Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động giáo dục mỹ thuật tiểu học theo phương pháp đan mạch

ppt 41 trang Giang Anh 21/03/2024 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động giáo dục mỹ thuật tiểu học theo phương pháp đan mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_my_thuat_ti.ppt

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động giáo dục mỹ thuật tiểu học theo phương pháp đan mạch

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 5 CHUYÊN ĐỀ: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MỸ THUẬT TIỂU HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH Chủ trì: Điền Thị Hoàng Lý Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đình Chinh Nhóm báo cáo : Trần Thị Thanh Thủy Trần Kiết Dinh Nguyễn Thị Thanh Hoa
  2. NỘI DUNG TRAO ĐỔI - Quy trình 1: Vẽ biểu cảm. - Quy trình 2: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. - Quy trình 3: Xây dựng cốt truyện. - Quy trình 4: Trang trí và vẽ tranh qua Âm nhạc. - Quy trình 5: Tạo hình nhân vật biểu cảm
  3. VẼ BIỂU CẢM ◼ Trường phái chủ nghĩa biểu cảm ◼ Là tên của một giai đoạn lịch sử nghệ thuật từ 1905 – 1914, thể hiện mạnh mẽ nhất ở Đức.
  4. Mục đích: • Khuyến khích vẽ qua quan sát, theo trí nhớ và tưởng tượng . •Giúp chúng ta hiểu sự kết hợp tay và mắt •Kích thích sự tập trung và khám phá bản thân trong quá trình học- sáng tạo của người học. •Khuyến khích người học chia sẻ và thảo luận
  5. VẼ KHI KHÔNG TRÌNHNHÌN BÀY SẢNGiẤY PHẨM
  6. QUY TRÌNH 1 Vẽ biểu cảm (chân dung, vật thể) 1. Quan sát và vẽ không nhìn giấy: - Tập trung quan sát đường nét khuôn mặt. - Kết hợp tay và mắt. - Làm việc theo nhóm. 2. Thảo luận về đường nét biểu cảm: - Nhận biết đặc điểm đặc trưng của hình vẽ. - Hiểu về đường nét và ảnh hưởng của đường nét tới biểu cảm. 3. Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc: - Lựa chọn đường nét mong muốn và xóa bỏ những nét không cần thiết. - Chọn màu để tăng biểu cảm. 4. Thảo luận về nội dung, trưng bày kết quả: - Trưng bày các tác phẩm của cả lớp.
  7. THAM KHẢO BIỂU CẢM VỚI MỘT SỐ DẠNG BÀI KHÁC
  8. QUY TRÌNH 2: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện.
  9. Thực hành vẽ qua quan sát
  10. QUY TRÌNH 2 Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. 1. Vẽ theo quan sát: + Yêu cầu: - HS vẽ được dáng hoạt động. - Phác họa các bộ phận cơ thể nhanh và ấn tượng. - Quan sát tỉ lệ của các bộ phận cơ thể. + Tiến hành: - 1  2 HS làm mẫu (HS tự tạo dáng tùy ý) - Mỗi dáng không quá 3  5 phút. 2. Trưng bày ngân hàng hình ảnh: - HS trưng bày tranh của mình trên tường. HS tạo một ngân hàng các bức vẽ về dáng người từ các vị trí và góc nhìn khác nhau.
  11. Tạo ngân hàng hình ảnh dáng người ◼
  12. QUY TRÌNH 2 Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. 3. Sáng tác tranh theo chủ đề: + Yêu cầu: - Hợp tác theo nhóm, cặp. - Tạo ra 1 câu chuyện từ các phác thảo trong ngân hàng hình ảnh. + Tiến hành: - HS thảo luận về câu chuyện của nhóm. - Có thể thêm các hình ảnh khác phù hợp với câu chuyện. 4. Chia sẻ nội dung câu chuyện: - GV khuyến khích HS khám phá nội dung câu chuyện. - Nghe và tham gia. - Trình bày câu chuyện bằng lời nói và hình ảnh.
  13. Thảo luận lựa chọn hình ảnh từ ngân hàng tạo bố cục tranh
  14. QUY TRÌNH 2 Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. 5. Vẽ màu: - Tương phản nóng - lạnh - Không tương phản. 6. Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh: - Mỗi nhóm HS trình bày câu chuyện của mình giống như vở kịch ngắn - Khuyến khích các em đưa ra phản hồi, hội thoại về tác phẩm.
  15. QUY TRÌNH 3 Xây dựng cốt truyện. + Yêu cầu: - HS biết xây dựng cốt truyện dựa trên mối quan hệ giữa các yếu tố: SỰ KIỆN - NHÂN VẬT - ĐỊA ĐIỂM. - Kết hợp các hình đơn lẻ thành câu chuyện có chủ đề thông qua một bức tranh. - Có thể vẽ, xé dán, nặn - Tạo cho nhân vật trong hình có nhân cách. - Hợp tác và tương tác trong nhóm.
  16. Có nhiều cách tạo hình ảnh nhân vật cho câu truyện
  17. QUY TRÌNH 3 Xây dựng cốt truyện. + Thực hiện: 1.Tạo hình dạng hình học cho nhân vật - xé dán, cắt, nặn, vật liệu tìm được: Giúp HS nhận biết về hình dáng,tỉ lệ và hoạt động (chạy, nhảy, cấy, cưa ) 2. Giới thiệu các nhân vật tưởng tượng có tính cách: - GV giới thiệu chủ đề bài học (ví dụ: Gia đình em) - HS làm việc theo nhóm, đặt tên cho các nhân vật - GV tạo cho mỗi gia đình 1 khung có nền màu khác nhau để trình bày. - Các gia đình chọn tên, tên các thành viên.  Tiểu sử được viết ra và tính cách nhân vật tưởng tượng cũng được tạo ra. - Các gia đình được tạo ra cùng các thành viên được HS giới thiệu / lớp.
  18. QUY TRÌNH 3 Xây dựng cốt truyện. + Thực hiện: 3. Từ hình tượng độc lập, liên kết thành 1 nội dung chủ đề: Ví dụ: mỗi gia dình có 1 chuyến đi (miền núi, biển ) HS tìm kiếm thông tin về nhà ở, môi trường, quần áo, giao thông, động vật 4. Hoàn thiện, sáng tạo và làm rõ nội dung chủ đề: Hợp tác, tạo thành 1 nhóm ảnh ghép, có nền- thể hiện các hoạt động nơi “ gia đình sống”. 5. Trình bày và đánh giá: - Các thành viên “Gia đình” được bố trí phía trước hình nền. - GV khuyến khích HS đóng vai, biểu diễn kịch câm với ngôn ngữ cơ thể như là 1 hình thức trình bày.
  19. QUY TRÌNH 4 Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc. 1. Nghe nhạc hoặc các nhịp điệu và vẽ theo giai điệu: - HS di chuyển xung quanh bàn và vẽ màu theo nhạc - Vẽ từ màu sáng  đậm, 5  7 phút 2. Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc: - Em có cảm nhận như thế nào khi di chuyển xung quanh bàn và vẽ màu? - Em thích gì trong bức tranh? - Trong khi quan sát, em liên tưởng tới hình ảnh gì? - Từ những hình ảnh đó, em nghĩ đến những đề tài nào?
  20. QUY TRÌNH 4 Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc. 3. Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng: - Mỗi HS dùng khung giấy (A4), dịch chuyển trên bức tranh/ nhóm. - Có thể kể chuyện bức tranh HS đã lựa chọn. 4. Tạo ra sản phẩm: Tạo ra sản phẩm trang trí như: bưu thiếp, thiệp mời, bìa sách, hình quạt, mũ, mắt kính, lọ hoa 5. Trình bày, thảo luận và đánh giá sản phẩm: Trưng bày theo loại, “Cửa hàng lưu niệm”,
  21. QUY TRÌNH 5 Tạo hình nhân vật biểu cảm. + Tiến hành: Cách 1: Tạo hình nhân vật bằng dây thép uốn, bồi giấy. - Quan sát dây thép uốn. - Từ hình tĩnh chuyển sang hình động. - Tạo cho hình khối trở nên sống động. - Sắp đặt các hình khối theo chủ đề. - Trưng bày và thuyết trình.
  22. QUY TRÌNH 5 Tạo hình nhân vật biểu cảm. + Tiến hành: Cách 2: Nặn bằng đất nặn hoặc sáp. Lưu ý: - Mỗi HS lựa chọn biểu đạt và nặn hình khối - HS làm việc với tờ bìa không lớn hơn tờ giấy A4. - Có thể tạo ra các hoạt cảnh nhỏ. - Một hoạt cảnh là 1 câu chuyện với các nhân vật có hình dáng khác nhau, vật xung quanh khác nhau. - Các hình khối tương tác với nhau và tạo ra ý nghĩa cho câu chuyện.
  23. Các bạn cần NHỚ : Dù sử dụng quy trình nào, GV cũng cần lưu ý khi hướng dẫn, nhận xét, đánh giá: + NỘI DUNG + BỐ CỤC + MÀU SẮC
  24. “Ta không thể dạy người khác bất cứ cái gì. Ta chỉ giúp họ khám phá những gì đã có sẵn trong họ.” Sưu tầm
  25. XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN SỰ NHIỆT TÌNH HỢP TÁC CỦA QUÝ THẦY, CÔ!