Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ khi viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5

doc 10 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5744
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ khi viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ki_nang_su_dung_tu_ngu_khi_vi.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ khi viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5

  1. BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Tên biện pháp: NÂNG CAO KĨ NĂNG SỬ DỤNG TỪ NGỮ KHI VIẾT VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5 1. Lý do chọn biện pháp Văn tả cảnh có thể́ được coi là trọng tâm của loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5. Đây là thể loại văn bản nghệ thuật có chức năng tái hiện sự vật, hiện tượng, hoạt động một cách sinh động, với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật mà các em chọn tả. Một bài văn tả cảnh hay là trong bài viết học sinh biết lựa chọn từ ngữ thích hợp làm nổi bật giá trị biểu cảm của câu văn, không có hiện tượng lặp lại từ một cách vô nghĩa. Tuy nhiên trong nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh làm văn miêu tả còn chưa toát lên được cảnh chọn tả, câu văn chưa có hình ảnh, sắp xếp ý câu còn lủng củng, nội dung bài viết còn nghèo nàn Vậy phải làm thế nào để́ giúp các em viết được bài văn tả cảnh hay hơn, biết cách sử dụng từ ngữ đúng, giàu hình ảnh? Tôi đã dành thời gian nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra các giải pháp nhằm “Nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ khi viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”. 2. Mục đích của biện pháp - Tôi chấn biấn pháp vấi tiêu đấ “Nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ khi viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” nhấm mấc đích nghiên cấu và tìm ra nhấng phương án tấi ưu nhất nhấm giúp hấc sinh nâng cao vốn từ. - Giúp các em biết cách quan sát sự vật để miêu tả. - Biết sử dụng một số biện pháp tu từ để viết câu văn giàu hình ảnh hơn. 3. Cách thẬc tiẬn hành. Từ thực trạng trên, cùng với việc khảo sát một số bài viết của các em. Tôi đã rút ra nguyên nhân cốt lõi là vốn từ của các em còn nhiều hạn chế. Nhiều em chưa biết cách quan sát sự vật, chưa biết sắp xếp ý câu, viết văn còn mang tính liệt kê, chưa biết vận dụng các biện pháp tu từ để câu văn có hình ảnh. Để khắc phục được những nguyên nhân đó, tôi đã tìm tòi và thực hiện theo những giải pháp sau: Giải pháp 1: Cung cấp vốn từ cho học sinh: Bài tập làm văn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết về đời sống, trình độ nhận thức và cảm thụ văn học của các em. Bài viết trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực của việc học môn Tiếng Việt. Vậy nơi 1
  2. cung cấp vốn từ cho các em nhiều nhất, phong phú nhất, gần gũi nhất chính là các phân môn trong môn Tiếng Việt. Cung cấp vốn từ qua giờ học Tập đọc Trong các tiết học tập đọc các em được học về nhiều loại văn bản có nội dung khác nhau nhờ đó các em được tiếp cận với nhiều cách viết văn của nhiều tác giả. Ngoài mục tiêu giúp các em luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tôi còn chú trọng cho các em phần tìm hiểu nội dung bài đọc. Bởi nội dung này giúp các em cảm nhận rõ nét hơn về cái hay cái đẹp trong từng câu, từng đoạn văn. Mặt khác, thông qua tìm hiểu nội dung bài đọc, học sinh nắm được cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh gợi tả, sử dụng từ láy và các biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, của tác giả, giúp cho các em biết cách tìm ra những câu văn hay, những câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài. Nhờ đó, học sinh hiểu rõ hơn về tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ đó trong viết văn là để miêu tả sự vật được sinh động hơn, khắc họa sự vật được rõ nét hơn, làm cho bài văn hay hơn, hấp dẫn hơn với người đọc. Từ đó học sinh sẽ biết vận dụng biện pháp nghệ thuật đó trong viết văn đặc biệt là văn tả cảnh. Ví dụ bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1). Tôi hỏi: Trong bài em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao? Có học sinh nêu: Em thích chi tiết: Trong vườn lắc lư những quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Vì tác giả quan sát sự vật rất tinh tế. Từ vàng lịm chỉ màu sắc của chùm xoan. Gợi cho ta cảm giác ngọt của chùm xoan chín mọng. Tác giả dùng hình ảnh so sánh những chùm quả xoan chín mọng như những chuỗi tràng hạt khổng lồ. Hay cho các em tìm những chi tiết các em thích trong bài: Kì diệu rừng xanh (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1). Học sinh nêu: Em thích chi tiết: Một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Vì tác giả đã có sự so sánh thật chính xác và gần gũi. Mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân tác giả như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của những người tí hon. Mục đích cho các em nêu câu văn mình thích chính là giúp cho học sinh phát hiện và hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong bài đọc. Thông qua hoạt động tìm hiều bài, tôi còn giúp học sinh nắm được bí quyết để viết một bài văn giàu hình ảnh: * Sử dụng từ ngữ, hình ảnh gợi tả: 2
  3. Ví dụ: Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu (Một chuyên gia máy xúc – SGK Tiếng Việt 5 - tập 1). Trong câu này tác giả đã sử dụng từ ngữ gợi tả "nhạt loãng" làm người đọc cảm nhận được ánh nắng nhẹ, êm dịu không phải chói chang gay gắt. Khi dạy giáo viên có thể cho học sinh tìm một số từ khác có thể thay thế cho từ này mà nội dung của câu không hề thay đổi. * Sử dụng từ láy: Giúp học sinh hiểu được từ láy trong Tiếng Việt thường có giá trị gợi hình, gợi tả, biểu cảm rất lớn. Chính vì vậy, khi sử dụng từ láy trong viết văn tả cảnh sẽ làm cho người đọc, người nghe hình dung được một cách cụ thể, tinh tế, sống động về sự vật hiện tượng được miêu tả. Ví dụ: Vườn xoài đang thời kì ra bông toả ra hương thơm ngào ngạt. Vườn xoài đang thời kì ra bông toả ra hương thơm. Nếu bỏ từ ngào ngạt đi thì câu văn thay đổi như thế nào? (Không hay và người đọc khó có thể hình dung được mức độ của mùi thơm). Viết thêm từ ngào ngạt vào sẽ làm câu văn hay hơn và giúp người đọc cảm nhận được hương thơm đó lan tỏa rộng trong không gian, một mùi thơm đậm nhưng dễ chịu. Học sinh tìm những câu văn có sử dụng từ láy trong bài đọc của mỗi tiết học Tập đọc. Ví dụ : Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. * Sử dụng biện pháp so sánh: Giúp học sinh thấy được so sánh là thể hiện sự nhận thức chính xác, mới mẻ; gợi những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động; thể hiện sâu sắc thái độ tình cảm của con người trước sự vật hiện tượng được miêu tả và làm đẹp ngôn từ của người sử dụng. Trong văn tả cảnh nhờ có so sánh đã tạo nên hình ảnh sinh động, gợi hình, gợi cảm, làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú, uyển chuyển, tăng sức mạnh biểu cảm cho lời nói nghệ thuật văn bản. Ví dụ: - Hoàng hôn dần buông như ai đó rắc những tia nắng cuối cùng trên mặt biển xanh êm đềm. - Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. (Kì diệu rừng xanh – SGK Tiếng Việt lớp 5- tập 1). * Sử dụng biện pháp nhân hoá: 3
  4. Giáo viên giúp học sinh biết được nhân hoá là biện pháp miêu tả hấp dẫn. Nhân hoá trong văn miêu tả được dùng để miêu tả cảnh vật một cách sống động, có hồn. Sử dụng biện pháp nhân hoá nhằm tăng thêm sự uyển chuyển, mềm mại, trữ tình trong diễn đạt. Trong các tiết tập đọc, tôi luôn cho học sinh tìm những câu văn, thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa. Ví dụ: - Nắng đứng ngủ quên Trên những bức tường Làn gió nào về mang hương Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa. (Về ngôi nhà đang xây) - Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. (Quang cảnh làng mạc ngày mùa) - Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ (Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà) * Sử dụng biện pháp ẩn dụ: Là phương tiện tu từ có tác dụng tạo ra những hình ảnh nghệ thuật, gợi nên những điều mới cho người đọc, người nghe bằng những cảm giác về một sự vật nào đó giống như cảm giác trước sự vật được miêu tả. Ví dụ: Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm. Với cách khai thác các nghệ thuật viết trong các bài tập đọc, sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Và sử dụng biện pháp nghệ thuật trong viết văn là để miêu tả sự vật được sinh động hơn, khắc hoạ được rõ nét hơn, bài văn sẽ hay hơn, hấp dẫn hơn với người đọc. Cung cấp vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu. Đây là phân môn giúp học sinh hiểu đúng nghĩa từ và viết câu đúng, giúp học sinh lựa chọn từ đúng với nội dung cần diễn đạt ngắn gọn, chính xác. Ví dụ như khi dạy các em bài từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa cần cho HS lấy thật nhiều ví dụ về các loại từ này Giáo viên cần cho học sinh biết nếu lựa chọn từ phù hợp thì sẽ tránh được việc lặp từ ngữ trong khi viết bài văn nói chung và văn tả cảnh nói riêng: Ví dụ: Để chỉ các sắc màu khác nhau ta có thể dùng từ đồng nghĩa: Chỉ màu xanh: xanh biếc, xanh lơ, xanh lè, xanh lét, xanh tươi, xanh đậm, xanh thẫm, xanh da trời, xanh ngọc, xanh mướt, xanh rì, xanh non, xanh lục 4
  5. Chỉ màu đỏ: đỏ au, đỏ bừng, đỏ cờ, đỏ rực, đỏ ối, đỏ thẫm, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ hừng hực, đỏ tía, đo đỏ Chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng ngần, trắng lóa, trắng mịn, trắng bạch, trắng mờ, trăng trắng - Dựa vào hiện tượng của từ đồng nghĩa, giúp các em hiểu thêm các từ đồng nghĩa trên là các từ ghép có nghĩa phân loại chỉ màu sắc khác nhau. Vì vậy khi viết văn các em phải lựa chọn từ ngữ phù hợp với từng văn cảnh cụ thể. Ví dụ: Khi tả cánh đồng lúa chín, các em nên sử dụng các từ : vàng rực, vàng óng, vàng thẫm mà không sử dụng các từ ngữ như vàng tươi, vàng khè - Cung cấp và mở rộng thêm các từ thuộc chủ đề, cho học sinh giải nghĩa các từ đó. Đặt câu để lựa chọn từ thích hợp với nội dung câu văn và phù hợp với văn cảnh. Ví dụ bài: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1). Giáo viên cho học sinh tìm các từ: a. Tả chiều dài ( xa): tít tắp, tít, mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vời, ngút ngàn, dằng dặc, lê thê, thướt tha, dài ngoằng, dài loằng ngoằng b. Tả chiều cao: Chót vót, vời vợi, ngất ngây, cao vút c. Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm d. Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, ào ào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm Từ đó giáo viên cho học sinh đặt câu với một trong các từ em vừa tìm Học sinh có thể đặt câu: - Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông trông như một tấm thảm khổng lồ. - Ngọn núi cao chót vót. - Sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền. Thông qua những tiết học nay, giáo viên lưu ý học sinh cần ghi nhớ những từ ngữ đã học và vận dụng những từ ngữ đó vào viết bài văn miêu tả thì bài văn sẽ có hình ảnh và hay hơn. Cung cấp từ vốn từ qua phân môn Chính tả: Từ điển là nơi cung cấp vốn từ chính xác nhất cả về nghĩa của từ và hình thức, cấu tạo của từ nên GV cần thường xuyên cho học sinh sử dụng. (Thực tế, trong quá trình dạy GV thường chưa chú trọng đến vấn đề này). Trong các tiết học Tập đọc, Luyện từ và câu, để giải nghĩa từ cần cho học sinh sử dụng từ điển để các em được tiếp nhận nghĩa đúng của từ ngay từ bước đầu khi tìm hiểu về nghĩa của từ. Đây là bước giúp học sinh ghi nhớ nghĩa của từ một cách chính xác. Từ đó sử dụng đúng các từ trong viết văn. Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn cuốn từ điển có nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo tính giáo 5
  6. dục và tính khoa học. Tốt nhất là các em nên chọn mua cuốn Từ điển học sinh Tiểu học của nhà xuất bản Giáo dục để dễ tra cứu các từ nằm trong chương trình học của lớp mình. - Cung cấp vốn từ qua sách báo: GV cần khuyến khích học sinh đọc các loại sách báo, đặc biệt là sách báo Thiếu niên, Nhi đồng, Hoạ mi Vì: sách báo là nguồn tư liệu quý và phong phú, là nơi cung cấp cho học sinh những từ ngữ, câu văn, những bài viết hay với những cảm xúc chân thực và gần gũi. Qua sách báo các em có thể học tập từng từ, từng câu vào viết văn, cũng có thể học tập về cách ứng xử trong cuộc sống. Các em có thể lựa chọn cho mình những điều lý thú, bổ ích ứng dụng trong học tập, đặc biệt là trong viết văn. Ngoài ra sách báo là tài liệu giáo dục kĩ năng sống hết sức phong phú và bổ ích cho các em. Do vậy, tôi đã kết hợp với đ/c phụ trách thư viện tổ chức cho các em được đọc sách tại "Thư viện xanh" trong giờ ra chơi, tham gia Ngày hội đọc sách ở trường Cung cấp vốn từ thông qua Giáo dục kĩ năng sống Trong cuộc sống hàng ngày, học sinh ít được giao tiếp với nhiều người xung quanh nên vốn từ của các em nhận được qua giao tiếp rất hạn chế và thậm chí có rất nhiều từ được dùng với nghĩa không đẹp. Thông qua giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên giúp cho các em tự tin, mạnh dạn trước tập thể . Rèn cho HS khả năng lắng nghe, chia sẻ ý kiến của mình trong nhóm hoặc trước lớp phải trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng như vậy là đã giúp các em chọn đúng từ ngữ phù hợp và diễn đạt rõ ý. Vì vậy trong quá trình lên lớp tôi rất chú trọng đến các hình thức dạy học nhằm phát huy tính tự giác chiếm lĩnh tri thức đặc biệt là hoạt động nhóm. Hình ảnh học sinh lớp 5B thảo luận theo nhóm Những học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn giáo viên cần quan tâm nhiều hơn, tạo cơ hội cho các em được thể hiện mình nhiều hơn trước tập thể. Có thể những buổi đầu học sinh sẽ diễn đạt chưa tốt nhưng sau nhiều lần nhận được sự giúp đỡ của giáo viên và các bạn trong lớp thì những học sinh đó sẽ mạnh dạn hơn, khả năng giao tiếp sẽ tiến bộ hơn. Qua giao tiếp hàng ngày, giáo viên kết hợp cùng phụ huynh cần uốn nắn cho học sinh sử dụng từ đúng nghĩa; không nói, viết từ có nghĩa chưa đẹp, từ địa phương không mang vào viết văn vì nhiều khi sử dụng không phù hợp sẽ làm cho câu văn bị mất đi tính nghệ thuật, đôi khi còn làm câu văn bị hiểu sai về nghĩa. 6
  7. Thông qua các hoạt động ngoại khóa giúp các em tự tin hơn. Chính vì thế mà bản thân tôi rất chú trọng đến việc tạo cơ hội cho các em được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động do Liên đội tổ chức. Giáo viên cần thường xuyên giúp học sinh lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn cảnh làm cho câu văn sinh động hấp dẫn. Giải pháp 2: Rèn viết câu đúng, đủ ý: Để người nghe, người đọc hiểu đúng nội dung sự vật cần miêu tả, câu văn phải đủ ý, đúng về cấu trúc. - Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên cho học sinh đặt câu, viết đoạn văn và tổ chức cho học sinh nhận xét, trao đổi để sửa chữa uốn nắn kịp thời những học sinh viết câu chưa đúng, chưa đủ ý. - Rèn kĩ năng sử dụng đúng các quan hệ từ trong viết câu, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của các cặp từ chỉ quan hệ, các phụ từ và nắm được nguyên tắc phối hợp từ, mối quan hệ giữa hai vế câu ghép, mối quan hệ giữa các từ trong câu để viết câu đúng. - Nếu học sinh dùng sai các cặp quan hệ từ, giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại ý nghĩa của các cặp từ chỉ quan hệ trong câu ghép. - Rèn kĩ năng viết câu tránh lặp từ: Khi gặp những lỗi này, tôi hướng dẫn cho học sinh nhắc lại cách liên kết câu bằng cách dùng các từ khác có thể thay thế được mà nội dung của các câu đó vẫn không thay đổi, câu văn ngắn gọn và hấp dẫn hơn. - Rèn kĩ năng viết sáng tạo: Viết sáng tạo là tưởng tượng, hình dung đưa ra ý tưởng mới và biến đổi thành mới dựa trên nội dung văn bản. Liên hệ những nội dung, câu, từ vừa đọc rồi sử dụng, mở rộng vào viết văn. Ví dụ: Trong bài “Một chuyên gia máy xúc” ( trang 45 – SGK Tiếng Việt lớp 5- tập 1) Đoạn: “Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên những vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu.” Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể biến đổi sáng tạo dựa trên nội dung đoạn vừa đọc vận dụng vào viết văn tả cảnh con đường từ nhà tới trường như sau: “Buổi sáng đầu thu thật đẹp! Trời trong xanh, gió nhẹ. Ánh nắng ban mai trải dài trên con đường, trên những nhành cây, ngọn cỏ tạo nên một cảnh sắc thật là thơ mộng" Giải pháp 3. Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh được quan sát thực tế: 7
  8. Việc tổ chức cho học sinh quan sát thực tế là hết sức cần thiết. Trong khi quan sát, giáo viên dẫn dắt, gợi ý cho học sinh những hình ảnh nổi bật của cảnh vật. Vì thế khi các em được quan sát cận cảnh mình sẽ tả, được cảm nhận bằng tất cả các giác quan, các em sẽ dễ dàng thể hiện các hình ảnh đó bằng cảm xúc thật qua việc lựa chọn từ ngữ, lựa chọn các biện pháp nghệ thuật, sắp xếp ý phù hợp để tạo ra những câu văn hay diễn tả được những điều mà em quan sát và cảm nhận được. Sau khi cho các em trực tiếp quan sát cánh đồng lúa, đọc những bài văn của các em tôi thấy thật thú vị. Những dòng viết với những cảm xúc khác nhau, cảnh vật hiện lên thật đẹp, thật sinh động. Giải pháp 4: Ghi chép vào sổ tay văn học: Ngoài những giải pháp ở trên tôi còn hướng dẫn các em phải trang bị cho mình cuốn Sổ tay văn học, các em sẽ dùng nó để ghi lại những câu văn hay, những từ ngữ giàu hình ảnh mà các em đọc được ở các bài tập đọc, văn thơ để làm giàu thêm vốn từ cho bản thân. 4. Kết quả của biện pháp Qua việc áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy tôi thấy: - Vốn từ của học sinh được cung cấp nhiều thêm. Đa số học sinh hiểu đúng nghĩa của từ hơn. - Học sinh đã sử dụng từ chính xác hơn, hay hơn và đặc biệt là viết câu đúng về phong cách của một văn bản nghệ thuật. - Không còn hiện tượng lặp từ một cách vô nghĩa tạo ra cảm giác nhạt nhẽo của câu văn, gây khó chịu với người đọc, làm giảm đi giá trị nghệ thuật của câu văn vì các em đã biết sử dụng các quan hệ từ, cặp quan hệ từ, từ đồng nghĩa, gần nghĩa để thay thế làm câu văn không sai về nghĩa mà trở nên lưu loát và mạch lạc hơn. - Đã có nhiều bài văn hay, nhiều bài văn đầy cảm xúc vì các em biết miêu tả chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có những nét riêng biệt. Dùng từ ngữ gợi hình gợi cảm, từ đa nghĩa kết hợp với các biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ để miêu tả sự vật một cách sinh động, khắc họa sự vật rõ nét và biết lồng cảm xúc của bản thân vào sự vật được tả. - Học sinh tự tin khi viết văn và yêu thích môn học. Sau quá trình áp dụng sáng kiến trên vào giảng dạy ở lớp, tôi đã cho các em làm một bài khảo sát với đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em. Chất lượng bài viết của các em trong lớp đã được nâng cao. Kết quả đánh giá đã đem lại hiệu quả thiết thực. Một số bài viết thể hiện được cảm xúc của 8
  9. các em về cảnh vật mình chọn tả một cách chân thành. Quan trọng là bài viết của các em không bị lệ thuộc vào văn mẫu. Các em viết theo tình cảm của mình đối với quê hương. Cảnh chọn tả có thể là một dòng sông, một cánh đồng nhưng để lại trong lòng các em những ấn tượng sâu sắc. Kết quả thu được như sau: Tổng số 35 em Số Nhận xét chung về bài viết của học sinh Tỉ lệ lượng - HS viết đúng thể loại văn miêu tả, đúng bố cục; biết lựa chọn từ hay, từ thích hợp làm nổi bật giá trị biểu cảm của 13 em 37,1 % câu văn. Bài viết giàu hình ảnh đã biết kết hợp tả cảnh, tả người lồng với cảm xúc. - HS viết đúng thể loại văn miêu tả, đúng bố cục; biết chọn từ thích hợp làm nổi bật giá trị biểu cảm của câu văn. Bài 10 em 28,6 % viết đã biết sử dụng biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh. Chưa có sự lồng ghép giữa tả cảnh và tả người. - HS viết đúng thể loại văn miêu tả, đúng bố cục; đã biết lựa chọn từ ngữ, câu văn rõ ý nhưng chưa có hình ảnh. Bài viết 9 em 25,7 % chưa thể hiện được cảm xúc. - HS viết đúng thể loại văn miêu tả. Câu văn đã rõ ý nhưng 3 em 8,6 % sử dụng từ chưa phong phú. Qua kết quả kiểm tra thực tế tôi thấy các em viết văn ngày một hay. Bài sau hay hơn bài trước. Cứ thực hiện như vậy tôi thấy con đường mình lựa chọn để giúp các em viết văn hay và thêm yêu thích môn học là đúng và có hiệu quả. Bản thân tôi cũng đã chia sẻ kinh nghiệm này cho các đồng nghiệp trong khối 5 trường Tiểu học Thái Thủy và một số đồng chí ở trường Tiểu Thái Thủy đã nhận được những phản hồi rất tích cực. Trên đây là một số giải pháp nhằm “Nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ khi viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” được bản thân tôi rút ra trong quá trình giảng dạy. Kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và sự trao đổi của các bạn đồng nghiệp về vấn đề này để tìm ra nhiều giải pháp đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin trân trảng cảm ơn! Thái Thảy, ngày 24 tháng 12 năm 2021 XÁC NHẬN NHÀ TRƯẬNG NGƯẬI VIẬT Dương Thệ Huệ Lê Thệ Ái Mơ 9