Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh Lớp 5

pdf 35 trang binhlieuqn2 8085
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doi_don_vi_do_dien_tich_ch.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh Lớp 5

  1. 20 Cách làm này rất thuận tiện cho những học sinh không nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo không liền kề nhau. Học sinh vận dụng đổi các đơn vị đo một cách dễ dàng Cách 3: (Nhân tương ứng với 100, 10000, 1000000) * Xác định mối quan hệ giữa đơn vị đã cho và đơn vị cần đổi. * Dựa vào mối quan hệ trên để lập phép nhân với 100,10000,1000000, Ví dụ: 41 m2 = cm2 * m2 và cm2 hơn kém nhau 10000 lần: 1 m2 = 10000 cm2 * Học sinh dựa vào mối quan hệ đó và lập phép nhân tương ứng. 41 x10000 = 410000 Vậy 41 m2 = 410000 cm2 Cách 4: Nhẩm đếm theo đơn vị: Ví dụ : 41m2 = cm2. * Đọc 41 m2, viết 41 chỗ chấm. * Liền sau m2 là dm2 nên viết thêm 2 chữ số 0 vào sau 41. (Vì mỗi đơn vị đo ứng với 2 chữ số). * Liền sau dm2 là cm2, viết thêm tiếp 2 chữ số 0 vào sau 4100. Ta có 41m2 = 410000 cm2 Lưu ý: Câu hỏi khắc sâu kiến thức: Vì sao ta viết 2 chữ số 0 vào mỗi đơn vị dm2 và cm2 ? 1 Dạng 1.2: m2 = cm2. 2
  2. 21 Cách 1: (Nhân liên tiếp với 100) (Dành cho HS nhận thức chậm) *Viết tên các đơn vị đo liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé có dạng: x100 x100 x100 x100 x100 x100 km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 * Xác định số khoảng cách tới đơn vị đã cho tới đơn vị cần đổi. * Xác định mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề * Viết số đã cho vào dưới tên đơn vị tương ứng. * Dựa vào mối quan hệ trên để lập các phép nhân với 100. (cứ mỗi khoảng cách nhân với một số 100) 1 - HS đặt phép tính: x 100 x 100= 1x100x100 = 5000 2 2 1 Vậy : m2 = 5000 cm2. 2 Cách 2 : (Dựa vào ý nghĩa của phân số) * Dựa vào mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liên quan để đổi 1 đơn vị đo đã cho bằng bao nhiêu đơn vị mới. * Lấy số đo mới chia cho mẫu số rồi nhân với tử số của phân số đã cho. Ví dụ: m2 = cm2. Đổi 1m2 = 10000 cm2. ; Lấy 10000 : 2 x 1 = 5000 Vậy : m2 = 5000 cm2. Cách 3: (Viết phân số thành số thập phân rồi đổi dịch chuyển dấu phẩy) * Chuyển = 0,5 nên m2 = 0,5 m2 * Dựa vào số khoảng cách để dịch chuyển dấu phẩy sang phải 4 chữ số và ta có: m2 = 5000 cm2. Lưu ý: Đây cũng là dạng đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé nhưng không áp dụng được cách 3 và 4 như số tự nhiên ở dạng 1.1 Dạng 1.3: 4,1658 m2 = cm2 4,3 m2 = cm2
  3. 22 Cách 1: (Nhân liên tiếp với 100) (giống như ở dạng 1.1) Cách 2:(Nhân tương ứng với 100 ,10000,1000000) Cách 3: Dịch chuyển dấu phẩy: ( dựa theo số khoảng cách) (Dành cho HS nhận thức chậm) Ví dụ: 4,1658 m2 = cm2. 100 100 * Viết tên các đơn vị có liên quan: m2 dm2 cm2 * Từ m2 cm2 có 2 khoảng cách . * Dịch chuyển dấu phẩy của số thập phân sang bên phải 4 chữ số. (Vì có 2 khoảng cách mỗi khoảng cách ứng với 2 chữ số). Vậy: 4,1658 m2 = 41658, cm2 ( Lưu ý hs : Phần thập phân bằng 0 nên ta viết gọn là 41658) Lưu ý: Câu hỏi khắc sâu kiến thức: Vì sao ta dịch chuyển dấu phẩy sang phải 4 chữ số? Vì sao chỉ được dịch chuyển dấu phẩy sang phải chứ không được dịch chuyển sang trái? Cách 4: Dịch chuyển dấu phẩy bằng cách nhẩm đếm: (Dành cho HS nhận thức khá nhanh, HS nhận thức chậm) Ví dụ: 4,1658 m2 = cm2. Từ m2 đến cm2 có 2 khoảng cách nên dịch chuyển dấu phẩy sang phải 4 chữ số bằng cách: * Chỉ vào chữ số 1 đếm 1 chỉ vào chữ số 6 đếm 2 chỉ vào chữ số 5 đếm 3 chỉ vào chữ số 8 đếm 4, nói phẩy viết dấu phẩy. Tức là vừa chỉ vừa đếm: một, hai, ba, bốn, phẩy. Sau đó viết kết quả. ( Xem minh họa dưới đây). 4,1 6 5 8 m2 1 2 3 4 , 4165 8, Vậy : 4,1658 m2 = 4165 8 cm2 Lưu ý : - Sau khi đếm đủ 4 chữ số thì dấu phẩy được chuyển ra sau chữ số 8. - Phần thập phân bằng 0 nên ta viết gọn là 41658.
  4. 23 - Câu hỏi khắc sâu kiến thức: Vì sao phải đếm đủ 4 chữ số rồi mới dịch chuyển dấu phẩy? Vì sao ta dịch chuyển dấu phẩy sang phải 4 chữ số? Vì sao chỉ được dịch chuyển dấu phẩy sang phải chứ không phải là dịch sang trái ? Ví dụ 2: 4,3 m2 = dm2 * Từ m2 đến dm2 có 1 khoảng cách nên dịch chuyển dấu phẩy sang phải 2 chữ số bằng cách chỉ vào chữ số 3 đếm 1. * Vì đang còn thiếu 1 chữ số nữa mới đủ 2 chữ số để dịch chuyển dấu phẩy nên ta dùng dấu chấm biểu thị chữ số đó và viết 1 chữ số 0 vào dấu chấm. 4 , 3 . m2 4 , 3 0 m2 (1) (2) Vậy : 4, 3 m2 = 430 dm2 Lưu ý: - Câu hỏi khắc sâu kiến thức: Vì sao phải viết thêm 1 chữ số 0 rồi mới dịch chuyển dấu phẩy? Kết luận: Đối với dạng 1.3 * Học sinh cần xác định đúng là phải dịch chuyển dấu phẩy sang phải hay sang trái bao nhiêu hàng. Dạng 2: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: Có các tiểu dạng : 2 2 1. 73 cm = dm 2 2 2. 285 m = hm 2 = 2 3. 410000 m dam Dạng 2.1: 73 cm2 = dm2 Cách 1: Lập bảng: (Dành cho HS nhận thức chậm) Ví dụ: 285 m2 = hm2. * Viết tên các đơn vị có liên quan: * Viết các chữ số 2 ; 8 ; 5 vào dưới tên đơn vị tương ứng rồi viết các chữ số 0 vào các vị trí còn thiếu . * Điền dấu phẩy vào sau đơn vị cần đổi là hm2 , ta có :
  5. 24 Đề bài hm2 dam2 m2 Kết quả 285 m2 = hm2 00 , 02 85 285 m2 = 0,0285 hm2 Vậy : 285 m2 = 0,0285 hm2 Lưu ý: Câu hỏi khắc sâu kiến thức: ? Vì sao cả chữ số 5 và 8 đều thuộc đơn vị m2 ? ? Vì sao phải viết thêm 1 chữ số 0 vào bên trái chữ số 2? Tại sao không viết thêm vào bên phải ? ? Vì sao phải viết 2 chữ số 0 vào đơn vị hm2? Tại sao viết dấu phẩy ở sau 2 chữ số 0 thuộc hm2? Cách 2: Chia liên tiếp cho 100 (Dành cho HS nhận thức chậm) * Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé có dạng: km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 :100 :100 :100 :100 :100 :100 * Xác định số khoảng cách từ đơn vị đã cho đến đơn vị cần đổi. * Dựa vào mối quan hệ trên để lập phép chia cho 100. (Cứ mỗi khoảng cách ta chia cho 100). Ví dụ : 285 m2 = hm2 * Viết tên các đơn vị có liên quan hm2 dam2 m2 :100 :100 * Xác định từ hm2 m2 có 2 khoảng cách . Ta có : Lấy 285 : 100 : 100 Vậy : 285 m2 = 0,0285 hm2 Lưu ý : - Câu hỏi để khắc sâu cách làm cho HS: Vì sao thực hiện chia liên tiếp 2 lần cho 100 ? Cách 3: ( Chia tương ứng cho 100, 10000, 1000000) * Xác định mối quan hệ giữa đơn vị đã cho và đơn vị cần đổi. * Dựa vào mối quan hệ trên để lập phép chia (hoặc phép nhân với phân số thập phân tương ứng).
  6. 25 Ví dụ : 73 cm2 = dm2 * Xác định mối quan hệ giữa cm2và dm2 là: dm2 và cm2 hơn (kém) nhau 100 lần. 1 1 dm2 = 100 cm2 hoặc 1cm2 = dm2 100 * Học sinh dựa vào mối quan hệ đó và lập phép chia: 1 73 : 100 = 0,73 ( hoặc 73 x = 0,73 ) 100 Và có kết quả là: 73 cm2 = 0,73 dm2 Lưu ý :- Câu hỏi để khắc sâu cách làm cho hs : Khi làm bài theo cách này em cần dựa vào kiến thức nào? Cách 4: (Viết số đo đã cho dưới dạng phân số thập phân sau đó chuyển thành số thập phân) Vdụ: 73 cm2 = dm2 * Viết dm2 cm2 :100 * Ta thấy dm2 và cm2 hơn kém nhau 100 lần nên ta có : 73 73 cm2 = dm2 = 0,73 dm2 100 Vậy : 73 cm2 = 0,73 dm2 Lưu ý: Câu hỏi để khắc sâu cách làm cho HS : Vì sao em viết được 73 cm2 thành dm2 Cách 5 : ( Nhẩm ) Ví dụ: 285 m2 = hm2. * Chữ số 8 và 5 thuộc m2, viết 8 và 5 vào chỗ chấm * Liền trước m2 là dam2 , viết chữ số 2 liền trước chữ số 8. * Để dam2 có đủ 2 chữ số ta viết thêm một chữ số 0 vào bên trái tiếp chữ số 2. * Liền trước dam2 là hm2 , viết 2 chữ số 0 liền tiếp chữ số 0 vừa viết ở trên. * Bài y/c đổi về hm2 nên dừng lại ở đơn vị hm2 và viết dấu phẩy sau 2 chữ số ứng với hm2. Ta có : 285 m2 = 00,0285 hm2 285 m2 = 0,0285 hm2 Vậy : 285 m2 = 0,0285 hm2 Dạng 2.2: d, 410000 m2 = dam2
  7. 26 Cách đổi đơn giản nhất là xóa bớt các chữ số 0. Lưu ý với HS: Vì mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số nên mỗi khoảng cách xóa 2 chữ số 0. Cụ thể là : * Từ m2 dam2 có 1 khoảng cách nên xóa đi 2 chữ số 0 ( 4100 00 ) Vậy : 410000 m2 = 4100 dam2 Dạng 3: Đổi từ 2 đơn vị đo sang 1 đơn vị đo: 2 2 2 1. 2 cm 5mm = mm 2 2 2 2. 56 m 29 cm = dm Dạng 3.1: 2 cm2 5mm2 = mm2 Ở dạng này hs thường làm sai như sau: * Đổi : 2 cm2 = 200 mm2 * Viết thêm chữ số 5 vào sau kết quả vừa đổi trên thành : 2 cm2 5mm2 =2005 mm2 Để khắc phục hiện tượng trên, tôi thường hướng dẫn hs theo cách làm sau : Cách 1: Lập bảng: (Nhốt vào chuồng) (Dành cho HS nhận thức khá nhanh, HS nhận thức chậm) * Ghi tên các đơn vị đo có liên quan có dạng 100 100 100 100 100 100 km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 * Ghi các số đo đã cho vào đơn vị tương ứng. (Chú ý : mỗi đơn vị đo chỉ ứng với 2 chữ số, đơn vị nào chưa đủ 2 chữ số thì viết thêm các chữ số 0 vào dưới tên đơn vị đó). Ví dụ 1: 2 2 2 1. 2 cm 5mm = mm 2 2 2 2. 56 m 29 cm = dm 3. 8m2 5cm2 = mm2 Đề bài m2 dm2 cm2 mm2 Kết quả 2 cm2 5mm2 = mm2 02 05 2 cm2 5mm2 =205mm2 56 m2 29 dm2 = cm2 56 29 00 56 m2 29 dm2 =562900cm2 8m2 5cm2 = mm2 08 00 05 00 8m2 5cm2 = 8000500 mm2 * Ghi từng chữ số vào cột ứng với đơn vị tương ứng, nếu cột nào thiếu thì viết thêm chữ số 0 vào.
  8. 27 Lưu ý : - Câu hỏi để khắc sâu cách làm cho hs: Vì sao, ở trường hợp 1 lại phải viết thêm 1 chữ số 0 vào cột đơn vị mm2? Vì sao ở trường hợp 3 cần viết các chữ số 0 vào cột đơn vị dm2,cm2,mm2? Cách 2: (Đổi rồi cộng) * Xác định số đo cần đổi, số đo cần giữ nguyên. * Thực hiện đổi. * Thực hiện phép cộng số đo vừa đổi được với số đo được giữ nguyên. Ví dụ: 2 cm2 5mm2 = mm2 * 2 cm2 là số đo cần đổi về đơn vị mm2, 5mm2 là đơn vị cần được giữ nguyên vì bài y/c đổi về mm2. * Đổi: 2 cm2 = 200 mm2 200 mm2 + 5mm2 = 205 mm2 Hoặc: 2 cm2 5mm2 = 2 cm2 + 5mm2 = 200 mm2 +5 mm2 = 205mm2 Vậy 2 cm2 5mm2 = 205 mm2 Câu hỏi để khắc sâu cách làm cho HS: Vì sao 5mm2được giữ nguyên ? Kết luận : Để học sinh làm đúng dạng trên cần lưu ý HS : + Xác định số đo nào cần đổi, số đo nào cần giữ nguyên. + Phải thực hiện phép cộng số các số đo có liên quan. Cách 3: Thêm dấu phẩy: (Dành cho HS nhận thức khá nhanh, HS nhận thức chậm) * Viết các chữ số 2 và 5 vào các vị trí tương ứng. * Viết thêm 1 chữ số 0 vào bên trái chữ số 5 để đảm bảo mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số . * Bài y/c đổi về đơn vị cm2 thì viết dấu phẩy ngay sau chữ số ứng với đơn vị cm2. cm2 mm2 2 , 05 Vậy : 2cm2 5mm2 = 2,05 cm2 Lưu ý: Câu hỏi khắc sâu kiến thức : ? Vì sao phải viết thêm 1 chữ số 0 vào bên trái chữ số 5? Tại sao không viết thêm vào bên phải? ? Tại sao viết dấu phẩy ở sau chữ số 2? Dạng 3.2: 56 m2 29 cm2 = dm2
  9. 28 Các cách làm giống dạng trên.Chỉ lưu ý: Đơn vị nào chưa có chữ số tương ứng thì viết 2 chữ số 0 vào đơn vị đó. Cụ thể là : * Ghi chữ số 5 ; 6 ; 2 và 9 vào dưới tên đơn vị tương ứng. Thêm 2 chữ số 0 vào đơn vị dm2. Viết dấu phẩy sau 2 chữ số thuộc đơn vị dm2 . m2 dm2 cm2 56 00 , 29 Vậy : 56 m2 29 cm2 = 5600,29 dm2 Lưu ý: Câu hỏi khắc sâu kiến thức : ? Vì sao phải viết 2 chữ số 0 vào dm2 ? ? Tại sao viết dấu phẩy ở sau 2 chữ số 0? Dạng 4: Đổi từ 1 đơn vị đo sang 2 đơn vị đo: 1. 150 cm2 = dm2 cm2; 2. 16, 5 m2 = m2 dm2 Ở dạng này HS thường ghi các chữ số sai vị trí nên GV cần giúp hs biết dựa vào vị trí của các đơn vị trong bảng để ghi vào ví trí hợp lí. Mặt khác, GV cần khắc sau cho hs trình tự xác định các chữ số.( Từ phải sang trái hay từ trái sang phải) . Dạng 4.1: 150 cm2 = dm2 cm2 Cách 1: Chia tương ứng cho 100, 10000, 1000000 *Xác định trong 2 đơn vị cần đổi thì đơn vị nào lớn hơn. * Dựa vào mối quan hệ để đổi về đơn vị lớn bằng phép chia hoặc nhân tương ứng. * Thương viết vào đơn vị lớn còn số dư viết vào đơn vị bé . (Lưu ý HS: thương phải là số tự nhiên). Ví dụ: 150 cm2 = dm2 cm2 Trong 2 đơn vị dm2, cm2 thì dm2 là đơn vị lớn hơn nên trước hết đổi về dm2. * Vì dm2 và cm2 hơn kém nhau 100 lần nên: 1 150 : 100 = 1 dư 50 hoặc 150 x = 1 dư 50 100 * Ghi 1 vào dm2 và ghi 50 vào cm2 ta có: 150 cm2 = 1dm2 50 cm2
  10. 29 Cách 2: Tách hàng: * Tách các chữ số tương ứng với các đơn vị theo thứ tự từ phải sang trái, chữ số tận cùng của số đo đã cho thuộc về đơn vị được viết kèm theo. (Vì số đo đã cho là số tự nhiên). Ví dụ : 150 cm2 = dm2 cm2 0 1 5 0 dm2 cm2 Vậy : 150 cm2 = 1dm2 50 cm2 Giáo viên hướng dẫn HS tách các chữ số để xếp vào vị trí tương ứng Dạng 4.2: 16, 5 m2 = m2 dm2 Cách 1: Lập bảng: * Xác định phần nguyên bao giờ cũng thuộc về đơn vị đã cho và của đơn vị trước đó.(Vì số đo đã cho là số thập phân). * Sau đó xác định chữ số của các đơn vị liền sau. Ví dụ : 16,5 m2 = m2 dm2 * Vì phần nguyên là 16 nên có 16 m2 ta ghi 16 vào cột m2 * Liền tiếp sau đơn vị m2 là dm2 nên chữ số số 5 ứng với dm2, viết 5 vào dm2 Thêm 1 chữ số 0 vào bên phải chữ số 5 để đảm bảo mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số.
  11. 30 Đề bài m2 dm2 Kết quả 16,5 m2 = m2 dm2 16 50 16,5 m2 = 16 m2 50 dm2 Vậy: 16,5 m2 = 16 m2 5 0 dm2 ? Cách thêm chữ số 0 khác với dạng 4.1 chỗ nào ? Cách 2: Tách hàng: * Xác định phần nguyên bao giờ cũng thuộc về đơn vị đã cho trước đó (Vì số đo đã cho là số thập phân). * Sau đó xác định chữ số của các đơn vị liền sau. Ví dụ : 16,5 m2 = (1) m2 (2) dm2 2 * Vì phần nguyên là 16 nên có 16 m ta ghi 16 vào (1) * Liền tiếp sau đơn vị m2 là dm2 nên chữ số 5 ứng với dm2 vì trong bảng đơn vị đo độ dài thì dm2 đứng sau m2, do đơn vị dm2 mới có 1 chữ số nên ta viết thêm 1 chữ số 0 vào sau chữ số 5 cho đủ 2 chữ số( vì số 16,5 là số thập phân nên ta viết thêm chữ số 0 vào đằng sau chữ số 5 chứ không viết thêm vào đằng trước như với số tự nhiên) Vậy: 16,5 m2 = 16 m2 5 0 dm2 Lưu ý: Câu hỏi khắc sâu: Em xác định các chữ số ứng với các đơn vị đo trên theo thứ tự như thế nào? Vì sao? Giống hay khác với dạng 4.1? Đối với dạng như dạng 4.2 thì GV cần đặc biệt lưu ý học sinh“ chữ số hàng đơn vị bao giờ cũng gắn với tên đơn vị mà số đó mang” để các em xác định thứ tự các chữ số ứng với từng đơn vị ( khác hẳn với dạng 41.): khi thêm chữ số 0 thì phải thêm vào bên phải . *KẾT LUẬN: Như vậy, để rèn kĩ năng Đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh lớp 5, tôi đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, cách thức để hướng dẫn học sinh theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cách tôi đã trình bày ở trên đều dựa vào dấu hiệu, vị trí và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích như đã trình bày ở phần biện pháp chung và vận dụng tối đa tác dụng của công cụ dạy học có dạng : x100 x100 x100 x100 x100 x100 km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 Với thứ “mẹo vặt” này học sinh rất dễ áp dụng và các em cảm thấy rất thú vị. Tất nhiên trong quá trình rèn luyện, trên từng bài, từng dạng cụ thể người
  12. 31 giáo viên cần có những câu hỏi gợi mở, những thao tác và cách dẫn dắt khéo léo của mình để HS biết vận dụng các cách làm trên. Đối với HS nhận thức còn chậm thì cách làm nào dễ nhất là phải nhắc nhở các em thường xuyên vận dụng để tạo thành thói quen. (Vì khả năng tư duy và sự ghi nhớ của các em rất kém). Việc rèn luyện kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo trên không chỉ thực hiện riêng các bài tập trong sách giáo khoa mà tôi còn kết hợp cả vở bài tập hoặc các tài liệu khác nữa để các em có điều kiện rèn thông qua các tiết học ôn luyện. Tóm lại, trên đây là các biện pháp mà tôi đã sử dụng để rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh lớp 5 và đã thu được một số hiệu quả thiết thực. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 1. Hiệu quả về mặt xã hội: Vào cuối tháng 5 năm 2015, sau khi đã học xong các tiết ôn tập về đơn vị đo diện tích tôi đã ra một bài tập tổng hợp tất cả các dạng bài tập có liên quan trong chương trình lớp 5 để khảo sát chất lượng học sinh sau quá trình rèn luyện. Kết quả thu được khá khả quan và đáng khích lệ. Đại đa số học sinh trong lớp đều đổi đơn vị đo diện tích thành thạo và rất ít nhầm lẫn giữa các dạng bài. Bảng so sánh kết quả đầu năm và cuối năm học đã chứng minh cho hiệu quả của sáng kiến : Kết quả khảo sát đầu năm: Lẫn lộn Không nắm Nhầm lẫn đơn vị đo chắc mối Tổng Đổi thành Đổi khá cách đổi diện tích quan hệ số bài Dạng bài đổi đơn vị đo thạo thành thạo giữa các với đơn vị giữa các kiểm diện tích dạng bài tra đo độ dài đơn vị đo Số Số Số Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ bài bài bài bài bài 25 Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ 6 24% 10 40% 1 4% 3 12% 5 20% 25 Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn 5 20% 8 32% 2 8% 5 20% 5 20% 25 Đổi từ 2 đơn vị đo sang 1 đơn vị đo 4 16% 10 40% 2 8% 6 24% 3 12% 25 Đổi từ 1 đơn vị đo sang 2 đơn vị đo 3 12% 8 32% 3 12% 6 24% 5 20%
  13. 32 Kết quả thu được cuối năm: Không Lẫn lộn Tổng nắm chắc Nhầm lẫn đơn vị đo số bài Đổi thành Đổi khá mối quan cách đổi diện tích kiểm Dạng bài đổi đơn vị đo thạo thành thạo hệ giữa giữa các với đơn vị tra diện tích các đơn vị dạng bài đo độ dài đo Số Số Số Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ bài bài bài bài bài 25 Đổi từ đơn vị lớn 72 20 18 5 0 0% 1 4% 1 4% sang đơn vị nhỏ % % 25 Đổi từ đơn vị nhỏ 60 28 15 7 0 0% 1 4% 2 8% sang đơn vị lớn % % 25 Đổi từ 2 đơn vị đo 68 24 17 6 0 0% 1 4% 1 4% sang 1 đơn vị đo % % 25 Đổi từ 1 đơn vị đo 56 32 14 8 0 0% 1 4% 2 8% sang 2 đơn vị đo % % Đặc biệt, trong năm học 2013-2014, Đội tuyển Học sinh lớp 5 thi Giải Toán qua mạng cấp huyện do tôi phụ trách đã được xếp thứ 3/28 đơn vị. Kết quả đó đã giúp tôi thêm tự tin và tích cực học hỏi hơn nữa để tự đổi mới phương pháp giảng dạy của mình, nhất là trong môn Toán. Đội tuyển Giải toán qua mạng năm học 2013-2014 chụp ảnh cùng thầy Hiệu trưởng tại Đền liệt sĩ Huyện
  14. 33 Trong năm học 2019-2020 này, tôi tiếp tục áp dụng đề tài khi được phân công bồi dưỡng cho em Lê Vũ Hà Dương - học sinh lớp 5A tham gia cuộc thi Giải toán bằng Tiếng Anh mang tên OLYMPIC TOÁN TIẾNG ANH SEAMO 2019 và em Dương đã đạt Huy chương Đồng. Đây là kỳ thi uy tín đánh giá năng lực Toán tiếng Anh toàn cầu dành cho học sinh từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông do Ban Tổ chức SEAMO Quốc tế điều hành. Và em Dương đã giành được Huy chương Đồng và được mời chính thức tham gia vòng chung kết của cuộc thi được tổ chức tại Australia. Đây là 1 kết quả đáng được khích lệ của em và cũng là động lực để cá nhân tôi tự tin tìm tòi, áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học Toán mới vào quá trình giảng dạy của bản thân. Em Lê Vũ Hà Dương (đứng giữa) cùng thầy Tổng phụ trách và bạn dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm học 2019-2020. Như vậy, bằng cách tích cực hoá hoạt động của học sinh, tôi đã giúp các em nắm vững kiến thức bằng cách tự giác, tích cực, chủ động trong học tập và phát huy sự sáng tạo của mình một cách tự nhiên, khá nhẹ nhàng, thoải mái. Trong khoảng thời gian ngắn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em không còn thấy lúng túng khi thực hành. Các bài tập về đổi đơn vị đo các em ít nhầm lẫn hơn. Các em đã rất vui, tự tin và ngày càng hứng thú, say mê, yêu thích môn học này. - Do mảng kiến thức“ Đổi đơn vi đo diện tích” là mảng kiến thức gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của trẻ, có tác dụng rất lớn khi áp dụng với đời sống thực tiễn. Khi tôi vận dụng những biện pháp trên vào giảng dạy “Đổi đơn vi đo diện tích”, tôi thấy học sinh các lớp tôi chủ nhiệm rất hứng thú học tập và thích
  15. 34 được đổi các đơn vị đo và thực hành đo đạc trong thực tế. Đó cũng là cơ sở để các em “Đổi đơn vi đo thể tích” sau này một cách dễ dàng và hiệu quả. 2. Khả năng áp dụng và nhân rộng: - Sau khi áp dụng khá thành công ở lớp mình trong năm học 2013-2014, năm học 2014-2015, tôi đã báo cáo kết quả với đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường. Ban giám hiệu cũng đã tổ chức một số buổi sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện hơn bản sáng kiến. Đồng thời, mỗi đồng chí giáo viên của nhà trường cũng đã vận dụng những kinh nghiệm này vào trong quá trình giảng dạy Toán của mình. Các đồng chí giáo viên Tổ 4+5 cũng rất tâm đắc với kết quả đạt được sau khi áp dụng những kinh nghiệm này vào việc rèn kĩ năng “Đổi đơn vi đo diện tích”. - Từ kết quả thu được, tôi mong muốn đề tài này sẽ góp phần giúp cho các đồng chí giáo viên Tiểu học có thể dạy mảng kiến thức có liên quan đến “Đổi đơn vi đo diện tích” ở lớp 5 nói riêng cũng như “ Đổi đơn vi đo đại lượng” trong dạy học Toán nói chung một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, giúp phát huy tính tích cực của học sinh, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện đại. *KẾT LUẬN: Trên đây là một số kinh nghiệm về “Rèn kĩ năng Đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh lớp 5” mà tôi và đồng nghiệp đã áp dụng khá thành công trong quá trình dạy học môn Toán. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý, bổ sung của các quý đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: Tôi xin cam đoan không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Giao Châu, ngày 5 tháng 6 năm 2020 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG TÁC GIẢ VIẾT SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN (Xác nhận ) (Ký tên, đóng dấu) Cao Thị Duyên
  16. 35 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)