Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy phần Địa lí tự nhiên Lớp 12 (Ban cơ bản)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy phần Địa lí tự nhiên Lớp 12 (Ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_vao_giang.docx
- NGÂN_SKKN2019.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy phần Địa lí tự nhiên Lớp 12 (Ban cơ bản)
- clip về hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng. - Tích hợp theo chủ đề: Ý thức sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên * Ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên (tài nguyên rừng) qua đó giáo dục ý rừng: thức trách nhiệm với bản thân và xã - Về kinh tế: cung cấp gỗ, dược hội. phẩm, phát triển du lịch sinh thái. - Việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài - Về môi trường: cân bằng sinh thái nguyên thiên nhiên đem lại những lợi ích môi trường, chống xói mòn đất, tăng về kinh tế và môi trường? lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt, điều hòa khí quyển. * Biện pháp bảo vệ rừng - Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng - Tích hợp môn GDCD: Cho biết những và rừng sản xuất. qui định của Nhà nước về bảo vệ và phát - Triển khai luật bảo vệ và phát triển triển vốn rừng? rừng, giao quyền sử dụng đát và bảo Gv đưa ra một số hình ảnh các biện pháp vệ rừng cho người dân. bảo vệ tài nguyên rừng. - Thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 – phủ xanh 43% diện tích. - Tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Nội dung 2. Tìm hiểu về sự đa dạng b. Đa dạng sinh học sinh học - Đa dạng sinh học là sự phong phú, a. GV giao nhiệm vụ cho HS muôn hình, muôn vẻ về các loài sinh - Tích hợp môn Sinh học: Đa dạng sinh vật, bao gồm toàn bộ các gen, các học là gì? laoif và các hệ sinh thái - Dựa vào số lượng loài đã biết ở bảng - Sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa 14.2 và quan sát một số hình ảnh về một dạng cao: số loài sinh vật đưa ra nhận xét. + Số lượng thành phần loài. - Dựa vảo bảng 14.2, nhận xét sự suy + Các kiểu hệ sinh thái. giảm tính đa dạng sinh học của nước ta? + Nguồn gen quý hiếm. HS thực hiện theo nhóm, thời gian 5 - Số lượng loài động – thực vật bị suy phút. giảm nghiêm trọng: 500/14500 loài - Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số thực vật bị mất dần, thú có 96/300 lượng loài động, thực vật tự nhiên? loài, 57/830 loài bị mất dần b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện - Nguyên nhân 23
- cá nhân sau đó trao đổi nhóm và chuẩn + Khai thác quá mức làm thu hẹp bị báo cáo giáo viên, trao đổi với cả lớp diện tích rừng tự nhiên → nghèo tính về kết quả thực hiện được. đa dạng sinh học c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và + Ô nhiễm môi trường, nhất là ô thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm nhiễm nguồn nước → sinh vật dưới đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm nước, nhất là các loại thủy, hải sản bị vụ, các HS lắng nghe và bổ sung, thảo giảm sút nghiêm trọng. luận thêm. d. GV chốt kiến thức, nhận xét đánh giá - Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học kết quả thực hiện của HS. + Xây dựng các vườn quốc gia và các GV phát vấn thêm khu bảo tồn thiên nhiên. - Tích hợp theo chủ đề: Ý thức bảo vệ + Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. đa dạng sinh học và môi trường + Quy định về khai thác gỗ, động vật, - Tích hợp môn GDCD, môn Sinh học: thủy sản. Nhà nước đã thực hiện những biện pháp + Tuyên truyền, triển khai giáo dục gì để bảo vệ đa dạng sinh học của nước môi trường trong nhân dân và học ta? sinh. - Kể tên một số loài động vật được ghi vào “Sách đỏ Việt Nam” - Dựa vào bả đồ du lịch Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy kể tên các vườn quốc gia ở nước ta? Hoạt động 2: Tìm hiểu về Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất 1. Mục tiêu - Trình bày được tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. - Nêu được các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất. - Có kĩ năng liên hệ thực tế về các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất. 2. Phương thức - Phương pháp dạy học: giải quyết vấn đề, phân tích số liệu thống kê. - Hình thức cặp đôi 3. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung chính a. GV giao nhiệm vụ cho HS 2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất Đọc nội dung trong SGK và trả lời các a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất câu hỏi sau: - Năm 2005, đất sử dụng trong nông - Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất nghiệp của nước ta khoảng 9,4 triệu ha 24
- của nước ta hiện nay như thế nào? (chiếm 28% diện tích đất tự nhiên). Gv đưa ra biểu đồ bình quân đất nông - Bình quân đất nông nghiệp/người nghiệp/ người của nước ta. thấp: 0,1 ha. GV đưa ra một số hình ảnh về hiện - Khả năng mở rộng ít. tượng suy thoái tài nguyên đất và hỏi: * Biểu hiện của suy thoái tài nguyên Hãy nêu các biểu hiện suy thoái tài đất nguyên đất ở nước ta? - Diện tích đất trống, đồi trọc đã giảm - Tích hợp môn Sinh học, môn Công mạnh nhưng diện tích đất bị suy thoái nghệ, môn Hóa học cùng hiểu biết của vẫn còn nhiều (5,35 triệu ha). bản thân, trả lời câu hỏi: - Cả nước có 9,3 triệu ha đất bị đe dọa + Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến suy sa mạc hóa (chiếm 28% diện tích). thoái tài nguyên đất? * Nguyên nhân + Nhân dân ta đã có những biện pháp - Sử dụng đất không hợp lí. nào để hạn chế tình trạng suy thoái tài - Chặt phá rừng bừa bãi nguyên đất? - Sự biến đổi của khí hậu GV đưa ra một số hình ảnh về cách sử b. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất dụng và bảo vệ tài nguyên đất. - Đối với vùng đồi núi: HS thực hiện cặp đôi. + Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy b. HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo lợi, canh tác. GV. GV gọi 02 HS lên bảng ghi kết + Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc. quả thực hiện trên bảng, các HS làm ra + Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định giấy nháp. canh, định cư cho dân cư miền núi. c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả - Đối với đất nông nghiệp: bằng cách cho các HS nhận xét và bổ + Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở sung kết quả của 02 HS ghi trên bảng. rộng diện tích đất nông nghiệp. d. GV nhận xét và chuẩn hóa kiến + Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử thức. dụng đất. GV phát vấn gợi mở đối với HS + Sử dụng hợp lí tài nguyên đất. - Liên hệ thực tế về biểu hiện suy thoái đất ở địa phương em. Đưa ra các biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất. Hoạt động 3: Tìm hiểu Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác 1. Mục tiêu - Biết được một số vấn đề về sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác như: tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển. 2. Phương thức - Phương pháp dạy học: giải quyết vấn đề, phân tích số liệu thống kê. 25
- - Hình thức đàm thoại gợi mở 3. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung chính a. GV giao nhiệm vụ cho HS 3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác - Hãy nêu tình trạng sử dụng tài a. Tài nguyên nước nguyên nước ở nước ta? - Tình hình sử dụng: - Tích hợp môn Hóa học và hiểu + Mùa mưa thừa nước → lũ lụt. biết của bản thân, hãy giải thích + Mùa khô, thiếu nước → hạn hán. nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn + Mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm tăng. nước? - Nguyên nhân: Do nước thải công nghiệp, - Hãy nêu các biện pháp nhằm bảo nước thải sinh hoạt và dư lượng phân bón, đảm cân bằng nước và phòng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. chống ô nhiễm nước? - Biện pháp bảo vệ: Sử dụng hiệu quả và - Hãy nêu tình hình sử dụng và bảo tiết kiệm, đảm bảo cân bằng nước. vệ tài nguyên khoáng sản, tài b. Tài nguyên khoáng sản nguyên du lịch ở nước ta? - Tình hình sử dụng: Có nhiều mỏ khoáng - Tại sao cần phải đẩy mạnh phát sản, chủ yếu là trữ lượng nhỏ, phân tán → triển du lịch sinh thái? khó khăn trong quản lí, khai thác. - Hãy nêu tình hình sử dụng và bảo - Biện pháp bảo vệ: Quản lí chặt chẽ việc vệ tài nguyên khí hậu, biển ở nước khai thác, tránh lãng phí ta? c. Tài nguyên du lịch - Tình hình sử dụng: b. HS thực hiện và chuẩn bị báo + Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều cáo GV. điểm du lịch → TN du lịch bị suy thoái c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết + Ô nhiễm tại các bãi biển quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi + Ô nhiễm tại các điểm du lịch sinh thái: một nhóm đại diện báo cáo kết quả Thác Cam Ly, đồi thông Thiên An (Huế). thực hiện nhiệm vụ, các HS lắng - Biện pháp bảo vệ: Bảo tồn, tôn tạo các nghe và bổ sung, thảo luận thêm. giá trị tài nguyên du lịch d. GV chốt kiến thức, nhận xét - Khai thác tốt những quần thể môi trường đánh giá kết quả thực hiện của HS. sinh thái rộng lớn và đặc sắc mà thiên GV phát vấn gợi mở đối với HS nhiên đã ban tặng, thúc đẩy du lịch phát triển, tăng thu nhập quốc dân. Phát triển du lịch sinh thái còn là biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường. d. Tài nguyên khí hậu, biển - Tình hình sử dụng: Sử dụng không đi liền với bảo vệ → Ô nhiễm trầm trọng - Tích hợp theo chủ đề: Ý thức - Biện pháp bảo vệ: Khai thác, sử dụng 26
- sử dụng tiết kiệm, hợp lí các hợp lí. nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm với bản thân và xã hội Hoạt động 4: Luyện tập 1. Mục tiêu - Nhằm củng có lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành. 2. Phương thức: Hoạt động cá nhân 3. Tổ chức hoạt động a. GV giao nhiệm vụ cho HS: Hệ thống lại kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. b. HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp c. GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS Hoạt động 5: Vận dụng 1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. 2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng. Ví dụ: Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ làm gì để góp phần sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nơi em sinh sống và học tập. 3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 (ban cơ bản) đã được thực nghiệm tại trường THPT Quang Hà và đã đem lại nhiều kết quả tích cực. 7.2.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng những giả thuyết về vai trò và ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 (ban cơ bản). Từ đó chúng ta có thể trả lời câu hỏi có nên hay không ứng dụng vận dụng kiến thức liên môn trong các bài học địa lí. Qua kết quả thực nghiệm, chúng ta có thể khẳng định được tính khả thi của đề 27
- tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn địa lí ở nhà trường phổ thông. Căn cứ vào kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng ta cũng bước đầu đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban cơ bản), đáp ứng được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Địa lí nói riêng. 7.2.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tập trung nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định vai trò và tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban cơ bản). - Áp dụng các phương pháp vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban cơ bản) một cách hiệu quả. - Rút ra các kết luận và kiến nghị cần thiết. 1.2.3. Nguyên tắc thực nghiệm Để đảm bảo tính khách quan của thực nghiệm sư phạm, chúng ta cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau: - Các kiến thức sử dụng phù hợp với nội dung bài học và có tác động tích cực đến người học. - Bài thực nghiệm phải có trong chương trình SGK. - Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải cùng có các điều kiện sau: + Trình độ học sinh tương đương nhau và học sinh có ý thức học tập. + Số học sinh tương đương nhau. + Không gian và điều kiện học tập tương đương nhau. + Cùng do một giáo viên giảng dạy. - Kết quả thực nghiệm được đánh giá khách quan, khoa học với các bài kiểm tra kiến thức và phiếu điều tra tâm lí của học sinh. 1.2.4. Tổ chức thực nghiệm. Tiến hành thực nghiệm tại lớp 12C và 12G (đều có sĩ số 34 HS, lớp học đại trà) tại trường THPT Quang Hà. Trong quá trình chuẩn bị bài giảng cho lớp thực nghiệm, tôi chuẩn bị sẵn những học liệu liên quan, tranh ảnh phục vụ cho nội dung của bài học, lập sẵn một số câu hỏi. 28
- Ở lớp đối chứng GV vẫn dạy bình thường theo tiến trình chung của bài dạy, ít chú ý đến việc tích hợp liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra để HS lĩnh hội kiến thức. Tổ chức kiểm trình độ nhận thức của HS sau bài dạy ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 1.2.5. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm - Việc kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm chủ yếu bằng hình thức kiểm tra sự chuẩn bị, tìm hiểu ở nhà khi được giao nhiệm vụ, kiểm tra viết ở cuối giờ hoặc đầu giờ của bài sau. - Các kết quả kiểm tra được hệ thống hóa bằng cách lập bảng tổng hợp sau khi chấm bài của HS. - Những câu hỏi kiểm tra và đáp án đều có nội dung như nhau ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Thang điểm của 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được xây dựng theo thang điểm 10 và xếp loại như sau: loại giỏi (9 – 10), loại khá (7 – 8), loại trung bình (5 – 6), loại yếu kém (dưới 5). - Xử lí kết quả thực nghiệm + Xử lí về mặt định lượng: xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. Trong đó có sử dụng các thông số: Tỉ lệ %: Nhằm phân loại kết quả học tập, mức độ nắm kiến thức và kĩ năng của HS giữa hai nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Xử lí về mặt định tính: đánh giá thông qua dự giờ, trao đổi với các đối tượng thực nghiệm và đối chứng. 1.2.5. Kết quả thực nghiệm Qua tiến hành thực nghiệm ở hai lớp tại trường THPT Quang Hà. Lớp 12C (Lớp thực nghiệm), Lớp 12G (lớp đối chứng) Điểm Điểm TB Điểm Điểm Tên bài Lớp SLHS kém % % khá % giỏi % 12G 34 35,3 47,1 11,7 5,9 Tiết 15. ĐC Bài 14 12C 34 17,6 35,3 32,4 14,7 TN 29
- Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng chất lượng học tập của các HS ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở chỗ đã có sự thay đổi tương quan điểm số ở bài kiểm tra. So với lớp đối chứng kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm như sau: + Điểm kém, điểm trung bình giảm. + Điểm khá, giỏi tăng lên. Tuy nhiên, mới chuyển từ điểm trung bình lên điểm khá. Số lượng điểm giỏi tăng lên chưa nhiều. Nguyên nhân của tình hình này là: + Thời gian thực nghiệm còn hạn chế. + Các em còn chưa thành thạo trước phương pháp học tập độc lập. + Trình độ HS còn yếu. Kết luận: Sau một thời gian tiến hành khảo sát tình hình thực tế của việc tích hợp liên môn vào giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 (ban cơ bản), tôi rút ra một số kết luận sau: - 100% GV đều cho rằng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học Địa lí có ý nghĩa rất tích cực tạo ra hứng thú cho HS học tập, giúp các em phát triển tư duy và phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi khám phá để giải quyết vấn đề. - Việc tích hợp liên môn làm cho lớp học sôi nổi hơn. HS chủ động lĩnh hội kiến thức trong bài, từ đó HS dễ nhớ, dễ hiểu bài. - Qua thực nghiệm thấy các em ham thích học tập theo phương pháp này. - Qua kết quả thực nghiệm cho thấy, chương trình dạy học Địa lí có nhiều nội dung liên quan đến các môn học khác. Do đó, phương pháp dạy học phải tăng cường tính độc lập, tích cực, tự khám phá tri thức của HS, chú trọng tới việc hình thành và rèn luyện cho học sinh tư duy liên hệ giữa các môn học với nhau. Như vậy, có thể khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài đưa ra là hoàn toàn đúng, có khả năng áp dụng rộng rãi trong giảng dạy Địa lí THPT (ban cơ bản). 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT Không có thông tin cần bảo mật. 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN - Với GV: Cần chuẩn bị trước nội dung bài học và các học liệu cần thiết cho nội dung của bài, các nội dung, tình huống hoạt động ngoại khóa. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho HS tìm hiểu trước ở nhà. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với nội dung kiểu bài. 30
- - Với HS: Tìm hiểu trước bài theo nhiệm vụ giáo viên cho, đặc biệt xem lại phần kiến thức các môn học đã học, tìm hiểu các kiến thức thực tế liên quan đến nội dung bài học. - Thiết bị dạy học: Phòng học bộ môn có máy chiếu, tranh ảnh, sơ đồ, các phương tiện hỗ trợ dạy học. 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả - Việc vận dụng dạy học tích hợp liên môn vào dạy học ở môn Địa lí là có hiệu quả, đã góp phần nâng cao một bước chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông. Những định hướng và giải pháp tôi đề ra trong báo cáo là khả thi và có hiệu quả. - Đối với học sinh: Trước hết, chủ đề liên môn, tích hợp đưa ra có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. - Đối với giáo viên: Dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. - Đưa ra các phương pháp dạy học khác nhau và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của sáng kiến. Sáng kiến có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo đối với đồng nghiệp. - Việc thực hiện đề tài còn giúp tôi nắm được phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt trong việc vận dụng vào công tác giảng dạy. 31
- 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Qua việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 (ban cơ bản) có thể nhận thấy không khí lớp học sôi nổi hơn, các em hăng hái phát biểu xây dựng bài, khả năng vận dụng kiến thức các môn học vào bài học và kết quả học tập tốt hơn. Việc chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp tốt hơn, các em chịu khó sưu tầm tài liệu, tranh ảnh mà giáo viên yêu cầu, giúp giáo viên có sổ tư liệu giảng dạy phong phú, đồng thời học sinh xem lại các kiến thức môn học lên quan. Các em có ý thức hơn trong hành động của mình. 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Thúy Ngân Trường THPT Địa lí tự nhiên Quang Hà (PH1) lớp 12 2 Nguyễn Phương Thảo Trường THPT Địa lí tự nhiên Quang Hà (PH2) lớp 12 Bình Xuyên, ngày tháng năm Bình Xuyên, ngày tháng năm PHÓ HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Viết Ngọc Nguyễn Thị Thúy Ngân 32
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT, NXB Đại học Sư phạm, năm 2014. 2. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm, năm 2004. 3. Nguyễn Trọng Phúc, Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục, năm 2001. 4. Một số luận văn và tập san nghiên cứu giáo dục. 5. Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, năm 2007. 33
- MỤC LỤC 1. LỜI GIỚI THIỆU 1 2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 2 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Tác giả 2 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 2 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU 2 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 3 7.1. Về nội dung của sáng kiến 3 7.1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban cơ bản) 3 7.1.1.1. Những vấn đề chung về dạy học tích hợp 3 7.1.1.2. Khái quát về hệ thống khoa học Địa lí 4 7.1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí 4 7.1.1.4. Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí 5 7.1.2. Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban cơ bản) 6 7.1.2.1. Đặc điểm chương trình và sách giáo khoa Địa lí lớp 12 phần Địa lí tự nhiên (Ban cơ bản) 6 7.1.2.2. Phương pháp sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí 10 6 7.1.2.3. Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Địa lí 12 phần Địa lí tự nhiên (ban cơ bản) 9 7.1.3. Những yêu cầu về giáo án và tổ chức giờ dạy khi dạy học tích hợp liên môn 12 7.1.3.1.Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn 12 7.1.3.2. Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn 12 7.1.4. Giáo án minh họa 13 7.1.4.1. Ý nghĩa của vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bài minh họa 13 7.1.4.2. Học liệu 13 7.1.4.3. Giáo án 19 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 27 7.2.1. Mục đích thực nghiệm 27 7.2.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm 28 1.2.3. Nguyên tắc thực nghiệm 28 1.2.4. Tổ chức thực nghiệm 28 34
- 1.2.5. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm 29 1.2.5. Kết quả thực nghiệm 29 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT 30 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 30 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 31 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả 31 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 32 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 35
- SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT QUANG HÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 (BAN CƠ BẢN) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thúy Ngân Mã sáng kiến: 32.58.03 36