Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử Lớp 12 - THPT

docx 45 trang Giang Anh 26/09/2024 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử Lớp 12 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_thuyet_da_tri_tue_vao_day_hoc.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ KIM DUNG, NGUYỄN THỊ THANH TĨNH-THPT TÂN KỲ- LỊCH SỬ.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử Lớp 12 - THPT

  1. tăng 16 bậc so với năm học trước , đó là 1 minh chứng về việc nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn trong việc áp dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy và học tại trường THPT Tân Kỳ ,với cách làm đó chúng tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm tới các đồng nghiệp khác trên toàn tỉnh . Xếp thứ trên toàn STT Năm học Số con điểm trên 9 tỉnh 1 2019-2020 22 9 2 2020-2021 6 31 (Hình ảnh tại lễ vinh danh học sinh đạt giải cao trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh, cấp quốc gia 2020-2021) Trong thời đại công nghệ số, học sinh chỉ cần lên mạng tìm kiếm là có kết quả tương ứng, “nếu thầy cô chỉ bằng lòng là người cung cấp thông tin đơn thuần thì họ không thể bằng được “ thầy” Google. Nhưng học sinh vẫn rất cần giáo viên. Là vì CTGDPT mới sẽ không thực hiện giáo dục cào bằng mà thực hiện nền giáo dục có sự quan tâm tới từng đối tượng. Chúng ta biết rằng năng lực là sự kết hợp từ những tố chất sẵn có và quá trình rèn luyện, học tập. Mỗi người có tố chất khác nhau việc vận dụng thuyết đa trí tuệ sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao năng lực giao tiếp , năng lực tự học ,năng lực thuyết trình ,năng lực quan sát , năng lực nghiên cứu khoa học,thông qua việc phát triển các năng lực các em sẽ hiểu hơn về thế mạnh và thế yếu thừ đó biết cách phát huy và khắc phục ,bởi vậy các em HS ở trường THPT Tân kỳ đã rất vui và hạnh phúc khi được đến trường . 38
  2. II.4.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông. Đối với đề tài này, quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc áp dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Lịch Sử Lớp 12 THPT. Từ đó chứng minh tính khả thi của giả thiết khoa học đề ra. 3.1. Phương pháp thực nghiệm Khi tiến hành thực nghiệm đề tài này phương pháp thực nghiệm là phương pháp loại suy: phương pháp tương tự theo mô hình xã hội. Các lớp tiến hành thực nghiệm được chia thành hai nhóm: - Nhóm lớp thực nghiệm: Tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc khai thác tranh biếm họa vào dạy học môn Lịch Sử Lớp 12 THPT. - Nhóm lớp đối chứng: Tổ chức các hoạt động dạy không vận dung phương pháp khai thác tranh biếm họa vào dạy học môn Lịch Sử Lớp 12 THPT. 39
  3. 3.2.Nội dung thực nghiệm Nội dung thực nghiệm đó là đánh giá tính khả thi của đề tài. Từ đó chứng minh tính khả thi của giả thiết khoa học đề ra. 3.3.Tổ chức thực nghiệm 3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm - Chọn bài thực nghiệm Căn cứ vào mục tiêu cũng như nội dung chương trình Lịch sử lớp 12- THPT và để đáp ứng được hiệu quả của việc sử dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học LịchSử Lớp 12 THPT nhằm nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh. Vì vậy tôi đã chọn những bài sau; Bài 15:Phong trào dân chủ 1936-1939 - Chọn đối tượng thực nghiệm Để kết quả thực nghiệm mang tính khách quan và khoa học tôi đã chọn đối tượng thực nghiệm là sự lự chọn ngẫu nhiên, tôi chọn học sinh lớp 12C5 của trường THPT Tân Kỳ. Chọn 1 lớp thực nghiệm đối chứng là 12C2, các lớp này có đặc điểm chung đáp ứng được các nguyên tắc thực nghiệm là: + Trình độ tương đương nhau, học sinh có ý thức học tập. + Số lượng học sinh tương đương nhau. + Không gian và điều kiện lớp học tương đương. + Cùng giáo viên giảng dạy. 3.4.2. Tổ chức thực nghiệm. Sau khi lựa chọn được bài thực nghiệm và đối tượng thực ngiệm, GV tiến hành giảng dạy theo kế hoạch đã chuẩn bị trước. - Tại lớp đối chứng GV giảng dạy theo phương pháp, hình thức vẫn thường hay dùng. - Tại lớp thực nghiệm: GV soạn giáo án và giảng dạy theo tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch Sử 12 THPT 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm. 3.5.1. Kết quả thực nghiệm Sau mỗi bài học chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của hoc sinh bằng các phiếu kiểm tra. Nội dung mỗi phiếu kiểm tra bao gồm kiểm tra cả kiến thức và kĩ năng của học sinh. - Về mặt kiến thức: Bài kiểm tra nhằm mục đích kiểm tra, củng cố kiến thức cơ bản của bài học, đánh giá hiệu quả và mức độ đạt được của mục tiêu bài học đề ra. 40
  4. - Về kĩ năng: Qua bài kiểm tra sẽ đánh giá được các kĩ năng của học sinhnhư: kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, kĩ năng đọc, nhận xét biểu đồ, bản đồ,tranh ảnh. 3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm - Xử lí kết quả thực nghiệm: + Chấm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo thang điểm 10. + Thống kê kết quả thực nghiệm sau khi chấm điểm. + Tính điểm trung bình các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm + Xử lí thang điểm theo thang bậc từ yếu đến giỏi để so sánh đối chiếu và rút ra kết luận cần thiết. - Nhận xét, đánh giá về kết qủa thực nghiệm + Nhận xét, đánh giá về mặt định lượng. + Nhận xét, đánh giá về mặt định tính. 3.5. Kết quả thực nghiệm: Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra sau bài thực nghiệm Đối Điểm kiểm tra Lớp tượng Sĩ số 4 5 6 7 8 9 10 TB Thực 40 1 2 5 9 5 7 1 7.5 12C5 nghiệm 12C2 Đối chứng 40 3 6 10 10 8 3 0 6.6 41
  5. * Nhận xét : Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm, tôi đưa ra một số nhận xét như sau: - Số điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm đạt điểm trung bình loại khá, còn lớp đối chứng chỉ đạt điểm loại trung bình. - Tỉ lệ khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng thực nghiệm trong khi đó tỉ lệ điểm trung bình của lớp đố chứng cao hơn. Lớp thực nghiệm có tỉ lệ điểm yếu không đáng kể. - Từ hai chỉ số trên có thể rút ra kết luận rằng việc vận dụng phương pháp khai thác tranh biếm họa vào dạy học tích cực đã mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả mang lại cả về mặt kiến thức, kĩ năng góp phần tích cực vào phát triển phẩm chất và năng lực của người học. 42
  6. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.1.1 Qúa trình nghiên cứu đề tài Với tư cách là một giáo viên giảng dạy trực tiếp bộ môn Lịch sử ,qua quá trình thực tiễn nghiên cứu đề tài tôi đã tìm hiểu lí luận dạy học, phương pháp dạy học ,vận dụng phương pháp hai thác đồ dùng trực quan ,tiến hành khảo sát thựctiễn ,tiến hành trên bài sọan Bài 15:Phong trào dân chủ 1936-1939 chúng tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong vân dụng sử dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch Sử 12 THPT để giảng dạy ,hướng dẫn học sinh nắm vững qui trình của phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học bộ môn Lịch sử bậc THPT. Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi đã áp dụng từ năm học 2019-2020; 2020- 2021,2021-2022 trong quá trình thực hiện đề tài đã nhận được sự đồng tình ủng hộ từ Đảng ủy,Ban giám hiệu ,tổ bộ môn, các đồng nghiệp giáo viên trường THPT Tân Kỳ và các trường THPT trên địa bàn huyện Tân kỳ . Qúa trình nghiên cứu đề tài này được thực hiện cụ thể như sau: TT Thời gian Nội dung thực hiện Nghiên cứu lí luận dạy học 1 Tháng 09/2019 -12/2020 ,phương pháp dạy học, tiến hành khảosát. Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong giai đoạn thử nghiệm .Khảo sát và 2 Tháng 01/2021 -07/2021 đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng thử nghiệm .Rút ra một số bài học kinh nghiệm. Tiếp tục áp dụng sáng kiến sau khi đã bổ sung một số giải pháp để kiểm định 3 Tháng 08/2021-04/2022 độ tin cậy của giải pháp đề ra ,hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 3.1.2 Ý nghĩa của đề tài Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài đã giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử , giúp cho các đồng nghiệp tại trường THPT Tân Kỳ và các trường THPT trên địa bạn huyện Tân Kỳ nắm vững các biện pháp sử dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch Sử Lớp 12 THPT.Từ đó rút ra được các ý nghĩa sau: 43
  7. Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử là cơ sở giúp giáo viên tim ra các phương pháp dạy học đổi mới phù hợp với nội dung kiến thức cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của học học. Học sinh khi có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức cũng sẽ hình thành thái độ tích cực hơn trong quá trình học tập và tìm hiểu nội dung cũng như thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của giáo viên. Vận dụng thuyết đa tri tuệ vào dạy học Lịch sử góp phần giúp đỡ học sinh tìm ra khả năng của bản thân cũng như giúp học sinh rèn luyện và phát huy tối đa khả năng, năng lực của học sinh đó.Trong nền giáo dục thời kì kinh tế thị trường, vấn đề học sinh quan tâm hàng đầu nhiều khi chính là khả năng và cơ hội nghề nghiệp. Như vậy, việc vận dụng thuyết đa trí tuệ có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử. 3.1.3 .Phạm vi ứng dụng Đề tài này không chỉ áp dụng có hiệu quả tại trường chúng tôi mà còn có thể được phổ biến, triển khai, ứng dụng rộng rãi tại các Trường THPT trên địa bàn Huyện Tân Kỳ nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung. Tùy vào tình hình thực tế của từng trường để ứng dụng một cách linh hoạt và hiệu quả. 3.2.Kiến nghị Sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu đạt được kết quả tôi thấy cần thiết đưa ra một số kiến nghị: *Đối với giáo viên: - Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là vấn đề mới và khó, đòi hỏi tất cả giáo viên phải được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng các PPDH và các KTDH tích cực trong quá trình dạy học. - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Người giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp. * Đối với nhà trường: - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí, cha mẹ học sinh và cộng đồng thông qua nhiều hình thức để mọi đối tượng hiểu rõ về chủ trương đổi mới và sẵn sàng đổi mới. * Đối với Sở giáo dục và Đào tạo - Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường đưa nội dung tập huấn về dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thường xuyên 44
  8. - Nếu đề tài của tôi được công nhận ở cấp ngành, tôi đề xuất phổ biến rộng rãiđến các trường THPT để làm tài liệu giảng dạy cho GV, tài liệu học tập cho HS. Tôi cũng rất mong muốn ngày càng có nhiều giáo viên tham gia nghiên cứu,vận dụng hiệu quả PPDH tích cực để nâng cao chất lượng dạy học. Quá trình thực hiện đề tài tôi đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Mong nhận được sự góp ý chân thành từ đồng nghiệp và các em HS để đề tài được hoàn chỉnh hơn Xin chân thành cảm ơn! 45