Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi toán học, giúp học sinh hứng thú học tập

pdf 9 trang binhlieuqn2 08/03/2022 10442
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi toán học, giúp học sinh hứng thú học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tro_choi_toan_hoc_giup_hoc_sinh_hung_t.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi toán học, giúp học sinh hứng thú học tập

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VŨNG LIÊM TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾU THÀNH  KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TRÒ CHƠI TOÁN HỌC, GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC TẬP Giáo viên thực hiện: Nguy ễn Thị Tuyết Mai Dạy lớp: 5/2 NĂM HỌC: 2020 - 2021
  2. KINH NGHIỆM TRÒ CHƠI TOÁN HỌC, GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC TẬP A. Mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài: Trong học tập, trò chơi giúp học sinh hứng thú trong các hoạt động học tập và rèn luyện kỹ năng nói chung và học tập môn toán nói riêng. Trò chơi không chỉ giúp học sinh năng động nhạy bén học toán mà còn giúp các em phát triển óc tưởng tượng phong phú môn toán.Từ đó, giúp các em có tư duy học toán tốt hơn. Chương trình giáo dục hiện nay là giáo dục học sinh phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất. Vì vậy giáo viên phải cần đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh phát triển năng lực là quang trọng hơn cả. Vì vậy giáo viên cần phải gây hứng thú học tập cho học sinh bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trải nghiệm trò chơi học tập là hoạt động học tập mà học sinh hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học bổ ích và phù hợp với nhận thức của các học sinh. Qua hoạt động trò chơi các học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức cơ bản toán học một cách dễ dàng, các em nắm vững kiến thức kỹ năng học toán. Với những lí do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài về “ Trò chơi toán học, giúp học sinh hứng thú học tập”. 2. Mục tiêu: - Tạo cho học sinh hứng thú học toán. - Học sinh có kỹ năng nhạy bén và giải toán tốt. - Học sinh có thái độ đúng đắn, phát huy tính tích cực chủ động và biết sáng tạo hơn. - Hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống hằng ngày. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu về các tài liệu về các phương pháp trò chơi trong dạy học toán và các môn học khác có nội dung tích hợp với môn toán. - Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học toán. - Nghiên cứu về sự hứng thú học tập của học sinh. - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 4. Phạm vi- đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5/2 trường tiểu học Hiếu Thành. - Phạm vi nghiên cứu: Là sự hứng thú học tập của học sinh thông qua hoạt động trò chơi học tập. - Thời gian: Từ tháng 9 năm 2020 đến hết tháng 12 năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát, điều tra. - Phương pháp phân tích hệ thống.
  3. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê sư phạm. B. Nội dung: 1. Cơ sở lí luận: Môn toán có một vị trí đặc biệt quan trọng đó là môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt lao động. Ngoài ra toán học nó còn giúp phát triển tư duy cho học sinh, phát triển năng lực trù tượng hóa, khái quát hóa, khả năng tư duy hợp lý và diễn đạt đúng. Các suy luận đơn giản nhằm khơi dậy tính tò mò, trí tưởng tượng, kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh hơn. Việc tổ chức trò chơi trong dạy học toán là góp phần đổi mới phương pháp và hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh. Các hoạt động trò chơi dễ tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi. Tổ chức phù hợp cho mỗi đối tượng. 2. Thực trạng: 2.1.Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn nhà trường. - Được sự hỗ trợ của đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên phụ trách trong khối lớp. - Bản thân dạy lớp 5 nhiều năm cũng có một số kinh nghiệm trong giảng dạy - Học sinh có ý thức học tập. - Gia đình quan tâm việc học tập của con em. 2.2. Khó khăn: Trong quá trình thực hiện chương trình giảng dạy bản thân đã thực hiện các phương pháp giảng dạy đặc trưng môn toán đem lại hiệu quả rất khả quan, tuy nhiên nhiều đối tượng học sinh vẫn còn khó khăn, học sinh còn thụ động chưa thật sự đáp ứng như mong đợi. Qua tiết học thấy học sinh ít tập trung chú ý vào bài. Qua tìm hiểu, Tôi nhận thấy giáo viên ít vận dụng đưa trò chơi vào học toán vào giảng dạy. Một số giáo viên thường nghĩ việc tổ chức các trò chơi sẽ mất nhiều thời gian. Vì vậy trong giờ học toán rất khô khan, học sinh thụ động trong học tập, một số học sinh yếu còn ngại học toán, đến giờ học toán các em không hứng thú dẫn đến kết quả học tập không cao. Năm học 2020 - 2021, tôi được phân công giảng dạy lớp 5/2. Tổng số học sinh của lớp là 28 em, có 14 em nữ. Trong đó có 01 học sinh học hòa nhập. Ngay từ đầu năm học, tôi nhận lớp và khảo sát để tìm hiểu tình hình học tập toán của học sinh và thu được kết quả như sau: Thời TSHS Thỉnh thoảng Thụ động Tích cực học Tích cực học điểm tham gia phát tập tập, còn sai sót KS biểu
  4. TS TL TS TL TS TL TS TL Đầu 28 5 17.9% 7 25% 6 21.4% 10 35.7% năm Qua kết quả trên, tôi nhận thấy rằng chất lượng học tập của các em còn thấp, số lượng học sinh tích cực tham gia học toán còn ít, số học sinh thụ động và ít tham gia còn chiếm tỉ lệ khá cao. Trong giờ học các em còn uể oải, nắm kiến thức còn chậm, khiến giáo viên phải mất nhiều thời gian. 3. Giải pháp thực hiện: Từ những thực trạng trên, muốn môn toán đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức xem là khô khan của môn toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích là giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức bằng các giải pháp sau. 3.1. Xác định tác dụng của trò chơi toán học: Học sinh tham gia trò chơi là các em tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi chiến thắng và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội đang hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, nhóm và trong đó có chính mình. Đây chính là đặc tính thi đua của các trò chơi. Vì vậy khi học sinh tham gia các trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý cao độ cùng trí thông minh và sáng tạo của mình. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện và củng cố kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi.Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ giáo viên sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. 3.2. Cách tổ chức trò chơi trong môn toán lớp 5: Muốn trò chơi mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi cần phải chú ý những vấn đề sau: * Thiết kế trò chơi toán học sao cho phù hợp nội dung từng bài học. Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian của mỗi tiết học cụ thể để đưa ra trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ các yêu cầu sau: - Các trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
  5. - Các trò chơi nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nôi dung bài học. - Trò chơi phải phù hợp tâm sinh lý, phù hợp khả năng người hướng dẫn, sự chuẩn bị của giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường. - Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng - Trò chơi phải gây sự hứng thú học tập đối với học sinh. * Xác định các yếu tố cần thiết của trò chơi học tập. - Tên trò chơi. - Mục đích: Nêu rõ mục đích trò chơi nhằm ôn luyện củng cố kiến thức kỹ năng nào? Mục đích trò chơi sẽ quy định hành động trò chơi được thiết kế. - Đồ dùng trò chơi: Đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập. - Nêu luật chơi: Chỉ rõ quy tắc hành động chơi, quy định mức thắng thua. - Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. - Nêu lên các bước chơi. - Cần thiết là cho học sinh chơi thử. - Phần thưởng cho đội thắng và lời động viên cho đội thua cuộc. * Cách thức trò chơi. Thời gian tiến hành thường từ 3 - 4 phút Đầu tiên là giới thiệu trò chơi. + Nêu tên trò chơi. + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi. Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. Thưởng phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. 3.3. Một số trò chơi nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5. Là một số trò chơi tiêu biểu mà tôi áp dụng trong quá trình dạy toán lớp 5. Trò chơi Ai đúng?- Ai sai? (Áp dụng các tiết học toán về số thập phân; đọc viết số thập phân). Mục đích: Nắm vững cách đọc, cách viết, cấu tạo số thập phân Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị cho mỗi học sinh 2 thẻ và 1 bút dạ. Hai đội có số học sinh bằng nhau lên bảng xếp thành 2 hàng và bốc thăm giành quyền đọc trước. Thời gian chơi: 3 - 5 phút Cách chơi: Giáo viên cho 2 đội chuẩn bị 2 phút, 5 học sinh sẽ bàn nhau và mỗi em viết sẵn một số thập phân bất kỳ vào một mặt của thẻ từ viết số lớn cho cả lớp thấy, mặt kia ghi cách đọc. Thẻ còn lại để viết số đội bạn đọc, hết thờigian 2 phút, giáo viên hô: “Lần thứ nhất bắt đầu” thì đội được đi trước sẽ đọc số của mình chuẩn bị
  6. (mỗi số đọc to 2 lần), đội kia phải viết lại được. Sau khi đọc đủ 5 số thì đổi vai trò ngược lại. Lần thứ 2 thì đội đi trước phải nhìn các số của đội kia viết rồi đọc to cho cả lớp nghe và đưa số mình đọc cho đội bạn viết có đúng không và đổi vai trò ngược lại. Sau khi 2 đội kết thúc đọc và viết, giáo viên cho cả lớp làm trọng tài để kiểm tra kết quả. Cứ mỗi ý đọc viết đúng đạt 10 điểm, đọc chậm, vấp sửa lỗi trừ 2 điểm. Nếu làm đáp án sai, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc và được tuyên dương trước lớp. Trò chơi kết bạn: Áp dụng cho các tiết học nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, hay chia một số thập phân cho 10,100,1000, Mục đích: Rèn kỹ năng tính nhẫm nhanh các phép tính. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật có dây đeo. Mỗi tấm đều ghi 1 phép tính hoặc kết quả tương ứng. Ví dụ nội dung thẻ như sau: 5,6 2,3 x 10 23 56: 10 654,3 50 4,56 x 100 5000: 100 5 0,56 x 10 224 0,05 x 100 2,24 x 100 6543: 456 1000 Thời gian chơi: 3 - 4 phút Cách chơi: Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự qua sát số thẻ của mình và số thẻ của bạn. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng và kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình. Yêu cầu cả đội nhảy lò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe, đi xen kẽ cho nó khỏe cái giò”. Khi giáo viên hô “Tìm bạn!Tìm bạn!” các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với thẻ của mình. Giáo viên tiếp tục hô: “ thôi”. Những ai chậm chưa tìm được bạn sẽ đứng sang một phía. Sau một lượt giáo viên đổi thẻ lẫn nhau, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi. Sau đó tập thể đưa ra hình thức phạt vui cho các bạn thực hiện chậm hay chưa tìm được bạn. Trò chơi: Hái hoa toán học. (Áp dụng cho các tiết diện tích hình tam giác, diện tích hình thang, diện tích hình hộp chữ nhật, diện tích hình lập phương). Mục đích: Giúp học sinh nhớ lâu kiến thức về công thức tính diện tích, chu vi các hình. Từ đó vận dụng linh hoạt kết hợp với kỹ năng tính nhẩm để tính diện tích chu vi các hình với số đo cho trước Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một cây cảnh đặt lên bàn giáo viên làm cây
  7. hoa. Treo sẵn trên cây các bông hoa được cắt bằng giấy màu trong có ghi nội dung câu hỏi (tùy theo nội dung bài học để giáo viên chọn nội dung ghi trong hoa) 4. Kết quả đạt được: Việc sáng tạo tổ chức các trò chơi tuy chuẩn bị vất vả nhưng tôi vẫn tìm được niềm vui ở trong công việc và càng thấy yêu nghề hơn bởi vì thông qua các trò chơi, quan hệ giữa giáo viên và học sinh không còn khoảng cách. Tình cảm giữa học sinh và học sinh ngày càng gần gũi, gắn bó hơn. Những giờ học thoải mái và sôi nổi, hiệu quả ngày càng tăng. Chất lượng học tập của các em ngày được nâng lên, hạn chế tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải hay mất tập trung trong học tập. Không những học sinh tập trung học tập mà còn giúp học sinh nhút nhát, cá biệt sẽ hòa mình vào tập thể. Số lượng học sinh yêu thích môn toán ngày một tăng lên. Các trò chơi học tập toán học không chỉ giúp các em khắc sâu được kiến thức mà còn giúp các em phát triển nhiều kỹ năng về toán học. kết quả những lần khảo sát đã nói lên điều đó: Thỉnh thoảng Tích cực học Tích cực học Thụ động Thời điểm TSH tham gia tập tập, còn sai sót lo ra Khảo sát S phát biểu TS TL TS TL TS TL TS TL Đầu năm học 28 5 17.9% 7 25% 6 21.4% 10 35.7% Cuối HKI 28 12 42.9% 10 35.7% 5 17.9% 1 3.5% Chất lượng so Tăng 7 25% 3 10.7% với đầu năm Giảm 1 3.5% 9 32.1% 5. Khả năng nhân rộng: Qua kết quả đạt được như trên, tôi nhận thấy kinh nghiệm giảng dạy này áp dụng tốt trong dạy toán mà còn có khả năng áp dụng cho một số môn học khác và áp dụng cho các trường tiểu học trong tỉnh. TT Giáo viên đã áp dụng Lớp Ký tên 1 Nguyễn Thanh Đạm 5/1 2 Nguyễn Công Danh 5/3 3 Lê Văn Tím 4/1 4 Lê Văn Sáng 4/2 5 Nguyễn Văn Bé Sáu 4/3 6 Trần Hải Thọ 4/4 C. Kết luận và đề xuất: 1. Kết luận: Trò chơi học tập là hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong
  8. giờ học của học sinh tiểu học. Nó tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Trò chơi còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Khi áp dụng kinh nghiệm trò chơi giảng dạy môn toán đã góp phần nâng cao chất lượng của giờ học toán nói riêng và chất lượng nói chung, tạo sự say mê hứng thú cho học sinh khi học toán. Từ đó, chẳng những học sinh càng yêu thích môn toán hơn thông qua các trò chơi học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự biết đánh giá mình trong học tập. Trò chơi được thiết kế dựa vào nội dung từng bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học. Để tổ chức tốt các hoạt động trò chơi học có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải có kế hoạch chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. 2. Đề xuất: Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: + Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. + Giáo viên dành nhiều thời gian trong việc nghiên cứu từng bài dạy, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nên áp dụng trò chơi phù hợp cho từng nội dung bài học. + Giáo viên chuẩn bị thật cụ thể và chi tiết từ việc tìm trò chơi chuẩn bị các các vận dụng cần thiết phục vụ cho trò chơi và quan trọng là phải xác định được tác dụng của trò chơi. Đối với cấp quản lí giáo dục: + Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên. + Nên tạo điều kiện cho giáo viên các trường, cụm chuyên môn giao lưu sinh hoạt chuyên môn với nhau từ đó giúp giáo viên có cơ hội học tập, trao đổi lẫn nhau. + Các cấp quản lý giáo dục nên động viên, khuyến khích giáo viên có những kinh nghiệm, đề tài mang tính sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trên đây là một số trò chơi dạy học môn toán. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi rút kinh nghiệm và vận dụng vào giảng dạy ngày càng tốt hơn. Hiếu Thành, ngày 25 tháng 12 năm 2020 Người thực hiện Nguyễn Thị Tuyết Mai