Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tính tự lập cho trẻ mẫu giao 3-4 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tính tự lập cho trẻ mẫu giao 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tinh_tu_lap_cho_tre_mau_giao.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tính tự lập cho trẻ mẫu giao 3-4 tuổi
- 21 e) Trao đổi, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ Trẻ cần phải tự lập ở mọi lúc mọi nơi, ở nhà cũng như ở trường. Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học”thì việc phối kết hợp với phụ huynh là điều vô cùng quan trọng để giáo dục trẻ, vì phụ huynh là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Thời gian trẻ đến trường còn nhiều hơn so với thời gian trẻ ở nhà. Những bài học trẻ được học đúng yêu cầu phát triển ở từng độ tuổi. Tuy nhiên để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường đạt kết quả tốt nhất, tránh trường hợp cô giáo ở lớp thì giáo dục trẻ tính tự lập, còn về nhà cha mẹ lại luôn làm giúp trẻ mọi việc. Chính vì không muốn tình trạng đó không xảy ra nên tôi thường xuyên trao đổi, tư vấn với phụ huynh để cho phụ huynh hiểulà làm thế nào là cho trẻ tự lập, tự làm những việc trong khả năng của trẻ.Bố mẹ chỉ là người làm mẫu và hướng dẫn và sau đó để trẻ tự làm rồi người lớn động viên khen ngợi trẻ để trẻ có tự tin và có động lực làm tốt. Tuyên truyền với phụ huynh về sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, nội quy, nề nếp lớp học trao đổi thực tế khả năng của từng cháu cho phụ huynh thấy khả năng của con mình và từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất để hình thành cho trẻ một thói quen và nề nếp tốt. Tôi thường hay trao đổi thông tin của trẻ trong những giờ đón trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh, và đăng bài trên trang web của trường, trên nhóm Zalo của lớp về mọi vấn đề như: Ở lớp cháu làm giúp cô được rất nhiều việc như: Gấp khăn ăn, chai cơm cho bạn, trải chiếu lên sạp, Ở nhà cháu có hay giúp đỡ ông bà bố mẹ những công việc nhỏ không? Cháu thường thích làm những việc gì giúp bố mẹ? Bố mẹ có để cho con tự phục vụ bản thân với những công việc vừa sức của trẻ không? Ví dụ: Đi giày, dép, đội mũ, mặc quần áo, tự xúc cơm ăn Qua đó cha mẹ ý thức được khả năng của con mình ở trên lớp từ đó có biện pháp kết hợp giáo dục tốt giữa gia đình và nhà trường. Gia đình phải tạo cơ hội cho trẻ thấy được những việc làm tốt của trẻ và giải thích cho trẻ hiểu và động viên trẻ để lần sau trẻ làm tốt hơn. Cô trao đổi với phụ huynh trong thời gian của trẻ ở nhà, phụ huynh luôn phải động viên khuyến khích trẻ tự phục vụ không nên làm hộ trẻ để trẻ ỉ lại. Phụ huynh khuyến khích trẻ để trẻ biết giúp bố mẹ những công việc nhà vừa sức với trẻ như nhặt rau, quét nhà, gấp quần áo, Cô thường xuyên trao đổi với phụ huynh để nắm bắt được tình hình của trẻ để động viên khuyến khích trẻ kịp thời. VD: Trong giờ nêu gương cô nêu tên những bạn chăm ngoan về nhà biết giúp đỡ bố mẹ để các bạn khác noi theo. Sau khi thường xuyên trao đổi tư vấn với phụ huynh về một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ một số phụ huynh đã chia sẻ qua Zalo với cô giáo về hình ảnh
- 22 mà con mình đã làm giúp bố mẹ một số công việc khi ở nhà với tâm thế hào hứng, vui vẻ và phấn khởi. Hình ảnh: Bé giúp bố mẹ việc nhà Ở góc tuyên truyền tôi dán một số hình ảnh của chính các con của lớp như: Bé tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, tự xách đồ, tự xúc ăn, tự gấp quần áo, tự rửa mặt, tự rửa tay bằng xà phòng. Hình ảnh: Tuyên truyền tới các bậc cha mẹ.
- 23 Với lòng quyết tâm, nhiệt huyết của tôi, giáo viên cùng lớp và sự phối hợp nhịp nhàng từ phía phụ huynh, tôi đã thấy sự thay đổi rõ rệt của trẻ lớp tôi. Đó là sự mạnh dạn, tự tin, tính tự lập trong công việc đã hình thành trong đại đa số trẻ lớp tôi. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: III.1. Hiệu quả kinh tế. Sau một năm học áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi”. Cha mẹ cảm thấy hài lòng với những gì mà trẻ đã làm được, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường và giáo viên từ đó các bậc phụ huynh thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo và đã cung cấp nguyên vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi, ủng hộ cây hoa, cây cảnh, chai lọ, lon bia, bìa cát tôg và nhiều nguyên vật liệu phế thải khác. Nhờ sự đóng góp tranh ảnh, sách báo, nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi của phụ huynh học sinh ước tính số tiền làm lợi khoảng 1,3 triệu đồng. III.2. Hiệu quả về mặt xã hội. a) Giá trị làm lợi cho môi trường: Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của trẻ, sự ủng hộ tích cực của nhà trường, các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong thể hiện ở các kết quả sau: Tổng số Trẻ có khả năng tự lập Tỷ lệ Trẻ chưa có khả năng tự lập Tỷ lệ 30 30 100% 0 0% Qua các biện pháp khác nhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, được tự thỏa mãn nhu cầu tự lập, tôi thấy học sinh lớp tôi ngày càng hứng thú tham gia các hoạt động của lớp và đặc biệt trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, các kỹ năng tự phụ vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, kỹ năng giúp đỡ mọi người trở nên tốt hơn, không cần cô giáo phải nhắc nhở mà trẻ thực hiện một cách tự nguyện và thích thú. Phần lớn trẻ đã thực hiện được các hoạt động: Lấy cất đồ dùng đúng nơi qui định, tự rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, biết tự xả nước sau khi đi vệ sinh và biết rửa tay bằng xà phòng, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, nhặt rác bỏ vào thùng rác, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi, chuẩn bị đồ dùng cá nhân trước khi ra về, Quan sát trẻ lớp mình, tôi thấy không còn hình ảnh bố mẹ bế trẻ vào lớp hay hình ảnh bố mẹ xách túi cho con, mà trẻ tự đeo cặp, tự để cặp, dép, đồ dùng ngay ngắn vào trong tủ cá nhân của mình, biết tự chào cô, Từ đó những thói quen tốt của trẻ được hình thành và sẽ phát triển bền vững. Trẻ năng động, sáng tạo, tự tìm hiểu, khám phá và giải quyết công việc một cách hứng thú. Qua việc hướng dẫn cho trẻ về tính tự lập trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân
- 24 và vệ sinh chung xung quang khu vực sống, học tập, sinh hoạt của mình, trẻ đã hình thành cho mình ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh. Bằng những hoạt động thiết thực ở lớp, trẻ được vui vẻ tham gia cùng cô và bạn bè, đồng thời trẻ được khen ngợi vì những cố gắng của mình. Những điều này khiến trẻ chủ động, tích cực hơn trong việc tự phục vụ bản thân cũng như giúp cha mẹ dọn dẹp, có tinh thần hơn trong việc bảo vệ môi trường. Cùng với việc kết nối giáo viên với phụ huynh qua nhiều hình thức: sổ liên lạc, Zalo, Facebook, trang web thông tin kịp thời, cùng tạo điều kiện cho trẻ, hết lòng khen ngợi khi trẻ làm tốt, không tạo áp lực không trách mắng đã tạo hiệu quả rất tốt trong nâng cao khả năng, nhận thức và sự tự tin, chủ động ở các bé. b) Giá trị làm lợi cho an toàn lao động: Việc giáo dục tính tự lập cho trẻ đã hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự bảo vệ bản thân, bảo vệ môi trường và tự bảo vệ bản thân khi tham gia lao động. Do đó, ngay từ sớm hãy để cho trẻ tự lập bằng các công việc vừa sức mà một trong những nhiệm vụ lao động đầu tiên của trẻ là “lao động tự phục vụ”. Chính sự bồi đắp này sẽ tạo cho trẻ có khả năng tự lập và tạo ra giá trị lao động cho riêng mình, đồng thời cũng sẽ có ý thức về tự bảo vệ bản thân khi tham gia lao động và trân trọng công sức thành quả lao động của người khác. Đặc biệt, lợi ích rất lớn từ lao động tự phục vụ là lợi ích đối với sức khỏe của trẻ trong quá trình lao động, rèn luyện. Xuyên suốt quá trình cùng sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để tạo nên sự phát triển toàn diện ở trẻ, trẻ tự tin và có trách nhiệm hơn, trẻ có được những trải nghiệm, cảm nhận niềm vui và tự hào khi có được sự công nhận từ mọi người. c) Giá trị làm lợi khác: Tạo không khí vui vẻ trong gia đình các bé, cha mẹ trẻ rất vui và tự hào về con của mình, có sự đánh giá cao cho trường và lớp học, từ đó chất lượng đào tạo được nâng cao. Nội dung này được ban giám hiệu ghi nhận và nhân rộng ra các lớp mẫu giáo để thực hiện. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”. Tôi xin cam kết nội dung báo cáo sáng kiến trên không có sự sao chép hoặc vi phạm bản quyền của người khác. Do khả năng nghiên cứu tài liệu và viết sáng kiến còn hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của hội đồng đánh giá của các cấp, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trong thực tế, bản thân tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy và đạt kết quả tốt hơn. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- 25 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận) Sáng kiến “Xây dựng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”của giáo viên Mai Thị Thơm có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng trong trường Mầm non xã Nghĩa Lâm năm học 2020-2021. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Tuyết Lan
- 26 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Xác nhận, đánh giá, xếp loại sáng kiến:“Xây dựng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”) Trường Mầm non xã . xác nhận sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi” của đồng chí Mai Thị Thơm–Giáo viên trường Mầm xã Nghĩa Lâm huyện Nghĩa Hưng có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng tại trường Mầm non xã .năm học 2020 - 2021. , ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG
- 27 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 1.Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp của sáng kiến (nếu có) 2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế 3. Sản phẩm khác kèm theo (nếu có) 4. Các hồ sơ chứng minh áp dụng tại các đơn vị khác nhau - Chương trình giáo dục mầm non – Bộ GDĐT(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non). - Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi), (tái bản lần thứ 8 có chỉnh lí theo Thông tư số 28/2016/TT-BGD ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non) – Tác giả TS Lê Thu Hương, TS Trần Thị Ngọc Trâm, PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên). - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp năm học 2020 – 2021 của Cục nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. - Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ mầm non – Bộ giáo dục và đào tạo. - Hướng dẫn tổ chức và sử dụng môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non – Nguyễn Bá Minh (chủ biên), Lương Thị Bình, Nguyễn Thị Cẩm Bích, Vũ Ngọc Minh, Trịnh Thị Xim, Hoàng Thị Dinh. - Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho trẻ giáo dục mầm non – PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc- TS. Đinh Thị Kim Thoa- ThS. Phan Thị Thảo Hương. - Hướng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non). – Nguyễn Bá Minh (chủ biên) Hoàng Thị Dinh, Hồ Lam Hồng, Đinh Văn Vang, Bùi Thị Việt.
- 28 - Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non). – Lương Thị Bình, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Thị Huyền, Hoàng Thị Thu Hương, Bùi Thị Lâm, Lê Bích Ngọc, Phạm Thị Nhi, Bùi Thị Kim Tuyến. - Hướng dẫn tổ chức tập huấn và họp mặt cha mẹ tuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non – Biên soạn Nguyễn Hồng Thu – Nguyễn Thị Hiếu -Tuyển chọn trò chơi bài hát thơ ca truyện kể câu đố(dành cho trẻ 3- 4 tuổi) – Phan Lan Anh – Nguyễn Thị Hiếu – Đặng Lan Phương – Nguyễn Thanh Huyền – Hoàng Công Dụng (Sưu tầm tuyển chọn) - Các hoạt động giáo dục tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non (theo chương trình giáo dục mầm non mới). – Lương Thị Bình, Phan Lan Anh - Bé bảo vệ môi trường – Biên soạn Trần Thị Thu Hòa – Minh họa Nguyễn Quang Phan. - Cách khen, cách mắng, cách phạt con – Masami Sasaki và Wakamatsu Aki - Nói sao cho trẻ chịu nghe, nói sao cho trẻ chịu học ở trường và ở nhà của tác giả ADELE