Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt Lớp 4, 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_su_dung_tro_choi_trong_day.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt Lớp 4, 5
- Khi trả lời xong câu hỏi, em cần đặt thẻ câu hỏi vào vị trí cuối cùng của bộ thẻ. Trường hợp 2: Nếu vòng nhựa của em vào số không có dấu hỏi, thì em hết lượt đi. Bước 4: Em nào về đến số 20 đầu tiên sẽ là người thắng cuộc. Ví dụ: Nếu một em đang ở số 17, đổ được số 3 thì em này mới về được số 20. Nếu chỉ đổ được các số còn lại thì em sẽ không được đi. 2.1. Tiến hành thiết kế trò chơi Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập Tổ chức trò chơi học tập mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy Tiếng Việt có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: - Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. - Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. - Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. - Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. - Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo . - Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh. - Nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bố sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập cần rèn của giáo viên. - Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh. Lưu ý: Một nội dung trò chơi có thể được thể hiện thành các hình thức tổ chức trò chơi khác nhau. Ví dụ: Nội dung trò chơi xếp các từ trong tập hợp sau thành hai nhóm: một nhóm gồm các từ chỉ người, cơ quan, tố chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự - an ninh, một nhóm gồm các từ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh. Ta có thể có các hình thức tổ chức chơi như sau : Trò chơi chung sức. Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy. Theo lệnh của giáo viên, từng nhóm bàn bạc với nhau đế thực hiện yêu cầu của trò chơi. Khi nhóm đã thống nhất thì ghi kết quả vào giấy. Ghi xong, dán tờ giấy của nhóm lên bảng lớp. 18
- Giáo viên sẽ tính điểm các nhóm theo hai chuẩn: Chuẩn chính xác và chuẩn nhanh nhẹn. Trò chơi thi tài. Đơn vị chơi bây giờ là cá nhân. Từng em nhận yêu cầu của trò chơi và ráng sức tự mình giải quyết yêu cầu của trò chơi. Giáo viên sẽ tìm điểm thi đua cho cá nhân. Hai người ba chân. Đây là biến tướng của trò chơi tiếp sức. Cứ 2 em trong nhóm phải dùng dây buộc chân trái của mình với chân phải của một bạn khác. Hai bạn sẽ chỉ hoạt động được ba chân. Từng cặp hai em phải đi bằng ba chân lên bảng để thực hiện thao tác xếp từ theo nhóm. 2.2. Tiến hành làm các đồ dùng phục vụ trò chơi : Để tổ chức được các trò chơi thì cần phải có những đồ dùng phục vụ nên khi thiết kế các trò chơi, người giáo viên cần phải làm thêm các đồ dung dạy học phục vụ cho trò chơi đó. Đồ dùng dạy học cần phải đảm bảo được tính thấm mỹ và khoa học. 3. Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã thực hiện : 3.1. Trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức : Trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ” Ví dụ 1: Vận dụng cho bài Luyện từ và câu “ Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam ” ( Tiếng việt lớp 4, tập 1, trang 74 - 75 ) Mục tiêu: - Ôn lại cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam - Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam trong mọi văn bản 19
- Vật liệu: Một bộ thẻ hình và một bộ thẻ từ. - Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm các tranh ảnh từ các tạp chí hay bưu thiếp. Giáo viên nên có thêm một vài tranh ảnh của thành phố hay địa phương nơi học sinh đang sống. - Các thẻ từ có thể được viết trên các giấy bìa có kẻ khung hay tô màu làm nổi bật các từ. 20
- Cách thực hiện Bước 1: Học sinh trong nhóm nhận bộ thẻ hình và bộ thẻ từ. Các em có ít phút xem hình và đọc các thẻ từ . Các em có thể thảo luận về các hình. Bước 2: Các em đặt úp các thẻ xuống mặt bàn , xáo đều và xếp thành 2 dãy . 21
- Bước 3 : Các em trong nhóm thay phiên nhau lật một thẻ hình và một thẻ từ của mỗi bộ lên. Tất cả các em trong nhóm phải đọc các căp thẻ khi chúng được lật lên. Nếu 2 thẻ này tạo thành một cặp thẻ phù hợp, thì người chơi giữ cặp thẻ này. Nếu 2 thẻ không phù hợp, người chơi đặt 2 thẻ này vào chỗ cũ. Ví dụ : Các cặp thẻ từ và hình phù hợp và không phù hợp. Tổng kết trò chơi: Người thắng cuộc là người có nhiều cặp thẻ phù hợp nhất. Các cặp thẻ này cần được các bạn trong nhóm cùng đọc và đánh giá trong khi thực hiện trò chơi. Ví dụ 2 : Trò chơi “ Đếm số cánh hoa ” Trò chơi được vận dụng đế củng cố lại kiến thức của bài chính tả ở sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 87. 22
- Bài tập 3: Thi tìm nhanh : - Các từ láy âm đầu 1. - Các từ láy vần có âm cuối ng . Mục tiêu: Giúp học sinh : • Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu 1 và âm cuối ng. • Nhằm đế khắc phục lỗi chính tả n/1, n/ng. Chuẩn bị: • Nhiều miếng bìa cắt theo hình cánh hoa (hình 1a) Vẽ trực tiếp lên một tờ giấy to 2 vòng tròn làm hai nhị hoa. Trong mỗi nhị hoa ghi: các từ láy âm đầu 1; các từ láy vần có âm cuối ng.(hình l b) Các từ láy vần có âm cuối ng Hình la: Cánh hoa Hình 1 b: Nhị hoa Tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành nhiều nhóm chơi tùy theo số bộ nhị hoa và cánh hoa chuẩn bị được. Bước 2: Khi trò chơi bắt đầu, các nhóm chơi có nhiệm vụ ghi từ theo yêu cầu vào các cánh hoa (mỗi cánh hoa chỉ ghi một tù’) rồi dán vào nhị hoa cho phù họp. Bước 3: Sau 5-7 phút, giáo viên hô: “Dừng chơi !” Nhóm nào dán được nhiều cánh hoa đúng và đẹp sẽ thắng cuộc. Lưu ý: - Trò chơi này còn có thể vận dụng vào phân môn luyện từ và câu ở các bài: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, ôn tập về từ loại chỉ cần thay đổi yêu cầu ghi trên nhị hoa. - Khi kết thúc trò chơi, để khắc sâu kiến thức của bài, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt câu với một vài tù' tìm được và chuẩn bị sẵn các phiếu khen thưởng để động viên các em. 3.2. Trò chơi rèn kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức : Ví dụ 1: Trò chơi “ Tiếp sức ” bài: Tổng kết vốn từ: (Bài tập 1b, Tiếng Việt lớp 5 tập I trang 159). 23
- Mục tiêu: - Tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho. - HS tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình. - HS yêu thích môn học Chuẩn bị: - Chúng ta sử dụng những cánh hoa bằng giấy bìa cứng.Giáo viên ghi từ cho sẵn vào cánh hoa các từ: đen, thâm, mun, huyền, ô, mực được ghi lần lượt vào các cánh hoa, các cánh hoa được xếp thành hình một bông hoa. - Nội dung bài tập thì ghi sẵn vào bảng phụ: - Bảng màu đen gọi là bảng - Mắt màu đen gọi là mắt - Ngựa màu đen gọi là ngựa - Mèo màu đen gọi là mèo - Chó màu đen gọi là chó - Quần màu đen gọi là quần Tiến hành: Trò chơi này cho học sinh đua 2 dãy, mỗi dãy cử 6 em tiếp sức nhau để hoàn thành bài tập Bước 1: Lần lượt các em sẽ chọn lần lượt các cánh hoa, chọn cánh hoa có từ nào thì đính vào phần bài tập cho phù hợp. Bước 2: Học sinh đọc lại toàn bộ bài tập đã làm để cả lớp nhận xét. Dãy nào đúng, hoàn thành trước là thắng cuộc. Ví dụ 2: Trò chơi “ Nhìn tranh, kể đoạn ” trong phân môn Kể chuyện sách Tiếng Việt lớp 4 bài “ Sự tích hồ Ba Bể ” trang 8. Mục đích: - Rèn kĩ năng kể đúng nội dung từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh vẽ gợi ý trong SGK hoặc tranh có sẵn của bộ đồ dung dạy học. - Luyện trí nhớ, trau dồi năng lực diễn cảm mạch lạc, đủ ý chính trong câu chuyện mình định kể. Chuẩn bị: - Bộ tranh kể chuyện, ghi rõ tranh 1,2,3,4. - 4 học sinh làm ban giám khảo và 1 thư kí. - Các tiêu chuẩn cho điểm chi tiết. - Bảng điểm chi tiết sẵn. Tranh số Tên học Nhận xét Xếp sinh GK1 GK2 GK3 GK4 loại 24
- 1 2 3 . Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể từng đoạn theo tranh của câu chuyện mà giáo viên đưa ra (4 học sinh thi kể). Bước 2: Ban giám khảo ghi nhận xét của từng người thi kể. Bước 3: Kết thúc cuộc thi thư kí xếp hạng nhất, nhì theo từng tranh và đánh giá cả 4 bức tranh của câu chuyện. Lưu ý: Tùy điều kiện thời gian và hoàn cảnh cho phép mà giáo viên có thể cho thi kể theo từng tranh hoặc cả 1 câu chuyện. 3.3. Trò chơi nhằm ôn tập tống hợp và rèn óc tư duy : Trò chơi “Phân tích nhân vật ” Ví dụ: Vận dụng cho bài : “ Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi ” ( Tiếng việt 4, tập 1, trang 115 - 116 ) Mục tiêu: - Hỗ trợ hiệu quả việc đọc hiểu của học sinh - Giúp học sinh phát triển kĩ năng miêu tả nhân vật trong bối cảnh của các sự kiện , xung đột hay mâu thuẫn. - Giúp học sinh hình thành các kĩ năng phân tích nhân vật bằng cách xem xét các khía cạnh như tính cách, ngoại hình, hoàn cảnh xuất than , công việc hay các thành tựu và quan niệm sống của các nhân vật này trong bối cảnh của câu chuyện. 25
- Vật liệu: - Một số giấy bìa. - Bút chì màu. - Giấy tập học sinh. - Kéo. - Dây nylon. Cách thực hiện: Bước 1: Sau khi học sinh đã đọc câu chuyện nhiều lần, giáo viên tổ chúc cho học sinh trong nhóm động não ghi ra các từ miêu tả về nhân vật qua việc sử dụng sơ đồ Mạng ý nghĩa . Thực hiện một mạng ý nghĩa là hoạt động động não viết ra các từ trên một tờ giấy lớn có ghi tên hay vẽ hình một nhân vật, sự kiện hay chủ đề, Bước 2: Trong nhóm, học sinh chọn các từ hay cụm từ trên sơ đồ Mạng ý nghĩa để viết ra các câu miêu tả nhân vật . Bước 3: Học sinh đọc và sửa các câu này trong nhóm. Các nhóm viết lại và trình bày bài viết hoàn tất. 27
- Bước 4: Tiếp theo, các nhóm trình bày hình nhân vật và bài miêu tả nhân vật cho cả lớp xem. Ghi chú: Tương tự, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động Phân tích nhân vật với các bài đọc về cuộc đời hay sự nghiệp của các nhân vật khác. 4. Những lưu ý khi vận dụng các trò chơi học tập: Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. 28
- Phương pháp dạy học bằng trò chơi cũng không ngoại lệ.Nhiệm vụ của người giáo viên là phải phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học bằng và khắc phục những nhược điểm của phương pháp đó.Sau đây tôi xin trình bày một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học bằng trò chơi: - Trò chơi học tập phải có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện. - Trò chơi cần diễn ra trong một thời gian hợp lí, phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. - Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập sẽ có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập giúp tiết học đạt hiệu quả cao. - Không lam dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tố chức quá nhiều trò chơi trong tiết học gây cho học sinh sự mệt mỏi. - Tránh lặp đi lặp lại trò chơi học tập trong tiết học sẽ không hấp dẫn học sinh, không thu hút học sinh. Khi sáng tạo các trò chơi học tập cần lưu ý: - Sáng tạo trên cơ sở phù hợp với mục tiêu bài học cũng như đặc trưng của từng phân môn. - Việc làm đồ dùng phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo tính khoa học, thấm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học. CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau hai năm nghiên cứu chương trình dạy Tiếng Việt lớp 4 - 5. Bằng cả sự lao động nỗ lực của thầy và sự rèn luyện chăm chỉ của trò. Chất lượng học Tiếng Việt của lớp tôi nói riêng và học sinh khối 4 - 5 trường tôi nói chung đã nâng cao rõ rệt. Từ chỗ học sinh còn thụ động tiếp nhận kiến thức thì giờ đây các em đã biết chủ động chiếm lĩnh các kiến thức trong các phân môn Tiếng Việt và hứng thú, tự tin học tập , sôi nổi trong mỗi giờ học. Các em luôn hăng say xây dựng bài học. Sau đây là kết quả đối chứng chất lượng môn Tiếng Việt đầu năm và cuối năm, năm học 2013-2014 đầu năm và cuối năm năm học 2014 - 2015 của khối khối 4 - 5 trường tôi như sau: Kết quả đối chứng đầu năm và cuối năm lớp 4C. Năm học 2013 – 2014 Điểm SS 9-10 7-8 5-6 3- 4 1 - 2 SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm 38 4 10,5 9 23,7 12 31,6 11 28,9 2 5,3 Cuối năm 9 23,7 19 50 9 23,7 1 2,6 0 0 29
- Kết quả đối chứng đầu năm và cuối năm các lớp khối 4 - 5. Năm học 2014 - 2015 Lớp SS Điểm 9-10 7-8 5-6 3 - 4 1 - 2 5C 38 SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm 9 23,7 15 39,5 7 18,4 6 15,7 1 2,7 Cuối năm 15 39,4 19 50 4 10,5 0 0 0 0 5A 39 SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm 13 33,3 17 43,5 7 17,9 2 5,3 0 0 Cuối năm 17 43,5 20 51,2 2 5,3 0 0 00 0 5B 34 SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm 10 28,5 12 34,2 8 22,8 4 14,5 0 0 Cuối năm 15 44,1 15 44,1 4 11,8 0 0 00 0 4A 40 SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm 8 20 25 62,5 5 12,5 2 5 0 0 Cuối năm 11 27,5 25 62,5 4 10 0 0 00 0 4B 38 SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm 6 15,7 20 52,6 7 18,4 5 13,3 0 0 Cuối năm 8 21,1 21 55,2 8 21,1 1 2,6 00 0 4C 35 SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm 4 11,4 19 54,2 8 22,8 3 8,5 1 3,1 Cuối năm 8 22,8 21 60 5 14,2 1 3 00 0 Qua so sánh kết quả tổng hợp đầu năm và cuối năm của hai khối lớp, tôi nhận thấy kết quả Tiếng Việt khối 4 - 5 của trường tôi đã được tăng lên một cách rõ rệt. Kết quả học sinh khá, giỏi đã được nâng lên và giảm học sinh yếu kém. * Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Để dạy học sao cho tất cả học sinh đều làm việc là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy. Đây là cách dạy học 30
- thông qua các hoạt động bằng tay của bản thân từng em học sinh. Bởi vì muốn biết làm một việc gì thì phải tự tay mình làm việc đó. Qua việc các em thực làm thì kiến thức mà các em khám phá được thông qua các trò chơi học tập sẽ in sâu,in đậm vào trí nhớ các em. - Qua việc vận dụng trò chơi học tập vào môn Tiếng Việt ở khối 4 - 5, tôi nhận thấy giáo viên đã giúp học sinh tự hoà mình vào cuộc “chơi mà học - vui mà học”. Các hoạt động trò chơi cũng tạo cho học sinh tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn trong hoạt động học tập và trong giao tiếp. Những học sinh thường nhút nhát, thụ động trong giờ học giờ đây đã chuyển sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Sự thích thú đó đã giúp các em từ việc ít chuẩn bị bài trước ở nhà giờ đã có thói quen chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp. Những học sinh giỏi thì ngày càng tự tin, năng động hơn. Các em biết chia sẻ, hợp tác với nhau, thân thiện, vui vẻ với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Thông qua trò chơi học tập, giúp cho tất cả học sinh đều có thể tham gia trò chơi (kể cả học sinh yếu). Nhờ vậy, giáo viên có thể kiểm soát được chặt chẽ hoạt động của từng em, dễ dàng giúp đỡ các em. - Nhờ vận dụng trò chơi học tập vào thực tế giảng dạy nên tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, vì kiến thức đã được các em tiếp thu một cách chủ động thông qua trò chơi. Tiết học sinh động hẳn lên và mang lại hiệu quả cao. - Đồng thời bản thân tôi cũng có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp, đảm bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập. - Các hoạt động dạy học trên lớp cần tạo được hứng thú học tập qua việc tự làm thêm đồ dùng dạy học (vật liệu dễ tìm) đẹp, lôi cuốn học sinh cùng tham gia, góp phần thúc đẩy động cơ học tập của học sinh. - Qua thực tế vận dụng trò chơi học tập trong dạy - học môn Tiếng Việt ở lớp 4 - 5 đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong năm học 2014 - 2015 lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả rất khả quan. - Chính sự say mê học tập và kết quả mà các em đạt được là nguồn động viên, thúc đẩy tôi phải luôn vận dụng các trò chơi học tập vào giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy môn Tiếng Việt. Chính vì thế mà bản thân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng các trò chơi mới để hấp dẫn học sinh, thu hút học sinh, lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. - Các trò chơi học tập không chỉ áp dụng riêng cho môn Tiếng Việt, không chỉ áp dụng cho đối tượng học sinh khối 4 - 5 mà còn áp dụng cho tất cả các môn học, cho tất cả các khối lớp ở bậc Tiểu học. Bởi lẽ, nó gắn liền với tâm lí lứa tuổi các em. Những trò chơi học tập có tác động mạnh mẽ, lôi cuốn các em một cách mãnh liệt nhất. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 31
- 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Ban giám hiệu quan tâm và triển khai việc áp dụng sáng kiến kịp thời. - Giáo viên và học sinh lớp4, 5. - Cơ sở vật chất nhà trường: phòng học, bàn ghế, tủ, đồ dùng thiết bị dạy học (tranh ảnh, mẫu vật, máy chiếu ). - Một số tư liệu, hình ảnh, đồ dùng dạy học chuẩn bị cho các trò chơi. - Sách giáo khoa khối lớp 4, 5. - Sách hoạt động và trò chơi Tiếng Việt lớp 4, 5. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Giáo viên có nhận thức đúng hơn về vị trí, vai trò của môn Tiếng Việt lớp 4 - 5. Từ đó, giáo viên luôn quan tâm và ư thức về vấn đề làm thế nào để giúp học sinh say mê và học tập môn Tiếng Việt lớp 4 - 5 đạt hiệu quả. - Với những trò chơi đề tài đưa ra luôn đòi hỏi giáo viên phải có sự tích hợp giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt, giữa các môn học khác với môn Tiếng Việt, giữa các khối 1+2+3 với khối 4+5 nên giáo viên phải có sự chú trọng hơn trong việc dạy cụ thể, kĩ càng các phân môn trong môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. - Giáo viên từ quan tâm, am hiểu đến yêu thích và nhiệt huyết, giáo viên sẽ áp dụng linh hoạt các biện pháp trong sáng kiến vào thực tiễn giảng dạy của mình. Từ đó có thể có thêm những biện pháp khác để nâng cao hiệu quả trong môn Tiếng Việt. - Các em được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, không một em nào tách rời ngoài cuộc. Hoạt động cũng thật đa dạng, lúc thì theo nhóm, lúc thì cá nhân và có khi lại là cả lớp. Đồng thời giải trừ được mệt mỏi, căng thẳng trong giờ học. - Về phía bản thân tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Vì kiến thức được các em tiếp thu một cách chủ động tích cực thông qua trò chơi. Kĩ năng vận dụng trò chơi của tôi linh hoạt hơn, thành thạo hơn. Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp nhất, đảm bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập. Từ đó khả năng sáng tạo được nâng lên một bước, giúp cho cho tôi thiết kế được nhiều trò chơi học tập một cách nhanh nhạy hơn. - Sáng kiến đưa ra các cách vận dụng và thiết kế trò chơi để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tự nhiên nhất, có ví dụ minh họa tương ứng với 32
- mỗi biện pháp giúp cho người đọc dễ hiểu, giáo viên dễ áp dụng vào thực tiễn cụ thể của mình. Giáo viên không chỉ có thêm phương pháp dạy học giúp học sinh nâng cao chất lượng Tiếng Việt mà còn giúp các em có cơ hội rèn luyện các kĩ năng cần thiết khi tham gia các trò chơi học tập. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Từ năm học 2013 - 2014, sau khi áp dụng sáng kiến của tôi vào thực tế, trường A đã thu được những kết quả đáng kể trong việc dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 4, 5. - Trong thời gian tiến hành việc vận dụng các trò chơi học tập vào thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiếu học, tôi nhận thấy không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. - Ngoài ra những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. - Những học sinh năng khiếu thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm cao 33
- trong việc học tập còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành một nhiệm vụ học tập. - Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời, phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích lũy trong cuộc sống thông qua hoạt động chơi. - Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi. - Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu : Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến 1. Nguyễn Tuấn Anh Trường Tiểu học MônTiếng Việt Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 2. Hoàn Thị Minh Hằng Trường Tiểu học MônTiếng Việt Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 3. Tạ thu Phương Trường Tiểu học MônTiếng Việt Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 4. Nguyễn Thị Yến Trường Tiểu học MônTiếng Việt Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 5. Nguyễn Thị Hảo Trường Tiểu học MônTiếng Việt Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 6. Nguyễn Thị Hiền Trường Tiểu học MônTiếng Việt Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 7. Phạm Thị Năm Giang Trường Tiểu học MônTiếng Việt Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 8. Nguyễn Thị Dung Trường Tiểu học MônTiếng Việt Minh Tân, huyện Yên 38
- Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 9. Đỗ Thị Phúc Trường Tiểu học MônTiếng Việt Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 10. Nguyễn Thị Tâm Trường Tiểu học MônTiếng Việt Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Yên Lạc, ngày 20 tháng 5 năm 2016 Yên Lạc, ngày 20 tháng 5 năm 2016 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Thanh Hương 39