Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài toán tụ điện trong Vật lí 11

docx 44 trang thulinhhd34 7771
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài toán tụ điện trong Vật lí 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_bai_toan_tu_dien_tron.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài toán tụ điện trong Vật lí 11

  1. A. 3000V B. 6000V C. 9000V D. 10 000V Câu 28: Một tụ điện phẳng không khí mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 200V, diện tích mỗi bản là 20cm 2, hai bản cách nhau 4mm. Tính mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện: A. 0,11J/m3 B. 0,27J/m3 C. 0,027J/m3 D. 0,011J/m3 Câu hỏi 29: Điện dung của tụ điện phẳng phụ thuộc vào: A. hình dạng, kích thước tụ và bản chất điện môi B. kích thước, vị trí tương đối của 2 bản và bản chất điện môi C. hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của hai bản tụ D. hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của hai bản tụ và bản chất điện môi Câu 30: Hai bản tụ điện phẳng hình tròn bán kính 60cm, khoảng cách giữa hai bản là 2mm, giữa hai bản là không khí. Điện dung của tụ là: A. 5nF B. 0,5nF C. 50nF D. 5mF Câu 31: Ba tụ điện giống nhau cùng điện dung C ghép song song với nhau thì điện dung của bộ tụ là: A. C B. 2C C. C/3 D. 3C Câu 32: Ba tụ điện giống nhau cùng điện dung C ghép nối tiếp với nhau thì điện dung của bộ tụ là: A. C B. 2C C. C/3 D. 3C Câu 33: Bộ ba tụ điện C 1 = C2 = C3/2 ghép song song rồi nối vào nguồn có hiệu điện thế 45V thì điện tích của bộ tụ là 18.10-4C. Tính điện dung của các tụ điện: A. C1 = C2 = 5μF; C3 = 10 μF B. C1 = C2 = 8μF; C3 = 16 μF C. C1 = C2 = 10μF; C3 = 20 μF D. C1 = C2 = 15μF; C3 = 30 μF Câu 34: Hai tụ điện có điện dung C 1 = 2 μF; C2 = 3 μF mắc nối tiếp nhau. Tính điện dung của bộ tụ: A. 1,8 μF B. 1,6 μF C. 1,4 μF D. 1,2 μF Câu 35: Hai tụ điện có điện dung C1 = 2 μF; C2 = 3 μF mắc nối tiếp nhau. Đặt vào bộ tụ hiệu điện thế một chiều 50V thì hiệu điện thế của các tụ là: A. U1 = 30V; U2 = 20V B. U1 = 20V; U2 = 30V C. U1 = 10V; U2 = 40V D. U1 = 250V; U2 = 25V Câu 36: Bốn tụ điện mắc thành bộ theo sơ đồ như hình vẽ, C1 = 1μF; C2 = C3 = 3 μF. Khi nối hai điểm M, N với nguồn điện thì C1 có điện tích q1 = 6μC và cả bộ tụ có điện tích q = 15,6 μC. Hiệu điện thế đặt vào bộ tụ đó là: A. 4V B. 6V C. 8V D. 10V 29
  2. Câu 37: Bốn tụ điện mắc thành bộ theo sơ đồ như hình vẽ ở trên, C1 = 1μF; C2 = C3 = 3 μF. Khi nối hai điểm M, N với nguồn điện thì C1 có điện tích q 1 = 6μC và cả bộ tụ có điện tích q = 15,6 μC. Điện dung C4 là: A. 1 μF B. 2 μF C. 3 μF D. 4 μF Câu 38: Ba tụ C1 = 3nF, C2 = 2nF, C3 = 20nF mắc như hình vẽ. Nối bộ tụ với hiệu điện thế 30V. Tính điện dung của cả bộ tụ: A. 2nF B. 3nF C. 4nF D. 5nF Câu 39: Ba tụ C1 = 3nF, C2 = 2nF, C3 = 20nF mắc như hình vẽ trên. Nối bộ tụ với hiệu điện thế 30V. Tụ C1 bị đánh thủng. Tìm điện tích và hiệu điện thế trên tụ C3: A. U3 = 15V; q3 = 300nC B. U3 = 30V; q3 = 600nC C.U3 = 0V; q3 = 600nC D.U3 = 25V; q3 = 500nC Câu 40: Hai tụ điện điện dung C1 = 0,3nF, C2 = 0,6nF ghép nối tiếp, khoảng cách giữa hai bản tụ của hai tụ như nhau bằng 2mm. Điện môi của mỗi tụ chỉ chịu được điện trường có cường độ lớn nhất là 10 4V/m . Hiệu điện thế giới hạn được phép đặt vào bộ tụ đó bằng: A. 20V B. 30V C. 40V D. 50V Câu 41: Hai tụ điện C1 = 0,4μF; C2 = 0,6μF ghép song song rồi mắc vào hiệu điện thế U < 60V thì một trong hai tụ có điện tích 30μC. Tính hiệu điện thế U và điện tích của tụ kia: A. 30V, 5 μC B. 50V; 20 μC C. 25V; 10 μC D. 40V; 25 μC Câu 42: Ba tụ điện ghép nối tiếp có C1 = 20pF, C2 = 10pF, C3 = 30pF. Tính điện dung của bộ tụ đó: A. 3,45pF B. 4,45pF C.5,45pF D. 6, 45pF Câu 43: Một mạch điện như hình vẽ, C 1 = 3 μF , C2 = C3 = 4 μF. Tính điện dung của bộ tụ: A. 3 μF B. 5 μF C. 7 μF D. 12 μF Câu 44: Một mạch điện như hình vẽ trên, C1 = 3 μF , C2 = C3 = 4 μF. Nối hai điểm M, N với hiệu điện thế 10V. Điện tích trên mỗi tụ điện là: A. q1 = 5 μC; q2 = q3 = 20μC B. q1 = 30 μC; q2 = q3 = 15μC C. q1 = 30 μC; q2 = q3 = 20μC D. q1 = 15 μC; q2 = q3 = 10μC Câu 45: Ba tụ điện có điện dung bằng nhau và bằng C. Để được bộ tụ có điện dung là C/3 ta phải ghép các tụ đó thành bộ: A. 3 tụ nối tiếp nhau B. 3 tụ song song nhau 30
  3. C. (C1 nt C2)//C3 D. (C1//C2)ntC3 Câu 46: Ba tụ điện C 1 = C2 = C, C3 = 2C. Để được bộ tụ có điện dung là C thì các tụ phải ghép: A. 3 tụ nối tiếp nhau B. (C1//C2)ntC3 C. 3 tụ song song nhau D. (C1 nt C2)//C3 Câu 47: Hai tụ giống nhau có điện dung C ghép nối tiếp nhau và nối vào nguồn một chiều hiệu điện thế U thì năng lượng của bộ tụ là W t, khi chúng ghép song song và nối vào hiệu điện thế cũng là U thì năng lượng của bộ tụ là Ws. ta có: A. Wt = Ws B. Ws = 4Wt C. Ws = 2Wt D.Wt = 4Ws Câu 48: Ba tụ C1 = 3nF, C2 = 2nF, C3 = 20nF mắc như hình vẽ. Nối bộ tụ với hiệu điện thế 30V. Tính hiệu điện thế trên tụ C2: A. 12V B. 18V C. 24V D. 30V Câu 49: Ba tụ C1 = 3nF, C2 = 2nF, C3 = 20nF mắc như hình vẽ trên. Nối bộ tụ với hiệu điện thế 30V. Tụ C1 bị đánh thủng. Tìm điện tích và hiệu điện thế trên tụ C1: A. U1 = 15V; q1 = 300nC B. U1 = 30V; q1 = 600nC C.U1 = 0V; q1 = 0nC D.U1 = 25V; q1 = 500nC Câu 50: Ba tụ C1 = 3nF, C2 = 2nF, C3 = 20nF mắc như hình vẽ trên. Nối bộ tụ với hiệu điện thế 30V. Tụ C1 bị đánh thủng. Tìm điện tích và hiệu điện thế trên tụ C2: A. U2 = 15V; q2 = 300nC B. U2 = 30V; q2 = 600nC C.U2 = 0V; q2 = 0nC D.U2 = 25V; q2 = 500nC Bài tập tự luận: Bài 1: Một tụ điện có điện dung C = 6μF được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 100V. Sau khi tụ điện được ngắt khỏi nguồn, điện tích của tụ điện phóng qua lớp điện môi trong tụ đến khi tụ điện mất hoàn toàn điện tích. Tính nhiệt lượng tỏa ra ở điện môi trong thời gian phóng điện? Bài 2: Bộ tụ điện trong chiếc đèn chụp ảnh có điện dung 750 μF được tích điện đến hiệu điện thế 330V. a. Xác định năng lượng mà đèn tiêu thụ trong mỗi lần đèn lóe sáng? b. Mỗi lần đèn lóe sáng tụ điện phóng điện trong thời gian 5ms. Tính công suất phóng điện của tụ điện? 31
  4. Bài 3: Một tụ điện có điện dung 2000 pF mắc vào hai cực của nguồn điện hiệu điện thế 5000V. Tích điện cho tụ rồi ngắt khỏi nguồn, tăng điện dung tụ lên hai lần thì hiệu điện thế của tụ khi đó là? Bài 4: Một tụ điện phẳng có điện dung 7nF chứa đầy điện môi có hằng số điện môi ε, diện tích mỗi bản là 15cm 2 và khoảng cách giữa hai bản bằng 10 -5 m. Tính hằng số điện môi ε? Bài 5: Một tụ điện phẳng không khí mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 200V, diện tích mỗi bản là 20cm2 , hai bản cách nhau 4mm. Tính năng lượng điện trường trong tụ điện và mật độ năng lượng (J/m3)? Bài 6: Một tụ điện phẳng bằng nhôm có kích thước 4 cm x 5 cm. điện môi là dung dịch axêton có hằng số điện môi là 20. khoảng cách giữa hai bản của tụ điện là 0,3 mm. Tính điện dung của tụ điện. Bài 7: Tụ điện phẳng không khí điện dung 2 pF được tích điện ở hiệu điện thế 600V. a. Tính điện tích Q của tụ. b. Ngắt tụ khỏi nguồn, đưa hai đầu tụ ra xa để khoảng cách tăng gấp đôi. Tính C1, Q1, U1 của tụ. c. Vẫn nối tụ với nguồn, đưa hai bản tụ ra xa đề khoảng cách tăng gấp đôi. Tính C2, Q2, U2 của tụ. Bài 8: Tụ điện phẳng gồm hai bản tụ hình vuông cạch a = 20 cm đặt cách nhau 1 cm. Chất điện môi giữa hai bản là thủy tinh có ε = 6. Hiệu điện thế giữa hai bản U = 50 V. a. Tính điện dung của tụ điện. b. Tính điện tích của tụ điện. c. Tính năng lượng của tụ điện, tụ điện có dùng đề làm nguồn điện được không ? Bài 9: Một tụ điện 6 µF được tích điện dưới một hiệu điện thế 12V. a. Tính điện tích của mỗi bản tụ. b. Hỏi tụ điện tích lũy một năng lượng cực đại là bao nhiêu ? c. Tính công trung bình mà nguồn điện thực hiện để đưa 1 e từ bản mang điện tích dương bản mang điện tích âm ?
  5. Bài 10: Hai tụ điện có điện dung C 1 = 400nF và C2 = 600nF ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60V thì một trong hai tụ điện có điện tích bằng 3.10-5C. Tính: a/ Hiệu điện thế U? b/ Điện tích của tụ điện kia? Bài 11: Bộ ba tụ điện C 1 = C2 = C3/2 ghép song song rồi nối vào nguồn có hiệu điện thế 45V thì điện tích của bộ tụ là 18.10-4C. Tính điện dung của các tụ điện? Bài 12: Bốn tụ điện mắc thành bộ (C 1 nt C2) // (C3 nt C4), C1 = 1μF; C2 = C3 = 3 μF. Khi nối bộ tụ với nguồn điện thì C 1 có điện tích q1 = 6μC và cả bộ tụ có điện tích q = 15,6 μC. Hiệu điện thế đặt vào bộ tụ đó và điện dung C4? Bài 13: Cho bộ 3 tụ điện C1 // (C2 nt C3). Với C1 = 3μF; C2 = C3 = 4μF. Nối bộ tụ với một nguồn có hiện điện thế U = 10V. Hãy tính: a/ Điện dung và điện tích của bộ tụ? b/ Hiệu điện thế và điện tích trên mỗi tụ? Bài 14: Có 3 tụ điện có C1 = 3nF; C2 = 2nF; C3 = 20nF được mắc C3 nt (C1 // C2). Nối bộ tụ với một nguồn điện một chiều hiệu điện thế 30V. a/ Tính điện dung của bộ tụ, điện tích và hiệu điện thế trên các bản tụ? b/ Tụ C1 bị đánh thủng. Tìm điện tích và hiệu điện thế trên hai tụ còn lại? c/ Tụ C3 bị đánh thủng. Tìm điện tích và hiệu điện thế trên hai tụ còn lại? Bài 15: Một bộ tụ gồm 5 tụ điện giống hệt nhau nối tiếp mỗi tụ có C = 10 µF được nối vào hđt 100 V. 1) Hỏi năng lượng của bộ thay đổi ra sao nếu 1 tụ bị đánh thủng 2) Khi tụ trên bị đánh thủng thì năng lượng của bộ tụ bị tiêu hao do phóng điện. Tìm năng lượng tiêu hao đó. Bài 16: Tính điện dung tương đương, điện tích, hiệu điện thế trong mỗi tụ điện ở các trường hợp sau: a/ C1 // C2 // C3 và C1 = 2 µF, C2 = 4 µF, C3 = 6 µF. Ub = 100 V. b/ C1 nt C2 nt C3 và C1 = 1 µF, C2 = 1,5 µF, C3 = 3 µF. Ub = 120 V. c/ C1 // (C2 nt C3) và C1 = 0,25 µF, C2 = 1 µF, C3 = 3 µF. Ub = 12 V. d/ C1 nt (C2 // C3) và C1 = C2 = 2 µF, C3 = 1 µF, Ub = 10 V. Bài 17: Cho bộ 4 tụ điện giống nhau ghép theo 2 cách như hình vẽ. Hình A. Hình B.
  6. a. Cách nào có điện dung lớn hơn. b. Nếu điện dung tụ khác nhau thì chúng phải có liên hệ thế nào để = . Điện dung của hai cách ghép bằng nhau) . Bài 18: Cho bộ tụ được mắc như hình vẽ. Trong đó C1 = C2 = 2 F; C3 = 3 F; C4 = 6F; C5 = C6 = 5 F. U3 = 2 V. Tính: a) Điện dung của bộ tụ. b) Hiệu điện thế và điện tích trên từng tụ. Bài 19: Trong hình trên C1 = 3 C1 C2 F, C2 = 6 F, C3 = C4 = 4 F, C5 C C = 8 F. U = 900 V. Tính hiệu 3 4 điện thế giữa A và B? C5 Bài 20: Ba tấm kim loại phẳng giống nhau đặt song song với nhau như hình vẽ: Diện tích của mỗi bản là S = 100cm2. Khoảng cách giữa hai bản liên A B tiếp là d = 0,5cm. Nối A và B với nguồn U = 100V. a) Tính điện dung của bộ tụ và điện tích của mỗi bản b) Ngắt A và B ra khỏi nguồn điện. Dịch chuyển bản B theo phương vuông góc với các bản tụ điện một đoạn là x. Tính hiệu điện thế giữa A và B theo x. áp dụng khi x = d/2 Bài 21: Bốn tấm kim loại phẳng giống nhau như hình vẽ. Khoảng cách BD = 2AB = 2DE. B A B và D được nối với nguồn điện U = 12V, sau đó D ngắt nguồn đi. Tìm hiệu điện thế giữa B và D C nếu sau đó: a) Nối A với B? b) Không nối A với B nhưng lấp đầy khoảng giữa B và D bằng điện môi  3 ? Bài 22: Tụ điện phẳng không khí C = 2pF. Nhúng chìm một nửa vào trong điện môi lỏng  3. Tìm điện dung của tụ điện nếu khi nhúng, các bản đặt: a) Thẳng đứng
  7. b) Nằm ngang Bài 23: Bôn tấm kim loại phẳng hình tròn đường kính 12 cm đặt song song cách đều theo thứ tự A, B, D, E, khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp d = 1mm. Nối hai tấm A với D, rồi nối B và E với nguồn U =20V. Tính điện dung của bộ tụ và điện tích của mối tấm? Bài 24: Cho một số tụ điện điện dung C0 = 3µF. Nêu cách mắc dùng ít tụ nhất để điện dung của bộ tụ là 5µF? Vẽ sơ đồ cách mắc này? Bài 25: Một tụ điện nạp điện tới hiệu điện thế U1 = 100 V được nối với với tụ điện thứ hai cùng điện dung nhưng được nạp điện tới hiệu điện thế U2 = 200V. Tính hiệu điện thế giữa các bản của mỗi tụ điện trong hai trường hợp sau: 1) Các bản tích điện cùng dấu nối với nhau 2) Các bản tích điện trái dấu nối với nhau Bài 26: Một tụ điện phẳng điện dung C = 0,12 µF có lớp điện môi dày 0,2 mm có hằng số điện môi ε = 5. Tụ được đặt dưới một hiệu điện thế U = 100 V. a. Tính diện tích các bản của tụ điện, điện tích và năng lượng của tụ. b. Sau khi được tích điện, ngắt tụ khỏi nguồn rồi mắc vào hai bản của tụ điện C 1 = 0,15 µF chưa được tích điện. Tính điện tích của bộ tụ điện, hiệu điện thế và năng lượng của bộ tụ. Bài 27: Đem tích điện cho tụ điện C1 = 1µF đến hiệu điện thế U1 = 20V, cho tụ điện C2 = 2µF đến hiệu điện thế U2 = 9V .Sau đó nối hai bản âm hai tụ với nhau, 2 bản dương nối với hai bản của tụ C3 = 3µF chưa tích điện. a. Tính điện tích và hiệu điện thế mỗi bản sau khi nối? b. Xác định chiều và số e di chuyển qua dây nối hai bản âm hai tụ C1 và C2? A B Bài 28: Cho mạch điện như hình vẽ: C1 = C2 = C1 M C3 3µF; C3 = 6µF; UAB = 18V. Ban đầu khóa k ở vị trí 2 1 và trước khi mắc vào mạch các tụ chưa được tích C 2 k điện. Tìm hiệu điện thế mỗi tụ khi khóa k ở vị trí ở 1 vị trí 1 và khi khóa k đã chuyển sang vị trí 2? Bài 29: Hai bản của một tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính R = 30cm, khoảng cách giữa hai bản là d = 5mm, giữa hai bản là không khí.
  8. a. Tính điện dung của tụ. b. Biết rằng không khí chỉ cách điện khi cường độ điện trường tối đa là 3.10 5V/m. Hỏi: 1/ Hiệu điện thế giới hạn của tụ điện. 2/ Có thể tích cho tụ điện một điện tích lớn nhất là bao nhiêu để tụ không bị đánh thủng? Bài 30: Có hai tụ điện phẳng điện dung C 1 = 5µF; Ugh1 = 500V; C2 = 10µF; Ugh2 = 1000V. Ghép tụ thành bộ. Hỏi hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ là bao nhiêu nếu: a/ Bộ tụ được ghép nối tiếp? b/ Bộ tụ được ghép song song? Bài 31: Hai tụ điện điện dung C1 = 0,3nF, C2 = 0,6nF ghép nối tiếp, khoảng cách giữa hai bản tụ của hai tụ như nhau bằng 2mm. Điện môi của mỗi tụ chỉ chịu được điện trường có cường độ lớn nhất là 104V/m . Hiệu điện thế giới hạn được phép đặt vào bộ tụ đó bằng? Năng lượng tối đa mà bộ tụ tích được? Bài 32: Ba tụ C1 = 2nF; C2 = 4nF; C3 = 6nF mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giới hạn của mỗi tụ là 500V. Hỏi bộ tụ có chịu được hiệu điện thế 1100V hay không? Đs: không. Bài 33: Tụ phẳng không khí, hai bản tụ có khoảng cách d = 1cm, chiều dài bản tụ l = 5cm, hiệu điện thế giữa hai bản U = 91V. Một e bay vào tụ điện theo phương 7 song song với các bản với vận tốc đầu v0 = 2.10 m/s và bay ra khỏi tụ điện. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. a/ Viết phương trình quỹ đạo của e? b/ Tính độ dịch chuyển của e theo phương vuông góc với các bản khi vừa ra khỏi tụ điện? c/ Tính vận tốc e khi rời tụ điện? d/ Tính công của lực điện khi e bay trong tụ điện?
  9. KẾT LUẬN 1/Kết quả thực hiện đề tài: Sau khi hướng dẫn học sinh nắm được những kỹ năng cơ bản để học bộ môn vật lý nói chung và giải bài tập phần tụ điện nói riêng, cần tạo điều kiện cho các em học sinh có khả năng nhận thức tốt, có điều kiện phát triển tư duy và có thể chiếm lĩnh được những tri thức, linh hoạt hơn trong việc vận dụng kiến thức, kỹ năng vào những vấn đề phức tạp hơn trong quá trình học tập bộ môn vật lý, tăng cường được sự vận dụng kiến thức toán học vào học tập bộ môn vật lý nói chung và giải các bài tập động lực học chất điểm nói riêng. Sau một vài năm áp dụng đề tài vào hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý phần tụ điện ở lớp 11 của trường THPT, tôi nhận thấy kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy đặc trưng trong học tập vật lý của học sinh các lớp do tôi phụ trách được nâng lên rõ rệt và làm học sinh say mê với bộ môn vật lý là bộ môn khoa học rất có giá trị cho bản thân các học sinh sau này trong tư duy, suy luận các vấn đề của cuộc sống một cách khoa học, và logíc, giúp mỗi con người thực hiện nhiệm vụ của bản thân với sự say mê, có được sáng tạo có lợi và đạt được năng suất, chất lượng cao. Từng phần, từng chương tôi luôn suy nghĩ và đưa ra nhứng giải pháp giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập một cách thuận lợi, tránh cho học sinh có cảm giác sợ bộ môn vật lý. Trên cơ sở đó tạo cho học sinh sự say mê học tập và học tập tốt bộ môn vật lý. Sau một vài năm thực hiện đề tài này ở các lớp học sinh tại trường THPT. Tôi nhận thấy việc học tập bộ môn Vật lý sôi nổi hơn và học sinh có khả năng vận dụng kiến thức Vật lý nói chung và việc giải các bài toán về động lực học chất điểm khá thuần thục, những bài tập có tính phức tạp cao tạo được hứng thú cho những học sinh khá, giỏi. Tư duy vật lý của học sinh được nâng cao một bước, việc kết hợp kiến thức toán học vào giải bài tập vật lý không còn là khó khăn cho học sinh. Các thao tác tư duy đặc trưng trong học tập bộ môn vật lý nói chung được học sinh tiến hành thuận lợi và linh hoạt. Vì vậy kết quả học tập của học sinh lớp 11 của trường đạt khá cao. Thống kê kết quả triển khai đề tài qua sau khi triển khai: Năm học: 2019 – 2020 Nội dung thống kê Lớp chọn Lớp đại trà Tỷ lệ học sinh biết cách xác định loại bài, triển khai 100% 100% được các thao tác khi giải bài tập phần động học. Tỷ lệ học sinh biết cách vận dụng vào giải các bài tập 100% 86%
  10. cơ bản động học. Tỷ lệ học sinh vận dụng cách giải trên vào các bài toán 80% 50% nâng cao. Tỷ lệ học sinh vận dụng được cách giải trên trong phát 50% 30% triển tư duy Vật lý 2/ Lời bình: Sau khi triển khai đề tài tôi nhận thấy kỹ năng thực hiện các thao tác trong học tập Vật lý được nâng cao rõ rệt và góp phần đáng kể vào phát triển tư duy đặc trưng của bô môn Vật lý nói riêng cũng như phát triển tư duy khoa học nói chung cho học sinh. Tôi thiết nghĩ, với mỗi giáo viên có tâm huyết với giáo dục nói chung, và với những giáo viên Vật lý nói riêng cần phải tìm tòi, suy nghĩ về nghiệp vụ sư phạm, sáng tạo được ít nhiều trong công việc của bản thân. Việc đó đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà và của đất nước. Muốn đạt được thì cần phải có sự yêu nghề, tâm huyết với bộ môn đã chọn. Đặc biệt cần phải có sự lao động bền bỉ, say sưa để có thể làm nảy sinh những sáng tạo đáng kể cho bản thân và có giá trị cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo những thế hệ mới là tương lai của đất nước. 3/ Hướng phát triển của đề tài: + Đề tài này đã tạo cho học sinh những kỹ năng vận dụng kiến thức cũng như kỹ năng, các thao tác cần thực hiện khi có nhiệm vụ giải quyết các bài tập phần tụ điện ở lớp 11, chuẩn bị rất tốt cho học sinh khi học phần điện xoay chiều và dao động điện từ ở chương trình vật lý lớp 12, là phần kiến thức quan trọng được sử dụng nhiều trong các kỳ thi. Đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia, là kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời của mỗi học sinh. Với cách hướng dẫn như trên đã cung cấp cho người học những thao tác chính của việc suy nghĩ, tư duy trong từng công việc cụ thể để giải quyết từng nhiệm vụ của các bài toán phần này. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để vận dụng cách hướng dẫn học sinh như trên vào các loại bài toán nâng cao, chuyên sâu, yêu cầu sự vận dụng kiến thức phức tạp. + Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân tôi về một vấn đề cụ thể, ít nhiều cũng mang tính chủ quan và không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đánh giá, góp ý của các đồng nghiệp.
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa vật lý 11, Lương Duyên Bình - Nguyễn Xuân Chi – Vũ Quang – Bùi Quang Hân – Đàm Trung Đôn – Đoan Duy Hinh - NXBGD. 2. Bài tập vật lý 11, Lương Duyên Bình - Nguyễn Xuân Chi– Vũ Quang – Bùi Quang Hân – Đàm Trung Đôn – Đoan Duy Hinh - NXBGD. 3. Sách giáo khoa vật lý 11 nâng cao, Nguyễn Thế Khôi – Nguyễn Phúc Thuần – Nguyễn Ngọc Hưng – Vũ Thanh Khiết – Phạm Xuân Quế - Phạm Đình Thiết – Nguyễn Trần Trác – NXBGD. 4. Bài tập vật lý 11 nâng cao, Nguyễn Thế Khôi – Nguyễn Phúc Thuần – Nguyễn Ngọc Hưng – Vũ Thanh Khiết – Phạm Xuân Quế - Phạm Đình Thiết – Nguyễn Trần Trác – NXBGD. 5. Chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản 11. 6. Kiến thức cơ bản nâng cao vật lý THPT tập 2, Vũ Thanh Khiết - NXB Hà Nội, 2004. 7. Giải toán vật lí 11 tập 1, Bùi Quang Hân – Trần Văn Bồi – Phạm Ngọc Tiến – Nguyễn Thành Tương – NXBDG, 2003. 8. Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 11 tập 1, Nguyễn Phú Đồng - Nguyễn Thanh Sơn – Nguyễn Thành Tương – NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2012. 9. Tuyển tập các bài toán cơ bản và nâng cao vật lý THPT tập 2, Vũ Thanh Khiết – NXB đại học Quốc gia Hà Nội, 2013. 8. Những thông tin cần bảo mật: Không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 11 trường THPT Ngô Gia Tự. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu kể cả áp dụng thử nếu có: Thông qua đề tài nghiên cứu một số bài tập phần cơ học nhằm nâng cao thành tích cho học sinh lớp 11 THPT Ngô Gia Tự. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tác giả: Học sinh nắm được phương pháp để đạt kết quả cao trong các kì thi.
  12. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Học sinh nắm được phương pháp để đạt kết quả cao trong các kì thi. 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): STT Tên tổ chức/ cá Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp nhân dụng sáng kiến 1 11A2, 4 Trường THPT Ngô Gia Tự Vật lí , ngày tháng năm , ngày tháng năm , ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)