Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt để nâng cao chất lượng

docx 17 trang Đinh Thương 15/01/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt để nâng cao chất lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tro_choi_trong_day_hoc_tieng_v.docx
  • pdfNguyễn Thị Tin_TH Xuân Đài.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt để nâng cao chất lượng

  1. vàng”, “Ghép tranh với từ tương ứng”, “Hái táo”, “Quả trứng kì diệu”, Còn các trò chơi tôi sử dụng trên máy tính cũng có mục đích và cách làm tương tự nhưng nhờ có hình ảnh sống động kích khích thị giác và thính giác nên một bầu không khí vui tươi làm các em háo hức. 2.3.1. Tổ chức trò chơi ở phần Kiểm tra bài cũ: Mục đích của trò chơi: Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động học tập của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực. Giúp học sinh r n luyện, củng cố kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động vui chơi, rèn tính nhanh nhẹn, phản xạ tốt. Sau đây tôi xin giới thiệu cách tổ chức một trò chơi tôi thường dùng trong phần kiểm tra bài cũ như sau: Tên trò chơi: Chọn quà Chuẩn bị: trò chơi trên máy đã chuẩn bị sẵn và kẹo thưởng Cách chơi: Giáo viên mở trò chơi trên máy tính. Mỗi 1 học sinh sẽ chọn một hộp quà và đọc câu hoặc đoạn ẩn dưới món quà đó. Sau đó sẽ xem phần thưởng là gì. Cứ như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc. Ví dụ: Khi dạy bài 54: ươm – ươp, trong năm học 2021 – 2022, tôi đã kiểm tra bài cũ vần uôm như sau: Nó giả vờ: – A, ca sĩ quạ! Quạ ca thì mê li lắm. Quạ á to mỏ: – Quạ, quạ. 9
  2. Hình 2: Trò chơi chọn quà với yếu tố may mắn lẫn kiểm tra bài cũ luôn làm học sinh hào hứng và thích thú. Phần thưởng là kẹo, tôi sẽ mua thưởng cho học sinh. Nhưng sang năm học 2022 – 2023 khi rèn học sinh ý thức bảo vệ môi trường cũng như đổi mới chính mình, tôi vẫn kiểm tra bài cũ nhưng tôi kiểm tra cả vần um và vần uôm như sau: Học sinh sẽ chọn 1 trong các đồ vật là rác rồi thực hiện yêu cầu ẩn sau các đồ vật rác là lốp xe, ti vi hỏng hoặc sắt vụn. Khi thực hiện tốt nhiệm vụ thì rác sẽ biến mất, đại dương được dọn sạch sẽ. Hình 3: Trò chơi có ý nghĩa bảo vệ môi trường lẫn kiểm tra bài cũ cũng luôn làm học sinh hào hứng và thích thú. Khi học bài 137 là bài cuối cùng trong phần Học vần, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đầu giờ để giúp học sinh ghi nhớ lại một số vần khó. Cứ sau 1 câu trả lời đúng là trang trại lại xuất hiện thêm một loài vật đi từ trong ra khiến hoc sinh siêu thích thú. 10
  3. 2.3.2. Tổ chức trò chơi ở phần Luyện tập - Mở rộng vốn từ: Mục đích của trò chơi: Sự chú ý của học sinh lớp 1 còn hạn chế nên để các em tập trung trong một tiết học là điều rất khó. Chính vì vậy, tôi thường lồng ghép trong các tiết học nhiều trò chơi khác nhau để giúp các em bớt mệt mỏi, căng thẳng. Thông qua đó, các em có thể vừa được giải trí vừa được lĩnh hội kiến thức. Tên trò chơi: Tự bạn nghĩ để không giống tôi: Mục đích: Đọc, nhớ từ để điền các từ cho đúng chính tả. R n luyện sự nhanh nhạy, tự tin cho học sinh và r n khả năng ghi nhớ từ. Chuẩn bị: Trò chơi và các từ ngữ quen thuộc trong cuộc sống nhưng hay dễ bị viết nhầm, viết sai chính tả: Trong khi học sinh thực hành chơi, giáo viên chốt kiến thức, nhầm lẫn vần hoặc nhầm lẫn dấu thanh. Sau đó giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. 2.3.3. Trò chơi học tập trong phần Tập đọc và ở tiết Tập đọc: Mục đích trò chơi: Thông qua trò chơi, học sinh biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, suy luận logic, xử lí thông minh trong các tình huống phức tạp. Sử dụng trò chơi học tập đúng nội dung và mục đích sẽ góp phần dạy học theo định hướng hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh hứng thú, tích cực học tập, tiếp thu kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả phù hợp với những yêu cầu chỉ đạo chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tên trò chơi “Trí nhớ siêu phàm” Mục đích: Giúp học sinh mạnh dạn đọc bài trước cả lớp, khắc sâu kiến thức. Chuẩn bị: Hình ảnh và đoạn văn, từ ngữ của bài học. Cách chơi: Giáo viên đưa hình ảnh hoặc câu văn lên màn hình. Cho học sinh một phút suy nghĩ sau đó đọc câu văn hoặc ghép đúng các đoạn văn với nhau. 2.3.4. Trò chơi học tập trong phần Tập viết Để học sinh hứng thú và nhanh nhẹn trong phần luyện viết tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” 11
  4. Mục đích: Giúp học sinh có thói quen r n viết đúng, viết nhanh. Ví dụ: Khi dạy bài 36: am, ap. Cô hướng dẫn học sinh viết chữ am, quả cam, ap, xe đạp. Sau khi quan sát giáo viên viết mẫu, học sinh thực hiện viết vào bảng con. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. (khen ngợi những bạn viết đúng, viết đẹp, viết nhanh.) 2.3.5. Trò chơi học tập trong phần Củng cố - dặn dò: Mục đích trò chơi: Đây là loại trò chơi r n luyện và phát triển trí nhớ của học sinh về những tri thức, khái niệm, biểu tượng mà các em đã lĩnh hội trước đó. Trò chơi học tập giúp cho sự phát triển chú ý, ngôn ngữ của học sinh. Tên trò chơi: Hái táo Chuẩn bị: Trò chơi và lời khen Cách chơi: Học sinh sẽ lần lượt hái những quả táo và đọc to những từ trong quả táo ấy. Ví dụ: Khi dạy bài 88: ung – uc và bài 89: ưng - ưc. Tôi cho các bạn học sinh hái những quả táo chứa các từ mới học giúp học sinh củng cố lại các từ ngữ đã học. Hình 5: Trò chơi Hái táo 12
  5. 2.3.6. Trò chơi trong các tiết ôn tập: Có thể nói tiết ôn luyện là thời gian vàng đối với học sinh lớp Một. Các em được củng cố lại kiến thức được học trong tuần. Để tránh sự nhàm chán khi phải học lại kiến thức cũ, tôi thường tổ chức các trò chơi với nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn: trò chơi “Hái hoa dân chủ’, “Ai nhanh – ai đúng”, “Rồng rắn lên mây”. Khi tổ chức trò chơi tôi luôn chuẩn bị một số câu hỏi đơn giản phù hợp với khả năng nhận thức của các em đọc chưa được, đọc yếu. Việc cho các em chậm tiến bộ tham gia nhiều trò chơi sẽ giúp các em tiến bộ và tạo động lực để giúp các em cố gắng học tốt hơn. Ví dụ: Khi dạy bài 39 “Ôn tập” tôi yêu cầu học sinh nêu lại các vần đã học trong tuần. Để lôi cuốn học sinh vào hoạt động này tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Hái hoa dân chủ”. Mục đích: Giúp học sinh củng cố được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh, âm, vần. Cách chơi: Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc yêu cầu của hoa. Cả đội phải đọc đúng, nhanh chữ mà nội dung trong hoa yêu cầu. Đội nào đọc đúng, rõ ràng, nhanh theo yêu cầu thì thắng cuộc. Hình 6: Hái hoa dân chủ trên máy tính 13
  6. Trò chơi “Nhìn tranh đoán chữ” hoặc “ Đuổi hình bắt chữ” Mục đích: Giúp học sinh nghe, nhận diện được các tiếng, từ có vần đã học. Mở rộng vốn từ cho học sinh qua các tranh minh họa. Chuẩn bị: Những tranh ảnh để gợi ý cho học sinh tìm được tiếng, từ có vần cần ôn trong mỗi bài học vần. Ví dụ: Bài 36: “am – ap”. Giáo viên chuẩn bị tranh nét, đẹp và chiếu tổng thể cũng như lần lượt từng tranh. Học sinh có bảng từ và bộ thực hành Tiếng Việt. Luật chơi: Học sinh quan sát tranh và suy nghĩ tìm được tiếng, từ có chứa vần vừa học. Ghép và đọc được các tiếng, từ đó vào bảng từ là thành công. Tổ chức chơi: Ví dụ: Chơi “ Đuổi hình bắt chữ” ở Bài 34: v, y Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh trong lớp đều phải tham gia chơi. Giáo viên cử ra 2 bạn học sinh cùng giáo viên làm trọng tà. Các em rất vui khi được tham gia đoán từ qua tranh III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả về mặt xã hội Để kiểm chứng hiệu quả sáng kiến mang lại, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm như sau:Chọn 2 lớp có trình độ tương đương tiến hành thực nghiệm, cụ thể: TT Tên lớp Sĩ số Giáo viên chủ nhiệm Ghi chú 1 1A 28 Nguyễn Thị Tin Áp dụng sáng kiến 2 1B 28 Trần Thị Ngân Không áp dụng sáng kiến Để đảm bảo độ chính xác, khách quan, tổ chuyên môn đã xây dựng bảng đánh giá kết quả và phân công giáo viên trong tổ dự giờ quan sát thái độ, biểu hiện kết quả học tập của học sinh, đánh giá vào bảng đánh giá chung của tổ. Kết thúc giảng dạy mảng kiến thức về âm và vần, tổ đã xây dựng bài khảo sát chất lượng để đánh giá mức độ học tập của học sinh theo 3 mức độ: Cụ thể, kết quả đạt đƣợc 14
  7. 1A 1B Nội dung Mức độ đạt Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Đúng, nhanh 25 89,29 20 71,43 Hiểu và viết Lúng túng 3 10,71 5 17,86 được âm, vần Sai 0 0 3 10,71 Xác định Đúng, nhanh 26 92,86 21 75,0 đúng dạng bài Lúng túng 2 7,14 4 14,29 tập Sai 0 0 3 10,71 Đúng, nhanh 27 96,43 23 82,15 Áp dụng vào Lúng túng 1 3,57 3 10,71 làm bài tập Sai 0 0 2 7,14 Qua các tiết dạy, những slide đưa lên trình chiếu hoàn toàn làm học sinh hứng thú, không khí lớp học trở nên sôi nổi, các em đọc hay hơn, chọn chữ nhanh hơn, chính xác hơn và dĩ nhiên tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn. Phát huy được óc tò mò, trí tưởng tượng và tư duy của học sinh. Học sinh nhớ bài nhanh và kỹ hơn. Phù hợp với phương pháp đổi mới dạy học tâm lý lứa tuổi lớp 1. Đặc biệt học sinh trở nên mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. Tôi rất vui khi đạt được kết quả như vậy. Đó là cả tâm huyết mà tôi đã bỏ ra. Chính sự hứng thú của các em trong mỗi giờ học được nâng lên, nên giờ học của các em không còn khô khan, mệt mỏi như trước đây nữa mà trở nên sôi động, hấp dẫn. Các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hào hứng, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 1 “Học mà chơi, chơi mà học”. Tính nhút nhát, tự ti của một số em được khắc phục, các em mạnh dạn, tự tin và ham học hơn. Từ đó chất lượng học tập của các em được cải thiện và tiến bộ rõ rệt. 2. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sau khi trình bày nội dung sáng kiến “Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt để nâng cao chất lƣợng.’’ trong tổ chuyên môn của mình, tôi đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao. Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả học sinh lớp 1 và nhân rộng phạm vi áp dụng. 15
  8. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HAY VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi cam đoan không sao chép hoặc vi phạm bản quyền TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Tin CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 16
  9. XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƢỜNG 17