Sáng kiến Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy Hóa học ở trường THCS

doc 14 trang Giang Anh 21/03/2024 1390
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy Hóa học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_vao_giang_day_hoa_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy Hóa học ở trường THCS

  1. Sáng kiến kinh nghiệm TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THCS A.ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển nhanh và mạnh của khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã làm cho khối lượng tri thức của loài người tăng nhanh chóng và đặt ra yêu cầu cao hơn đối với mô hình nhân cách con người trong thời đại mới. Từ đây nảy sinh ra mẫu thuẫn giữa yêu cầu về nội dung học vấn phổ thông sâu - rộng với khả năng tiếp thu khối lượng tri thức của người học. Và mâu thuẫn giữa chức năng của người giáo viên là tổ chức, điều khiển người học nắm vững, hình thành kỹ năng ở từng môn học riêng rẽ với yêu cầu của xã hội đòi hỏi người học phải biết thu thập, chọn lọc, xử lý thông tin liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Dạy học theo hướng tích hợp là một xu thế trong dạy học hiện đại của nhiều nước phát triển nhằm giải quyết triệt để hai mâu thuẫn nêu trên. Quan điểm tiếp cận tích hợp cho phép xem xét các sự vật hiện tượng một cách tổng thể, tiết kiệm thời gian học tập và tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời còn phát triển ở người học tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Dạy học tích hợp giúp người học kết hợp tri thức của các môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau, vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và bền vững hơn. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, nhiều giáo viên khá lúng túng khi tiến hành dạy học tích hợp trong nội bộ môn học và chưa có sự chuẩn bị về tri thức, kỹ năng để tiến hành dạy học tích hợp liên môn, xuyên môn. Phát triển kỹ năng dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở là cần thiết. 2
  2. B. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÍ LUẬN: “Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới”. Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ - Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. - Khi thực hiện môn học tích hợp có ưu điểm sau: Làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa; Xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; Dạy học sử dụng kiến thức trong tình huống; Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học; Tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn. Khi vận dụng quan niệm dạy học này thì có những thuận lợi là: số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến 3
  3. thức các bộ môn nhất là các bộ tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở”. -Tuy nhiên, việc vận dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như: điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho các môn thì ít; đời sống của giáo viên còn thấp. Học sinh ít hứng thú với các môn xã hội; quan niệm dạy học liên môn còn mới đối với các nhà trường, với giáo viên, với học sinh; Giáo viên thường gắn theo môn học, không dễ gì có thể yêu cầu họ thực hiện chương trình tích hợp các môn học. Việc dạy học tích hợp hiện nay ở còn là điều mới mẻ, chưa có nhiều đợt tập huấn cho giáo viên. Vì vậy việc áp dụng vào giảng dạy còn khó khăn, hiệu quả đạt được là chưa cao. Dạy học tích hợp là xu hướng mới trong đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay nhằm mở rộng vốn học vấn phổ thông cho người học đồng thời giảm tải, tạo tính chủ động tích cực cho học sinh trong quá trình học tập với những vấn đề định hướng nhận thức theo chủ đề. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: - Xây dựng các nội dung kiến thức liên môn tích hợp vào bài học, nhằm giải thích các kiến thức hoá học và làm cho tiết học không nhàm chán, tăng cường sự hứng thú cho học sinh. - Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần, ( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài ) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lôgic và hài hòa từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: a) Phương pháp dạy học: Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, tôi đã đưa ra một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau: ✓ Dạy học theo dự án. 4
  4. ✓ Phương pháp trực quan. ✓ Phương pháp thực địa. ✓ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư đó là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được nhũng mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lý thuyết hay thực tiễn mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thực giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều khiển kiến thức sẵn có. Đây chính là một trong những hình thức dạy học vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học. b) Thiết kế giáo án Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. 5
  5. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học. Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chiếm lĩnh tri thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác. Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp. c) Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn. Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. 3. Ví dụ minh họa: 6
  6. - Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Địa , và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử GDCD, Mỹ thuật Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau. Sau đây tôi xin trình bày một số ví dụ minh hoạ: * Bài 2. Một số oxit quan trọng ( Hóa 9) (mục II. Canxi oxit có những ứng dụng gì) - Sử dụng kiến thức Công nghệ: khi trồng trọt cần chú ý đến nguồn đất, loại cây trồng phù hợp với đất. Có thể dùng CaO để: ✓ Khử chua đất trồng trọt (nhiễm mặn, nhiễm phèn ) ✓ Xử lí nước thải công nghiệp ✓ Sát trùng, diệt nấm mốc ✓ Khử độc môi trường *Bài 8. Một số bazơ quan trọng ( Hóa 9) ( mục II. Thang pH) - Sử dụng kiến thức Công nghệ: đời sống của thực vật và động vật phụ thuộc vào pH của môi trường: ✓ Cây thông thích hợp với đất chua: có pH từ 4 6 ✓ Rau xà lách, rau diếp thích hợp với đất kiềm; có pH từ 8 9 ✓ Cá thích hợp với môi trường có pH = 7 *Bài 11. Phân bón hoá học ( Hóa 9) ( dạy mục I. Nhu cầu của cây trồng) - Sử dụng kiến thức Sinh học: ( thành phần của thực vật) nước chiếm tỉ lệ lớn trong thực vật, khoảng 90%. Các chất khô còn lại chừng 10% ( là những nguyên tố C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S ) - Sử dụng kiến thức Công nghệ: + Nguyên tố N kích thích cây trồng phát triển mạnh + Nguyên tố P kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật. + Nguyên tố K kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt. - Sử dụng kiến thức môn GDCD: dùng quá nhiều phân đạm, phân lân sẽ gây ô nhiễm nặng nề nguồn nước sông hồ, nguồn nước ngầm. 7
  7. * Bài 18. Nhôm( Hóa 9) (mục III. Sản xuất nhôm) - Sử dụng kiến thức vật lí: nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ (D=2,7 g/ml), dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 660 0C. Nhôm dẻo nên dễ cán mỏng và kéo thành sợi. ( I. Tính chất vật lí) - Sử dụng kiến thức Địa lí: quặng Boxit có nhiều ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Tây Nguyên có trữ lượng bô xít khoảng 8 tỉ tấn. - Sử dụng kiến thức lịch sử: Dự án khai thác mỏ bôxít ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau trong dư luận, báo chí, Quốc hội. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề an ninh, quốc phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội, tác động đối với môi trường sinh thái, - Sử dụng kiến thức GDCD: + Việc sử dụng lao động phổ thông Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật lao động Việt Nam. + Ngày 14-10- 2011, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP.HCM kiểm tra đột xuất hai cơ sở nấu nhôm không phép gây ô nhiễm môi trường tại ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. Toàn bộ xỉ thải từ quy trình nấu tái chế nhôm được tuồn thẳng ra con kênh nội đồng sát bên nhà xưởng, nhiều đoạn kênh bị lấp kín, xỉ chất cao thành đống. Bụi, khí thải từ các lò nấu nhôm xả trực tiếp ra môi trường mà không qua bất cứ công đoạn xử lý nào. *Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat ( Hóa 9) - Khi dạy phần II. Muối cabonat ta có thể sử dụng kiến thức liên môn: + Sử dụng kiến thức văn học : yêu cầu học sinh giải thích câu tục ngữ “ Nước chảy đá mòn” + Sử dụng kiến thức hoá học giải thích: Như chúng ta đã biết: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO 3 (Canxi cacbonat). Khi gặp nước mưa và khí CO 2 (Cacbonic) trong không khí, CaCO3 sẽ chuyển hoá thành Ca(HCO3)2 (muối Canxit hidrocacbonat). Theo Phương trình Hóa học sau: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 8
  8. Tức là: Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO 3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần. Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường. *Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ( Hóa 9) ( khi dạy mục III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam) - Sử dụng kiến thức Vật lí:dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước. - Sử dụng kiến thức Địa lí: + Dầu mỏ và khí thiên nhiên nước ta tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam. Hiện nay, nước ta khai thác dầu và khí ở các mỏ: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Lan Tây + Sản lượng dầu và khí tăng lên liên tục, góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước. - Sử dụng kiến thức môn GDCD: khai thác, vận chuyển dầu mỏ, khí thiên nhiên rất dễ gây ra ô nhiễm môi trường và các tai nạn cháy nổ. Vì vậy, trong quá trình sản xuất và vận chuyển dầu, khí phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn đã đặt ra. *Bài 44. Rượu etylic ( Hóa 9) ( khi dạy mục IV. Ứng dụng) + Sử dụng kiến thức Sinh học: - Tại sao trước khi tiêm thầy thuốc thường bông tẩm cồn xoa lên da bệnh nhân để sát trùng? cồn có khả năng thẩm thấu cao nên có thể thấm sâu vào tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein làm cho vi khuẩn chết. Nồng độ cồn cao sẽ làm protein trên bề mặt vi khuẩn đông tụ nhanh tạo ra lớp màng ngăn không cho cồn thấm sâu vào bên trong, làm giảm tác dụng diệt khuẩn. Ở nồng độ thấp, làm giảm khả năng đông tụ protein, hiệu quả sát trùng kém. Cồn 750 có khả năng sát trùng cao nhất. 9
  9. - Tại sao người say rượu thường đi lảo đảo “ chân nam đá chân chiêu”? Trong rượu có nhiều chất cồn khi uống vào cơ thể nhanh chóng được máu đưa lên não và làm tê liệt tế bào thần kinh nhất là tiểu não (vị trí ở trên gáy ) bộ phận của não có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể nên người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiêu . + Sử dụng kiến thức Vật lí: rượu etylic là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,3 0C; nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen + Sử dụng kiến thức GDCD: không nên uống rượu bia, uống rượu bia có hại cho sức khoẻ. *Bài 51. Saccarozơ ( Hóa 9) (Em có biết) - Sử dụng kiến thức vật lí ( II. Tính chất vật lí) saccaroz ơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt , dễ tan trong nước, tan nhiều trong nước nóng ) - Sử dụng kiến thức Địa lí: cây mía thích nghi với khí hậu nóng ẩm. ở nước ta, mía được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quãng Ngãi, Phú Yên, Tây Ninh, Đồng Nai *Bài 54. Polime ( Hóa 9) ( mục 3. Cao su là gì) - Sử dụng kiến thức vật lí: cao su có tính đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện Cao su được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như : làm lốp xe, vỏ bọc dây điện, áo mưa, áo lặn - Sử dụng kiến thức Địa lí: cây cao su thích nghi với môi trường nóng ẩm, địa hình cao, đất đỏ bazan. Cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Á (Việt Nam, Campuchia, Indonesia ) và Nam Mĩ ( Braxin ) *Bài 24. Tính chất của oxi ( hóa 8) - Sử dụng kiến thức vật lí: Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, hóa lỏng ở -1830C. Oxi lỏng có màu xanh nhạt. - Sử dụng kiến thức Sinh học: 10
  10. + Oxi có thể kết hợp với hemoglobin trong máu, nhờ đó nó có thể đi nuôi cơ thể người và động vật.oxi hóa các chất trong thực phẩm ở trong cơ thể tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. + Những bệnh nhân khó thở, những người thợ lặn làm việc lâu dưới đáy đại dương cần phải thở khí oxi nén trong bình đặc biệt. *Bài 36. Nước (Hoá 8) - Khi dạy mục III. Vai trò của nước - Sử dụng kiến thức Địa lí: Lượng nước trên trái đất rất lớn, chiếm ¾ diện tích trái đất là các đại dương, biển, hồ, sông ngòi. Có nhiều mỏ nước trong lòng đất. - Sử dụng kiến thức Sinh học: Nước hoà tan nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể sống. Nước tham gia vào nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và động vật. - Sử dụng kiến thức GDCD: nhiều nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng. Do đó phải sử dụng tiết kiệm nước. Không được vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh, rạch, sông; phải sử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho nước thải chảy vào hồ sông biển. - Sử dụng kiến thức Vật lí: nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hoá rắn ở 0 0C thành nước đá và tuyết. Khối lượng riêng là 1g/ml. Hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí. 4. Kết quả: Qua việc áp dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy Hóa học cho học sinh khối 8, 9 trường THCS An Phú, tôi nhận thấy: Dạy học tích hợp giúp học sinh kết hợp tri thức của nhiều môn học theo nhiều cách khác nhau, vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và bền vững hơn. Đây là một quan niệm dạy học hiện đại, phát huy được tính tích cực của học sinh, tiết kiệm thời gian học tập, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, đồng thời còn phát triển ở học sinh tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Ngoài ra, phương pháp dạy dạy học nàycòn hình thành được cho học sinh nhiều kỹ năng sống quan 11
  11. trọng như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thực hành, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng thu thập và xử lí tài liệu, kĩ năng sử dụng máy tính Hứng thú học tập và nghiên cứu khoa học của học sinh trước, trong và sau khi học được thể hiện rõ rệt. Trong quá trình áp dụng phương pháp này vào quá trình dạy học và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy đa số học sinh có hứng thú với môn học, tích cực hoạt động hơn và yêu thích bộ môn hơn. Về quá trình nhận thức, học sinh không những được rèn luyện kiến thức cũ mà khả năng nhớ, vận dụng các kiến thức vào giải bài tập của các em được nâng lên đáng kể. Qua khảo sát học sinh khối 8 ( 248 HS) tôi thấy : 2.43% Rất hứng thú Hứng thú 35.76% Không hứng 61.81 thú % Kết quả của quá trình dạy học được tổng hợp, so sánh với kết quả năm học trước: ( Kết quả bài thi học kì I năm học 2019 - 2020 – Môn hóa học) Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém số HS SL % SL % SL % SL % SL % Khối 8 138 55.85 50 20.4 34 13.38 20 8.03 6 2.34 248 Tăng Tăng Tăng Giảm Giảm 2% 3% 1% 4% 2% Khối 9 224 90 40.00 65 28.93 50 22.14 18 8.57 1 0.44 Tăng Tăng Tăng Giảm Giảm 1,8% 4,5% 0,9% 5,8% 1,4% C.KẾT LUẬN 12
  12. “Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và học tốt được. Vì vậy, vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học các môn học làm cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách thống nhất, liên tục, tránh nhận thức rời rạc, tản mạn. Đồng thời học sinh có thể thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa các môn học, từ đó phát triển tư duy cho hoc sinh. Trên đây là một số ý kiến chủ quan của bản thân rút ra được qua quá trình giảng dạy. Tuy nhiên chuyên đề này còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến giúp đỡ của các đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quận 2, Ngày 12 tháng 2 năm 2020 Người viết Võ thị Anh Đào 13
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các tài liệu sau: 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập hoá học 8- Lê Xuân Trọng, Nguyễn Cương, Đỗ Tất Hiển. Hoá học 8. NXBGD 2004 2. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập hoá học 9- Lê Xuân Trọng , Nguyễn Cương, Đỗ Tất Hiển, Nguyễn Phú Tuấn. 3. Một số tạp chí giáo dục 4. NGUYỄN CƯƠNG. Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học.(Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997 – 2000 cho giáo viên THPT). NXBGD 1999. 5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Chu kì 3, môn Hoá học 6. Câu hỏi và bài tập kiểm tra hoá 8,9 – Ngô Ngọc An 14