Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_day_hoc_theo_goc_trong_phan_m.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc Lớp 5
- sách, các em sẽ ham muốn đọc sách; khi đã ham muốn đọc sách, các em lại càng muốn tìm đọc nhiều sách hơn nữa. Khi đã hình thành cho HS thói quen viết cảm nhận thì chính là các em đã hình thành được khả năng cảm thụ. Như vậy, việc phát triển văn hóa đọc giúp các em có kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, đọc nhanh và hiểu được cái hay, cái đẹp của từng văn bản. Gieo vào lòng các em lòng say mê văn học. Điều này sẽ giúp ích cho các em trong tiết tập đọc. Dưới đây là một số hình ảnh về văn hóa đọc của lớp tôi: 2.6. Giải pháp 6: Giáo viên phải có kiến thức chuyên môn tốt, có lòng nhiệt tình, tâm huyết với học trò. Để có trình độ chuyên môn tốt và để dạy tập đọc theo góc có hiệu quả, theo tôi, bản thân mỗi GV phải cần nắm vững nội dung, mục tiêu, chương trình của từng bài dạy, từng tiết dạy. Đặc biệt, GV phải có kiến thức sâu rộng về 24
- Tiếng Việt, về văn học, về kĩ năng sư phạm để bao quát lớp. Bên cạnh đó, GV cũng cần có năng lực tổ chức các hoạt động tốt, bao quát, dự kiến và tổ chức được các hoạt động dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, khoa học và đạt hiệu quả cao. Để dạy tốt người GV phải có trình độ chuyên môn tốt. Đặc biệt, khi dạy Tập đọc theo góc người GV cần phải giỏi về mọi lĩnh vực, mọi mặt. Muốn vậy, người giáo viên phải luôn có ý thức tự học, tự trau dồi kiến thức chuyên môn, luôn học hỏi qua bạn bè đồng nghiệp, học hỏi qua tập huấn chuyên môn, học hỏi qua việc xem băng hình và qua mạng Internet Đồng thời, GV phải tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân để áp dụng trong những tiết học sau đạt kết quả tốt hơn; phải rèn luyện nhân cách, đạo đức của bản thân; không ngại đổi mới; đặc biệt là nhiệt huyết với công việc. Như chúng ta đã biết, trong dạy học cũng như khi làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta yêu thích, say mê với công việc đó thì chắc chắn sẽ thành công. Với dạy học Tập đọc theo góc thì lòng nhiệt tình, tâm huyết là điều cần thiết hơn tất cả. Bởi vì, việc dạy học theo góc tuy rất hiệu quả và phù hợp với xu thế giáo dục hiện nay (phát triển năng lực cho HS) nhưng nó là phương pháp mới rất trừu tượng và khó tổ chức. Cho nên có những GV ngại thử nghiệm, không mạnh dạn áp dụng trong các giờ dạy (như đã trình bày trong phần thực trạng của đề tài). Do đó, muốn áp dụng được phương pháp dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc, GV phải nhiệt tình, say mê trong giảng dạy và vững vàng về năng lực chuyên môn . Chỉ khi có nhiệt tình như vậy, mới dám thực hiện, dám thử nghiệm một phương pháp mới. Và chỉ khi có năng lực chuyên môn vững vàng mới áp dụng một cách khoa hoc, mới lập được kế hoạch, tổ chức và thực hiện tốt. Chính lòng nhiệt tình thôi thúc GV tìm tòi, học hỏi về chuyên môn để hoàn thiện mình hơn. Đây cũng chính là những yếu tố quan trọng giúp giờ dạy tập đọc theo góc thành công. 25
- III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI. 1. HIệu quả kinh tế. Đây là sáng kiến áp dụng trong lĩnh vực giáo dục học sinh Tiểu học. Với mục đích tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc tốt nhất nên về hiệu quả kinh tế không thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng như các sáng kiến trong các lĩnh vực khác mà hơn hết nó giúp cho người giáo viên lên lớp có chất lượng; học sinh hứng thú, tích cực học tập. 2. Hiệu quả về mặt xã hội. Qua một thời gian áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc lớp 5, cùng với vốn kinh nghiệm của bản thân tôi đã thu được một số kết quả nhất định. Trong giờ học, các em đã tích cực hơn, chú ý hơn. Các em tiếp thu bài một cách chủ động, tự giác. Qua đó, các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong việc thể hiện khả năng giao tiếp, khả năng học tập của mình; hình thành được thói quen tự học, tự nghiên cứu tài liệu; phát triển được các năng lực của cá nhân mỗi HS. Do vậy, về chất lượng phân môn tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung của lớp tôi tăng lên đáng kể: - 100% HS đọc lưu loát, trôi chảy, đúng tốc độ. - Đa số HS trong lớp đọc thầm, hiểu và phát hiện đúng nội dung của bài tốt. - Một số HS đọc diễn cảm hay và năng lực cảm thụ của các em cũng được nâng lên rõ rệt. Điều đó thể hiện ở các bài viết cảm nhận tốt. - Một số HS của lớp có trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo tốt. Các em vẽ được những bức tranh đẹp, các sản phẩm tạo hình ngộ nghĩnh hay thể hiện lại nội dung bài đọc sống động qua những trích đoạn kịch thật ý nghĩa. 26
- Hình ảnh bài viết và bài vẽ của HS ở góc viết và góc sáng tạo. Kết luận: Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học trong môn Tiếng Việt nói riêng đang là nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay. Bởi vì, như chúng ta đã biết phân môn Tập đọc có tầm quan trọng rất lớn. Nhưng chúng ta nên hiểu: đọc thâu tóm tư tưởng cả một cuốn sách trong vài ba trang cũng là biết đọc. Chọn trong một biển sách báo của nhân loại những gì mình cần, trong một ngày nắm được tinh thần cả một chục cuốn sách cũng là biết đọc. Những năng lực này không phải tự nhiên mà có. Chúng ta không thể chờ đợi gặt hái những gì mà ta không gieo trồng. Chính thầy cô ở bậc tiểu học chúng ta là những người đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng nên các năng lực ấy ở các em. Chính vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta phải luôn luôn trăn trở để nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc mà một trong những phương pháp đổi mới dạy tập đọc chính là dạy theo góc. Phương pháp này chú trọng phát triển tố chất và cá tính của mỗi HS. Nó giúp phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo riêng của mỗi HS; tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng các loại hình trí thông minh khác nhau. Bởi vì như phần đầu đề tài đã trình bày thì mỗi HS có sự khác biệt về tính cách, phong cách học, về tốc độ phát triển và về các loại hình trí thông minh. Và như vậy, phương pháp dạy học theo góc phù hợp với phong cách học theo xu thế của thế giới ngày nay. Đó là sự chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc; sự sáng tạo, cá 27
- tính của các cá nhân ngày càng đươc đề cao. Đây cũng chính là phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và ứng dụng, trải nghiệm, sáng tạo rất hiệu quả mà đang được cả xã hội quan tâm theo dõi. Nhưng tôi thiết nghĩ, để đạt hiệu quả cao trong môn Tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung dù người giáo viên có trình độ cao, phương pháp và kĩ năng sư phạm giỏi đến đâu mà không có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao thì hiệu quả sẽ không như mong muốn. Vì vậy, với tôi lòng nhiệt tình, trách nhiệm và tình thương đối với học trò chính là kim chỉ nam, là yếu tố quyết định tới mọi sự thành công trong quá trình dạy học. Chính điều ấy sẽ thôi thúc người GV luôn luôn trăn trở, tìm ra mọi biện pháp mới để tiết dạy tập đọc đạt hiệu quả hơn. Chúng ta hãy góp phần tạo nên vẻ đẹp của Tiếng Việt bắt đầu bằng chính những bài dạy tập đọc cho các em từ thưở ấu thơ, để thông qua môn Tiếng Việt đưa các em đến với thế giới mênh mông của cái đẹp. “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt nặng ân tình”. Lưu Quang Vũ. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã viết và áp dụng thành công trong việc dạy phân môn Tập đọc theo góc cho học sinh lớp 5A tại trường Tiểu học Nam Thắng, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của bất kì cá nhân nào. Với thời gian ngắn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các quí thầy cô cũng như các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi có tính khả thi và được áp dụng rộng rãi hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) Phạm Thị Nhung 28
- CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) (Ký tên, đóng dấu) PHÒNG GD&ĐT (xác nhận, đánh giá, xếp loại) (LĐ phòng ký tên, đóng dấu) 29
- PHỤ LỤC KẾ HOẠCH BÀI BẠY PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC LỚP 5 Bài: “Hành trình của bầy ong” ( Tiếng Việt 5, tập 1/ 117 – Tuần 12) I. MỤC TIÊU: - Đọc: + HS đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn có âm đầu là n/l : nẻo đường, loài hoa nở, lặng thầm + HS đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. + Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng đọc chậm rãi, sâu lắng. + Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối của bài thơ. - Hiểu: + Hiểu một số từ ngữ trong bài: đẫm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men, hành trình, thăm thẳm, bập bùng, + Hiểu nội dung của bài : Bài thơ ca ngợi bầy ong đã cần mẫn, chăm chỉ bay khắp mọi nẻo dường để tìm hoa gây mật, đem lại ngọt ngào cho đời. - Phát triển năng lực HS: HS viết hoặc vẽ, tạo hình để thể hiện được sự cảm nhận, trí tưởng tượng sáng tạo của mình sau khi đọc và hiểu bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Đồ dùng cho các góc: SGK; từ điển Tiếng Việt; phiếu học tập cho góc đọc và góc tìm hiểu nội dung, phiếu ghi cảm nhận; phiếu ghi mục tiêu, nhiệm vụ của 4 góc; giấy vẽ, bút màu, keo dán - Chuẩn bị số bông hoa bằng số HS của lớp, gồm 3màu: vàng, xanh, đỏ( số bông hoa mỗi màu bằng nhau) để chia nhóm . III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp dạy học theo góc.
- - Phương pháp hợp tác nhóm. - Phương pháp trình bày vấn đề. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức. (1- 2 phút) - Hội đồng tự quản lớp làm việc. 2. Giới thiệu bài: ( 2 phút) - GV mời trưởng ban Văn nghệ bắt nhịp hát bài: -Trưởng ban văn nghệ cho lớp sinh Chị ong nâu và em bé. hoạt. - Các em hát rất hay, bài hát nói về con vật gì? - Nói về loài ong. - Em có cảm nhận gì về loài ong? - HS tự trả lời theo sự hiểu biết. - Các em ạ! Ong là loài vật nhỏ bé nhưng rất - HS nghe. chăm chỉ, chuyên cần và đặc biệt có ích trong cuộc sống chúng ta. Giờ tập đọc ngày hôm nay, cô trò mình cùng theo hành trình của bầy ong đến với khắp mọi miền của Tổ quốc qua bài thơ Hành trình của bầy ong của tác giả Nguyễn Đức Mậu.(GV ghi tên bài lên bảng). - Yêu cầu HS mở SGK. - HS mở SGK. - Gv đọc mẫu bài thơ. - HS lắng nghe. 3. Hướng dẫn HS học bài. ( 28 phút) * Hoạt động 1: Giới thiệu các góc trong tiết Tập đọc. - GV chia nhóm: Cô sẽ phát cho mỗi bạn một - HS nghe GV hướng dẫn. bông hoa chia lớp mình thành 3 nhóm, những bạn mang hoa cùng màu thành một nhóm: Nhóm 1 là các em mang hoa tím, nhóm 2 mang hoa đỏ, nhóm 3 mang hoa vàng. Mời các em về vị trí. - HS về vị trí các nhóm. - GV cử trưởng nhóm: 3 bạn: lần lượt là - HS nghe. trưởng nhóm của ba nhóm. 1,2,3. Nhiệm vụ vủa
- các nhóm trưởng là điều hành, quan sát và hỗ trợ việc thực hiện hoạt động của các bạn trong nhóm. - Để các em đọc đúng và hiểu nội dung bài - HS nghe. cũng như nêu được cảm nhận và thể hiện được khả năng sáng tạo của riêng mình, cô tổ chức cho các em học bài tập đọc này theo góc. Trong các tiết Tập đọc theo góc các em đã được học, có những góc nào? Mời một bạn nhắc lại. - HS nhắc lại: gồm có 4 góc: góc đọc, góc tìm hiểu nội dung, góc sáng tạo, góc viết. - Do mục tiêu, yêu cầu từng góc khác nhau nên - HS nghe. cô đã bố trí có 3 góc đọc, 3 góc tìm hiểu nội dung ở vị trí của các nhóm, 2 góc viết và 2 góc sáng tạo ở giữa. - Vậy mục tiêu, yêu cầu của mỗi góc là gì, các - Đọc mục tiêu yêu cầu của 4 góc em cùng về nhóm đọc và nêu lại trong thời gian trong nhóm. 2 phút. - Cô mời đại diện nhóm 1 nêu mục tiêu, yêu cầu - Luyện đọc bài: Hành trình của của góc đọc. bầy ong, đọc từ chú giải và làm phiếu học tập số 1 hoặc số 2. - Mục tiêu yêu cầu của góc tìm hiểu nội dung, - Đọc lại bài, dựa vào bài thơ trả cô mời đại diện nhóm 2 trình bày. lời câu hỏi hoặc làm bài tập trong phiếu số 3 hoặc số 4. - Góc viết và góc sáng tạo mỗi góc có mục tiêu, - Góc viết: Viết được cảm nhận về yêu cầu như thế nào, mời đại diện nhóm 3 nhắc bài thơ qua các gợi ý ở phiếu số lại cho cả lớp cùng nghe. 5,số 6. Góc sáng tạo: Dựa vào nội dung bài thơ, HS vẽ hoặc tạo hình theo trí tưởng tượng của mình. - Các em đã rõ mục tiêu, yêu cầu của từng góc - HS nghe.
- rồi, bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu từ góc đọc sau đó di chuyển sang các góc tiếp theo mà các em lựa chọn. Nào chúng mình cùng bắt đầu. * Hoạt động 2: Học Tập đọc theo góc - Xuống các nhóm, định hướng cho nhóm (HS bắt đầu từ góc đọc và di trưởng để nhóm trưởng chia sẻ, hỗ trợ cho các chuyển sang các góc khác tuỳ theo bạn học tập hoặc GV hỗ trợ nếu cần thiết. sự lựa chọn của từng em, các em học bài cá nhân hoặc chia sẻ nhóm đôi, nhóm lớn. Nhóm trưởng bao quát nhóm, chia sẻ nếu cần thiết) Góc đọc: Góc đọc: - Nghe HS đọc, quan sát HS hoc tập, định - HS làm việc cá nhân, tương tác hướng cho nhóm trưởng hướng dẫn các bạn, với bạn trong nhóm, với nhóm hoặc giúp HS về: trưởng, trả lời các câu hỏi của GV) +Phát âm các từ có âm đầu là n/l: nắng trời, - HS đọc bài, chú ý phát âm;Đọc loài hoa nở, lặng thầm chú giải; Tìm cách ngắt nhịp đúng; +Cách ngắt nhịp một số câu thơ: Bầy ong/ bay Tìm các từ nhấn giọng,giọng đọc đến trọn đời/ tìm hoa; Men trời đất/ đủ làm say của bài. đất trời - Làm bài tập phiếu số 1,số 2. +Nghĩa của từ ngữ đã được chú giải. +Từ ngữ nhấn giọng khi đọc bài: Vị ngọt, mùi hương, lặng thầm thay, say đất trời, giữ hộ, tàn phai. +Tìm giọng đọc toàn bài thơ: Đọc với giọng trải dài, tha thiết. - HS đọc bài, làm bài tập. Góc tìm hiểu nội dung: Góc tìm hiểu nội dung: - Quan sát, động viên hoặc định hướng giúp đỡ - HS đọc lại bài. HS khi gặp lúng túng trong việc tìm hiểu bài, - Chia sẻ với bạn bè. gợi mở, giải thích hoặc đưa thêm những câu hỏi
- dẫn dắt. - Những chi tiết nào nói lên hành trình vô tận - Làm bài tập phiếu số 3, số 4. của bầy ong? ( Nhóm trưởng hỗ trợ và chia sẻ - Bầy ong bay đến rừng sâu để làm gì? Vì sao với các hoạt động của các bạn em biết được?. trong nhóm) - Em hiểu câu thơ: “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” như thế nào? - Bài thơ muốn nói điều gì? Góc viết: Góc viết: - Quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết. - HS tự viết bài cảm nhận. - Theo dõi, động viện HS viết bài. Góc sáng tạo: Góc sáng tạo - Quan sát, theo dõi HS thể hiện các ý tưởng - HS tự hoàn thành bài sáng tạo. sáng tạo hoặc thái độ khi tham gia học tập của các em. - Động viên khích lệ HS kịp thời. *Hoạt động : Chia sẻ trước lớp. - Qua việc học Tập đọc theo góc, cô thấy các - HS nghe. em đã được trải nghiệm và có sự tương tác với nhau rất tốt. Trước hết cô mời 1 bạn đọc thuộc lòng bài thơ : Hành trình của bầy ong ( gọi 2HS - HS đọc thuộc lòng khổ thơ, bài đọc) thơ. - Sau khi đã đọc và hiểu nội dung bài thơ, các - HS đọc. em có cảm nhận như thế nào, cô mời các bạn đã tham gia ở góc viết đọc cho cả lớp cũng nghe bài của mình? (gọi 3 HS đọc). - HS đọc bài viết ở góc viết về bài - GV cùng HS nhận xét sau mỗi bài đọc cảm thơ: Hành trình của bầy ong. nhận. Tuyên dương, động viên HS có bài viết - Nhận xét bài của bạn. tốt. - Bên cạnh những bài cảm nhận hay, cô thấy - HS chia sẻ trước lớp tại các vị trí
- các em cũng có rất nhiều ý tưởng sáng tạo. Cả mà các em trưng bày sản phẩm. lớp mình cùng nghe các bạn chia sẻ nhé. Cô mời bạn ( 3 HS chia sẻ) - Qua tiết Tập đọc ngày hôm nay, các em không - HS nghe. những đã tự mình đọc và hiểu nội dung bài thơ mà còn ghi được những cảm nhận và đưa ra được các ý tưởng rất sáng tạo. Cô khen lớp mình! 4. Củng cố, dặn dò. ( 3 phút) - Sau khi học bài Tập đọc: Hành trình của bày - (2-3HS) nêu nội dung: ong, ai có thể nêu nội dung bài? +Ca ngợi loài ong chăm chỉ tìm hoa gây mật. + Nói về những chú ong cần cù, chăm chỉ đi khắp mọi nơi tìm hoa gây mật. - GV khẳng định lại nội dung bài thơ. ( Dán - HS nhắc lại nội dung. giấy ghi nội dung lên bảng). Yêu cầu HS nhắc lại nội dung. Liên hệ: Qua bài tập đọc, em học được đức tính - (2-3)HS tự nêu. gì của loài ong? Dặn dò: Khi kết thúc tiết học, các em đã hoàn - HS nghe. thành phiếu số 1,2,3,4 thì để bài tại các góc đọc và góc tìm hiểu để cô thu lại và xem các em học bài như thế nào. Bài cảm nhận của các em để ở góc học tập, còn sản phẩm sáng tạo thì các em trưng bày tại góc sáng tạo. - Dặn : chuẩn bị bài Tập đọc sau.
- PHỤ LỤC 1: GÓC ĐỌC 1. Mục tiêu: - HS đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : nẻo đường, rừng sâu, sóng tràn, loài hoa nở, rong ruổi, lặng thầm, - HS đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. - Đọc diễn cảm toàn bài thơ. 2. Nhiệm vụ: - Đọc thành tiếng với âm lượng nhỏ sau đó đọc thầm bài thơ trong sách giáo khoa. Đọc phần chú giải. - Làm bài tập vào phiếu học tập số 1 hoặc phiếu học tập số 2. PHIẾU SỐ 1 Bài 1. Trong những cách ngắt hơi sau, cách ngắt hơi nào đúng? A. Với đôi cánh/ đẫm nắng trời Bầy ong bay đến/ trọn đời tìm hoa. B. Với đôi cánh/ đẫm nắng trời Bầy ong/ bay đến trọn đời/ tìm hoa. C. Với đôi cánh/ đẫm nắng trời Bầy ong/ bay đến trọn đời tìm hoa. Bài 2. Em hiểu từ “thăm thẳm” trong bài thơ có nghĩa như thế nào? A. Nơi rừng rất sâu, ít người đến được. B. Con đường dài và xa. C. Cả hai ý trên. PHIẾU SỐ 2 Bài 1. Khi đọc khổ thơ cuối, để thể hiện công việc lặng thầm của loài ong, chúng ta cần nhấn giọng vào những từ ngữ nào? A. Mùi hương, say đất trời, giữ hộ, tàn phai. B. Mùi hương, lặng thầm thay, say đất trời, giữ hộ, tàn phai. C. Vị ngọt, mùi hương, lặng thầm thay, say đất trời, giữ hộ, tàn phai.
- Bài 2. Theo em toàn bài thơ đọc với giọng như thế nào? A. Đọc với giọng hào hùng, ca ngợi. B. Đọc với giọng chậm rãi, sâu lắng. C. Đọc với giọng trải dài, tha thiết. PHỤ LỤC 2: GÓC TÌM HIỂU NỘI DUNG 1. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi về nội dung của bài thơ. 2. Nhiệm vụ: Đọc thầm lại bài thơ và làm bài tập vào phiếu học tập số 3 hoặc phiếu số 4. PHIẾU SỐ 3 Bài 1. Những chi tiết nào trong khổ thơ 1 nói lên hành trình vô tận của bầy ong? A. Bay đến trọn đời tìm hoa, nẻo đường xa. B. Bay đến trọn đời tìm hoa, nẻo đường xa, thời gian vô tận. C. Đôi cánh đẫm nắng trời, bay đến trọn đời tìm hoa, nẻo đường xa, thời gian vô tận. Bài 2. Nối từ ngữ ở cột A với cột B cho phù hợp với nội dung bài thơ. A B Bay đến rừng sâu để tìm mật của các loài hoa không tên. Bay đến bờ biển để tìm mật của hoa chuối, hoa ban. Bay đến các quần đảo để tìm mật của hoa từ mùa hoa này đến mùa hoa khác. Bay đến trăm miền để tìm mật của các loài cây chắn bão. PHIẾU SỐ 4 Bài 1. Câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” có ý nghĩa gì? A. Nơi nào trên mặt đất cũng có nước ngọt. B. Đất nơi đâu cũng có trái cây thơm ngọt.
- C.Ở đâu ong cũng tìm ra hoa làm mật ngọt. Bài 2. Em hiểu nội dung của bài thơ như thế nào? A. Kể lại những nơi bầy ong tìm nhụy làm mật. B. Ca ngợi vẻ đẹp mọi miền của đất nước ta. C. Ca ngợi phẩm chất đáng quý của bầy ong. PHỤ LỤC 3: GÓC VIẾT 1. Mục tiêu: HS cảm nhận được phẩm chất đáng quý của bầy ong trong bài thơ và viết thành bài cảm nhận. 2. Nhiệm vụ: đọc thầm lại bài thơ và viết vào phiếu học tập số 5 hoặc phiếu số 6 PHIẾU SỐ 5 Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong? PHIẾU SỐ 6 Hãy nêu những cảm nhận của em khi đọc bài thơ “Hành trình của bầy ong” ? PHỤ LỤC 4: GÓC SÁNG TẠO 1. Mục tiêu: Phát huy khả năng sáng tạo cho HS. 2. Nhiệm vụ: Vẽ hoặc tạo hình về những sự vật, cảnh vật, nội dung liên quan đến bài thơ.
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực Tôi tên là: Phạm Thị Nhung Ngày tháng năm sinh: 01 - 03 - 1984 Nơi công tác: Trường Tiểu học Nam Thắng Xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Chức danh: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Ứng dụng dạy học theo góc trong phân môn Tập đọc lớp 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9 năm 2015 Mô tả bản chất của sáng kiến: Học sinh được trải nghiệm, sáng tạo qua các góc trong tiết Tập đọc học theo góc. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Giáo viên: Có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề và nhiệt tình trong công tác giảng dạy. + Học sinh: Tất cả học sinh khối 5 đang theo học chương trình hiện hành. + Cơ sở vật chất: Không gian trong lớp học. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua thực tế khi áp dụng phương pháp dạy học Tập đọc theo góc, tôi thấy học sinh hào hứng thích học các tiết Tập đọc, các em tiếp thu bài một cách chủ động, tự giác, kĩ năng đọc thầm đọc lướt tốt hơn.; hình thành được thói quen tự học, tự nghiên cứu tài liệu; phát triển được các năng lực của cá nhân mỗi HS. Đặc biệt HS được trải nghiệm và được tương tác với nhau qua các góc rất tốt.
- Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (nếu có): Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nam Thắng, ngày 20 tháng 2 năm 2017 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Nhung