Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_mon_ti.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường Tiểu học
- Phần 1: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm Tin học Từ “Tin học” được người Pháp tên là Phillipe Dreyfus dùng đầu tiên vào năm 1962 để định nghĩa cho một môn khoa học mới mẻ trong lĩnh vực xử lý thông tin. Sau đó năm 1966, viên hàn lâm khoa học Pháp đã đưa ra định nghĩa như sau: “Tin học là môn khoa học về xử lý hợp lý các thông tin, đặc biệt bằng các thiết bị tự động, các thông tin đó chứa đựng kiến thức của loài người trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế và xã hội”. Vậy ta có thể coi môn Tin học là môn học ngiên cứu việc tự động hóa quá trình xử lý thông tin. Định nghĩa trên cho phép phân tin học thành hai lĩnh vực: + Phần mềm (Soft Ware): Sử dụng các thuật toán, các câu lệnh, các chương trình máy tính để xử lý thông tin. + Phần cứng (Hard Ware): Thiết kế, lắp đặt, bảo trì các thiết bị tự động để xử lý thông tin. “Trích giáo trình Tin học đại cương - Nhà xuất bản ĐHNN” 2. Các định nghĩa khái niệm liên quan Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu của giáo viên gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Phương pháp nâng cao chất lượng là cách thức tiến hành các hoạt động dạy học để nâng cao quá trình tiếp thu bài của học sinh. Phương pháp dạy học Tin học là nghiên cứu những mối liên hệ có tính quy luật giữa các thành phần của quá trình dạy học môn Tin học chủ yếu là giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn này theo các mục đích đặt ra. “Trích Phương pháp dạy học đại cương môn tin học - Nhà xuất bản ĐHSP” 7
- 3. Dạy và học với phương pháp dạy học mới trong môn Tin học ở trường tiểu học Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu các cơ sở tâm lý của học sinh tiểu học và cơ sở phương pháp luận dạy học, tôi thấy vận dụng các phương pháp dạy học mới trong giảng dạy môn Tin học ở tiểu học sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng dạy và học. Xu hướng chung trong phương pháp dạy học mới hiện nay chủ yếu dựa trên ứng dụng của lý thuyết kiến tạo: “Dạy học lấy người học làm trung tâm hay hoạt động hóa người học, phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh”. Người học có vai trò tích cực và tự điều khiển. Học là quá trình kiến tạo tích cực. Quá trình học được tiến hành trong các chủ đề phức hợp và theo tình huống cụ thể không nhìn thấy trước. Người dạy có nhiệm vụ đưa ra các tình huống có vấn đề và chỉ dẫn các công cụ để giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học mới trong giảng dạy Tin học ở tiểu học còn dựa trên lý thuyết hành động nhận thức, lý thuyết hoạt động. Bởi vì trong quá trình nhận thức cần có sự kết hợp giữa tư duy và hành động, giữa lý thuyết và thực hành: “Tâm lý của con người hình thành và thể hiện qua hoạt động”. 8
- Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thuận lợi Tuy môn Tin học là một môn mới và là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, mua sắm máy móc và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học đầy đủ. Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về Tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn Tin học trong bậc Tiểu học. Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. Nhà trường đã trang bị được 15 bộ máy tính và một máy chiếu để phục vụ cho việc dạy học, ngoài ra các phòng học cũng được trang bị máy chiếu, máy tính phục vụ cho nhu cầu công tác giảng dạy ứng dụng CNTT của giáo viên. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xác định rõ trọng tâm của vấn đề là việc khó, nơi khó, thời điểm khó trong đó có việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh qua từng bộ môn, từng thời điểm, từng giai đoạn. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Các em học sinh rất đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu nên cũng thuận lợi cho việc học tập. 2. Khó khăn: Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc Tiểu học, nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Trường Tiểu học có 248 học sinh là người dân tộc thiểu số. Các em phần đa là những hộ gia đình kinh tế còn khó khăn chưa được tiếp xúc với máy tính và bộ môn tin học, với máy tính. Giờ đây các em cũng không có điều kiện tiếp xúc nhiều với máy tính, nên chưa có kỹ năng sử dụng máy tính, do đó học sinh chưa có định hướng cho suy nghĩ tìm tòi và tư duy, sáng tạo cho bộ môn. 9
- Trường có hai khu, có hai lớp 3 ở đây do không có điều kiện nên nhà trường đã không tổ chức dạy – học môn Tin ở hai khu này. Khi vào lớp 4, các em lại học sách lớp 4 theo các bạn nên xảy ra tình trạng các em chưa biết kiến thức cũ mà cả cô và trò gần như phải chạy đua từ kiến thức cũ và mới. Chỉ có một vài em là nắm bắt nhanh, còn hầu như là chưa tốt, các em cảm thấy sợ và tự ti khi học Tin học. Trình độ nhận thức của học sinh còn hạn chế, một số em còn lười học, chưa xác định được mục đích, động cơ học tập, thiếu tìm tòi sáng tạo, không có sự phấn đấu vươn lên trong học tập, có thói quen lười suy nghĩ, ỉ lại hay dựa vào giáo viên, bạn bè. Nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; Chưa cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng thực hành Tin học. 3. Nguyên nhân Bản thân gia đình mỗi học sinh chưa có điều kiện trang bị máy tính do vậy Tin học và máy tính vẫn còn là điều xa lạ với các em học sinh, nhiều học sinh lớp 3 cũng chưa hình dung được máy tính có hình thù như thế nào, các thiết bị cụ thể trong máy tính là gì và các thiết bị đó được liên kết với nhau ra sao? nhiều học sinh ban đầu còn lúng túng chưa biết cầm và sử dụng chuột như thế nào, trong khi đó môn Tin học có rất nhiều nội dung bài lý thuyết cần đến kỹ năng thao tác sử dụng máy tính mà môn Tin học lại là môn cần có sự thực tế như thực hành, nếu không có những bài giảng và phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, dễ làm cho học sinh không có hứng thú học với môn học. Nhiều giáo viên chỉ đơn thuần khai thác kiến thức như lâu nay chúng ta vẫn làm - dạy lý thuyết trên lớp bình thường, đến bài thực hành, học sinh mới được thực hành, khi đó bài học trở nên khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh, vì khi đó học sinh gần như lại phải học lại lý thuyết trong giờ thực hành mới làm được. 10
- Như chúng ta vẫn biết trong quá trình nhận thức của học sinh sẽ có sự trao đổi, tư duy, lập lại giữa lý thuyết và thực hành do đó khi dạy bộ môn này người dạy nhất thiết phải khai thác tư duy kiến thức và kỹ năng thực hành. Do vậy việc tiếp thu kiến thức tin học thông qua kỹ năng sử dụng máy tính học sinh được thực hành, được nghe, được thấy khi đó thì kiến thức mới khắc sâu, dễ nhớ, nhớ lâu và nhất là tạo cho học sinh có lòng say mê, hứng thú học tập, nghiên cứu. Danh ngôn có câu “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. 11
- Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để đạt được mục đích dạy học của mỗi bài học đó là niềm trăn trở của mỗi người làm nghề dạy học: để làm được điều đó mỗi giáo viên đều có một cách truyền thụ phương pháp riêng, nhưng điều quan trọng đầu tiên là làm thể nào để học sinh hào hứng trong mỗi tiết giảng, từ đó yêu thích môn học của mình, say mê học tập nghiên cứu, sáng tạo Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát học sinh thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được: Mức độ thao tác Mức độ Số học sinh Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 25/219 11% Thao tác đúng 100/219 46% Thao tác chậm 34/219 16% Chưa biết thao tác 60/219 27% Dưới đây là một số biện pháp đối với môn Tin học: 1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Với bài làm quen với máy tính (lớp 3) Khi giáo viên giới thiệu bộ phận Chuột máy tính, giáo viên phải mô tả chuột, có mấy loại chuột, trên thân chuột có những nút nào, chức năng của các nút đó, tay đặt lên chuột như thế nào? Học sinh quan sát chuột, quan sát thao tác của giáo viên khi sử dụng chuột trong quá trình học tập. Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác ngay trong tiết học giáo viên cần lồng ghép một số trò chơi như: Trò chơi Dots, trò chơi Sticks hoặc một vài trò chơi khác nhưng phải có tính giáo dục (thay vì 12
- đợi đến Phần trò chơi học sinh mới được chơi). Đối với những học sinh yếu, cũng giống như học sinh lớp 1, giáo viên phải cầm tay các em để chỉ dẫn. Với phương pháp này, học sinh nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng được chuột. Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Với bài chương trình máy tính được lưu ở đâu? (lớp 4): Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để chỉnh, xem và chỉnh sửa. Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành của hiệu quả hơn. Qua đợt khảo sát đầu năm học với học sinh khối 4 (lớp 4A1 và lớp 4A2) dạy bài các thao tác với tệp tin văn bản. Lớp 4A1 dạy có sử dụng đồ dùng trực quan bằng máy tính, thao tác trên máy tính, bài khám phá máy tính . Giáo viên hướng dẫn trực tiếp học sinh trên máy Tệp: Tệp: Khi em lưu bài thơ soạn thảo bằng Word hay bức tranh vẽ bằng chương trình Paint, thông tin đó được ghi trên đĩa cứng, đĩa mềm, thành 1 tệp. Mỗi tệp có 1 tên. Mỗi tệp sẽ là 1 biểu tượng. Tệp có thể là chương trình máy tính hoặc dữ liệu. 13
- Thư mục: Thư mục: Là nơi chứa các tệp có tác dụng quản lí dữ liệu. Trong thư mục có thể chứa các thư mục khác gọi là thư mục con. Mỗi thư mục cũng có 1 tên. Còn lớp 4A2 dạy sử dụng đồ dùng trực quan bằng hộp thoại miêu tả hình ảnh trong máy tính. trong bài “Chương trình máy tính được lưu ở đâu?” ĐĨA CỨNG ĐĨA MỀM, ĐĨA CD Khi tổng hợp kết quả thu được: 14
- Mức độ thao tác LỚP 4A1 LỚP 4A2 Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Thao tác nhanh 5/19 26% 6/20 30% Biết thao tác 8/19 43% 10/20 50% Thao tác chậm 6/19 32% 4/20 20% Với phần em tập gõ bàn phím: Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3. Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến khích học sinh luyện gõ trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phím thì đến lớp 4 - 5 học sinh mới có thói quen gõ 10 ngón. Với phần em tập vẽ: Giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của cô và lời nói của giáo viên, trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác. Ví dụ : Trong bài thực hành vẽ đường thẳng, đường cong lớp 4 Giáo viên gợi ý hướng dẫn như sau: 15
- Hướng dẫn các bước vẽ: Bước 1: Chọn công cụ vẽ đường thẳng. Bước 2: Chọn nét vẽ. Bước 3: Chọn màu vẽ. ? Làm thế nào để vẽ đường thẳng Giữ phím Shift được thẳng đứng theo chiều dọc Bước1: Chọn công cụ đường thẳng hoặc chiều ngang. Nêu các bước vẽ Bước2: Giữ phím Shift và vẽ đường đường thẳng thẳng đó. ? Để đường cong không bị méo và Chọn kích chuột thêm 1 lần vào đường bị mất em phải làm gì. Nêu các bước cong vẽ đường cong. Bước1: Chọn công cụ vẽ đường cong Bước2: Vẽ đường thẳng và uốn cong đường thẳng Bước 3 Kích chuột thêm 1 lần vào đường cong Với phần em tập soạn thảo: Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho HS những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này GV cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho HS thực hành ngay như vậy HS mới nắm được. 16
- Ở lớp 3 học sinh được làm quen với 2 kiểu gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Giáo viên cần cung cấp cả 2 kiểu gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn. Ở lớp 4 học sinh đã được học cách trình bày văn bản. Giáo viên hãy tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức vừa học vào trình bày những văn bản thông thường . Ví dụ : Khi dạy bài Căn lề (lớp 4) giáo viên đưa thêm một số bài thơ, bài ca dao tục ngữ hay một đoạn văn bản đã học trong SGK Tiếng Việt mà học sinh đã học ở trên lớp để các em thực hành. Với phần thế giới Logo của em: Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích HS tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ. Ở lớp 4 và lớp 5 HS mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là lần đầu tiên HS được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Do vậy, khi thực hành những câu lệnh của Logo GV cần lưu ý HS phải rất cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để HS hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ thông thường dành cho câu lệnh. 2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng Các bài tập phải đảm bảo không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống. Trong một tiết thực hành với bài vẽ hình vuông sau: 17
- Ở hình trên ngoài vẽ hình vuông ra học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, vẽ đường cong một chiều, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và trang trí cho các hoa văn của hình vuông trên. Từ hình vuông trên các em sẽ liên tưởng đến bài học trang trí hình vuông (Môn mỹ thuật lớp 4) và sáng tạo vẽ một số hình vuông đã học ở môn Mỹ thuật 4. Ví dụ B2/12 (sgk lớp 5): Viết chương trình gồm một số thủ tục để tạo ra hình trang trí theo mẫu. Để làm được bài tập này, Gv cho HS thảo luận nhóm 4 và chia việc cho từng HS cụ thể như: Thủ tục 1: Vẽ hình vuông với câu lệnh Repeat 4[FD 50 T 90] Thủ tục 2: Vẽ tam giác : Repeat 3 [FD 50 RT 120] Thủ tục 4: Vẽ ngôi nhà : dùng hai thủ tục 1 và 2 tong thân thủ tục 3. Thủ tục 5 : Vẽ vành bánh xe (lặp 12 lần thủ tục 3) 3. Tổ chức thi đua giữa các nhóm Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. 4. Tìm kiếm tài liệu Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học. 18
- 5. Kết hợp giữa học và chơi trò chơi Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (cờ caro), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Solitare, minesweeper) 6. Nâng cao trình độ của giáo viên Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác. * Kết quả sau khi áp dụng đề tài và giá trị đề tài: - Kết quả: Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau: Trước khi thực hiện đề Sau khi thực hiện đề tài Mức độ thao tác tài Số học sinh Tỷ lệ Số học sinh Tỷ lệ Thao tác nhanh đúng 22/196 11% 40/196 20% Thao tác đúng 77/196 39% 131/196 67% Thao tác chậm 46/196 23% 20/196 10% Chưa biết thao tác 51/196 26% 5/196 3% - Giá trị của đề tài: Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học tiểu học đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. Đề tài “Phương pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở Trường Tiểu học ” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn tin học còn mới mẻ trong trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn tin học trong trường tiểu học. 19
- Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững chắc từ phía học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Phát hiện kịp thời những kiến thức bị hổng của học sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình thức. Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích , động viên học sinh hứng thú học tập, sáng tạo. Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học. + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập 20
- Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình tìm hiểu về phương pháp dạy tốt môn Tin học Trường Tiểu học , tôi đã hệ thống bài tập và mạnh dạn đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng học tốt môn Tin học. Thời gian nghiên cứu để viết ngắn nên nội dung còn nhiều hạn chế. Bản thân còn phải học hỏi thầy cô, bạn bè, sách báo về kiến thức, kỹ năng, lý luận khoa học nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Giáo dục và Đào tạo học sinh để học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện góp phần vào việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. 2. Kiến nghị * Với nhà trường: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ giáo viên Tin học trong quá trình dạy học. Tổ chức nhiều buổi dự giờ để nắm bắt phương pháp dạy học của giáo viên. * Với giáo viên: Thường xuyên, tích cực và nghiêm túc tự bồi dưỡng cho bản thân mình các kỹ năng cần có. Tích cực hướng dẫn và chỉ bảo học sinh. Phối hợp cùng phụ huynh học sinh. 21
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lí luận và phương pháp dạy học tin học (Tài liệu tham khảo dùng cho sinh viên do thầy Trần Thanh Hải biên soạn) 2. Sách Cùng học Tin học quyển 1 – Nhà xuất bản Giáo dục 3. Sách Cùng học Tin học quyển 2 – Nhà xuất bản Giáo dục 4. Sách Cùng học Tin học quyển 3 – Nhà xuất bản Giáo dục 5. Phương pháp dạy học đại cương môn tin học – Đai học Sư phạm 6. Giáo trình tin học đại cương – Đại học Nông nghiệp 7. Một số các website 22
- MỤC LỤC Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 a) Lý do về mặt lý luận 1 b) Lý do về mặt thực tiễn 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6. Phạm vi nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 c) Các phương pháp sử dụng 5 8. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm 5 Phần 1: NỘI DUNG 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1. Khái niệm Tin học 7 2. Các định nghĩa khái niệm liên quan 7 3. Dạy và học với phương pháp dạy học mới trong môn Tin học ở trường tiểu học 8 Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9 1. Thuận lợi 9 2. Khó khăn: 9 3. Nguyên nhân 10 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 12 1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp 12 Bước 3 Kích chuột thêm 1 lần vào đường cong 16 2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng 17 3. Tổ chức thi đua giữa các nhóm 18 4. Tìm kiếm tài liệu 18 5. Kết hợp giữa học và chơi trò chơi 19 6. Nâng cao trình độ của giáo viên 19 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21 1. Kết luận 21 2. Kiến nghị 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 MỤC LỤC 23 23