SKKN Xây dựng và thực hiện một số chủ đề dạy học Stem phần điện học Vật lý 11, 12 Trung học Phổ thông

docx 65 trang Hoàng Trang 13/05/2023 3372
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và thực hiện một số chủ đề dạy học Stem phần điện học Vật lý 11, 12 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_va_thuc_hien_mot_so_chu_de_day_hoc_stem_phan_d.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Xây dựng và thực hiện một số chủ đề dạy học Stem phần điện học Vật lý 11, 12 Trung học Phổ thông

  1. KẾT LUẬN CHUNG 1. Ý nghĩa của đề tài Cung cấp một số cơ sở lý luận cơ bản về giáo dục STEM, cách thức xây dựng các chủ đề STEM, tổ chức dạy học các chủ đề STEM ở trường trung học và những cơ sở thực tiễn về thực trạng tổ chức dạy học STEM ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, từ đó tìm hiểu đặc điểm tình hình HS trường THPT Lê Viết Thuật để thấy được tính cấp thiết của đề tài. Đề xuất được hệ thống 15 chủ đề dạy học STEM phần điện học Vật lý 11, 12. Trong đó có 10 chủ đề STEM cơ bản có thể áp dụng trực tiếp để dạy học một số bài học chương “Dòng điện xoay chiều” và “Dòng điện không đổi” SGK Vật lý 11,12 hiện hành giúp HS tiếp cận các kiến thức lý thuyết kỹ thuật vốn trừu tượng, khô khan trở nên dễ hiểu, gần gũi bởi quá trình trải nghiệm được thực hành trên các sản phẩm. Đặc biệt với 05 chủ đề STEM mở rộng giúp HS bước đầu sáng tạo và tiếp cận gần hơn với khoa học, công nghệ, khơi nguồn cho niềm đam mê khoa học cho các nhà sáng chế trẻ. Mặc dù đề tài đang triển khai ở mức độ dạy học các môn khoa học theo phương thức STEM, những chủ đề STEM được đề xuất và thực hiện còn ở góc độ đơn giản, các sản phẩm HS tạo ra có thể không hoàn mới với xã hội nhưng có tính mới với HS nên bước đầu đã tạo ra sự thay đổi về cách học, lối tư duy, nhận thức của HS về bộ môn Vật lý nói riêng và các môn Khoa học tự nhiên nói chung. Bởi vì mục đích chính của các chương trình giáo dục STEM không phải để đào tạo ra các nhà khoa học, nhà toán học, kỹ sư mà chính là sự truyền cảm hứng trong học tập, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức và nhận thức được tầm quan trọng của các kiến thức STEM ảnh hưởng đến thế giới và sự phát triển của xã hội thực tại, tương lai. Các chủ đề STEM phần điện học được xây dựng để tổ chức dạy học môn Vật lý mang lại những hiệu quả nhất định. Những kiến thức về kỹ thuật máy móc hay điện từ được cho là “khó hiểu”, “khó nhớ”, “khó hình dung” được minh họa bằng các ví dụ thực tế trở nên dễ nắm bắt, và song song với việc học kiến thức mới, HS có điều kiện tham gia vào các hoạt động thực hành để có được trải nghiệm sáng tạo trong thực tế, từ đó sẽ hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn những kiến thức đã học. Sau khi thực hiện đề này nhiều sản phẩm đã được HS chế tạo bằng sự sáng tạo của mình, để phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Chính những việc làm này đã bồi dưỡng cho các em ý thức tự học, tự tìm tòi, sáng chế, đây là một trong mục tiêu quan trọng trong dạy học mà giáo dục đang hướng tới. Như vậy có thể kết luận rằng giáo dục STEM đã mang lại những lợi ích thiết thực cho HS. STEM học 1 được 4 vì chỉ với 1 mô hình học nhưng HS có thể học được các môn học khác nhau: Toán, Khoa học, Công nghệ đan xen và bổ trợ cho nhau như một khối thống nhất. HS sẽ thấy được sự liên quan của các môn học khác nhau. Giúp các em có được một bức tranh tổng thể về kiến thức các môn học. 47
  2. STEM mang lại cho HS phát triển kỹ năng sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng, tập tính kiên nhẫn, khả năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo, thuyết trình trước đám đông, tự giải quyết vấn đề, tư duy máy tính, phát triển ngôn ngữ. Các chủ đề STEM thực hiện bằng phương pháp dạy học dự án và tình huống thực tế làm cho HS thấy được lý thuyết khoa học gắn với đời sống của mình và thế giới xung quanh.Tạo môi trường học tập sinh động, cởi mở, rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò. STEM mang đến sự thú vị, tươi mới trong phương pháp giảng dạy thông qua các câu chuyện, nhiệm vụ, ngày càng kích thích sự sáng tạo vô hạn vốn đã có sẵn trong các em. Từ đó, các em có thể ứng dụng những nguyên lý đã học trong những sản phẩm thật sự ngoài đời. Nhờ đó kiến thức được lưu lại lâu hơn và có ý nghĩa hơn đối với tất cả HS. HS có thể thỏa chí thể hiện suy nghĩ, sự tưởng tượng phong phú của mình. Những HS theo học STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn mà không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với HS. Với những kết quả đem lại khi thực hiện đề tài này đã cho chúng tôi thấy rằng việc dạy học Vật lý theo định hướng STEM trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và phù hợp, bằng trình độ và sự tâm huyết đối với nghề chúng tôi tin rằng mọi GV đều có thể thực hiện được hình thức dạy học Vật lý này một cách có hiệu quả vì chỉ với hình thức giáo dục STEM, môn Vật lý mới thể hiện được những đặc thù riêng biệt của nó là một môn khoa học thực nghiệm. 2. Hướng mở rộng của đề tài Khai thác các chủ đề dạy học STEM ở các phân môn khác như cơ học, nhiệt học, quang học và một số phần khác của Vật lý để phục vụ dạy học hiệu quả các bài học thuộc chương trình Vật lý THPT. Các chủ đề STEM có phạm vi kiến thức rộng tạo thành các tổ hợp STEM (một chủ đề STEM có thể tạo ra nhiều sản phẩm) để gắn kết các đơn vị kiến thức các bài học trong chương trình bộ môn. Phát triển các chủ đề STEM mở rộng nhiều kiến thức liên ngành với mục đích là sau khi thực hiện được các đề tài này HS có những nhận thức cao hơn không chỉ về bộ môn Vật lý mà các phát triển tư duy và củng cố kiến thức các môn khoa học, Toán, Công nghệ, Tin học. Các sản phẩm STEM tạo ra sau mỗi chủ đề có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, gắn liền với các vấn đề cấp bách của xã hội như chống ô nhiễm môi trường, vấn đề về thiên tai, sử dụng và tái tạo các nguồn năng lượng trong tự nhiên . Xây dựng các chủ đề STEM theo hướng phát triển năng lực hướng nghiệp của HS như: chủ đề STEM ngành kỹ thuật dân dụng và công nghiệp, chủ đề STEM ngành kỹ thuật giao thông, chủ đề STEM ngành cơ khí điện, điện tử, ngành năng lượng. Trong mỗi chủ đề STEM nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp. Tiến tới tổ chức dạy học STEM theo cấp độ Robotics bởi vì đây mới chính là các môn học điển hình cho dạy học STEM. Thông qua việc lập trình và lắp ráp robot, HS có thể học được nguyên lý cơ bản về lập trình và các 48
  3. công nghệ mới hiện nay, tiếp thu được các kỹ thuật lắp ráp, đồng thời phát triển tính tư duy kỹ thuật. 3. Một số kiến nghị và đề xuất Để đưa giáo dục STEM vào trường học và tổ chức dạy học STEM có hiệu quả nhằm thực hiện được những mục tiêu của GDPT, chúng tôi đề xuất một số ý kiến sau: Đối với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT: Cần triển khai đồng bộ giáo dục STEM trong các môn Tin học và Công nghệ, tiến tới tích hợp phương pháp giáo dục STEM trong các môn học khác. Tăng cường tổ chức tập huấn cho CB- GV các vấn đề về giáo dục STEM. Đồng thời cần đầu tư thêm trang thiết bị dạy học đầy đủ, đồng bộ cho các trường để thuận lợi cho việc dạy học các môn học theo định hướng STEM. Đối với triển khai các hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Xây dựng, ban hành, tổ chức hướng dẫn và triển khai đồng bộ các hoạt động như Ngày hội STEM, các hoạt động trải nghiệm STEM trong trường học và tại các trung tâm, tổ chức các cuộc thi STEM. Đối với nhà trường: Liên kết với các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, trường ĐH-CĐ, dạy nghề tìm kiếm nguồn tài trợ về CSVC, chia sẻ các cơ hội, kinh nghiệm trong việc triển khai giáo dục STEM. Tạo điều kiện cho HS được tham gia trải nghiệm nhiều hơn với các hình thức ngoại khóa, câu lạc bộ, thăm quan học tập để HS có được những kiến thức, kinh nghiệm thực tế, tiệp cận với sự tiên tiến của KHKT, công nghệ, trên cơ sở đó phát huy tính sáng tạo, khai thác tối đa các phẩm chất, năng lực của con người trong thời đại công nghệ 4.0. Ưu tiên xét điểm vào lớp chuyên, chọn với các HS có thành tích cao trong giáo dục STEM. Đối với giáo viên: Cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, luôn ý thức được cần phải đổi mới dạy học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT đã đưa ra. Đối với HS: Luôn có thói quen vận dụng các kiến thức, kỹ năng của môn học vào thực tiễn cuộc sống. Khai thác, sử dụng công nghệ thông tin thành thạo, có hiệu quả để tìm kiến nhiều nguồn tài liệu phục vụ trong học tập các môn học nói chung, đặc biệt là các môn học STEM. Đồng thời cần rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập như làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề để phát huy khả năng của mình trong học tập cũng như trong đời sống thực tiễn. Trên đây là những kinh nghiệm đúc rút được của chúng tôi trong việc áp dụng dạy học các chủ đề STEM phần điện học Vật lý 11,12 ở trường Trung học phổ thông Lê Viết Thuật trong thời gian qua. Việc áp dụng đề tài thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực, thổi một luồng gió mới trong dạy học của nhà trường khi áp đưa giáo dục STEM vào giảng dạy, góp phần tích cực vào phong trào đổi mới trong dạy và học hiện nay trong nhà trường. Đề tài này có thể sử dụng để tiếp tục thử nghiệm, rút kinh nghiệm ở các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Rất mong được các ý kiến đóng góp, chia sẻ các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm để chúng tôi hoàn thiện đề tài. Xin cảm ơn! Vinh, tháng 2 năm 2020 49
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD-ĐT (2019) – Tài liệu tập huấn cán bộ, quản lý, giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục STEM. 2. TS. Nguyễn Thanh Nga, TS. Phùng Việt Hải, Ths. Hoàng Phước Muội – Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho HS trung học cơ sở và trung học phổ thông – NXB ĐH sư phạm TP Hồ Chí Minh 2018 3. Nguyễn Sỹ Nam, Đào Ngọc Chính, Phan Thị Bích Lợi – Một số vấn đề về giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới – Tạp chí GD, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr 25-29 4. Nguyễn Mậu Đức, Đinh Thị Ngoan- Thiết kế chủ đề “ Pin chanh” theo định hướng giáo dục STEM – Tạp chí GD, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 214-221 5. Đỗ Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thúy Hằng – Quan điểm về giáo dục STEM từ sinh viên sư phạm Vật lý - Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Cần Thơ, Tập 54, số 9C (2018), tr 94-103. 6. Đậu Thị Thúy Hằng - Xây dựng hệ thống BTTN phần điện học Vật lý 11 và 12 nhằm phát triển năng lực, bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS, vận dụng giải đề thi đại học môn Vật lý - SKKN cấp tỉnh 2015. 7. Nguyễn Hữu Châu (2005)- Dạy học kiến tạo, vai trò của người học và quan điểm kiến tạo trong dạy học- Tạp chí dạy và học ngày nay, số 5. 8. Đậu Thị Thúy Hằng – Đề tài dạy học tích hợp liên môn chủ đề “ Máy biến áp và hệ thống truyền tải điện năng” bài dự thi "cuộc thi dạy học tích hợp liên môn của Bộ GD - ĐT năm 2016. 50
  5. Phụ lục 01 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GV I.THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên (Có thể ghi hoặc không) Giới tính: Nam, Nữ Trình độ đào tạo: Nơi công tác: Số năm giảng dạy II.CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN Quý thầy cô đánh dấu chéo (x) vào ô tương ứng với lựa chọn của mình 1. Thầy cô hiểu gì về khái niệm giáo dục STEM? 1. Giáo dục STEM là dạy học tích hợp liên môn các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán. 2. Giáo dục STEM là định hướng giáo dục: bên cạnh định hướng giáo dục toàn diện là thúc đẩy giáo dục bốn lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán với mục tiêu định hướngvà chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày cang tăng của các ngành nghề liên quan, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. 3. Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận liên môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán trong dạy học với mục tiêu nâng cao hứng thú học tập, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn, kết nối trường học với cộng đồng, hình thành và phát triển năng lực , phẩm chất người học. 4. Cả ý 2 và ý 3 2. Theo thầy cô ý nghĩa của dạy học giáo dục STEM là gì? - Đảm bảo giáo dục toàn diện - Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS - Kết nối trường học với cộng đồng - Hướng nghiệp, phân luồng
  6. 3. Theo thầy cô có cần thiết dạy học môn Vật lý theo định hướng giáo dục STEM? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Hoàn toàn không 4. Theo thầy cô môn Vật lý có vai trò như thế nào trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM? - Hình thành và phát triển những năng lực chung cốt lõi cho người học (NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực thực nghiệm. - Giúp HS có những kiến thức, kỹ năng Vật lý phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Vật lý và các môn học khác như Hoá học, Sinh học, Toán, Tin học, Công nghệ, ; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tế. - Hình thành và phát triển những phẩm chất chung cho HS (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và những phẩm chất mà giáo dục toán học đem lại (tính kỷ luật, kiên trì, độc lập, sáng tạo, hợp tác; thói quen tự học, hứng thú và niềm tin trong học Vật lý). 5. Theo thầy cô để có điều kiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM cần có năng lực nào? - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực ngôn ngữ - Năng lực tính toán
  7. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội - Năng lực công nghệ, tin học - Năng lực thẩm mỹ 6. Theo thầy cô những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giáo dục STEM? - Sự quan tâm đầy đủ và toàn diện của nhà trường tới các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, tin học - Cần có sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện và thống nhất về nhận thức về giáo dục STEM. - Quan tâm bồi ưỡng đội ngũ GV - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục STEM. - Kết nối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp,các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất. 7. Theo thầy cô khi thiết kế chủ đề giáo dục STEM cần thực hiện các bước như thế nào? (1) Lựa chọn chủ đề bài học (2) Xác định vấn đề cần giải quyết (3) Xây dựng tiêu chí của giải pháp giải quyết vấn đề hoặc của sản phẩm (4) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng chủ đề STEM (5) Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học A. Thực hiện các bước theo thứ tự: (1),(2),(3),(4),(5). B. Thực hiện các bước theo thứ tự: (1),(2),(3),(5). C. Thực hiện các bước theo thứ tự: (1),(2),(3),(4). D. Thực hiện các bước theo thứ tự: (2),(1),(3),(5). 8. Theo thầy cô bước nào là khó nhất trong các bước thiết kế chủ đề dạy học STEM? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 E. 1 9.Theo thầy cô khi tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM có những khó khăn gì? - Không có thời gian đầu tư thiết kế chủ đề - Khó chọn lọc chủ đề phù hợp với nội dung bài dạy - Không có nhiều nguồn tư liệu tham khảo
  8. - Nội dung kiến thức quá khó với HS - Dạy học theo định hướng giáo dục STEM không đem lại kết quả cao trong các kỳ thi khảo sát hiện nay - Trình độ GV còn hạn chế - Trình độ HS không đồng đều - Thiếu thốn về cơ sở vật chất, không đảm bảo điều kiện để dạy học theo định hướng giáo dục STEM - HS không hứng thú với việc học theo định hướng STEM 10.Theo thầy cô người học có hứng thú với giáo dục STEM? Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú
  9. Phụ lục 02 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HS Các em HS thân mến! - STEM là cách viết tắt lấy chữ in hoa đầu tiên trong tiếng Anh của các từ: Science (Khoa học), Technology(Công nghệ), Engineering(Kỹ thuật), Maths(Toán học). - Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ.Các kiến thức này phải được tích hợp lồng ghép bổ trợ cho nhau giúp HS không chỉ hiểu về nguyên lý mà còn có thể tạo ra những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, tốc độ phát triển của khoa học - công nghệ ngày một tăng lượng tri thức khoa học được sản sinh với tốc độ ngày càng cao, cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội thay đổi lớn đòi hỏi con người có đủ năng lực để thích ứng. Vì vậy việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Phiếu điều tra này thực hiện nhằm đánh giá mức độ cần thiết của việc dạy học một số chủ đề môn Vật lý phần điện học Vật lý 11,12 theo định hướng giáo dục STEM. Sự đóng góp ý kiến nghiêm túc của các em là căn cứ thiết thực giúp nội dung đề tài nghiên cứu của tác giả mang tính khách quan và có ý nghĩa thực tế. Mong các em HS vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách điền dấu (X) vào ô lựa chọn. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Trường: Lớp: 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Học lực: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN 1. Thầy (Cô) em đã dạy học theo định hướng giáo dục STEM chưa? Muốn Không Thỉnh Chưa bao Thường xuyên muốn thoảng giờ 2. Nếu em chưa được học theo định hướng giáo dục
  10. STEM, em có muốn Được học không? Vì sao? Vì: 3. Nếu thầy cô em đã thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM thì em thấy dạy học theo định hướng giáo dục STEM có ý nghĩa như thế nào? - Đảm bảo giáo dục toàn diện - Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS - Kết nối trường học với cộng đồng - Hướng nghiệp, phân luồng 4. Nếu em đã được học chủ đề (bài dạy) theo định hướng giáo dục STEM, em có hứng thú như thế nào? Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Bình thường 5. Em đã được học Thường Thỉnh Mới một Chưa bao môn Vật lý theo định xuyên thoảng lần giờ hướng giáo dục STEM chưa? 6. Nếu em đã được học môn Vật lý theo định hướng giáo dục STEM, em thấy có khó khăn gì? - Không có thời gian để hoạt động trải nghiệm - Không có nhiều nguồn tư liệu tham khảo - Vận dụng kiến thức đề giải quyết vấn đề quá khó - Trình độ nhận thức của bản thân hạn chế - Ảnh hưởng đến kết quả học tập, thi cử Chân thành cảm ơn các em!
  11. Phụ lục 03 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – VẬT LÝ 11 Câu 1. Hai điện cực kim loại trong pin điện hoá phải A. Có cùng kích thước B. Là hai kim loại khác nhau về bản chất hoá học C. Có cùng khối lượng D. Có cùng bản chất Câu 2. Hai cực của pin điện hoá được ngâm trong chất điện phân là dung dịch A. Muối B. Axit C. Bazơ D. Một trong các dung dịch trên Câu 3. Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy) có sự chuyển hoá từ A. Cơ năng thành điện năng B. Nội năng thành điện năng C. Hoá năng thành điện năng D. Quan năng thành điện năng Câu 4. Công của lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là: A. 6V B. 96V C. 12V D. 9,6V Câu 5: Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5Ω0,5Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 2,5Ω2,5Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là: A. 3 A B. 0,6 A C. 0,5 A D. 2 A Câu 6: Cho một mạch điện gồm hai pin có suất điện động và điện trở trong mỗi pin là 1,5V−0,5Ω1,5V−0,5Ω mắc nối tiếp theo kiểu đối xứng rồi nối với mạch ngoài là một điện trở 2Ω2Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là: A. 3 A. B. 0,6 A. C. 1 A. D. 2 A. Câu 7: Một đoạn mạch gồm một pin 9 V, điện trở mạch ngoài 4Ω4Ω, cường độ dòng điện trên toàn mạch là 2 A. Điện trở trong của nguồn là: A.0,5Ω. B.4,5Ω C.1Ω. D.2Ω Câu 8: Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng điện 2 A. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn và suất điện động của nguồn là: A. 10 V và 12 V B. 20 V và 22 V. C. 10 V và 2 V. D. 2,5 V và 0,5 V. Câu 9: Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị 8 Ω, hai điện trở mắc song song và cụm đó mắc nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này được nối với nguồn có điện trở trong 2 Ω thì hiệu điện thế hai cực nguồn là 12 V. Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là: A. 1 A và 14 V. B. 0,5 A và 13 V. C. 0,5 A và 14 V. D. 1 A và 13 V.
  12. Câu 10: Câu nào dưới đây nói về chất điện phân là không đúng ? A. Chất điện phân khi có dòng điện chạy qua sẽ giải phóng các chất ở các điện cực. B. Trong dung dịch các phân tử axit, muối, bazơ đều bị phân li thành các ion. C. Một số chất rắn khi nóng chảy cũng là chất điện phân. D. Chất điện phân nhất thiết phải là dung dịch của các chất tan được trong dung môi.
  13. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LỚP 12 Câu 1. Một máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động bình thường. Các suất điện động cảm ứng trong 3 cuộn dây của phần ứng từng đôi một lệch pha nhau. A. B. C. D. Câu 2. Một máy phát điện xoay chiều roto có 12 cặp cực quay 300vòng/phút thì tần số dòng điện mà nó phát ra là A. 25Hz. B. 3600Hz. C. 60Hz. D. 1500Hz. Câu 3.Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải thì người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Giảm tiết diện dây dẫn. B. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện. C. Giảm điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện. D. Tăng chiều dài dây dẫn. Câu 4. Để một máy phát điện xoay chiều roto có 8 cặp cực phát ra dòng điện tần số là 50Hz thì roto quay với tốc độ A. 480 vòng/phút. B. 400 vòng/phút. C. 96 vòng/phút. D. 375 vòng/phút. Câu 5. Một máy phát điện xoay chiều có 2 cặp cực, roto của nó quay với tốc độ 1800 vòng/phút. Một máy phát điện khác có 8 cặp cực, muốn phát ra dòng điện có tần số bằng tần số của máy phát kia thì tốc độ của roto là A.450 vòng/phút. B.7200 vòng/phút. C. 112,5 vòng/phút. D. 900 vòng/phút. Câu 6: Một máy biến thế có cuộn sơ cấp 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng 220 V. Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 484 V. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là A. 2500. B. 1100. C. 2000. D. 2200. Câu 7. Một máy phát điện mà phần cảm gồm 2 cặp cực và phần ứng gồm hai cặp cuộn dây mắc nối tiếp tạo ra dòng điện có tần số 50Hz. Tốc độ quay của roto là A. 375vòng/phút. B. 1500vòng/phút. C. 750 vòng/phút. D. 3000 vòng/phút. Bài 8: Điện năng được truyền từ trạm phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Ban đầu hiệu suất truyền tải là 80%. Cho công suất truyền đi không đổi và hệ số công suất ở nơi tiêu thụ (cuối đường dây tải điện) luôn bằng 0,8. Để giảm hao phí trên đường dây 4 lần thì cần phải tăng điện áp hiệu dụng ở trạm phát điện lên n lần. Giá trị của n là A. 2,1 B. 2,2 C. 2,3 D. 2,0
  14. Câu 9. Cuộn thứ cấp của máy biến thế có 1000vòng. Từ thông xoay chiều trong lõi biến thế có tần số 50Hz và giá trị cực đại 0,5mWb. Suất điện động hiệu dụng của cuộn thứ cấp là: A. 111V. B. 157V. C. 500V. D. 353,6V. Câu 10. Một máy phát điện xoay chiều có công suất 1000kW. Dòng điện nó phát ra sau khi tăng thế lên 110kV được truyền đi xa bằng một đường dây có điện trở 20Ω. Điện năng hao phí trên đường dây là A. 6050W. B. 5500W. C. 2420W. D. 1653W.
  15. Phụ lục 04 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HS TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT THỰC HIỆN CÁC CHỦ ĐỀ STEM Thực hiện các chủ đề STEM trong một tiết học trên lớp
  16. Sinh hoạt ngoại khóa các chủ đề dạy học STEM
  17. Các hoạt động trải nghiệm