nhưng bản thân tôi đã bồi dưỡng thêm kiến thức để có thể nhận biết được các loại thực phẩm tươi, sạch, hoặc không đảm bảo về vệ sinh như chọn trứng bằng quan sát . Vỏ màu sáng không có những vệt sáng đen, không bị dập, quả trứng có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng hoặc chọn rau, quả tươi . Hình dạng bình thường, có màu sắc tự nhiên, không bị úa, giập nát hoặc dính các chất lạ không có mùi vị lạ. Trong điều kiện tiếp phẩm đi chợ không có các loại thực phẩm theo như thực đơn đã có thì tôi có thể thay thế các thực phẩm khác nhưng cần đảm bảo các lọai thực phẩm trong cùng một nhóm để cho giá trị dinh dưỡng và cân đối trong khẩu phần ăn không bị thay đổi . Ví dụ . Các loại rau thay bằng đậu đổ, giá, bí, khoai tây hoặc thay thịt lợn bằng thịt bò, thịt gà, trứng, cá: Cập nhật thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên trên mọi thông tin đại chúng . Thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường . Biện pháp 2: Làm tốt vệ sinh khu chế biến thực phẩm, dụng cụ chế biến thực phẩm và dụng cụ ăn uống - Bếp ăn phải thực hiện vệ sinh dụng cụ chế biến và dụng cụ ăn uống Vào đầu năm học nhà trường đã tập trung kinh phí để bổ sung thêm các dụng cụ cho chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín riêng biệt, không để lẫn dụng cụ chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín, dụng cụ phải được đánh dấu hai loại riêng, nơi để dụng cụ có biển đề rỏ để tránh nhầm lẫn, khi bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh thì hàng tuần phải vệ sinh tủ lạnh ít nhất 2 lần. Không để tủ lạnh có mùi hôi 4 Nguyễn Thị Hoài Thanh Trường mầm non Liên Thủy
  5. Làm thế nào để nâng cao việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong bếp ăn của trẻ và thức ăn lưu giử quá lâu trong tủ lạnh, không đựng nước mắm, muối, dầu mỡ vào các dụng cụ quá cũ hoặc nhựa tái sinh. Các dụng cụ chứa đựng cần ghi rỏ tên loại thực phẩm ở bên ngoài để tránh nhầm lẫn VD: Đường, muối . Hàng ngày các bếp ăn dụng cụ dùng cho chế biến và ăn uống phải rửa ngay không để các dụng cụ bẩn qua đêm, sau khi dụng cụ được rửa sạch phải lau khô treo cao hoặc úp lại nơi quy định, không để xuống đất. Chạn đựng thức ăn phải thương xuyên sạch và khô ráo, thứ 7 hàng tuần chỉ đạo tổng vệ sinh tất cả các bếp ăn. Bản thân tôi trong quá trình chế biến thực phẩm và nấu không được để thực phẩm, dụng cụ trực tiếp xuống đất mà phải đặt trên bàn, kệ, giá sau khi chế biến xong có dụng cụ như lưới, chạn để che đậy thức ăn chưa dùng ngay, chống bụi và côn trùng xâm nhập - Vệ sinh dụng cụ phục vụ ăn uống cho trẻ : Vào đầu năm học tôi đã có kế hoạch mua bổ sung thêm các loại dụng cụ dùng cho việc ăn uống của trẻ khi dùng xong cần được rửa ngay và tuân thủ theo các bước Bước 1 : Vét sạch thức ăn Bước 2 : Cọ rửa bằng nước rửa bát Bước 3 : Rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần Bước 4 : Tráng dưới vòi nước chảy hoặc tráng bằng nước sôi phơi nắng hoặc để tự khô ráo, tránh bụi bẩn - Vệ sinh nơi sơ chế và chế biến . Hàng ngày khi vào nhà bếp, trước hết là phải mở cửa thông thoáng phòng . Lau chùi sàn, bệ chế biến, bệ bếp sạch sẽ, kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, sau khi chế biến xong cần cọ rửa sạch sẽ các bệ, sàn sơ chế và chế biến thực phẩm hàng ngày, các thùng rác thải thực phẩm phải có nắp đậy, thùng rác và thùng đựng thức ăn thừa được xử lý hàng ngày không để rò rỉ ra nhà bếp Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân - Bản thân tôi luôn được nhà trường tạo điều kiện được khám sức khỏe định kỳ hàng năm . Đầu tóc quần áo gọn gàng, sạch sẽ, móng tay luôn sạch sẽ và cắt ngắn . Không được chia thức ăn, bốc thức ăn bằng tay, phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, sau khi chuẩn bị thức ăn, sau khi quét dọn, rửa tay sau mổi công đoạn và lau khô bằng khăn sạch . Thường xuyên mặc 5 Nguyễn Thị Hoài Thanh Trường mầm non Liên Thủy
  6. Làm thế nào để nâng cao việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong bếp ăn của trẻ quần áo công tác, tạp dề, đội mũ công tác trong quá trình làm việc và đeo thêm khẩu trang khi chia thức ăn hoặc khi tiếp xúc với thực phẩm chín, hoa quả Biện pháp 4: Làm tốt công tác vệ sinh môi trường Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống bể lọc có kế hoạch định kỳ tổng vệ sinh hệ thống bể lọc ( 1 tháng 2 lần ) dụng cụ chứa nước phải đảm bảo sạch sẽ có nắp đậy, khu vệ sinh luôn sạch sẽ . Hàng ngày tổng vệ sinh toàn bộ khu vệ sinh trước khi ra về Nhà bếp có đầy đủ thùng rác đạt đúng chổ quy định và cuối ngày được đổ vào xe rác công cộng không để tình trạng ứ động rác Nước thải từ nhà bếp, giặt giủ và vệ sinh của trẻ thải ra, nếu không được xử lý tốt sẽ tạo thành những vũng nước đọng hoặc chảy lênh láng ra đường đi là môi trường thích hợp cho các loại côn trùng phát triển, đó cũng là nơi chứa các mầm gây bệnh do vậy phải thường xuyên khơi thông cống rảnh tránh tình trạng ứ động nước gây mất vệ sinh V - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Với sự phấn đấu tìm tòi mọi biện pháp trong năm qua của bản thân tôi đã đưa lại một số kết quả trong công tác nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong trường mầm non * Đối với bếp ăn : Mua sắm thêm đồ dùng phục vụ bán trú như thay bát nhựa tái sinh bằng bát in óc, mua thêm giá đựng bát bằng in óc, có vườn rau của bé để tạo nguồn thực phẩm sạch cho các cháu và hổ trợ vào bửa ăn cho trẻ * Đối với trẻ : 100% trẻ đến trường được ăn bán trú, chế độ ăn nâng lên 7000đ/ ngày, tất cả các nhóm, lớp và trẻ có đầy đủ đồ dùng vệ sinh, Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm 12% so với đầu năm học. Trẻ đến trường được bảo đảm an toàn tuyệt đối, không có tình trạng ngộ độc thực phẩm xãy ra trong nhà trường, môi trường luôn xanh, sạch, đẹp * Đối với bản thân tôi: - Nắm chắc được kỷ năng thực hành về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm các thao tác chia ăn, chế biến chế độ ăn cho trẻ thuần thục, nhanh nhẹn, gọn gàng, 6 Nguyễn Thị Hoài Thanh Trường mầm non Liên Thủy
  7. Làm thế nào để nâng cao việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong bếp ăn của trẻ đảm bảo vệ sinh và thực hiện đúng quy trình chế biến, biết cách chọn thực phẩm, nắm chắc được cách tính khẩu phần ăn cho trẻ, biết phối hợp lực lượng ở phụ huynh để huy động nguồn thực phẩm sạch cho trẻ ăn Hội thi "cô chế biến giỏi" cấp huyện, tỉnh tôi đều đạt giải * Đối với phụ huynh : Nhận thức của các bậc phụ huynh được nâng lên rỏ rệt về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong trường mầm non . Thực hiện tốt không cho trẻ mang quà đến lớp, luôn cung cấp các loại thực phẩm sạch cho các cháu VI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những biện pháp để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn của trẻ, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau . 1 - Muốn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tốt trước hết phải nâng cao nhận thức, nắm chắc được kỹ năng thực hành về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, có tình thương yêu đối với trẻ, có tâm huyết với nghề nghiệp 2 - Xây dựng kế hoạch cụ thể phụ hợp với điều kiện thực tế của bếp ăn của trẻ có khoa học và thực hiện theo kế hoạch 3 - Tích cực tham mưu với lãnh đạo nhà trường để tạo nguồn kinh phí mua sắm đồ dùng và dụng cụ phục vụ khâu bán trú đầy đủ, đảm bảo an toàn 4 - Kết hợp chặt chẽ với lực lượng phụ huynh và cộng đồng xã hội để giúp bếp ăn của trẻ thực hiện tốt việc vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường 6 - Bản thân phải luôn nắm được mọi thông tin đại chúng về vệ sinh an toàn thực phẩm và nắm chắc các chủ trương của ngành để thực hiện có hiệu quả PHẦN KẾT LUẬN Để giúp cho giáo dục Mầm non thực hiện tốt hơn nữa về vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng và nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nói chung, trong thời gian tới trường mầm non Liên thủy ngoài sự nổ lực lớn của bản thân tôi , hy vọng và tin tưởng rằng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm chăm lo của các cấp lãnh đạo về mọi mặt, sự quan tâm của các bậc cha mẹ và cộng đồng trong phối hợp chăm 7 Nguyễn Thị Hoài Thanh Trường mầm non Liên Thủy
  8. Làm thế nào để nâng cao việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong bếp ăn của trẻ sóc, giáo dục trẻ để giúp cho bậc học Mầm non thực hiện có hiệu quả khâu đầu tiên trong sự nghiệp "Trồng người " HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜG Liên Thủy ngày 20 tháng 5 năm 2011 NGƯỜI VIẾT SKKN Nguyễn Thị Hoài Thanh 8 Nguyễn Thị Hoài Thanh Trường mầm non Liên Thủy