Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn THCS trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn

docx 22 trang Hoàng Trang 13/05/2023 5064
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn THCS trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_hien_va_boi_duong_hoc_sinh_gioi_n.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn THCS trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn

  1. chấm chữa bài cho học sinh lấy kết quả, phân loại chất lượng học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng. b.3. Kiểm tra khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh. Sở dĩ phải có bước này bởi một yêu cầu đối với học sinh giỏi là phải nắm vững kiến thức cơ bản cái gọi là phần ''Nền, rồi mới khơi gợi và nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc, lòng yêu mến văn chương và nhu cầu sáng tạo nghệ thuật cho các em. Đây là biện pháp có tính phương pháp, thậm chí gần như một nguyên tắc trong dạy học văn cho học sinh giỏi. b.4. Lên kế hoạch bồi dưỡng : Như đã nói ở trên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên phải tự lên chương trình nội dung kiến thức. Do đó người giáo viên trước hết phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề yêu công việc mà mình đang làm và ý thức được tầm quan trọng của việcệc mình đang làm. Chính vì vậy giáo viên bồi dưỡng phải mày mò, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để xây dựng được một chương trình với lượng kiến thức thích hợp với những điều học sinh đã học và đồng thời phải vừa rộng vừa sâu đáp ứng được tính vượt trội của đối tượng học sinh giỏi. Cần chú trọng sắp xếp chương trình sao cho có hệ thống và đảm bảo tính khoa học. Tránh tình trạng thích gì dạy nấy theo cảm tính. Để xây dựng được một chương trình ôn luyện đạt hiệu quả cao mà không nhàm chán đối với học sinh (vì các kiến thức đều đã được học) giáo viên cần phải sáng tạo trong việc thể hiện nội dung kiến thức. Sắp xếp lượng kiến thức giữa phân môn phù hợp với yêu cầu. Vì mục đích cuối cùng của học sinh là tạo lập được một văn bản đầy đủ về nội dung và hình thức. Để làm được điều đó, khi lên chương trình bồi dưỡng giáo viên cần phải chú ý đến tính thống nhất giữa các phân môn. Hơn nữa, đối với từng phân môn cần phải đảm bảo đúng đặc trưng của từng phần đối với phân môn Tiếng Việt. Khi giáo viên bồi dưỡng cho học sinh . Ngoài việc củng cố cho các em :cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, các biện pháp tu từ Thì đối với từng loại đơn vị kiến thức, giáo viên cần phải chuẩn bị một hệ thống bài tập ứng dụng đối với từng loại. Hoặc khi lên chương trình Tập làm văn : giáo viên hệ thống lại kiến thức đã học rồi chia ra từng mảng chuyên đề chủ đề. Để tóm lược nội dung tác phẩm và khái quát lên vấn đề trọng tâm : VD: Chủ đề về người phụ nữ. Chủ đề về người lính. Chủ đề về người nông dân. Chủ đề về người mẹ Để từ những kiến thức mang tính khái quát - học sinh có thể khai triển ra một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn theo cách cảm và cách nghĩ của bản thân một cách sang tạo hơn. 11
  2. Còn đối với Tập làm văn . Do có sự lặp lại và nâng cao về nội dung kiến thức. Cho nên việc ôn luyện lí thuyết có phần thuận lợi hơn. Do đó khi lên chương trình giáo viên đặc biệt chú trọng hơn đối với phần luyện tập. Giáo viên có thể bố trí làm sao đó để học sinh được thực hành càng nhiều càng tốt và đối với mỗi kiểu loại hay mỗi dạng đề giáo viên cần phải có ví dụ minh họa cụ thể. Bên cạnh việc xây dựng một chương trình cụ thể, về nội dung và phương pháp thì việc lên kế hoạch về thời gian bồi dưỡng cho học sinh cần phải hợp lí kế hoạch. Việc sắp xếp các buổi học bồi dưỡng không nên gần nhau mà có thể phân đều trong tuần. Ví dụ : khi đã bố trí thời gian bồi dưỡng thì tiết tiếp theo phải là giữa tuần Mỗi buổi không học quá ba tiết. Mục đích của việc làm nay là tạo điều kiện cho các em có thời gian làm bài tập ở nhà và học các môn học khác. Đồng thời làm mềm hóa sự cẳng thẳng của áp lực thi cử. Nói tóm lại, việc xây dựng chương trình bồi dưỡng là một việc làm cần thiết và quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi khi giáo viên có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng . Công tác bồi dưỡng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. b.5. Cung cấp những kiến thức về lý luận văn học cho học sinh. Qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy, ở lớp 8 học sinh chưa được học những kiến về thức lý luận văn học, các em hiểu những khái niệm về lý luận văn học còn chàng màng cụ thể là những kiến thức về tác phẩm văn học, đặc trưng cơ bản của văn học, nhân vật, cốt truyện Vì vậy mà giáo viên cần cung cấp những kiến thức lí luận này cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ hơn để từ đó học sinh biết vận dụng nó khi phân tích, cảm thụ tác phẩm văn chương. b.6. Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm bài. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên không chỉ ôn luyện cho các em những kiến thức nội dung thuần túy mà giáo viên nên tập trung bồi dưỡng kĩ năng cơ bản để phục vụ cho việc củng cố vốn kiến thức mà các em đã có để chuyển tải được lượng kiến thức đã học thành kiến thức của riêng mình. Bởi đối tượng được bồi dưỡng ở dây là học sinh giỏi. Cho nên việc củng cố phát triển kĩ năng là vô cùng quan trọng. Sau đây tôi xin nêu một vài biện pháp bồi dưỡng và phát triển kĩ năng cho học sinh. Thứ nhất là kĩ năng cảm thụ văn chương. Như chúng ta đã biết học Văn là một quá trình tổng hòa nhiều cách thức nhiều thao tác ở nhiều không gian, thời gian khác nhau. Bằng nhiều giác quan và nội lực của người học. Nên việc học Văn trong nhà trường là để biết thưởng thức, biết tự giải mã tác phẩm văn chương nghĩa là học những kiến thức phương pháp cơ bản nhất liên quan đến vấn đề văn chương. Một vấn đề được đặt ra cho người giáo viên dạy Văn nói chung cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng là dạy theo cách nào để đạt hiệu quả tối ưu ? 12
  3. Với việc bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần hưỡng dẫn cho học sinh các thao tác kĩ năng cảm thụ các tác phẩm văn học. Đầu tiên phải nói đến kĩ năng phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Với vấn đề này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản của từng thể loại văn học. Để trên cơ sở đó học sinh có hướng phân tích cụ thể. Chẳng hạn khi phân tích một tác phẩm truyện sẽ khác với phân tích một tác phẩm thơ. Với tác phẩm truyện cần chú ý đến cốt truyện, tình huống, nhân vật, nghệ thuật kế chuyện,nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, còn tác phẩm thơ cần chú ý đến hình ảnh, ngôn ngữ nhạc điệu tiết tấu, cảm xúc của nhà thơ. Những chi tiết chọn lọc để phân tích tác phẩm phải là những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật được nội dung tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Việc phân tích biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật nội dung hay vừa phân tích nội dung vừa phân tích nghệ thuật - cũng tùy thuộc vào từng thể loại khi học sinh thành thạo về kĩ năng phân tích thì việc cảm thụ tác phẩm sâu sắc và tự nhiên hơn. Thứ hai là kĩ năng đọc tài liệu tham khảo. Để học tốt môn Ngữ Văn cần phải đọc sách nhiều. Nhất là đối với học sinh giỏi môn Ngữ Văn việc đọc sách tham khảo là không thể thiếu. Đó là điều mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh.Về việc này giáo viên cần hướng dẫn các em cách chọn sách tham khảo cũng như cách đọc. Trên cơ sở đó hình thành các kĩ năng đọc cho học sinh. Đối với sách tham khảo học sinh sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm qua bài viết của người khác. Nếu như biết cách hướng dẫn học sinh rèn luyện tư duy của mình thông qua hình thức này. Với học sinh giỏi để rèn luyện kĩ năng này giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh biết cách đọc, ghi chép, suy ngẫm. Để đối chiếu với phần lí thuyết của từng dạng bài, kiểu bài. Tự rút ra những kĩ năng cơ bản khi trình bày một bài văn ví như khi học sinh đọc một bài văn đạt giải - học sinh cần phải làm gì?Điều trước tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh học cách triển khai bài viết. Với nội dung đó, đề bài đó thì cách mở bài được triển khai như thế nào? Phần thân bài được trình bày ra sao? Ở phần kết bài phải làm được những ý gì, kết quả nào?v.v Tiếc là luyện cho học sinh kĩ năng đọc, nhận xét văn người để bổ sung sửa chữa cho văn mình. Chứ không phải học thuộc lòng để sao chép một cách sáo rỗng. Vì mục đích cuối cùng của việc đọc sách giáo khoa nói chung và sách tham khảo nói riêng là cách chuyển hóa tri thức của người thành tri thức của bản thân mình một cách sáng tạo. Do đó việc bồi dưỡng kĩ năng đọc sách tham khảo một cách khoa học đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc rèn luyện năng lực văn chương cho các em. Thứ ba là bồi dưỡng kĩ năng tạo lập văn bản. 13
  4. Nói đến kĩ năng tạo lập văn bản phải nói đến cách trình bay, diễn đạt,cách sắp xếp triển khai bài viết cũng như cách điều chỉnh thời lượng bài viết cho phù hợp với học sinh.Đặc biệt đối với học sinh giỏi thì những kĩ năng này lạI phải càng chú trọng hơn. Nếu chúng ta không làm tốt được những việc này thì dù học sinh có nắm chắc kiến thức cơ bản bao nhiêu đi chăng nữa thì kết quả cuối cùng vẫn không đạt như mong muốn. Bởi một yêu cầu đầu tiên đối với bài viết của học sinh nói chung và học sinh giỏi nói riêng là chữ viết phải rõ rang đúng chính tả.Cách dùng từ đặt câu phải thật chính xác chuẩn mực. Cách khai triển bài đoạn văn bài văn phải lôgic, chặt chẽ. Cho nên giáo viên phải rèn cho học sinh làm tốt những kĩ năng này. Điều đó đòi hỏi phải có thời gian để các em rèn luyện. Đồng thời giáo viên phải kèm cặp sát sao chỉ bảo chấm chữa bài tập kịp thời và động viên khích lệ sửa chữa uốn nắn học sinh kịp thời giúp học sinh phát triển kĩ năng một cách tự nhiên hơn. Đối với phân môn Tiếng Việt. Thường khi làm bài các em có một thói quen là hay trả lời vắn tắt(kể cả trong văn bản). Kiểu hỏi cái gì trả lời nấy. Cách trả lời nôm na đó thực ra nó không mang tính chất văn chương. Với học sinh giỏi cách trình bày rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ khoa học có đầu có đuôi là rất cần thiết. Chẳng hạn khi cho học sinh phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: " Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi Hát rằng các bạc biển đông lặng Cá thu biển đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta đàn cá ơi " (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tiến hành các bước sau: - Giới thiệu câu thơ. - Chỉ ra các biện pháp tu từ - Phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật đó và tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung chủ đề. 14
  5. - Nêu suy nghĩ, cảm xúc, những nhận xét đánh giá của bản thân về cách sử dụng biện pháp tu từ đó của tác giả. Hay trước một đề bài Tập làm văn sau bước tìm hiểu đề, tìm lý lẽ ra để định hướng bài viết học sinh phải vận dụng kĩ năng lập dàn ý. Mặc dù việc rèn kĩ năng này hầu như là một việc làm thường xuyên trong mỗi dạng bài kiểu bài trong chương trình thế nhưng hầu như tất cả học sinh kể cả học sinh giỏi thường bỏ qua bước này. Do đó khi bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh kĩ năng này tạo thói quen tốt trước khi viết bài bởi đây là một bước quan trọng mang tính khoa học nên học sinh cần phải thực hiện. Thứ tư là kĩ năng hoàn thiện bài viết: Giáo viên ôn luyện phải thường xuyên đòi hỏi học sinh có năng lực biết tự nhận xét, tự đánh giá, điều chỉnh bài viết của mình. Biết tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu; phân tích để thấy đâu là cái đúng, đâu là cái sai trong bài viết. Việc hoàn thiện, điều chỉnh có thể tiến hành ngay sau khi học sinh thực hành viết xong, cũng có thể ở buổi ôn sau rồi giáo viên mới thu, chấm và nhận xét, chỉ ra những lỗi để học sinh điều chỉnh cho đúng, dựa theo sự gợi ý của giáo viên. b.7. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng cho học sinh là một công việc cần thiết. Song, giáo viên phải xây dựng có hệ thống, phân chia theo mảng, chuyên đề, chủ đề không được dạy tràn lan, chung chung, thích chỗ nào dạy chỗ ấy. Dĩ nhiên hệ thống câu hỏi phải bám sát chương trình nội dung kiến thức mà các em đã được học. VD : Một số chuyên đề, chủ đề tiêu biểu - Thơ văn Nguyễn Trãi - Thơ văn Nguyễn Du - Thơ văn Hồ Chí Minh - Chủ đề yêu nước - Chủ đề về người phụ nữ - Chủ đề về Bác - Chủ đề về người lính - Chủ đề người nông dân Việt Nam * Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo chuyên đề, hệ thống câu hỏi. 15
  6. Từ những chuyên đề, chủ đề trên giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành dưới hình thức ra đề bài yêu cầu học sinh thực hành, sau đó chấm chữa, nhận xét, đánh giá những ưu khuyết điểm của từng học sinh, giúp học sinh nhận ra được những lỗi sai của mình, những thiếu sót phải bổ sung. Đồng thời hướng dẫn học sinh cách làm bài một cách tỉ mỉ. VD: Khi hướng dẫn học sinh thực hành chủ đề về ''Người phụ nữ trong văn học cổ, giáo viên phải hướng dẫn một cách cụ thể: Từ cách viết mở bài sao cho hấp dẫn, cách trình bày ý sao cho hợp lý. Ngoài việc hướng dẫn học sinh cảm nhận về nội dung, giáo viên lưu ý với học sinh phải biết sắp xếp nhân vật theo tiến trình của lịch sử văn học, không nên trình bày lộn xộn, nhớ tới nhân vật nào thì nói tới nhân vật ấy . Phải hướng dẫn các em biết chủ động mở rộng và thu hẹp về dung lượng bài viết theo giới hạn khác nhau mà bài viết vẫn giàu cảm xúc và thể hiện bật nổi tư tưởng , chủ đề .Đây là hình thức quan trọng và phải tiến hành thường xuyên bởi học sinh càng làm quen với nhiều dạng đề, càng viết nhiều thì sẽ thành thói quen , có nhiều kinh nghiệm khi viết '' Trăm hay không bằng tay quen,,. Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng, viết bài, hình thức này còn cung cấp bổ sung rất nhiều kiến thức cho học sinh. Một yêu cầu đối với hình thức này là phải cho học sinh thực hành trên lớp, hạn chế ra bài tập cho học sinh về nhà bởi ở nhà học sinh thường có thói quen tham khảo, sao chép nhiều trong tài liệu .Vì vậy bài viết sẽ không thể hiện được thực chất khả năng , năng lực vốn có của học sinh . b.8. Kết hợp tập làm văn với việc bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt . Thông thường một đề thi học sinh giỏi văn có hai phần: Phần đọc hiểu và phần làm văn. Trong phần đọc- hiểu sẽ có các câu hỏi kiểm tra kiến thức tiếng việt cơ bản nên trong quá trình bồi dưỡng giáo viên không được bỏ qua ôn luyện giảng dạy tiếng việt. Đặc biệt phải biết hợp nó với phân môn tập làm văn để học sinh rèn kỹ năng tạo lập văn bản. Giáo viên có thể tiến hành với những hình thức sau : • Hệ thống những kiến thức đã học: - Kiến thức về từ - Kiến thức về câu - Những biện pháp tu từ Đối với từng loại đơn vị kiến thức giáo viên hứng dẫn học sinh ôn tập và phải có hệ thống bài tập ứng dụng với từng loại. Thường thì học sinh có thói quen khi làm bài tiếng việt hay trả lời vắn tắt, nhưng đối với học sinh giỏi thì phải trình bày rõ ràng, mạch lạc khoa học cho nên giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh từ cách trình bày, cách phân tích giá trị của từ, biện pháp tu từ 16
  7. VD : Khi phân tích giá trị của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách trình bày của một bài tiếng việt với những bước sau: - Giới thiệu câu thơ. - Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ. - Phân tích giá trị tu từ của biện pháp làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài thơ. - Nêu những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét đánh giá về cách sử dụng biện pháp tu từ đó của nhà thơ. b.9. Tổ chức cho học sinh nhận xét văn người và sửa văn mình. Song song với việc tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành, giáo viên cho học sinh tự đọc văn bạn để sửa văn mình. Thông qua cách làm này học sinh có thể tìm ra được những nhược điểm của nhau và sửa chữa cho nhau, ngoài ra còn có thể học tập ở nhau những điểm tốt. Hoặc học sinh có thể sửa bài của mình sau khi thầy cô giáo đã chấm. Chú ý những thiếu sót mà thầy giáo đã phát hiện, viết lại theo chỉ dẫn. Ngoài ra giáo viên dành ít thời gian để hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo, nhất là đọc các bài văn đạt giải để giúp học sinh học tập thêm ở văn người hoặc có thể tham khảo những bài làm tốt của học sinh ở ngay trong đội tuyển. Với những hình thức này đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu, năng sưu tầm mới có thể cung cấp được nhiều tài liệu cho học sinh. Đồng thời cũng yêu cầu học sinh phải có sổ tích luỹ văn học mới học tập được ở bạn và có thêm nhiều vốn văn học. b.11. Thảo luận trao đổi, giải đáp thắc mắc Sau khi đã sử dụng các hình thức trên, giáo viên dành một thời gian nhất định một đến hai buổi học cho học sinh thảo luận những kiến thức đã được học . Tập hợp những ý kiến thắc mắc, băn khoăn, vướng mắc để giải đáp bổ sung củng cố lại giúp các em có một lượng kiến thức vững vàng trước kỳ thi. III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Số lượng Khuyến Năm Nhất Nhì Ba tham gia khích học Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh 2017 5 5 0 0 2 0 1 0 2 0 2018 2018 5 5 1 0 1 4 3 1 0 0 2019 17
  8. Như vậy qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy những giải pháp mà tôi đã thực hiện đã mang lại hiệu quả thiết thực. Có thể kết quả chưa thực sự cao nhưng đó là một kết quả đáng khích lệ năm sau đã có số lượng học sinh giỏi cao hơn năm trước. Trên cơ sở những kinh nghiệm rút ra từ công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Nghĩa Hội tôi hi vọng sẽ có ích cho đồng nghiệp trong công tác dạy học. 18
  9. PHẦN KẾT LUẬN I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để công tác ôn luyện đạt hiệu quả cao trước hết cần lòng tâm huyết, nhiệt tình của giáo viên bồi dưỡng. Bởi chỉ có lòng tâm huyết với nghề, với công việc mình đang làm mới tìm tòi nghiên cứu, tích luỹ và thêm kinh nghiệm trong công tác ôn luyện. Trong khi bồi dưỡng, giáo viên cần có nhiều tài liệu tham khảo, mở rộng có thể là những bài văn hay, những bài văn mẫu, các đề thi và bài làm đạt giải của học sinh giỏi cấp Huyện, Tỉnh trong các năm học để học sinh đọc tham khảo. Tham khảo ở đây không phải là học vẹt, học tủ theo những bài đã viết sẵn mà để học sinh học cách hành văn, sử dụng từ, cách khai thác đề Đây cũng có thể được coi là dẫn chứng cho lí thuyết mà giáo viên đưa ra. Luôn động viên, khuyến khích kịp thời với những tiến bộ dù nhỏ nhất của học sinh cũng là một biện pháp. Đối với học sinh, khi nhận xét đánh giá một bài viết cần nghiêm khắc chỉ ra ưu khuyết điểm để các em sửa chữa đồng thời cần khích lệ các em đặc biệt với học sinh dân tộc - vùng khó khăn lại càng cần điều này. Sự mềm dẻo, linh hoạt của giáo viên trong các tình huống sư phạm cũng là điều giúp ôn luyện học sinh thành công. II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, công tác “Bồi dưỡng nhân tài” là đặc biệt cần thiết. Điều đó không những giúp đơn vị, địa phương nâng cao chất lượng giáo dục mà điều quan trọng từ việc nâng cao đó học sinh có điều kiện phát huy khả năng trong các năm học THPT và học chuyên nghiệp, và trưởng thành tiến tới góp mình xây dựng quê hương, đất nước. Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Ngữ Văn là một việc làm hết sức cần thiết. Nó không chỉ giúp cho người học nâng cao trình độ kiến thức để phát triển một cách toàn diện mà còn giúp người dạy không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn của mình để đáp ứng kịp xu thế phát triển của thời đại. III. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1. Đối với phụ huynh: Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho con cái học tập ,không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc nặng nhọc gia đình. Đồng thơi có sự nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của bộ môn Ngữ Văn trong cuộc sống và trong các kỳ thi. 19
  10. Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách, quan tâm đến những vấn đề mang tính xã hội , mang tính thời sự của đất nước . Phối hợp chặt chẽ ,thường xuyên với giáo viên bộ môn văn, GVCN để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình. 2. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo: Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn văn hàng năm để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng. Phòng Giáo dục và đào tạo kết hợp tổ chức hội thảo với việc bồi dưỡng năng lực phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn cho giáo với việc tiến hành dạy thể nghiệm một số tiết dạy bồi dưỡng theo từng chuyên đề để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm. 3. Đối với tổ, nhóm chuyên môn: Cần tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn bằng việc xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học để dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội dung và phương pháp tổ chức công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn. 4. Đối với địa phương: Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học. Trên đây là một vài ý kiến, quan điểm. Có thể những nhận xét, đánh giá, quan điểm trên còn chưa phù hợp với quan điểm, đối tượng dạy học ở các địa phương khác. Chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của tất cả các đồng chí đồng thời cũng mong các đồng chí tích cực vận dụng sáng tạo, có hiệu quả không phải chỉ ở môn Ngữ Văn mà ở tất cả môn học trong nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Nghĩa Đàn, ngày 10 tháng 4 năm 2019. Tác giả Phan Thị Mỹ Dung 20
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 9 tập 1+ 2 2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007 ) môn ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục 3. Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS – Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM 4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn trung học sơ sở , năm học 2010-2011– NXB Giáo dục Việt Nam 5. Tài liệu Bồi dương giáo viên THCS hạng I - NXB GD Hà Nội 21
  12. TT NỘI DUNG TRANG 1 Trang mục lục 1 2 Phần đặt vấn đề: Lí do chọn đề tài, các phương pháp. 2 3 Phần nội dung 5 4 Cơ sở lí luận. 5 Thực trạng. 6 Giải pháp thực hiện . 7 Hiệu quả của sáng kiến 8 Phần kết luận 20 9 Tài liệu tham khảo 21 10 22