Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức

docx 25 trang binhlieuqn2 07/03/2022 9211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_sang_tao_mot_so_hoat_dong_kham_pha_kho.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức

  1. a.Mục đích: Dạy trẻ rằng cây được sinh ra từ hạt b. Hình thức tổ chức: Cả lớp c. Cách tiến hành: Tiết 1: - Cô cho trẻ đi quan sát thực tế đi dạo để thu lượm hạt - Cô chuẩn bị một số loại quả có hạt - Cô bổ đôi và cho trẻ nhận xét đặc điểm của các loại hạt - Sau đó cô cho trẻ phân loại hạt: hướng dương, đậu, ngô, bí, táo Cô tổ chức trò chơi xem đội nào phân loại hạt giỏi nhất và nhanh nhất - Cho trẻ tách một số loại hạt có thẻ tách: Hạt ngô, hạt đỗ tách từ quả Tiết 2: - Chuẩn bị: Mỗi trẻ một cốc sữa chua có đựng đất, cho trẻ tưới nước cho ẩm, hạt đỗ đã ngâm ẩm - Cô tiến hành cho trẻ gieo hạt, quan sát sự phát triển của hạt theo thời gian -> Bảng kết luận: Cô cho trẻ đặt kết quả tương ứng với quá trình phát triển của hạt thành cây qua từng ngày trẻ quan sát H4.Quá trình phát triển của hạt 4.2.2. Các bộ phận của hoa a.Mục đích: Trẻ biết được các bộ phận của bông hoa b.Tiến hành: Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện về từng bộ phận của bông hoa, cô nói đặc điểm cấu tạo của từng bộ phận và có thẻ hình tương tướng với từng bộ phận của bông hoa. Cho từng trẻ lên chỉ và nhận biết tường bộ phận cũng như trẻ nói lên đặc điểm cấu tạo của chúng. Sau đó cô khái quát lại các bộ phận của hoa bằng hình ảnh Củng cố: Cho trẻ tô từng bộ phận sau đó ghép vào thành bông hoa H5.Các bộ phận của hoa 4.2.3.Vòng đời của cây a.Mục đích: Giúp trẻ biết được quá trình phát triển thành cây (vòng đời của cây) b. Hình thức tổ chức: Theo nhóm c. Cách tiến hành: - Cô chuẩn bị các thẻ (được đánh số ở phía sau) - Dụng cụ để quan sát sự nảy mầm: một vài hạt đỗ, liễn thủy tinh, bình nhỏ, một chút nước và giấy thấm, bông - Cô cho trẻ cho bông thấm nước vào lọ sau đó thả hạt đậu vào và trẻ quan sát - Sau đó mấy ngày cô khái quát lại vòng đời của cây, trẻ có thể thấy rằng dù ở tư thế nào thì rễ cũng luôn mọc xuống dưới và thân thì vươn lên. H6.Vòng đời phát triển của cây 4.2.4.Cây cần nước và ánh sáng 8 / 24
  2. a. Mục đích:Trẻ biết được khi gieo hạt và chăm sóc hạt chỉ cần môi trường ẩm là có thể nảy mầm, nhưng để cây phát triển cần có nước và ánh sáng. Nếu cây không được tưới nước và ở trong bóng tối thì cây không phát triển được b.Chuẩn bị: Một nắm hạt đậu, một cốc đựng sẵn bông ẩm, bút, bảng ghi kết quả c. Hình thức tổ chức: Tiến hành theo tổ, nhóm hoặc chơi hoạt động góc d. Cách tiến hành:Trẻ gieo hạt vào cốc, hàng ngày tưới nước. Sau khi cây nảy mầm, mỗi một ngày trẻ vẽ mô phỏng trạng thái cây, 4 – 6 ngày cô cho tổ hoặc từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và cho trẻ tự rút ra kết luận. 4.3. Khám phá về động vật: Theo bản năng trẻ thường bị cuốn hút bởi các động vật sống. Trẻ thích quan sát và chăm sóc chúng, việc đó khơi dậy tình yêu thương, trách nhiệm cùng thái độ ân cần của trẻ.Vòng đời của con vật (con ếch, con bướm); Dấu vết và bóng của các con vật; Các loài chim; Động vật có xương sống và không xương sống. 4.3.1.Vòng đời của động vật a.Mục đích: Giúp trẻ hiểu được quá trình phát triển của các con vật b. Hình thức tổ chức: Tổ chức theo nhóm trẻ hoạt động góc c. Cách tiến hành: -Tìm hiểu về con ếch: Đặc điểm cấu tạo và môi trường sống của ếch. Cô kết luận: Da ếch trơn và nhờn, chân ếch có màng nhỏ. Ếch là con vật vừa sống được ở dưới nước vừa sống trên cạn đấy! - Tìm hiểu về vòng đời phát triển của con ếch. - Cô cho trẻ xem video về vòng đời phát triển của con ếch Cô khái quát lại: Ếch mẹ đẻ trứng, trứng nở ra nòng nọc, một thời gian sau ếch nòng nọc đứt duôi và trở thành ếch trưởng thành -Tương tự với vòng đời của sâu, bướm cô cũng tiến hành như cách thức trên, trẻ sẽ ghi nhớ rất tốt - Cô cho trẻ tô màu về vòng đời và cho trẻ lên để dán theo vòng đời của bướm H7.Vòng đời phát triển của ếch và bướm 4.3.2. Dấu vết và bóng của các con vật a. Mục đích: Giúp trẻ tinh tế hơn trong khi nhận biết các con vật qua dấu vết chân (đặc điểm của chân) b. Hình thức tổ chức: Theo nhóm c. Cách tiến hành: - Sau khi cô tiến hành cho trẻ làm quen với các con vật trong mỗi tiết dạy, đặc điểm của từng con vật, nhất là dấu chân, bóng các con vật 9 / 24
  3. - Cô tổ chức tiết học sáng tạo bằng cách giúp trẻ tìm ra các con vật qua bóng - Trẻ tìm ra các con vật qua dấu vết chân - Cô chuẩn bị sẵn hình ảnh nhỏ như lô tô để sau khi học về con vật nào trẻ sẽ tổng kết lại và gắn hình ảnh kèm theo. - Bài tập củng cố: Cô cho trẻ dấu vết và hình ảnh các con vật, yêu cầu trẻ nối đúng dấu vết của các con vật ấy; Nối bóng của các con vật với con vật ấy *Lưu ý: Nội dung này có thể tích hợp vào chủ đề thế giới động vật. 4.3.3. Các loài chim a. Mục đích: Các loài chim thường cuốn hút trẻ, chúng ta thường dễ quan sát những loài chim gần gũi với con người. Giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm, nơi sống của các loài chim. b. Hình thức tổ chức: cả lớp hoặc theo nhóm, hoạt động ngoài trời c. Cách tiến hành: - Tổ chức cho trẻ ra ngoài trời để khám phá. - Cô chuẩn bị các nguồn tư liệu về các loài chim, video, hình ảnh, tranh - Có rất nhiều loài chim trên thế giới nhưng cô lựa chọn những hình ảnh về chim gần gũi với chúng ta nhất như chim sẻ, chim gõ kiến, chim cánh cụt - Cho trẻ tìm hiểu về thói quen của các loài chim: + Mùa đông, chúng ta có thấy nhiềm chim như mùa xuân và mùa hè không + Các con chim thường đi đâu -> Vào mùa đông một số loài chim thường di cư tới vùng có khí hậu nóng để tìm thức ăn. Nhưng một số loài vẫn trải qua mùa đông, khó sinh sống hơn. - Tìm hiểu về mỏ chim: + Cô giới thiệu cho trẻ từng mỏ của từng loại chim và xếp hình ảnh chim tương ứng với mỏ của chúng + Sau khi tìm hiểu cô cho trẻ làm bài tập củng cố: Nối mỏ với đúng con chim ấy - Tìm hiểu về tổ chim + Cô cho trẻ bóc lớp ngoài của tổ chim ra xem có gì bên trong? (lá cây, cỏ, cành nhỏ, bông, sợi cước, lông tơ, rêu - Cô tổ chức hoạt động: Cho trẻ làm tổ chim theo mẫu 4.3.4. Động vật có xương sống và không xương sống a.Mục đích: Giúp trẻ phân biệt được loại động vật có xương sống và động vật không có xương sống b.Chuẩn bị: Một tệp 10 thẻ đại diện cho nhóm động vật có xương sống, một tệp 10 thẻ đại diện cho nhóm động vật không xương sống. c. Cách tiến hành: Cô trò chuyện với trẻ về đề tài này. Sau đó cô giới thiệu những động vật có trong hai tệp, để xuống phía dưới các biển Cô động viên, khuyến khích trẻ và sửa sai, giải thích cho trẻ. Lưu ý: Cô tổ chức theo nhóm trẻ hoạt động góc, thực hiện trong chủ đề động vật 10 / 24
  4. 4.4.Khám phá về thế giới vật chất: Vật chất là một phần của cuộc sống. Trẻ được thao tác, quan sát và đặt câu hỏi thông qua những trải nghiệm đơn giản, điều đó cho phép trẻ thám hiểm và tư duy một cách khoa học: Điện thoại; Sự truyền âm; Không khí nóng nở ra; Sắt và cát; Máy lọc nước; Trứng chìm, nổi; Chất nhờn ma quái 4.4.1. Sự truyền âm a.Mục đích: Thí nghiệm này giúp trẻ hiểu được có sự truyền âm trong không khí và qua đồ vật b.Chuẩn bị: Một cái bát to bọc căng giấy bóng kính, để một ít muối trên giấy bóng kính rồi cô vỗ tay nhẹ c.Cách tiến hành: Cô cho trẻ thực hiện và quan sát. Âm thanh là sự dao động lan tỏa trong không khí khiến cho giấy bóng kính rung lên. Chúng ta nhìn thấy điều đó nhờ vào những hạt muối nảy lên. Trẻ có thể áp tay lên cổ rồi nói, hát, hét trẻ sẽ cảm nhận thấy dây thanh quản rung lên. Chính rung động của dây thanh quản được lan truyền ra không khí. 4.4.2. Điện thoại a. Mục đích: Trẻ biết một số vật có thể tạo sự lan truyền âm thanh b. Chuẩn bị: Lon sữa, cốc nhựa, cốc giấy, bảng, dây, tăm. Bút, bảng ghi kết quả c. Hình thức tổ chức: trong hoạt động học hoặc hoạt động ngoài trời, nhóm nhỏ d. Cách tiến hành: - Cô hướng dẫn cách làm điện thoại: Với lon sữa và các loại cốc, cô đục một lỗ ở đáy. Các con luồn dây qua lỗ từ ngoài vào trong một cố sau đó buộc vào tăm để dây không tuột ra. Tương tự cô thực hiện với lon thứ 2 sau khi luồn dây ở hai lon các con kéo căng dây. Hai bạn sẽ gọi nhau xem có nghe thấy không ? - Một bạn sẽ ghi lại kết quả - Sau khi thử nghiệm xong các bạn báo cáo kết quả xem đồ vật nào có thể lan truyền âm thanh -> Cô khái quát: Tất cả các đồ vật trên đều có thể lan truyền âm thanh e. Ứng dụng trong cuộc sống: - Nhờ sự lan truyền âm thanh mà người ta chế tạo ra chiếc điện thoại giúp con người nói chuyện được với nhau cho dù ở khoảng cách rất xa. * Lưu ý: Có thể lồng ghép vào chủ đề gia đình, trường mầm non . H8.Sáng chế chiếc điện thoại bằng lon sữa, cốc 4.4.3. Không khí nóng nở ra a. Mục đích:Giúp trẻ hiểu quy luật của không khí khi gặp nóng thì nở ra. 11 / 24
  5. b. Hình thức thức tổ chức: Theo nhóm trẻ, hoạt động góc. c. Cách tiến hành: - Cô tiến hành cho trẻ quan sát - Cô giúp trẻ thực hiện thí nghiệm và đưa ra kết luận - Cô tiến hành cho từng bàn thực hiện - Cho trẻ tự đưa ra kết luận 4.4.4. Sắt và cát a.Mục đích: Trẻ hiểu được nam châm chỉ hút những kim loại như sắt, còn cát không là kim loại nên không hút được b.Hình thức tổ chức: Theo nhóm, hoạt động góc c.Cách tiến hành: - Cô tiến hành: Để nam châm vào giữa khăn tay, bọc lại, rồi cầm bằng một tay. Bạn cầm nam châm được bọc như vậy lên phía trên bột sắt, bột sắt bị hút. Khi nhẹ nhàng tháo chiếc khăn tay ra khỏi nam châm, bột sắt bị rơi trở lại khay. Cô gọi trẻ lên thực hiện hoạt động này. - Tiếp theo, cô cho trẻ giấu bột sắt vào trong cát và xem liệu rằng nam châm có tìm thấy sắt không? Cô trộn bột sắt và cát với nhau trong khay không đựng gì. Cô cầm nam châm được bọc như vậy lên phía trên hỗn hợp sắt và cát nhiều lần liên tục. Cô nhấc nam châm lên và trẻ sẽ thấy rằng sắt bám vào đó. Cô cho trẻ thực hiện H9.Nam châm hút kim loại 4.4.5.Khám phá về máy lọc nước a. Mục đích: Giúp trẻ biết cách sử dụng các nguyên vật liệu để lọc nước. b. Hình thức tổ chức: Theo nhóm hoạt động c. Cách tiến hành: Đầu tiên cô sẽ cho các nguyên liệu cần thiết vào như sỏi, than hoạt tính, cát vàng, bông thành từng lớp. Sau đó cô đổ nước bẩn lên trên. Chúng ta hãy quan sát xem nhé. Nước bẩn khi qua các lớp lọc sẽ chảy xuống dưới và cho ta một mẻ nước mới rất sạch. H10.Hình ảnh chiếc máy lọc nước do các bạn nhỏ sáng chế 4.4.6. Khám phá về trứng chìm, trứng nổi a. Mục đích: Cho trẻ hiểu tại sao những vật tưởng như sẽ bị chìm lại có thể nổi trên mặt nước b. Chuẩn bị: Trứng gà hoặc trứng vịt, nước, muỗng, một lọ đựng đầy muối, hai ca nước c. Cách tiến hành: - Lần lượt đổ nước vào hai ca cho đến khi có hơn nửa ca nước. Cô sẽ đánh thứ tự cho các ca nước. 12 / 24
  6. - Ca 1 chỉ có nước, ca thứ 2 đổ muối 1 lượng chiếm khoảng ¼ cốc rồi hòa cho đến khi muối tan hết. - Quan sát hiện tượng: Giải thích hiện tượng: Bé càng cho thêm nhiều muối vào nước, dung dịch nước muối sẽ càng đậm đặc hơn. Khi nào trứng còn có độ dày (đặc) hơn so với nước, nó sẽ còn chìm. Một khi nước đạt đến độ đậm đặc giống như trứng trứng sẽ lơ lửng trong nước. Cuối cùng khi nước đậm đặc hơn cả trứng, trứng sẽ nổi lên trên bề mặt nước. H11.Sự kỳ diệu của quả trứng(chìm nổi) 4.4.7. Khám phá chất nhờn ma quái a. Mục đích: Trẻ biết gọi tên các thành phần và dụng cụ thí nghiệm: b. Chuẩn bị: Bộ dụng cụ thí nghiệm gồm: Cốc nhựa, đũa, thìa. Hồ dán dạng nước, dung dịch rơ miệng natri borat, màu thực phẩm, nước lọc, nước ngọt fanta, sting, kem đánh răng c. Cách tiến hành: Cô cho trẻ quan sát các bước để làm chất nhờn ma quái: + Bước 1: đổ 2 lọ hồ vào cốc + Bước 2: Múc 2 thìa nước ngọt đổ vào cốc + Bước 3: Cho 5 giọt màu nước + Bước 4: Nhỏ từ từ 2- 30 giọt dung dịch rơ miệng vào hỗn hợp + Bước 5: Đảo đều cho đến khi dung dịch quyện đều vào nhau. H12.Chất nhờn ma quái 4.5. Khám phá về thời gian: Là một nội dung ít được dạy trong các nội dung học của trẻ. Nên tôi đưa ra các hoạt động mng muốn trẻ sẽ xác định được thời gian: Dải thời gian trong ngày và trong tuần; Dải băng tuổi; Các mùa; Thời tiết. 4.5.1. Dải băng tuổi: - Mục đích: Hoạt động này giúp trẻ xác định vị trí của mình trong gia đình, hình dung ra tuổi của mỗi người và đưa ra thang bảng thời gian (một ô vuông bằng 1 năm) 4.5.2.Biểu thị thời gian trong ngày a. Mục đích: Hoạt động này giúp trẻ xác định được thời gian trong ngày thông qua các hình ảnh. b. Hình thức tổ chức: Theo nhóm hoặc hoạt động góc c. Cách tiến hành: Cô giáo kết hợp với phụ huynh để sau hoạt động này ở lớp phụ huynh cho con kể về một ngày ở lớp của mình. 4.5.3.Các mùa a.Mục đích: Giúp trẻ biết được đặc điểm của các mùa trong năm, những hình ảnh đặc trưng cho từng mùa b.Hình thức tổ chức: Cả lớp 13 / 24
  7. c. Cách tiến hành: - Cho trẻ xem video về các mùa (mỗi hôm cô sẽ giới thiệu một mùa) - Sau khi trẻ được quan sát, trò chuyện cùng với kinh nghiệm sống của trẻ cô sẽ cho trẻ kết luận lại và dán lên bảng tổng kết. Từ đó trẻ sẽ ghi nhớ rất nhanh. H13.Hình ảnh các mùa trong năm 4.5.4.Thời tiết a.Mục đích: Giúp trẻ nhận xét được thời tiết hàng ngày diễn ra như thế nào và trẻ có thể tự chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân phù hợp với thời tiết b.Hình thức tổ chức: Ngoài trời, hoạt động góc hoặc tiết dạy c.Cách tiến hành - Ngày thứ nhất:Tiến hành bằng cách trò chuyện với trẻ sau đó xem hình ảnh, video - Ngày thứ hai: Giải thích cho trẻ một số hiện tượng thời tiết quen thuộc: Trời mưa - Ngày thứ 3: Cho trẻ thực hiện thí nghiệm: Sự bốc hơi của nước để trẻ hiểu sâu sắc hơn về hiện tượng mưa. => Nước ở ao hồ được mặt trời chiếu sáng-> Nước nóng bốc hơi gặp không khí lạnh tạo thành mây-> Các đám mây ngày càng nhiều->Mây nặng sà xuống thấp gặp không khí nóng tan dần ra tạo thành mưa. H14.Thí nghiệm sự bốc hơi của nước 4.6. Khám phá về kỹ năng sống - Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn. - Kỹ năng phòng chống đuối nước. 4.6.1.Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn a. Mục đích: Dạy trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy: kêu cứu, lấy khăn bịt mũi, bò men tường theo hướng cửa ra ngoài, biết gọi báo người lớn khi có đám cháy xảy ra, biết số điện thoại khi gọi cứu hỏa 114 b. Chuẩn bị: Video về một số vụ cháy, các tình huống cho trẻ thực hiện, khăn mặt ẩm, chăn mỏng. c. Cách tiến hành: Cô cho trẻ xem các video về các đám cháy, hướng dẫn trẻ cách thoát hiểm với từng tình huống cháy. 4.6.2.Kỹ năng phòng chống đuối nước. a. Mục đích: - Trẻ biết một số kỹ năng phòng chống đuối nước - Biết kêu cứu khi chẳng may bạn bị đuối nước. - Biết một số đồ dùng ,trang phục khi đi bơi. b. Chuẩn bị: - Video,hình ảnh một số nơi xảy ra đuối nước và nguyên nhân bị đuối nước, phòng tránh đuối nước. 14 / 24
  8. c. Cách tiến hành - Cô cho trẻ xem video em bé bị ngã xuống nước, có chú đang xuống cứu. - Giáo dục: Như vậy, cô đã hướng dẫn các con một số kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em. H15.Kỹ năng phòng chống đuối nước 4.7. Khám phá về ẩm thực: Món phở cuốn; Món hoa quả dầm; Món bánh trôi với mỗi nội dung trong từng nhóm tôi đều nêu rõ mục đích của nội dung cung cấp cho trẻ kiến thức gì, đồ dùng chuẩn bị, cách tiến hành. Ta đi vào cụ thể từng nội dung như sau: a. Mục đích: Dạy trẻ biết thực hành, khám phá một số món ăn quen thuộc, đơn giản. Trẻ tự tay làm được các món ăn như phở cuốn, hoa quả dầm, nặn bánh trôi b. Chuẩn bị: Mỗi món ăn cô sẽ chuẩn bị các đồ dùng và các nguyên liệu cần thiết cho từng món c. Tiến hành: Cô giới thiệu các nguyên liệu cần để làm ra món ăn mà hôm nay cô sẽ dạy trẻ thực hiện. Sau đó cô thực hiện làm mẫu cho trẻ xem. Cô cho trẻ về từng nhóm để làm. Trong quá trình trẻ làm cô động viên, khuyến khích trẻ. Sau khi trẻ làm xong cô cho trẻ cùng thưởng thức thành quả mà chúng mình vừa tạo ra. H16.Hình ảnh món phở cuốn, hoa quả dầm, bánh trôi. Với những hoạt động trong mỗi nội dung trên tôi đã đưa vào hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc. Thông thường với hoạt động góc và ngoài trời tôi cho trẻ làm từng hoạt động đơn lẻ. Còn với hoạt động học tôi thường phải xây dựng một cấu trúc một vài hoạt động kết hợp với nhau và có các bài tập dưới dạng trò chơi để trẻ ôn luyện kiến thức. Các phần khái quát kiến thức tôi cố gắng hệ thống vào một bảng kết quả rồi trình chiếu trên màn hình để trẻ dễ dàng nhìn thấy được kết quả. 5. Hiệu quả đạt được Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy trẻ của mình rất tự tin khi tham gia các hoạt động, luôn hào hứng với các hoạt động mới. Không chỉ như vậy trẻ còn có ý thức tự tìm hiểu và khám phá không chỉ đơn thuần hỏi cô. - Trẻ tích cực trong mọi hoạt động, sử dụng các đồ dùng, vật thí nghiệm linh hoạt, vẽ lại bằng các biểu tượng một cách sáng tạo - Kiến thức về khoa học khá phong phú, có thể tự giải thích được một số hiện tượng đơn giản - Khả năng quan sát và so sánh tốt hơn nên khả năng suy luận và phán đoán của trẻ được chính xác hơn - Khả năng diễn đạt ngôn ngữ, giải thích kết quả đủ câu, đủ ý và hợp lý Với các hoạt động khám phá khoa học sáng tạo được tổ chức trong các hoạt động học, hoạt động góc. Hầu hết trẻ trong lớp đều tham gia rất hứng thú và tích cực. Kết quả đạt được trên trẻ rất khả quan. 15 / 24
  9. Kết quả cụ thể như sau: Tổng Đầu năm Cuối năm Nội dung số Đạt Tỉ lệ CĐ Tỉ lệ Đạt Tỉ lệ CĐ Tỉ lệ Tiêu chí 1 49 27 55% 22 45% 47 96% 2 4% Tiêu chí 2 49 28 57% 21 43% 48 98% 1 2% Tiêu chí 3 49 27 55% 22 45% 47 96% 2 4% Tiêu chí 4 49 25 51% 24 49% 48 98% 1 2% Tiêu chí 5 49 27 55% 22 45% 48 98% 1 2% * Biểu đồ thể hiện kết quả: - Đầu năm: 60 50 40 30 Đạt 20 Chưa đạt 10 0 Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu chí 1 chí 2 chí 3 chí 4 chí 5 - Cuối năm: 100 90 80 70 60 50 Đạt 40 Chưa đạt 30 20 10 0 Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu chí 1 chí 2 chí 3 chí 4 chí 5 16 / 24
  10. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Bản thân nhận thấy việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá nói riêng cũng như đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đem lại kết quả rất tốt góp phần hình thành tính tích cực, chủ động cho trẻ. Khi thực hiện đề tài, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: * Đối với học sinh - Với các hoạt động thí nghiệm trẻ thực sự được phát triển tối đa khả năng quan sát, suy luận và khả năng so sánh. - Cô làm mẫu và phân tích rõ ràng trẻ sẽ dễ dàng thực hiện được theo yêu cầu của cô. - Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm và từng trẻ khiến cho trẻ tập trung vào phần việc của mình, rất ít cháu lơ là nhiệm vụ. Không những thế còn tránh được những xung đột tranh nhau đồ dùng. - Đồ dùng đồ chơi tự tạo phong phú, đa dạng cũng làm trẻ hứng thú, vốn kiến thức về môi trường xung quanh của trẻ tăng lên một cách rõ rệt. Thể hiện qua ngôn ngữ của trẻ, trẻ nói mạch lạc hơn, đã diễn đạt được đủ câu, rõ ý của mình. - Khả năng nhận thức về hoạt động khám phá của trẻ cũng nhạy bén và chính xác hơn. - Trẻ nhanh nhẹn, hứng thú khi được trực tiếp tiếp xúc với môi trường xung quanh. * Đối với giáo viên - Sau khi tiến hành các biện pháp trên bản thân tôi cũng như giáo viên ở lớp đã thấy được những sự thay đổi lớn như việc đổi mới hình thức giúp giáo viên sáng tạo, chủ động và linh hoạt hơn, kỹ năng tổ chức hoạt động khám phá nói riêng và các hoạt động giáo dục trẻ nói chung đạt kết quả cao trong hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, hội thi sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi. - Bản thân tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn các trò chơi, các hình thức phong phú và đặc biệt tạo cho trẻ các tình huống hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động tích cực, có hiệu quả mà không thấy nhàm chán khi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học. - Bản thân được trau rồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật dạy trẻ. - Phụ huynh tín nhiệm, tin yêu. - Kết quả hoạt động dạy các hoạt động khám phá khoa học được đánh giá tốt. *Đối với phụ huynh. - Phụ huynh đã có nhận thức tích cực về giáo dục mầm non nói chung và giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ từ đó họ rất nhiệt tình, mạnh dạn cho con tham gia các hoạt động trải nghiệm. 17 / 24
  11. - Đa số phụ huynh có sự nhìn nhận đúng đắn, biết được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học. - Phụ huynh nhiệt tình trong việc cùng cô kiếm nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi. - Phụ huynh biết cách ôn luyện các kiến thức cùng trẻ, quan sát các đối tượng có hiệu quả. - 100% phụ huynh học sinh luôn ủng hộ, tướng tác cùng giáo viên trong các hoạt động dạy học trực tuyến, online của nhóm lớp và nhà trường. 2. Kiến nghị - Đối với Sở dục và đào tạo thành phố Hà Nội, Phòng Giáo dục Huyện Gia Lâm rất mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia nhiều hơn các khóa tập huấn, các buổi kiến tập để học hỏi kinh nghiệm, phương pháp mới của các đồng nghiệp, các nước tiên tiến trên thế giới. - Đối với Ban giám hiệu nhà trường, rất mong nhận được sự quan tâm động viên hơn nữa về học liệu, giáo cụ dạy học hiện đại để giảm tải sức lao động cho giáo viên. Để từ đó giáo viên có nhiều thời gian hơn trong việc đầu tư sáng tạo các hoạt động giáo dục. Trên đây là một số hoạt động khám phá khoa học sáng tạo cho trẻ 4 -5 tuổi mà tôi áp dụng thực hiện ở lớp mẫu giáo nhỡ. Tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và chị em giáo viên đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều biện pháp tích cực, nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục trong năm học tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn 18 / 24
  12. IV. PHỤ LỤC Hình ảnh minh họa H1.Hình ảnh quả địa cầu H2.Sự tương phản giữa đất và nước H3.Các dạng địa hình của Việt Nam 19 / 24
  13. H4.Quá trình phát triển của hạt H5.Các bộ phận của hoa H6.Vòng đời phát triển của cây 20 / 24
  14. H7.Vòng đời phát triển của ếch và bướm H8.Sáng chế chiếc điện thoại bằng lon sữa, cốc H9.Nam châm hút kim loại 21 / 24
  15. H10.Hình ảnh chiếc máy lọc nước do các bạn nhỏ sáng chế H11.Sự kỳ diệu của quả trứng(chìm nổi) H12.Chất nhờn ma quái 22 / 24
  16. H13.Hình ảnh các mùa trong năm H14.Thí nghiệm sự bốc hơi của nước 23 / 24
  17. H15.Kỹ năng phòng chống đuối nước H16.Hình ảnh món phở cuốn, hoa quả dầm, bánh trôi. H16.Hình ảnh món hoa quả dầm, bánh trôi. 24 / 24