Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy để học sinh có kĩ năng vẽ hình trong phần mềm Paint

pdf 19 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy để học sinh có kĩ năng vẽ hình trong phần mềm Paint", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giang_day_de_hoc_sinh_co_k.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy để học sinh có kĩ năng vẽ hình trong phần mềm Paint

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VỤ BẢN TRƯỜNG TIỂU HỌC BẢO XUYÊN MÉu SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Phương pháp giảng dạy để học sinh có kĩ năng vẽ hình trong phần mềm Paint” Tác giả: Nguyễn Thị Phương Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng Sư Phạm Chức vụ: Giáo viên giảng dạy môn Tin học Nơi công tác: Trường Tiểu học Bảo Xuyên Vụ Bản, Tháng 5 năm 2014 1
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Phương pháp giảng dạy để học sinh có kĩ năng vẽ hình trong phần mềm Paint. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tin học Tiểu học 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8/2013 đến tháng 5/2014 4. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Ngày tháng năm sinh: 22/10/1987 Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng Sư Phạm Chức vụ công tác: Giáo viên giảng dạy môn Tin học Nơi làm việc: Trường Tiểu học Bảo Xuyên – Liên Bảo - Vụ Bản – NĐ 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Bảo Xuyên Địa chỉ: Xã Liên Bảo - Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503.820.781 2
  3. I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. - Do môn Tin học được đưa vào chương trình giáo dục Tiểu học là môn tự chọn và chỉ mới được áp dụng gần đây vì thế chưa có sự thống nhất về phương pháp cũng như quy trình giảng dạy, phù hợp cho đối tượng HS Tiểu học. - Cùng với việc môn Tin học được đưa vào chương trình Tiểu học, chắc chắn sẽ là một “sân chơi mới”, một môn học yêu thích của các em. - Để có thể làm cho các em yêu thích môn Tin học thì yêu cầu các em phải phải có kiến thức cơ bản về máy tính, phải biết ứng dụng một số phần mềm cơ bản để phục vụ cho một số công việc nhất định, ví dụ như là sử dụng phần mềm Paint để vẽ tranh hay sử dụng phần mềm Word để soạn thảo văn bản. - Tuy nhiên, sử dụng phần mềm Paint để vẽ tranh là một trong hai nội dung khó nhất của các em. Bởi vì, học sinh Tiểu học vừa mới tiếp cận với môn Tin học, vừa mới làm quen với việc sử dụng chuột để hoàn thành một bức tranh thay cho bút chì và giấy mà việc sử dụng bút để vẽ cũng không dễ dàng gì. - Vì vậy, “Phương pháp giảng dạy để học sinh có kĩ năng vẽ hình trong phần mềm Paint” nhằm giúp cho các em có thêm kiến thức trong khi vẽ hình trong phần mềm Paint, đặc biệt là một số hình đòi hỏi phải có sự phân tích hình, nêu ra được hình phác thảo của nó rồi mới đi đến bố cục của hình cần vẽ. Để đạt được điều đó, bản thân tôi không ngừng học hỏi tìm tòi để có thể hướng dẫn cho các em: Phương pháp giảng dạy để học sinh có kĩ năng vẽ hình trong phần mềm Paint. II. THỰC TRẠNG. (Tr­íc khi t¹o ra s¸ng kiÕn) - Trước khi áp dụng sáng kiến, tôi đã khảo sát khối lớp 4 thông qua giờ dạy lý thuyết rồi đi đến thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Kết quả thu được là: - Trước khi thực hiện sáng kiến: Số học sinh Tỷ lệ Vẽ đúng, đẹp 10/64 15 % Vẽ đúng 35/64 55 % Chưa vẽ được 19/64 30 % 3
  4. III. CÁC GIẢI PHÁP. - Phương pháp giảng dạy cho học sinh : * Dạy học sinh vẽ theo chủ đề. * Dạy học sinh theo tính mở có nghĩa là chỉ hướng dẫn nhân vật chính còn ngoại cảnh gợi ý cho học sinh tự phát triển có định hướng của cô giáo. - Cụ thể là giáo viên phải hướng dẫn học sinh phân tích hình như: Hình vẽ gồm các nét vẽ và màu tô. Trước khi vẽ, em hãy quan sát thật kĩ hình mẫu (hoặc vật mẫu) để xác định: + Hình vẽ sẽ có những nét vẽ cơ bản nào? + Sử dụng công cụ gì của Paint để vẽ những nét vẽ đó? + Dùng màu nào để tô? + Các phần nào có thể sao chép được? - VD như vẽ hình ngôi nhà ven đường theo mẫu sau: Trước khi học sinh vẽ hình trên, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phân tích hình như sau: + Hình vẽ gồm: tường nhà , mái nhà, cửa sổ, cửa chính, con đường cây và đường chân trời . + Có thể dùng công cụ để vẽ tường nhà, cửa ra vào và cửa sổ. 4
  5. + Công cụ có thể dùng để vẽ mái nhà và con đường. Đường chân trời. Cây có thể vẽ bằng công cụ và + Hs có thể sử dụng màu hợp lí để tô màu cho bức tranh. * Sau khi cô giáo phân tích cụ thể từng chi tiết của hình vẽ học sinh có thể vẽ một cách dễ dàng và nhanh hơn. Từ đó giáo viên rút ra kết luận cho học sinh: Đồ vật, vật hay người đều được cấu tạo từ nhiều bộ phận. kích thước của các bộ phận có tỉ lệ nhất định và phụ thuộc vào góc nhìn của người vẽ, hình elip hoặc hình tròn, . Có đường biên mờ. Sau đó vẽ chi tiết trong từng hình khối hoặc xoá các nét biên mờ đi. Hình vẽ sẽ thật hơn: - VD1: Vẽ Bông hoa có 6 cánh sau đây: GV phải phân tích cho hs về bông hoa có 6 cánh, từ đó học sinh phải biết vẽ một hình tròn có đường biên mờ rồi chia thành 6 phần bằng nhau tượng trưng cho 6 cánh của 1 bông hoa. - VD2: Vẽ hình con vịt: 5
  6. Bước 1: Phác thảo nét vẽ cơ bản Bước 2: Sử dụng công cụ v Bước 3: Sử dụng công cụ v Bước 4: Sử dụng công cụ v Bước 5: Hoàn chỉnh hình vẽ Bước 6: Tô màu 6
  7. - VD3: Vẽ hình đồng hồ : Bước 1: Phác thảo nét vẽ cơ bản Bước 2: Sử dụng công cụ v Bước 3: Sử dụng công cụ v Bước 4: Sử dụng công cụ v 7
  8. Bước 5: Hoàn chỉnh hình vẽ Bước 6: Tô màu - VD bài của em Phạm Ngọc Duyên lớp 4B. Em đã biết phân tích được hình, phác thảo hình vẽ và có kết quả như sau: - VD bài của em Nguyễn Xuân Dương lớp 4A vẽ hình con vịt theo từng bước: 8
  9. IV. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI. 1. Sau khi tìm hiểu nghiên cứu đưa vào áp dụng cho việc giảng dạy tôi thu được kết quả như sau: Số học sinh Tỷ lệ Vẽ đúng, đẹp 35/64 55 % Vẽ đúng 39/64 45% - Khi học sinh vẽ tranh thì vẽ người là phần khó nhất, học sinh vẽ không đẹp nên rất ngại vẽ người. Vì vậy, giáo viên phải động viên, khuyến khích học sinh vẽ. Vẽ cùng với học sinh hay sửa một số lỗi để các em có hình vẽ đẹp hơn. Cho các em xem các hình vẽ của các bạn học khóa trước để các em rút kinh nghiệm. - Tham khảo sách mĩ thuật và các ý kiến của giáo viên mĩ thuật về cách vẽ cây, cỏ, hoa, lá, người, như thế nào là phù hợp với mức độ Tiểu học để giáo viên có những hình minh họa và yêu cầu phù hợp với lứa tuổi các em. - Tôn trọng và giúp đỡ để học sinh phát huy ý tưởng sáng tạo khả thi của học sinh trong quá trình học tập. - Giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi năm học, từ đó để có hướng điều chỉnh thích hợp hơn, hoàn thiện kế hoạch cho lần sau tốt hơn. - Cuối cùng là, thầy và trò cùng thực hiện hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. 2. Ý nghĩa của SKKN: Trên đây là một số công việc đã thường xuyên được thực hiện trong các giờ dạy Tin học. Với biện pháp này đã giúp học sinh phát huy được hết khả năng vẽ của mình, càng vẽ càng tự tin hơn và vẽ đẹp hơn. Giúp các em có sân chơi lí thú, bổ ích, phần nào có cái nhìn tổng thể đối với sự vật, hình ảnh quen thuộc xung quanh. Đây cũng là một yếu tố giúp các em học các môn khác tốt hơn. Tuy nhiên, đây mới là ý tưởng của riêng bản thân tôi, rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. 9
  10. BÀI VẼ CỦA EM PHẠM HƯƠNG LY HỌC SINH LỚP 4A Vẽ bức tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo việt nam 10
  11. BÀI VẼ CỦA EM PHẠM THÀNH ĐẠT HỌC SINH LỚP 4B 11
  12. BÀI VẼ CỦA EM PHẠM NGỌC CHI HỌC SINH LỚP 4B 12
  13. BÀI VẼ CỦA EM TRẦN ĐÌNH HỶ HỌC SINH LỚP 4B BÀI VẼ CỦA EM ĐOÀN ANH ĐỨC HỌC SINH LỚP 4A 13
  14. BÀI VẼ CỦA EM TRẦN THANH DUY HỌC SINH LỚP 4A BÀI VẼ CỦA EM TRẦN NGỌC TOẢN HỌC SINH LỚP 4B 14
  15. BÀI VẼ CỦA EM TRẦN PHƯƠNG MY HỌC SINH LỚP 4A BÀI VẼ CỦA EM TRẦN TRANG MY HỌC SINH LỚP 4A 15
  16. BÀI VẼ CỦA EM NGUYỄN TRÀ MY HỌC SINH LỚP 4B BÀI VẼ CỦA EM MINH PHƯƠNG HỌC SINH LỚP 4A 16
  17. BÀI VẼ CỦA EM TRÀ MY, TUYẾT LINH, TRANG HỌC SINH LỚP 4A Bảo Xuyên, tháng 5 năm 2014 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký, ghi râ hä tªn) Nguyễn Thị Phương 17
  18. TRƯỜNG TIỂU HỌC BẢO XUYÊN Ngày tháng năm 2014 HIỆU TRƯỞNG 18
  19. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VỤ BẢN 19