Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5 ở trường Tiểu học Quảng Minh - Thành phố Sầm Sơn

docx 20 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6382
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5 ở trường Tiểu học Quảng Minh - Thành phố Sầm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_dien_cam_cho.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5 ở trường Tiểu học Quảng Minh - Thành phố Sầm Sơn

  1. 11 phải nắm vững cách đọc các thể thơ. Các bài thơ trong sách Tiếng Việt 5 thường được viết theo thể thơ tự do. Vì vậy, ngắt nhịp thơ còn phụ thuộc vào cách cảm nhận của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng HS cảm nhận theo cách khai thác được giá trị nội dung và giá trị thẩm mĩ cao nhất. Trong bài"Hành trình của bầy ong ", học sinh thường ngắt nhịp như sau: Chắt trong / vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những / con đường ong bay. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng và ngắt nhịp như sau: Chắt trong vị ngọt / mùi hương Lặng thầm thay / những con đường ong bay. Do vậy, tôi muốn nói khi hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ thì giáo viên cần phải cho học sinh nhận biết bài thơ đó được viết ở thể thơ nào? Cách ngắt nhịp chung của toàn bài ra sao? Song cũng cần phải phát hiện những câu, những đoạn có cách ngắt nhịp khác biệt trong bài để hướng dẫn HS. Do vậy, ngắt nhịp thơ không đúng câu thơ sẽ trở nên tối nghĩa, mất hết ý vị còn đâu có thể cảm nhận được nội dung của bài. Khi đọc văn bản văn xuôi cũng cần chú ý tới ngắt nhịp. Đọc bài Mùa thảo quả( TV5, tập 1), chú ý nghỉ hơi ngắn ở những câu ngắn( Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đấttrời thơm.) nhằm thể hiện nhịp thở của người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian. Không chỉ quan tâm đến việc ngắt nhịp trong khi đọc mà còn thể hiện nhịp độ đọc. Đọc nhanh hay chậm, vừa phải là do nôị dung bài văn, bài thơ quyết định. Trong một bài có thể đọc nhanh, chậm, vừa phải tuỳ thuộc theo nội dung từng đoạn như khi dạy bài:“ Kì diệu rừng xanh”( TV5- tập 1). Cần hướng dẫn học sinh đọc giọng khoan thai, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ cảnh vật ở đoạn 1; đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú ở đoạn 2; đọc thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông ở đoạn 3. HS phải biết thay đổi tốc độ đọc như vậy tức là đã cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng xanh. Với câu văn dài, tốc độ đọc giãn ra, làm cho người đọc, người nghe có thời gian suy nghĩ:“ Cô bé ngây thơ tin vào truyền thuyết nói rằng nếu gấpđủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Nhưng Xa- da- cô chết khi em mới gấp được 644 con”( Những con sếu bằng giấy- TV5- tập 1). Khi gặp những câu văn có dấu chấm lửng cần hướng dẫn học sinh nghỉ hơi dài: “ Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang /” ( Lập làng giữ biển - TV5, tập 2). Làm tốt khâu rèn đọc đúng tức là ta đã tạo ra cơ sở ban đầu để giúp HS hiểu đúng nội dung bài tập đọc và như vậy mới có thể hướng dẫn HS biết đọc diễm cảm Biện pháp 6: Bám sát yêu cầu của bài tập đọc. Yêu cầu của bài tập đọc phải được xác định từ khi soạn bài ở nhà. VD: + Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do. Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành.
  2. 12 + Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. + Gd HS yêu thiên nhiên, trân trọng những người đã chinh phục được thiên nhiên. Bám sát yêu cầu của bài tập đọc, trong 3 yêu cầu ấy phải đượctoát ra từ bản thân bài tập đọc và GV phải vận dụng vào thực tế lớp mình giảng dạy thì việc bám sát yêu cầu của bài tập đọc mới thực sự hiệu quả. Biện pháp 7: Giảng từ và khai thác nghệ thuật. - Giảng từ: trong bài tập đọc thường có nhiều từ. Vậy ta cần phải giảng những từ nào? + Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân môn Tập đọc tôi thấy có thể chia những từ để giảng làm 3 loại: loại từ khó, loại từ gắn với chủ đề đang học và loại từ chìa khoá (từ trung tâm). Từ khó có thể là từ địa phương được tác giả đưa vào bài, là loại từ Hán Việt, là danh từ riêng. Loại từ này thường có trong phần chú giải cho nên sau khi đọc mẫu xong tôi cho học sinh đọc phần chú giải để học sinh hiểu ngay được những từ này khi bắt đầu tiếp xúc với bài tập đọc. Từ chủ đề: Trong mỗi chủ đề tập đọc có một số từ ngữ mà giáo viên cần lưu ý bởi đó là những từ làm toát lên chủ đề. Từ chủ đề cũng có khi là từ khó. Giáo viên có thể kết hợp giảng các từ chủ đề với các từ khó hoặc với các từ trung tâm trong quá trình khai thác. Từ trung tâm: Đây là những từ có sức nặng, giáo viên cần khai thác để làm toát lên nội dung bài học. Ta chia những từ cần giảng làm 3 loại như vậy để dễ phân biệt còn trong thực tế nhiều khi từ khó cũng là từ chủ đề hoặc từ trung tâm. + Vậy khi giảng từ ta có thể dùng những phương pháp nào? Những phương pháp phổ biến là phương pháp trực quan, liên hệ, so sánh, phương pháp định nghĩa, giảng giải. Phương pháp trực quan Khi dùng phương pháp trực quan, tôi áp dụng bằng nhiều hình thức: Trực quan bằng giọng nói, nét mặt, ánh mắt, động tác, hình mẫu, tranh ảnh vật thực. VD: Trong bài “Người ăn xin”, khi giảng về từ nhìn chằm chằm tôi có thể dùng ánh mắt của mình nhìn một cách chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dò hỏi? Trong bài tập đọc khác tôi có thể dùng môi để giảng từ mấp máy, dùng cách. Điđể giảng từ rón rén, dùng tư thế để giảng từ lom khom, dùng giọng nói để giảng từ sang sảng, oang oang, dùng chỉ màu để giảng từ sặc sỡ, dùng hình mẫu để giảng từ nhà sàn, nhà trệt. Phương pháp trực quan là phương pháp rất tốt để học sinh có thể hiểu và nhớ lâu nghĩa của từ nhưng phương pháp này chỉ dùng để giảng từ cụ thể. Khi gặp những từ trừu tượng như sắc lệnh, tổng tuyển cử, hữu nghị, khiêm tốn thì rất khó dùng phương pháp này. Do vậy, ngoài phương pháp này tôi còn sử dụng nhiều phương pháp khác. Phương pháp định nghĩa, giảng giải.
  3. 13 Ở lớp 5 nhận thức lý tính tổng quát của học sinh đã phát triển nên trong khi giảng từ cho học sinh hiểu tôi vẫn thường dùng phương pháp định nghĩa hay giảng giải xen lẫn các phương pháp khác. Ví dụ: Khi giảng từ quyến rũ tôi dùng phương pháp giảng giải - Quyến rũ có nghĩa là có một sức lôi cuốn mạnh mẽ làm cho quyến luyến không muốn rời xa. Mãnh liệt, day dứt ý nói thôi thúc, day dứt, dai dẳng và mạnh mẽ. Khi giảng về từ truyền thống tôi dùng phương pháp định nghĩa. Truyền thống là những phẩm chất tốt đẹp hoặc những điều tốt đẹp được giữ gìn, phát triển và truyền từ đời này sang đời khác. Ví dụ: Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Phương pháp so sánh: Khi giảng về từ lạnh tê tái, tôi nêu lên một loạt các khái niệm lạnh lẽo, lạnh buốt, lạnh giá để học sinh thấy được lạnh tê tái ở mức độ cao hơn. Mặt khác, tôi cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ lạnh tê tái là nóng hầm hập để học sinh càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ này. Khai thác nghệ thuật: Theo tôi bài tập đọc là một thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và nghệ thuật, do vậy, tôi nghĩ chúng ta phải thông qua việc khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung tư tưởng. Tôi thấy trong khi dạy tập đọc vốn kiến thức văn học mà học sinh tích luỹ được chưa nhiều. Có đ/c hỏi: “Khai thác nghệ thuật của một bài tập đọc là khai thác những gì?” Theo tôi tuỳ từng bài mà chúng ta phải xem bài tập đọc ấy có những nét gì nổi bật về nghệ thuật cần khai thác. VD: Trong bài Đất nước, cần giúp HS hiểu tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá( Trời thu thay áo mới- Trong biếc nói cười thiếttha), lặp từ ngữ ( đây, của chúng ta), liệt kê các hình ảnh( Những cánh đồng thơm mát- Những ngã đường bát ngát- Những dòng sông đỏ nặngphù sa) nhằm tả vẻ đẹp của mùa thu thắng lợi,đồng thời thể hiện niềm tự hào về đất nước tự do. Hoặc trong bài Mùa thảo quả tôi tập trung khai thác điệp từ thơm và việc sử dụng một loạt câu văn ngắn xen lẫn với câu văn dài để làm nổi bật mùi thơm đặc bệt của thảo quả. VD: Gió tây lướt thướt bay, qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào các thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo nếp khăn. Tuy nhiên vẫn phải kết hợp xen kẽ các hình thức nghệ thuật khác nhau như: Khai thác nghệ thuật dùng từ, khai thác nghệ thuật viết câu văn, khai thác nghệ thuật xây dựng bố cục bài văn Có như thế, phần khai thác nội dung bài mới đầy đủ. Song, nói như vậy cũng chưa thật đầy đủ nếu ta không nhắc đến biện pháp khai thác biện pháp nghệ thuật tu từ. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi thấy các biện pháp tu từ ở tiểu học cần tập trung khai thác là: Biện pháp so sánh, điệp từ, nhân hoá .nếu khai thác tốt các biện pháp tu từ này thì giúp ích rất nhiều trong việc hướng dẫn HS cảm thụ bài văn, học tốt phân môn tập làm văn.
  4. 14 VD: Trong bài Cửa sông, tôi giúp học sinh hiểu phép nhân hoá ở khổ thơ cuối( giáp mặt, chẳng dứt, nhớ) giúp tác giả nói được "tấm lòng" của cửa sông không quên cội nguồn, đòng thời nói lên tình cảm thuỷ chung của con người Việt Nam. Biện pháp 8: Giảng ý và liên hệ thực tế. Giảng ý: Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi khẳng định một điều: giảng từ và giảng ý thường phải gắn chặt với nhau. Ta phải giảng từ, khai thác hình ảnh để làm toát lên ý của bài hay nói cách khác ta phải khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung. VD: Trong bài “ Hạt gạo làng ta” tác giả có viết: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nay. Hỏi: Trong khổ thơ trên tác giả nêu lên hạt gạo quê thơm ngon là nhờ đâu?( câu hỏi về nội dung) ( nhờ có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát) Hỏi: Trong khổ thơ đó từ nào được lặp lại nhiều lần? Lặp lại nhưvậy để nhằm mục đích gì?( Từ có được lặp lại nhiều lần, để nhấn mạnh hương vị thơm ngon của hạt gạo quê hương) VD: Cho học sinh đọc khổ thơ cuối, hỏi câu cuối “ Hạt vàng làng ta” ý nói gì? Câu hỏi nặng về giảng ý để toát lên nội dung bài. (Hạt gạo rất quý vì được làm ra bởi công sức của biết bao người với bao thử thách gay go quyết liệt. Hạt gạo xứng đáng được ví như hạt vàng.) Tóm lại trong quá trình giảng dạy những câu hỏi giảng ý thường gắn với những câu hỏi giảng từ và câu hỏi khai thác hình ảnh thành một hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thâm nhập vào nội dung của bài để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn. Từ đó học trò mới có cảm xúc thực sự và mới đọc hay bài tập đọc được. Trước những việc làm nêu trên, ngoài ra trong giờ tập đọc, tôi thường xuyên quan tâm đến những em rụt rè, nhút nhát, kịp thời khuyến khích động viên để các em có hứng thú đọc tốt hơn. Đối với những em đọc nhỏ, chậm, ngoài việc hướng dẫn chung đọc diễn cảm cho cả lớp, tôi đã có kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu như: thường xuyên uốn nắn việc phát âm tiếng có vần khó, hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ, từng ngữ. Với những câu văn dài tôi cho học sinh này dùng bút chì vạch sẵn những chỗ ngắt nhịp vào sách giáo khoa, giúp các em ngắt nhịp đúng chỗ, cứ như vậy uốn nắn dần để các em đọc tốt dần lên. Đặc biệt trong giờ Tập đọc, tôi luôn tạo cho lớp học một không khí thoải mái để các em phấn khởi học tập. Trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh tôi không sử dụng sự gò ép, áp đặt, mà thường xuyên sử dụng phương pháp gợi
  5. 15 mở để phát huy tính chủ động, tích cực và sự sáng tạo ở mỗi học sinh, từ đó các em có điều kiện để thể hiện mình. Biện pháp 9: Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinhbằng cách tổ chức trò chơi học tập trong giờ học. Để tạo hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi học tập. Thông qua các trò chơi kích thích hứng thú đọc; rèn tư duy linh hoạt; luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin; giáo dục tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn cảm (HTL). Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, giáo viên lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia. Ví dụ: Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo nhóm, tổ), đọc "truyền điện" thi tìm nhanh- đọc đúng; nhìn một từ đọc cả câu (hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc truyện theo vai, thả thơ Dưới đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi luyện đọc như sau: a) Thi đọc tiếp sức: * Chuẩn bị: 1 đồng hồ, SGK, giáo viên dự kiến số nhóm tham gia chơi. * Tiến hành: - Giáo viên yêu cầu, hướng dẫn cách chơi. - Giáo viên quy định các nhóm có số lượng học sinh bằng nhau. - Từng nhóm lên bảng đứng thành hàng ngang mỗi em cầm một cuốn sách giáo khoa, đã mở sẵn trong đó có bài văn sẽ thi đọc. + Giáo viên hô lệnh: "Bắt đầu, em số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) đọc câu thứ nhất của bài, dứt tiếng cuối cùng câu thứ nhất, em số 2 (cạnh số 1) mới được đọc tiếp câu số 2 Cứ như vậy cho đến em cuối cùng của nhóm. Nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt em số 1, em số 2 đọc cho đến hết bài văn thì dừng lại - Giáo viên tính và ghi bảng thời gian đọc của mỗi nhóm. - Học sinh sẽ bị trừ điểm nếu đọc sai, lẫn hay thừa thiếu tiếng trong câu hoặc đọc câu sau khi người trước chưa đọc sau, đọc vượt quá một câu theo quy định. - Giáo viên cho từng nhóm thi đọc, tính thời gian của mỗi nhóm cho điểm nhóm "đọc tiếp sức" mỗi câu văn đọc đúng cho 1 điểm, không cho điểm các trường hợp vi phạm. Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chọn và tuyên dương nhóm đọc tiếp sức hay nhất. * Lưu ý: ở tiết tập đọc 1 bài thơ, giáo viên nên cho học sinh đọc 2 dòng hoặc 1 câu lục bát, nếu là tiết Tập đọc - Học thuộc lòng, giáo viên cho thi tiếp sức theo cách trên nhưng học sinh không nhìn sách giáo khoa. b) Thả thơ: * Chuẩn bị: Giáo viên viết vào phiếu câu thơ đầu (hoặc giữa) ở mỗi khổ thơ hoặc 1 - 2 từ đầu của mỗi câu thơ. Ví dụ bài: Hạt gạo làng ta. Giáo viên làm các phiếu như sau: Phiếu 1: Hạt gạo làng ta . ngọt bùi đắng cay Phiếu 2: Hạt gạo làng ta mẹ em xuống cấy Phiếu 3: Hạt gạo làng ta . thơm hào giao thông Phiếu 4: Hạt gạo làng ta quang trành quết đất.
  6. 16 * Tiến hành: Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu. - Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm và số người bằng số phiếu mỗi nhóm cử nhóm trưởng, 2 nhóm trưởng bốc thăm để giành quyền "thả thơ" trước. - Mỗi em trong nhóm cầm một tờ phiếu (giữ kín). Giáo viên hô "bắt đầu" nhóm được thả thơ trước cử 1 người thả thơ ra một tờ phiếu cho 1 bạn nhóm kia. Bạn nhận được tờ phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ, hoặc cả câu thơ lục bát có câu, từ ghi trên phiếu.Nếu đọc đúng được tính 1 điểm. - Giáo viên tính số điểm của nhóm đọc thuộc thơ, đổi nhóm chơi tương tự trên, giáo viên tính điểm nhóm thứ hai. c) Đọc thơ "truyền điện" * Chuẩn bị: thời điểm chơi cuối tiết Tập đọc - HTL hoặc tiết ôn tập HTL. Học sinh 2 nhóm ngồi quay mặt vào nhau. * Tiến hành: - Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi. - 2 nhóm bắt thăm (hoặc oản tù tì) để giành quyền đọc trước. + Đại diện nhóm đọc trước là "A" đọc khổ thơ đầu tiên của bài thơ rồi chỉ định thật nhanh "truyền điện" 1 bạn bất kì (B).Bạn được chỉ định đọc tiếp khổ thơ thứ hai của bài.Nếu đọc thuộc được thì chỉ định của 1 bạn nhóm (S) đọc tiếp khổ thơ thứ 3 Cứ như vậy cho đến hết bài. Ví dụ: Bài Sắc màu em yêu Học sinh A1: Em yêu màu đỏ khăn quàng đội viên Học sinh B1: Em yêu màu vàng nắng trời rực rỡ Học sinh A2: Em yêu màu trắng mái tóc của bà Học sinh B2: Em yêu màu đen màn đêm yên tĩnh Học sinh A3 : Em yêu màu xanh . bầu trời cao vợi Học sinh B3: Em yêu màu tím . nét mực chữ em Tiếp tục như vậy cho hết bài. Trường hợp học sinh được "truyền điện" chưa thuộc, các bạn nhóm đối diện sẽ hô từ 1 đến 5, nếu không đọc được phải đứng yên tại chỗ bị "điện giật", lúc đó học sinh A1 chỉ tiếp học sinh B2 Nhóm nào có nhiều người phải đứng bị "điện giật" là nhóm thua cuộc. Như vậy, ta thấy tổ chức trò chơi học tập luôn luôn làm cho học sinh hào hứng say mê tích cực trong học tập, làm cho học sinh ham mê học hơn. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục , với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường - Qua quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên cho học sinh lớp mình. Tôi đã tiến hành khảo sát lớp tôi đang dạy và lớp 5B trong từng giai đoạn và có kết quả như sau: + Lớp 5A( Lớp do tôi chủ nhiệm) Giai đoạn HS đọc nhỏ, Sĩ số HS đọc diễn cảm HS đọc to, lưu loát ạ chậm Đầu năm 34 2 HS = 5,9 % 25 HS =73,5 % 7 HS = 20,6% Giữa kì 2 34 8 HS = 23,5% 23 HS = 67,7 % 3 HS = 8,8% Cuối kì 2 34 15 HS = 44,1% 19 HS = 55,9% 0 HS = 0 % + Lớp 5B
  7. 17 HS đọc nhỏ, Giai đoạn Sĩ số HS đọc diễn cảm HS đọc to, lưu loát chậm Đầu năm 36 3 HS = 8,3% 26 HS = 72,2% 7 HS = 19,5 % Giữa kì 2 36 6 HS = 16.7 % 25 HS = 69,4 % 5 HS = 13,9 % Cuối kì 2 36 8 HS = 22,3 % 26 HS = 72,2 % 2 HS = 5,5 % So sánh đối chứng: Qua kết quả tổng hợp tôi đã nêu trên, tôi rất phấn khởi vì thấy trong giờ Tập đọc, học sinh không những đã say mê học tập, lớp học rất sôi nổi mà kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Nó không chỉ nâng lên theo từng giai đoạn khảo sát mà nó còn có sự tiến bộ hơn giữa lớp áp dụng kinh nghiệm này vào rèn đọc diễn cảm cho học sinh so với lớp không đưa kinh nghiệm này vào giảng dạy. Ở lần khảo sát đầu tiên để điều tra thực trạng trong giai đoạn đầu năm học: Tỉ lệ học sinh đọc nhỏ và chậm ở lớp 5A cao hơn lớp 5B. Tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm ở lớp 5A thấp hơn lớp 5B. Đến giữa học kì 2 và cuối kì 2 tỉ lệ này có thay đổi rõ rệt. Lớp 5A tỉ lệ học sinh đọc nhỏ và chậm còn ít hơn lớp 5B và tỉ lệ học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm đã cao hơn lớp 5B. Dẫu rằng kết quả trên là chưa cao nhưng nó đã đánh dấu bước đầu sự thành công của tôi trong quá trình giảng dạy để nghiên cứu, tìm tòi ra những biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh của mình. 3. Kết luận,kiến nghị: 3.1. Kết luận: Tập đọc là một môn không khó nhưng cũng không dễ dạy. Cái khó đó do chủ quan người dạy và cũng do khách quan của bộ môn tạo nên. Phía chủ quan người dạy phải có kiến thức rộng về ngữ văn, phải có trình độ nhất định về tư tưởng, tình cảm và phải nắm chắc phương pháp bộ môn. Phía khách quan, Tập đọc là một phân môn khó dạy vì tính chất phong phú của nó. Nếu chỉ chú ý tính khoa học của bài như phân tích ngữ âm, câu, từ thì bài dạy sẽ khô khan. Nếu khai thác tính nghệ thuật mà không dựa cơ sở ngôn ngữ thì cũng dễ tràn lan. Do vậy, tôi thiết nghĩ muốn dạy tốt phân môn tập đọc chúng ta cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, kiên trì luyện cho mình kỹ năng đọc tốt cùng với tâm huyết của mình dành cho nghề . Thông qua thực tế trong giảng dạy, tôi đi đến kết luận: Muốn rèn đọc diễn cảm cho học sinh tốt thì điều kiện quan trọng nhất là người thầy. Bởi thầy là người hướng dẫn các em cách đọc đúng đọc hay. Vì vậy thầy phải hướng dẫn thật cụ thể chu đáo từng chữ, từng ngữ với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là đọc mẫu bởi thầy có vai trò quan trọng trong việc đọc diễn cảm của trò. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi thầy phải là người có tâm thực sự quan tâm đến trò, nhiệt tình trong phương pháp soạn giảng, trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn đọc diễn cảm cho HS lớp 5 trong giờ Tập đọc. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các vị độc giả.
  8. 18 3.2. Kiến nghị: Để có kết quả rèn đọc diễn cảm cho học sinh cao hơn, tôi mạn phép đề xuất một vài ý kiến với các cấp chỉ đạo như sau: Thường xuyên dự giờ của giáo viên để nắm vững phương pháp giảng dạy, từ đó khắc phục kịp thời những tồn tại để thống nhất phương pháp giảng dạy đặc biệt là việc rèn đọc diễn cảm. Khơi dậy phong trào thi ngâm thơ, kể chuyện, đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên trong khối, trong trường. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các môn học nhất là phân môn Tập đọc. Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên nhất là đồ dùng dạy phân môn Tập đọc. Đề nghị cấp phòng sau khi chấm sáng kiến kinh nghiệm nên phổ biến những kinh nghiệm giảng dạy có chất lượng để giáo viên học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp. Sau mỗi đợt thi giáo viên giỏi chúng tôi rất mong ban chỉ đạo hội thi có những thống nhất một cách cụ thể chi tiết về phương pháp giảng dạy các phân môn. Tổ chức thường xuyên hội thi đọc hay với GV và HS để tăng cường ý thức luyện đọc hay ở từng giáo viên và học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2021 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Thị Huệ
  9. 19 TT Tài liệu Ghi chú 1 Nội dung và chương trình tiếng Việt 5. 2 Sách giáo khoa tiếng Việt 5 tập 1 3 Sách giáo khoa tiếng Việt 5 tập 2 4 Tài liệu phổ biến SKKN 5 Bồi dưỡng tiếng việt lớp 5. 6 Để học tốt tiếng Việt 5. 7 Những bài văn hay lớp 5. 8 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2003 -2007. 9 Tập san Báo giáo dục thời đại. 10 Hướng dẫn Thực hiện giảng dạy các môn học ở lớp 5 cho các vùng, miền và các lớp học 2buổi/ngày. 11 Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1 12 Sách giáo viên Tiếng Việt5 tập 2 13 Tiếng Việt nâng cao lớp 5 14 Thế giới quanh ta 15 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018