Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao chất lượng dạy và học ở cấp Tiểu học

doc 14 trang thulinhhd34 7772
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao chất lượng dạy và học ở cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_chi_dao_chuyen_mon_ve_viec_nan.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao chất lượng dạy và học ở cấp Tiểu học

  1. Đặc biệt là giáo viên đưa ra các tình huống tạo cho học sinh phát huy hết nội lực trong học tập sáng tạo, khai thác nội dung bài học và đạt kết quả. 5. Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn ở trường Tiểu học. Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn không thể thiếu được trong trường học. Vì nó rất quan trọng trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn. Nếu không kiểm tra, thanh tra chuyên môn đối với giáo viên – học sinh thì không thể nắm được kết quả qua quá trình thực hiện kế hoạch chuyên môn như thế nào. Ví dụ như: giáo viên dạy cái gì, học sinh học và làm gì? Việc dạy và học có đổi mới không ? và có chất lượng thực sự không ? Lúc đó chúng ta mới thấy được hoạt động của giáo viên – học sinh và đánh giá được hiệu quả chất lượng dạy và học của mỗi giáo viên – học sinh trong lớp đó. Đồng thời có kế hoạch điều chỉnh việc chỉ đạo chuyên môn tiếp theo như thế nào giúp giáo viên dạy học có chất lượng cao. Vì vậy, hàng năm phải xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, trong đó xây dựng nội dung, hình thức, thời gian cụ thể; phân công thành phần kiểm tra và tổ chức thực hiện thường xuyên theo kế hoạch. - Kiểm tra toàn diện để đánh giá trình độ mọi mặt của giáo viên, từ đó làm căn cứ xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. - Kiểm tra chuyên đề để nhằm xác định tính khả thi của các nội dung đã triển khai. - Kiểm tra đột xuất nhằm rèn cho giáo viên tính tự giác trong mọi trường hợp. Đặc biệt chú trọng kiểm tra công tác soạn giảng của giáo viên; kiểm tra giáo án trên lớp, quan tâm đến công tác chuẩn bị, đến những nội dung giáo viên áp dụng theo vùng, miền. Kiểm tra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có sát với thực tế không. - Kiểm tra chất lượng dạy học của giáo viên thông qua dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên để đánh giá được sự đầu tư, trình độ của giáo viên thông qua sắp xếp, trình bày văn bản. - Kiểm tra công tác tự học tự rèn thông qua việc cập nhật thông tin bài giảng. - Kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nội dung này đã được triển khai sâu rộng trước giáo viên và học sinh và đã đi vào thực hiện có hiệu quả. Cụ thể là: + Giáo viên chủ nhiệm đã vận động được phụ huynh cùng tham gia thực hiện cuộc vận động này như góp phần làm vệ sinh lớp học, mua chậu hoa cây cảnh, trang trí lại lớp học cho đẹp . Điều này đã tạo được sức mạnh tổng hợp, tình cảm gần gũi, thân thương giữa cô giáo, học sinh, phụ huynh làm cho không khí trường học, lớp học thân thiện và đoàn kết hơn. 5
  2. + Nhà trường lúc nào cũng Xanh – Sạch – Đẹp và được bổ sung cây cảnh làm đẹp cho trường, đã gây được cảm tình đối với mọi người; trường ra trường; lớp ra lớp + Giáo viên – học sinh đã có nề nếp thi đua dạy và học có hiệu quả khá cao. Còn những hạn chế trong chuyên môn của giáo viên dần dần được khắc phục dưới sự giúp đỡ của người thanh tra, kiểm tra chuyên môn. - Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn gắn liền với công tác dự giờ đột xuất, khảo sát chất lượng học sinh sau khi dự giờ xong tiết đó nhằm đánh giá thực chất việc dạy của giáo viên. Đây là việc làm thường xuyên của công tác quản lý chuyên môn trong trường học để tác động đến giáo viên dạy thực chất, học sinh học thực chất và có hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học. Việc làm này đã tạo điều kiện cho nhà trường có cơ sở đánh giá chuẩn giáo viên và học sinh Tiểu học. Nó còn giúp cho việc quản lý chỉ đạo chuyên môn có thêm kinh nghiệm quản lý chuyên môn vững chắc hơn. 6. Xây dựng nề nếp lớp học ở trường Tiểu học. - Nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học cần phải xây dựng nề nếp lớp học cho thật tốt. Lớp học có nề nếp thì việc dạy học của giáo viên mới có nhiều thuận lợi về tổ chức phương pháp dạy học và hiệu quả giáo dục cao hơn. Nếu lớp không có nề nếp học sinh sẽ mất trật tự trong lớp học, tạo cho giáo viên lúng túng trong tiết dạy, kết quả GD không cao. - Việc xây dựng nề nếp lớp học, giáo viên luôn luôn duy trì, củng cố và phát triển. Coi dạy là việc làm thường xuyên và liên tục đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học. Nhằm tạo cho học sinh có thói quen nề nếp học tập, sinh hoạt ở lớp cũng như ở nhà. - Ngoài ra giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh có thói quen sinh hoạt ngoài giờ lên lớp: biết giao tiếp sinh hoạt với bạn bè, với cộng đồng xã hội. Hình thành cho học sinh có ý thức, có hành vi kỹ năng sống trong sinh hoạt, vui chơi 7. Đánh giá kết quả học sinh Tiểu học. Việc đánh giá kết quả học sinh là việc làm thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm lớp. Được áp dụng thực hiện theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; đối với học sinh khuyết tật được đánh giá theo quyết định 23/2006/ QĐ–BGD – ĐT ngày 22/5/2006. - Giáo viên đánh giá, nhận xét học sinh qua quá trình học tập phải chuẩn mực; phân loại được học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu. - Giáo viên phối hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá nhận xét học sinh qua từng đợt và điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp. Nhằm giúp học sinh học tập ngày một tiến bộ, đi đúng hướng để đạt mục tiêu chuẩn kiến thức ở các môn học. 6
  3. - Tổ chức việc đánh giá kiểm tra định kì phải cụ thể hoá các bài kiểm tra của học sinh. Muốn được vậy trong công tác tổ chức coi và chấm các bài kiểm tra và tự đánh giá các môn nhận xét của học sinh phải khách quan, vô tư, đúng và chính xác, có chất lượng. Việc đánh giá kết quả của học sinh là kết quả của giáo viên, là sản phẩm trí tuệ của giáo viên trong quá trình dạy học. 8. Tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học. Tạo điều kiện, động viên giáo viên tự làm đồ dùng dạy học cho các tiết học, tránh tình trạng giáo viên lên lớp dạy chay. Coi việc làm và sử dụng thiết bị dạy học là một việc làm thường xuyên và lấy đó làm một trong những tiêu chí thi đua, xếp loại hàng tháng. Hướng dẫn giáo viên sử dụng các vật liệu rẻ tiền để làm đồ dùng dạy học. Giao chỉ tiêu về số lượng đồ dùng dạy học có chất lượng cho mỗi giáo viên trong từng năm học. Khen thưởng, động viên kịp thời những giáo viên có thành tích, tích cực trong việc làm và sử dụng thiết bị dạy học. 9. Tổ chức viết và trao đổi sáng kiến kinh nghiệm. Công tác này được phát động hàng năm vào đầu năm học. Đây được xem như một cuộc sinh hoạt chuyên môn, tạo điều kiện cho một giáo viên được trình bày quan điểm của mình. Hiệu trưởng là người phải gương mẫu thực hiện và thường xuyên động viên, hướng dẫn giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm về các đề tài giảng dạy và giáo dục, viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Đồng thời mỗi dịp trình bày, thảo luận sáng kiến cũng là một cơ hội để học hỏi, trao đổi, nâng cao hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc về chuyên môn. * Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên trường Tiểu học Kim Long B năm học 2019-2020. a. Thuận lợi. - Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động trong công việc. - Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, có ý thức tự học, tự rèn, 100% giáo viên có trình độ chuẩn, ý thức được việc nâng cao chất lượng, giáo dục học sinh phát triển toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong công tác giảng dạy. Giáo viên có kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. - Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức, chịu khó vươn lên trong học tập. - Cơ sở vật chất, thiết bị thư viện phục vụ cho công tác giảng dạy tương đối phong phú, đầy đủ và đảm bảo. b. Khó khăn - Mặc dù trường đóng trên địa bàn trung tâm, nhưng đa số học sinh là con em gia đình làm nông. Học sinh diện chính sách, hộ nghèo còn nhiều nên việc quan tâm, chăm lo học tập cho con em của phụ huynh cũng như việc tiếp thu kiến thức của các em có phần hạn chế. 7
  4. - Một số phụ huynh học sinh có quan niệm cho con em đi học để biết đọc, biết viết là được. Việc học của con, họ giao khoán cho nhà trường, coi đó là nhiệm vụ của thầy cô giáo. c. Nguyên nhân. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Kim Long B đã có những cố gắng về việc vận dụng đổi mới các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng. Một số ít giáo viên giỏi, giáo viên khá đã quan tâm đến phương pháp cải tiến dạy học một cách triệt để. Song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan lên phong trào đổi mới phương pháp dạy học của nhà trường còn có những hạn chế nhất định, vẫn chịu ảnh hưởng cách dạy học cũ. Giáo viên lên lớp với sách giáo khoa, bài soạn đơn giản là đa phần, chỉ có một số ít tài liệu tham khảo. Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên dùng phương pháp giảng dạy, thuyết trình, làm mẫu, hỏi đáp. Hoạt động chủ yếu của học sinh là nghe giảng - làm quen bài mẫu - Trả lời theo yêu cầu của giáo viên. Do làm theo tài liệu có sẵn nên giáo viên thường lệ thuộc hoàn toàn vào tài liệu, không có tính sáng tạo. Học sinh chỉ lĩnh hội kiến thức một cách thụ động từ giáo viên, nhiều học sinh chỉ biết nghe theo, làm theo, nói theo sự áp đặt của giáo viên. Do vậy chức năng linh hoạt, sáng tạo của cả giáo viên lẫn học sinh đều bị hạn chế. - Học sinh Tiểu học còn nằm trong lứa tuổi vừa học, vừa chơi, chủ yếu nhiều em còn ham chơi, chưa có sự quan tâm, nhắc nhở của gia đình. - Học sinh nghỉ hè không ôn bài, chơi nhiều sao nhãng kiến thức đã học. - Các em có tham gia ôn tập nhưng không chú ý, không tập trung nghe giảng – thực hành bài tập. Do vậy, khi tham gia khảo sát tự làm bài không đạt yêu cầu. - Ngoài ra một số ít học sinh mất kiến thức cơ bản trong quá trình học - Một số giáo viên còn vị nể phụ huynh học sinh, nên việc đánh giá ghi điểm học sinh qua các đợt kiểm tra chưa chính xác, chưa thực sự thực chất. Cứ như vậy làm cho học sinh có điểm cao mà kiến thức bị hổng. Trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn phải làm như thế nào để có chất lượng dạy – học thực chất và bền vững về khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh Tiểu học. d. Kết quả đạt được của giáo viên trong năm học trước. Qua quá trình nghiên cứu thực hiện các biện pháp về công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học, từ những thực trạng trên nên kết quả xếp loại giáo viên và học sinh trong năm học 2018-2019 như sau: 1. Với giáo viên: - Chiến sĩ Thi đua cơ sở : 03 đồng chí; - Trường đạt Tập thể lao động xuất sắc. 2. Với học sinh: 8
  5. - Kết quả xếp loại 2 mặt. + Phẩm chất: Đạt 572/572 HS = 100% . + Năng lực: - Hoàn thành tốt nội dung các môn học: 394 em; - Có tiến bộ trong học tập: 82 em; - Có ý thức và trách nhiệm cao trong học tập và tự quản: 12 em. - Tỷ lệ học sinh lên lớp: 97,6 %. - Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: 100%. e. Giải pháp. Với đặc điểm tình hình, kết quả của năm học đã trình bày ở trên, để đáp ứng với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đòi hỏi người cán bộ quản lý phải quan tâm đến việc tìm tòi giải pháp chỉ đạo các tổ khối chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy nội lực của đội ngũ giáo viên trong việc giảng dạy. Bản thân tôi có một số giải pháp sau: 1. Chỉ đạo nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên. 2. Chỉ đạo nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, xây dựng kế hoạch giảng dạy. 3. Chỉ đạo soạn, giảng mẫu. 4. Chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng giảng dạy. 5. Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy. 6. Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. 7. Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn ra đề khảo sát học sinh hàng tháng theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Với những giải pháp trên tôi đã áp dụng vào thực tế như sau. 1. Chỉ đạo nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên. Tổ chức cho giáo viên học tập các nghị quyết của Đảng các cấp về chiến lược giáo dục đào tạo. Học tập chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ năm học 2018-2019, hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học của sở GD & ĐT Vĩnh Phúc và phòng GD-ĐT Tam Dương. Nghiên cứu kỹ các thông tư, quyết định hướng dẫn về đánh giá xếp loại học sinh. Hướng dẫn giảm tải nội dung chương trình dạy học để mỗi giáo viên nắm vững và thực hiện tốt. Đẩy mạnh các phong trào thi đua: “Kỷ cương -Tình thương -Trách nhiệm”,“giỏi việc trường đảm việc nhà” chỉ đạo cho Đảng viên đi đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. 9
  6. Làm tốt công tác tư tưởng để đội ngũ giáo viên hăng say với nghề.“Tất cả vì học sinh thân yêu”, tạo nên không khí phấn khởi thi đua: “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường. 2. Chỉ đạo nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, xây dựng kế hoạch giảng dạy: 2.1 Nghiên cứu chương trình giảng dạy: Trước hết chỉ đạo tổ khối quán triệt để giáo viên hiểu rõ: Chương trình giảng dạy các môn học của bậc tiểu học mang tính khoa học và pháp lệnh không được cắt xén hoặc xem nhẹ môn nào. Tổ trưởng và giáo viên phải nắm vững được yêu cầu kiến thức và kỹ năng cần truyền thụ, rèn luyện cho học sinh. Nâng cao nhận thức cho tổ trưởng, từng giáo viên hiểu rằng: Nội dung chương trình kế hoạch giảng dạy là cụ thể hoá mục tiêu giáo dục. Vì vậy việc thực hiện đầy đủ nghiêm túc chương trình có ý nghĩa quyết định việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chỉ đạo nghiên cứu chương trình giúp giáo viên nắm chắc chương trình của từng lớp và cả cấp học, từ đó xác định chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt được ở từng môn học để sử dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp. 2.2 Chỉ đạo nghiên cứu sách giáo khoa môn học: Sách giáo khoa thể hiện nội dung kiến thức của từng bài dạy, môn học. Giáo viên phải nghiên cứu để nắm vững nội dung từng bài, xác định đúng ý đồ của tác giả để tham khảo các tài liệu hướng dẫn rồi vận dụng trong quá trình soạn giảng đạt được kết quả mong muốn. Đây là yêu cầu cần thiết trong chuyên môn mà mỗi giáo viên phải quan tâm thực hiện. 2.3 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy: Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể của tổ, kế hoạch giảng dạy toàn diện. Kế hoạch cho từng bài, từng ngày, từng tuần. Yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng thông qua tổ khối chuyên môn thảo luận, tham gia góp ý kiến, bổ xung cho hoàn thiện. Hàng tháng phải kiểm tra kế hoạch giảng dạy của từng tổ, của từng giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn phải có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc mọi tổ viên thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy của tổ. 2.4 Chỉ đạo soạn, giảng mẫu: a. Soạn bài mẫu: Chất lượng giờ dạy tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu soạn bài. Vì vậy trước hết cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc soạn bài cho đội ngũ giáo viên. Chính vì vậy mà tôi đã chỉ đạo cho tổ chuyên môn chọn giáo viên có chình độ chuyên môn giỏi làm cốt cán thực hiện soạn mẫu tất cả các môn học ngay từ đầu năm học .Giáo viên cốt cán nghiên cứu kỹ chương trình bài dạy trong sách giáo khoa ; tham khảo sách hướng dẫn sau đó thiết kế bài soạn theo yêu cầu cụ thể của từng bài , trong bài soạn thể hiện rõ việc thầy - việc trò . chuẩn bị đồ dùng phục vụ bài dạy . tổ chức hội thảo về bài soạn mẫu 10
  7. để tập thể giáo viên trong tổ tham gia góp ý , bổ sung bài soạn hoàn thiện trước khi lên lớp giảng mẫu . b. Tổ chức dạy mẫu: Sau khi đã chỉ đạo hoàn thành soạn bài mẫu ,tôi cho triển khai dạy mẫu để cho giáo viên trong tổ khối chuyên môn dự. Qua các tiết dạy mẫu, các tổ chuyên môn họp rút kinh nghiệm, trên cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học đã dược nghiên cứu. Mỗi giáo viên tham gia về tổ chức giờ dạy, vận dụng phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên, hoạt động của học sinh Để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trò. Từ đó nêu bật được sự thành công, hạn chế của giờ dạy, bổ sung hoàn thiện giờ dạy. Từ chỉ đạo soạn, giảng mẫu tôi cho triển khai áp dụng soạn giảng ở tất cả các giáo viên trong toàn trường. Ban giám hiệu cùng tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch dự giờ từng giáo viên đồng thời rút kinh nghiệm cho từng người theo thống nhất bài soạn, giảng mẫu. 2.5 Chỉ đạo làm đồ dùng dạy học: Đổi mới phương pháp dạy học gắn bó chắt trẽ với đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học từng môn học. Cá thể hoá dạy học, dạy học tự phát hiện, tự chiếm lĩnh đòi hỏi mỗi học sinh, mỗi nhóm học sinh phải có đầy đủ phương tiện học tập. Với điều kiện kinh phí chưa cho phép, để có đồ dùng dạy học, chúng tôi đã vận động giáo viên tự làm các loại phiếu học tập theo trình độ phát triển của từng nhóm học sinh. Khuyến khích giáo viên sử dụng các vật liệu dễ kiếm, dễ tìm và rẻ tiền để làm đồ dùng phù hợp với các môn học. Tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm nhân dịp 20/11; 8/3 để động viên thi đua và bổ xung thêm vào thiết bị nhà trường những đồ dùng dạy học có chất lượng, đảm bảo dược việc trống dạy “chay”. Vận động phụ huynh học sinh mua đủ SGK, đồ dùng học tập cho con em mình. Động viên học sinh tự làm đồ dùng học tập cá nhân. 2.6 Chỉ đạo công tác kiểm tra dạy học: Trước hết cần tăng cường dự giờ, thăm lớp để đánh giá chính xác kết quả giờ dạy của giáo viên. Cùng với tổ trưởng CM, giáo viên giỏi tổ chức dự nhiều giờ nhiều giáo viên để có cơ sở khái quát, đánh giá đảm bảo những nhận xét mang tính phổ biến, khách quan, chính xác. Tổ chức kiểm tra định kì 1 tháng/ lần trong khối tổ chuyên môn, kiểm tra chéo giữa các khối để đánh giá chính xác bài soạn của từng giáo viên. Bên cạnh đó BGH lên KHKT toàn diện và KTCĐ đối với từng giáo viên để từ đó nhắc nhở động viên giáo viên kịp thời. Song song với việc đánh giá hoạt động của giáo viên, tôi còn chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá kết quả học tập của từng học sinh mỗi bài kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu: - Các bài kiểm tra phải phù hợp với đặc trưng của từng môn. 11
  8. - Cơ bản và cập nhật, toàn diện, chuẩn mực,dễ đánh giá, đòi hỏi nỗ lực hợp lí của mọi đối tượng học sinh. - Các bài kiểm tra phải phát huy được tác dụng của vịêc đổi mới phương pháp dạy học. 2.7 Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: - Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu, hội thảo để trang bị lí luận cho giáo viên. Chỉ đạo tổ khối chuyên môn đẩy mạnh phong trào thăm lớp dự giờ, thao diễn giảng dạy, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp, viết sáng kiến KN của bản thân. Tổ chức chuyên đề về đổi mới các hình thức tổ chức dạy học Để từ đó mỗi giáo viên sẽ dút ra được cho mình phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời chỉ đạo tổ chức chuyên môn đổi mới hình thức sinh hoạt của tổ có chất lượng. Động viên giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề, mua các loại tạp chí GD để tham khảo. Trường tạo điều kiện thuận lợi để GV đi học nâng cao trình độ đáp ứng được với yêu cầu đổi mới. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để chỉ đạo có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học, tôi xin có một số đề xuất sau: - Đối với trường: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. - Đối với cấp trên: Tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị cho trường tiểu học. Quan tâm hơn nữa đến việc động viên khen thưởng để khích lệ phong trào dạy và học đạt kết quả cao. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: Tập thể GV của nhà trường nhận thấy khi áp dụng thử có nhiều mặt tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp cũng như giảng dạy học sinh trên lớp. Khi đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm các em thấy mình được chủ động hơn khi tiếp thu bài giảng của giáo viên, năng động hơn khi học tập theo nhóm, thực hành bài học tốt hơn khi cô giáo giao bài luyện tập ngay tại lớp. Học sinh có hứng thú hơn khi học tập và rèn luyện tại trường. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Quá trình quản lý chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học Kim Long B năm học 2019-2020, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau: 12
  9. 1. Quán triệt các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành giáo dục và các quyết định của Bộ giáo dục & Đào tạo, trong đó đặc biệt chú trọng kế hoạch nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và đào tạo Tam Dương, Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22/9/2016; Hướng dẫn số 896/BGD-ĐT, ngày 13/2/2006 và các văn bản khác có liên quan đến chuyên môn. 2. Xây dựng kế hoạch chuyên môn có lộ trình, có nội dung biện pháp thực hiện rõ ràng. 3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giám sát việc thực hiện chuyên môn đối với giáo viên Tiểu học. 4. Công tác tổ chức phối hợp: Làm tốt công tác sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp. 5. Tổ chức tốt các cuộc thi đua “Dạy tốt – học tốt” tập trung cho việc tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đạt được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường và sự quyết tâm đầy trách nhiệm của đội ngũ giáo viên. Trên đây là một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học Kim Long B trong năm học 2019-2020. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Áp dụng đồng bộ trong năm học tới. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Phạm vi/Lĩnh vực STT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ áp dụng sáng kiến 1 Lê Thị Thanh Hương GVCN lớp 4A học sinh lớp 4A 2 Lê Thị Mỹ Hạnh GVCN lớp 4B học sinh lớp 4B 3 Tạ Thị Ngọc Tuyết GVCN lớp 4C học sinh lớp 4C 4 Lê Thị Hạnh GVCN lớp 5A học sinh lớp 5A 5 Dương Thị Hương GVCN lớp 5B học sinh lớp 5B 6 Nguyễn Thị Hường GVCN lớp 5C học sinh lớp 5C Kim Long, ngày 27 tháng 3 năm 2020 Kim Long, ngày 25 tháng 3 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Lệ Hương Ngô Thúy Hằng 13