Sáng kiến kinh nghiệm Tập làm văn cho học sinh Lớp 5 - Trường Tiểu học Hải Lựu

doc 18 trang thulinhhd34 9261
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tập làm văn cho học sinh Lớp 5 - Trường Tiểu học Hải Lựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tap_lam_van_cho_hoc_sinh_lop_5_truong.doc
  • docxTH.HAILUU.06.01-LEVANTHIEN+NGOTHIHOA-TT.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tập làm văn cho học sinh Lớp 5 - Trường Tiểu học Hải Lựu

  1. *Phân tích kết quả điều tra: Thông qua việc dùng phiếu điều tra và tiến hành bài kiểm tra với học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Hải Lựu, chúng tôi rút ra được những kết luận về khả năng tiếp nhận và mức độ tích cực của học sinh cũng như kết quả học tập phân môn Tập làm văn như sau: Kết quả học tập phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 5 - Trường Tiểu học Hải Lựu còn chưa cao, tỉ lệ điểm giỏi thấp, điểm trung bình còn cao và vẫn còn điểm yếu. Qua kết quả học tập của học sinh và nhận xét trên đây ta thấy chất lượng học tập môn Tập làm văn của học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Hải Lựu còn thấp. Điều đó đòi hỏi giáo viên cần có sự đổi mới về phương pháp dạy học Tập làm văn để chất lượng giáo dục và hiệu quả học tập của học sinh được nâng lên cao hơn nữa, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 7.1.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong phân môn Tập làm văn trường Tiểu học Hải Lựu: 7.1.2.1. Học theo góc: a) Khái niệm: Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập trong đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể. Với phương pháp này học sinh không học theo cách truyền thống mà được đến từng góc phù hợp theo sự lựa chọn của mình. Học theo góc chú trọng đến việc tổ chức không gian lớp học. Có nhiều cách khác nhau để giáo viên tổ chức lớp học như: giao cho mỗi góc khác nhau một nhiệm vụ khác nhau hoặc nhiều góc cùng thực hiện một nhiệm vụ, có thể tổ chức cả góc học tập ở ngoài phạm vi lớp học như ở phòng đọc hoặc thư viện - Học theo góc là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể, lớp học được tổ chức thành các góc, mỗi góc được giao nhiệm vụ và trang bị đồ dùng, trang thiết bị phù hợp để học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Ví dụ: Một lớp học có thể chia thành bốn góc phù hợp với học sinh: góc quan sát, góc phân tích, góc vận dụng, góc trải nghiệm. Ở các góc này học sinh được trang bị những đồ dùng khác nhau để học sinh có thể thực hiện được 6
  2. nhiệm vụ của mình. Góc quan sát được trang bị tranh ảnh, vật thật, tài liệu, băng video góc thực hành là các bài tập, các dụng cụ để thực hành, thí nghiệm - Học sinh được lựa chọn góc học tập phù hợp với nhận thức, sở thích và khả năng của mình để bắt đầu học tập. Kết quả học tập đạt được cao nhất khi học sinh bắt đầu phù hợp nhất, vì như thế chúng có được hứng thú khi học nhưng phải trải qua tất cả các góc để cuối cùng chiếm lĩnh được tri thức của bài học. - Học theo góc kích thích được học sinh tích cực hoạt động, thông qua hoạt động để học tập. Học theo góc cho phép học sinh lựa chọn các góc học tập với các hoạt động phù hợp với sở thích nên có thể kích thích được tính tích cực của học sinh. Nhờ hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi góc mà học sinh tìm ra được kiến thức, thực hành và vận dụng nó một cách có hiệu quả. - Học theo góc đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động. Lớp học được tổ chức với nhiều góc học tập, mỗi góc có nội dung và hình thức phù hợp cho học sinh hoạt động. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho học sinh được liên tục thay đổi các hình thức học tập mà vẫn chiếm lĩnh trọn vẹn kiến thức. - Học theo góc được tổ chức với mục đích để học sinh được thực hành, khám phá và thử nghiệm qua mỗi hoạt động. Hình thức tổ chức học tập này rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học: thích được tự làm, tự khám phá và thử nghiệm. *Các phong cách học: - Quan sát: Suy ngẫm về các hoạt động có hỗ trợ. - Phân tích, suy nghĩ. - Hoạt động, trải nghiệm. - Áp dụng (hoạt động có hỗ trợ). *Các phong cách dạy: - Kích thích tính chủ động làm chủ. - Kích thích khả năng quan sát. - Kích thích nhạy cảm phân tích và suy ngẫm. - Kích thích năng lực áp dụng. b) Cơ hội có được từ học theo góc: 7
  3. * Đối với học sinh: - Học theo góc tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập (khám phá,thực hành,tự trải nghiệm ) - Học theo góc cho phép học sinh lựa chọn hoạt động. Học sinh được tự mình lựa chọn các hoạt động mà mình thấy thích thú và phù hợp với khả năng nhận thức của bản thân. - Tại các góc học tập khác nhau học sinh có cơ hội khác nhau để hoạt động và bộc lộ khả năng, năng lực của mình một cách đa dạng, phong phú. + Cơ hội khám phá, thực hành. + Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo (thí nghiệm mới, bài viết mới ) + Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của giáo viên. + Cơ hội cho cá nhân tự áp dụng. - Học theo góc tránh được tình trạng phải chờ đợi, hoặc cảm giác nhàm chán ở học sinh khá giỏi. Sau khi hoạt động ở góc này, học sinh dược lựa chọn góc học tập khác để hoạt động sao cho trải qua được tất cả các góc. Vì thế học sinh không bị gò ép lâu ở bất cứ hoạt động nào. Học sinh khá, giỏi sẽ tránh được tình trạng phải chờ đợi các bạn học kém để chuyển sang hoạt động học tập khác. - Học theo phương pháp này học sinh có thể hợp tác học tập với nhau. Tại mỗi góc học tập học sinh có thể trao đổi, thảo luận, cùng nhau hợp tác để giải quyết vấn đề. *Đối với giáo viên: - Giáo viên có cơ hội nhận biết năng lực, khả năng học tập và lĩnh vực trội của từng học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp và có hướng bồi dưỡng cụ thể. - Giáo viên có nhiều thời gian cho hoạt động hướng dẫn nhóm nhỏ học sinh. c) Ưu điểm và hạn chế của phương pháp học theo góc: *Ưu điểm: - Học theo góc mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở học sinh. Học theo góc tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội mở rộng sự tham gia ở nhiều góc học tập khác nhau và có thể liên hệ, trao đổi, thảo luận với 8
  4. nhiều bạn khác nhau.Vì thế, học sinh thấy hứng thú hơn với việc học của mình, cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Nhờ đó hiệu quả học tập sẽ cao hơn là gò ép học sinh vào một hoạt động nhất định nào đó mà các em không thấy thoải mái. - Học theo góc kích thích học sinh tích cực học tập thông qua hoạt động tự tìm tòi, tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức. - Học theo góc sẽ giúp học sinh học sâu hơn, thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, xét đoán và hành động của học sinh theo hướng sâu sắc hơn; có thể phát huy được khả năng tiềm ẩn trong mỗi học sinh đồng thời hiệu quả học tập sẽ trở nên bền vững vì học sinh hiểu và biết cách vận dụng một cách bản chất. - Học theo góc tạo ra mối quan hệ tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò. - Học theo góc cho phép giáo viên điều chỉnh sao cho phù hợp với trình độ và nhịp độ học tập của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi đối với học sinh. - Sử dụng phương pháp học theo góc sẽ tạo nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực. - Đối với giáo viên, khi sử dụng phương pháp này sẽ có nhiều thời gian cho hoạt động hướng dẫn cá nhân, hướng dẫn nhóm nhỏ học sinh. *Hạn chế: - Học theo góc đòi hỏi phải có không gian và thiết bị dạy học phù hợp. - Các nhiệm vụ, tài liệu và đồ dùng dạy học phải được chuẩn bị trước và khá công phu. - Các tài liệu học tập phải được phân hoá cho phù hợp với đặc điểm, nhu cầu hoạt động của học sinh ở từng góc học tập. - Giáo viên cần có trình độ sâu về chuyên môn và phương pháp dạy học. d) Các dạng bài dạy có thể vận dụng phương pháp học theo góc: - Giáo viên có thể vận dụng phương pháp học tập theo góc ở các dạng bài quan sát, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn Ví dụ: Trong bài "Luyện tập tả cảnh - Dựng đoạn mở bài, kết bài" SGK Tiếng Việt tập 1 - Trang 83. Giáo viên có thể cho học sinh học theo từng góc ở bài tập 1 và bài tập 2 của bài học (Mỗi góc một bài tập riêng rồi giáo viên tổng hợp, nhận xét). 9
  5. e) Các bước dạy học theo góc: Bước 1: Lựa chọn nội dung. - Học sinh có thể học theo nhiều cách khác nhau như: hoạt động (trải nghiệm), quan sát, phân tích, áp dụng. - Học sinh có thể học các nội dung trên theo thứ tự bất kỳ. Bước 2: Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc. - Xác định số góc và tên góc phù hợp với nội dung và phong cách học. - Thiết kế nhiệm vụ cụ thể cho mỗi góc: + Tên góc. + Thiết bị, đồ dùng dạy học. + Mục tiêu, nhiệm vụ của học sinh, các mức độ hỗ trợ. + Kết quả và đánh giá kết quả. Bước 3: Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm các phương tiện, tài liệu phù hợp (tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc, bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá ) Bước 4: Tổ chức thực hiện học theo góc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn góc thích hợp và khuyến khích học sinh để đạt được mức độ học tập sâu cần nghiên cứu nội dung học tập qua nhiều góc khác nhau, hoặc giáo viên phải yêu cầu học sinh phải qua đủ các góc để đạt được mục tiêu bài học. - Học sinh đọc các hướng dẫn và tiến hành hoạt động theo thời gian tối đa đã quy định. - Giáo viên đi tới các góc để hỗ trợ học sinh (nếu cần). - Học sinh thảo luận và hoàn thiện báo cáo kết quả theo cá nhân hoặc theo nhóm. - Sau khi học sinh thực hiện nhiệm vụ xong ở một góc thì chuyển sang những góc tiếp theo. Bước 5: Tổ chức trao đổi, chia sẻ. - Cá nhân hoặc nhóm trình bày kết quả của mình trên cơ sở các kết quả đã thu được qua các góc. 10
  6. - Các nhóm khác lắng nghe, chia sẻ và đánh giá hoạt động của nhóm vừa báo cáo. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết. g) Tiêu chí học theo góc: * Tính phù hợp: - Nhiệm vụ và cách thức tổ chức hoạt động học tập thực sự là phương tiện để đạt được mục tiêu chứ không chỉ là hình thức, tạo ra giá trị mới. - Nhiệm vụ học tập được đặt ra phải giàu ý nghĩa, thiết thực, mang tính kích thích, thúc đẩy học sinh học tập. * Sự tham gia: - Nhiệm vụ và PPDH mang lại hoạt động trí tuệ ở mức độ cao ở tất cả các học sinh (học sinh không chỉ làm các hoạt động mà thầy cô giáo giao cho). Các em thực sự tham gia vào các hoạt động. - Các em biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. * Tương tác và sự đa dạng: - Hoạt động tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh được chú ý thúc đẩy đúng mức. h. Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức học theo góc: - Xây dựng nhiệm vụ các góc phải vừa đủ khó để hấp dẫn học sinh. - Giáo viên cần thiết kế có chỗ cho học sinh sáng tạo và được thực hành. - Các góc học tập theo các phong cách học khác nhau sẽ cùng thực hiện một nội dung hoặc các nội dung cho mục tiêu học tập, tạo điều kiện cho học sinh biết, hiểu và vận dụng sáng tạo nội dung học tập vào thực tế đạt hiệu quả cao nhất. 7.1.2.2. Học theo nhóm: a) Khái niệm: Học theo nhóm hay dạy học hợp tác là dạy học theo cách đặt học sinh vào môi trường học tập (cùng quan sát, thực hành, thí nghiệm ) nhằm khuyến khích học sinh hợp tác với người khác để học tập. Kiến thức, suy nghĩ và kết quả làm việc của nhiều người nếu được kết hợp với nhau sẽ có giá trị hơn một người khi gặp những nhiệm vụ học tập cần có sự hợp tác của nhiều người. 11
  7. Lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của nội dung học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên và có chủ đích, được duy trì ổn định hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau. Trong mỗi nhóm phải tự bầu nhóm trưởng, phân công mỗi người một phần việc, mỗi thành viên trong nhóm phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của cả nhóm sẽ đóng góp vào kết quả làm việc chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc trước toàn lớp, nhóm cần cử ra một đại diện và phân công mỗi thành viên trong nhóm trình bày nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Khi hoạt động nhóm, cần định rõ thời gian làm việc cho từng nhóm một cách cụ thể. b) Ý nghĩa: Học theo nhóm giúp học sinh giải quyết các nhiệm vụ phức tạp và khó khăn mà khi làm cá nhân thì khó có thể hoàn thành được. Hoạt động nhóm cũng phù hợp với tâm lý học sinh lứa tuổi Tiểu học, thích được hoạt động, được bộc lộ năng lực của mình. Vì thế học theo nhóm giúp mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập, lắng nghe và suy nghĩ về những ý kiến, quan điểm khác nhau của mọi người, các băn khoăn, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các ý kiến, cùng nhau thảo luận, giải thích, tóm tắt, đặt câu hỏi các em sẽ học tập hiệu quả hơn, những tri thức tiếp thu được sẽ lâu bền trong trí nhớ hơn và khi cần chúng ta sẽ vận dụng thành công trong hoạt động thực tiễn. Quá trình học tập sẽ là quá trình các em học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Học theo nhóm đòi hỏi học sinh tích cực động não, đưa ra ý kiến tham gia vào quá trình thảo luận. Bởi vậy đây là một trong những phương pháp phát huy được tính tích cực của người học. Nó đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết cách sử dụng hợp lý trong quá trình dạy học. c) Các dạng bài dạy có thể vận dụng phương pháp học theo nhóm: - Giáo viên có thể vận dụng phương pháp học theo nhóm trong các bài dạy hình thành cấu trúc bài văn, cách viết câu mở đoạn, kết đoạn hay quan sát các chi tiết. Ví dụ: Trong bài "Cấu tạo của bài văn tả cảnh" - SGK Tiếng Việt tập 1 - trang 11. Giáo viên có thể cho học sinh học theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để rút ra 12
  8. nhận xét về cấu tạo bài văn tả cảnh. Hay như trong bài "Luyện tập tả cảnh" - SGK Tiếng Việt tập 1 - trang 70, giáo viên cho học sinh học theo nhóm để tìm vai trò của những câu văn in đậm. d) Giới thiệu một số phương pháp tổ chức học theo nhóm cho hiệu quả cao: * Yêu cầu chung: Mỗi nhóm phải phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (ví dụ) Vai trò Nhiệm vụ Trưởng nhóm Phân công nhiệm vụ Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng, tài liệu cần thiết Thư ký Ghi chép kết quả Phản biện Đặt các câu hỏi phản biện Liên lạc với nhóm khác Liên hệ với các nhóm khác Liên lạc với thầy cô Liên hệ với giáo viên để xin trợ giúp *Các phương pháp tổ chức học theo nhóm: *Phương pháp khăn phủ bàn: + Học sinh ngồi theo nhóm 4. + Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ sau: 1 4 2 3 + Tất cả học sinh tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề ). Viết vào ô đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và những điều bạn không thích. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. + Khi mọi người đã thực hiện xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời. 13
  9. + Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào giữa tấm khăn trải bàn. + Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi nghiên cứu. *Phương pháp "các mảnh ghép": Cách thức thực hiện. + Vòng 1. - Hoạt động theo nhóm (ví dụ nhóm 3 người). - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B; nhóm 3: nhiệm vụ C). - Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được trả lời tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. - Mỗi thành viên đều trình bày được nhóm đã thảo luận để trả lời câu hỏi như thế nào. + Vòng 2. - Hình thành nhóm 3 người mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3). - Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. - Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa được thành lập để giải quyết. - Lời giải được ghi rõ ràng trên bảng để các nhóm khác cùng theo dõi. Cách ra nhiệm vụ cho "mảnh ghép" - Lựa chọn một chủ đề phục vụ cho nội dung bài học và phù hợp với thực tiễn. - Xác định một nhiệm vụ phức hợp, bao gồm các phần khác nhau (để thực hiện ở vòng 2). - Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ phức hợp (kiến thức, kỹ năng, thông tin ). - Xác định những nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (cho vòng 1). Xác định những yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành thành công vòng 1. 7.1.2.3. Phương pháp đóng vai: a) Khái niệm: 14
  10. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. b) Ưu điểm của phương pháp đóng vai: - Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. - Sử dụng phương pháp đóng vai trong giờ học sẽ gây được hứng thú và chú ý cho học sinh. - Phương pháp này tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo cho học sinh. - Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị, xã hội. - Sử dụng phương pháp này có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hay việc làm của các vai diễn. c) Các dạng bài dạy có thể vận dụng phương pháp đóng vai: - Giáo viên có thể áp dụng phương pháp đóng vai vào các bài dạy về viết đoạn hội thoại, thuyết trình tranh luận. Ví dụ: Trong bài dạy "Luyện tập thuyết trình, tranh luận" trang 93 - SGK Tiếng Việt - tập 1. Giáo viên có thể cho học sinh đóng các vai: Đất, Nước, Không Khí, Ánh Sáng để mở rộng thêm lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình cùng bạn. Trong bài "Tập viết đoạn đối thoại" trang 113 - SGK tập 2. Giáo viên có thể cho học sinh đóng vai sau khi đã viết xong đoạn đối thoại. d) Các cách tiến hành đóng vai: - Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định có thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai: + Tại sao em lại ứng xử như vậy? + Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử, khi nhận được cách ứng xử ? - Lớp thảo luận, nhận xét: cách ứng xử của các vai diễn đã phù hợp hay chưa? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao? 15
  11. - Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống và sửa cho học sinh. d. Những điều lưu ý khi sử dụng phương pháp đóng vai: - Khi giao tình huống giáo viên nên đưa ra tình huống mở cho học sinh, không cho trước kịch bản, lời thoại để học sinh có thể tự lựa chọn cách thể hiện vai diễn sao cho sinh động và hiệu quả nhất, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận kiến thức mới của học sinh, đây cũng chính là mục tiêu mà việc áp dụng các PPDH tích cực đang hướng đến. - Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai. - Học sinh đóng vai phải hiểu rõ vai diễn của mình trong bài tập đóng vai để không bị lạc đề. Giáo viên nên khích lệ cả học sinh nhút nhát cùng tham gia. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Những biện pháp đã sử dụng đem lại hiệu quả thiết thực cho môn học Tiếng Việt - phân môn Tập làm văn, lớp 5. Những biện pháp này còn có khả năng áp dụng cho học sinh lớp 5 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Sáng kiến mang tính phổ biến kinh nghiệm trong dạy và học môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn lớp 5 nên không có thông tin bảo mật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo để tiến hành áp dụng ứng dụng sáng kiến. - Học sinh Ngoan - Đoàn kết hưởng ứng. - Ban giám hiệu nhà trường ủng hộ. - Bản thân có thâm niên công tác, có kinh nghiệm giảng dạy. 10. Đánh giá lợi ích thu được: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Dưới đây là kết quả kiểm tra môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn của HỌC SINH lớp 5 tại Trường Tiểu học Hải Lựu. So sánh kết quả kiểm tra của lớp 5 tại 2 thời điểm: Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 16
  12. Bảng tổng hợp điểm kiểm tra trước thử nghiệm: Điểm Dưới 5 Từ 5 trở lên Lớp Số HS 1- 2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 -10 TS % TS % 5 37 0 6 22 7 2 6 16,2 31 83,8 Bảng tổng hợp điểm kiểm tra sau thử nghiệm: Điểm Dưới 5 Từ 5 trở lên Lớp Số HS 1- 2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 -10 TS % TS % 5 37 0 0 8 21 8 0 0 37 100 Nhận xét: Qua hai bảng trên ta thấy: Sau khi tiến hành các tiết dạy thử nghiệm, học sinh lớp 5 đã có được những tiến bộ đáng kể trong học tập môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn. Cụ thể: - Học sinh dưới 5 của lớp 5 giảm từ 16,2% xuống còn 0%. - Học sinh đạt điểm 9 - 10 của lớp 5 tăng từ 5,4% lên 21,6%. Kết quả trên khẳng định rõ sự tiến bộ và tính ưu việt của việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong phân môn Tập làm văn, lớp 5 Trường Tiểu học Hải Lựu. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực đã góp phần nâng cao chất lượng dạy - học Tập làm văn ở lớp 5 Trường Tiểu học Hải Lựu một cách rõ rệt. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Ứng dụng sáng kiến đã được nghiên cứu và áp dụng vào dạy môn Tiếng Việt - phân môn Tập làm văn, lớp 5 - Trường Tiểu học Hải Lựu: - Tính mới, tính sáng tạo: Ứng dụng sáng kiến có tính mới, tính sáng tạo cao mạng lại hiệu quả thiết thực giúp nâng cao năng lực giải toán có lời văn. - Khả năng áp dụng, nhân rộng: Ứng dụng sáng kiến có khả năng áp dụng, phổ biến rộng rãi trong huyện. 17
  13. - Khả năng mang lại lợi ích thiết thực: Ứng dụng sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cao trong thực tế. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ chức/cá Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Lê Văn Thiện Giảng dạy lớp 4 Trường Môn Tiếng Việt - phân môn Tiểu học Hải Lựu - Tập làm văn, lớp 5 tại Trường Sông Lô. Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. 2 Ngô Thị Hòa Giáo viên chủ nhiệm Môn Tiếng Việt - phân môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tập làm văn, lớp 5 tại Trường Hải Lựu - Sông Lô. Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. 3 Đỗ Anh Tuấn Giáo viên giảng dạy lớp Môn Toán lớp 5 tại Trường 5A1 - Trường Tiểu học Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. Hải Lựu - Sông Lô. 4 Đỗ Thị Sen Giáo viên giảng dạy lớp Môn Toán lớp 5 tại Trường 5A2 - Trường Tiểu học Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. Hải Lựu - Sông Lô. Tổ chuyên Trường Tiểu học Hải Môn Tiếng Việt tại Trường 5 môn 4, 5 Lựu - Sông Lô. Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. Hải Lựu., ngày tháng 6 năm 2020 Hải Lựu, ngày tháng 6 năm 2020 Hải Lựu, ngày 15 tháng 6 năm 2020 HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TÁC GIẢ (Ký tên, đóng dấu) SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Lê Văn Thiện Ngô Thị Hòa 18