SKKN Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi – học sinh năng khiếu ở trường Tiểu học Trường Yên

pdf 29 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5611
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi – học sinh năng khiếu ở trường Tiểu học Trường Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_chi_dao_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh_gioi_hoc.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi – học sinh năng khiếu ở trường Tiểu học Trường Yên

  1. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Hình thức tự bồi dưỡng, đây là một hình thức rất quan trọng. Mỗi giáo viên phải tự bồi dưỡng mình, coi việc tự học là công việc suốt đời, có như vậy mới cập nhật kiến thức, mới theo kịp sự tiến bộ của xã hội. Tổ chức mời chuyên gia, tổ chức các hoạt động giao lưu, câu lạc bộ ứng xử sư phạm Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm cho mỗi giáo viên (đặc biệt là những sáng kiến về bồi dưỡng HSG-HSNK). Phối hợp với tổ chức Công đoàn cho giáo viên tham quan các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử 4.3. Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên để họ có khả năng phát hiện và bồi dưỡng HSG-HSNK tại lớp mình phụ trách. Để làm tốt công tác bồi dưỡng HSG-HSNK tại lớp mình phụ trách người giáo viên cần làm tốt 3 khâu cơ bản sau: - Xây dựng kế hoạch bài dạy là kết quả của các hoạt động: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ, sách giáo khoa, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng của môn học, lớp, chương tình hình chất lượng học sinh. Vận dụng các phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh, chú ý đến học sinh giỏi. BGH yêu cầu giáo viên soạn bài theo sự chỉ đạo của Phòng, Sở. Mỗi bài soạn của giáo viên phải rõ các nội dung sau: Mục tiêu bài học, nội dung kiến thức cơ bản, phương pháp chủ yếu, hình thức tổ chức học tập. Đặc biệt trong bài soạn phải chứa đựng các tình huống, các câu hỏi làm phát triển tư duy học sinh, đòi hỏi học sinh phải sáng tạo, phải làm việc và cứ nhiều lần sẽ tạo ra nhiều tình huống để học sinh rèn luyện. Ban giám hiệu kiểm tra giáo án của giáo viên hàng ngày, hàng kỳ. - Tổ chức các hoạt động lên lớp: 15
  2. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Ở Tiểu học, vấn đề quan trọng đối với giáo viên là phương pháp giảng dạy , là các kỹ năng sư phạm, là sự lựa chọn, phối hợp các phương pháp sao cho linh hoạt, sinh động làm cho tiết học nhẹ nhàng , tự nhiên, chất lượng. Trong một giờ lên lớp giáo viên phải bao quát và quan tâm đến các đối tượng học sinh, trong đó chú trọng học sinh giỏi, học sinh yếu kém. Rèn luyện kỹ năng giảng dạy trên lớp là rèn luyện những nội dung trên, BGH chỉ đạo bồi dưỡng nội dung này thông qua các hình thức như thiết kế một giờ dạy mẫu, bài soạn điển hình, thao giảng - Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Đối với nội dung này, BGH chỉ đạo sát sao tới giáo viên trên các mặt sau: + Biết thiết kế một bài kiểm tra gồm cả đáp án, biểu điểm (đề phải đánh giá được các đối tượng học sinh). + Chấm bài chính xác, biết phát hiện những năng lực của học sinh qua bài làm. + Đánh giá đúng khả năng của từng học sinh + Cho kiểm tra chéo bài chấm của từng giáo viên cùng khối, lớp và kiểm tra chéo công việc cộng điểm xếp loại học sinh. + Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra các nội dung trên. Một vấn đề quan trọng nữa là Ban Giám hiệu phải làm cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy đội tuyển liên hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để cùng bồi dưỡng. 5. Chỉ đạo tốt khâu tuyển chọn học sinh và xây dựng đội tuyển HSG- HSNK. Tuyển chọn học sinh và xây dựng đội tuyển HSG-HSNK để dự thi các kỳ thi các cấp là một việc làm quan trọng của mỗi nhà trường. Trước hết phải làm tốt từ 16
  3. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. khâu tuyển chọn. Năng khiếu thường có ở những học sinh say mê học tập, ham đọc sách thường xuyên quan sát cuộc sống xung quanh và luôn nghi vấn, thắc mắc về đối tượng quan sát, nghiên cứu. Những trẻ có năng khiếu luôn thấy mình “thiếu” một cái gì đó khi tiếp xúc, tìm hiểu đối tượng. Những trẻ như vậy hay “tò mò” vì muốn biết nhiều hơn, đủ hơn, tìm ra cái mới của đối tượng là một niềm vui, ao ước. Ngay từ lớp 1 cũng đã có nhiều học sinh tỏ ra thông minh thông qua các câu trả lời cô giáo hay qua trình bày bài làm của mình. Những em này thường rất tự tin, bình tĩnh. * Biện pháp Ngay từ đầu năm học nhà trường tuyển những em có thông số trả lời cao cần được đánh dấu và giao cho giáo viên theo dõi, phát hiện và báo cáo BGH về kế hoạch bồi dưỡng trực tiếp tại lớp để phát hiện tư duy cho học sinh. Ban Giám hiệu cho giáo viên phối hợp với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường có trách nhiệm bồi dưỡng học sinh suốt cả năm học . Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra , đánh giá chất lượng học sinh theo tháng, theo kỳ. Đến hết năm học giữa giáo viên chủ nhiệm các khối lớp có sự bàn giao về chất lượng trong đó chú trọng đội ngũ HSG-HSNK. Trong quá trình lập đội tuyển, có những em sẽ được phát hiện thêm để không bỏ sót học sinh giỏi đồng thời phát hiện những học sinh có hạn chế về mặt nào đó trong đội tuyển để có cách thức bồi dưỡng và phương pháp bồi dưỡng. Quá trình phát hiện và bồi dưỡng HSG-HSNK cần chú trọng dạy đủ các môn cho các em, ngoài ra còn chú ý các em ở các môn Thể dục, Nhạc 6. Phân công giáo viên bồi dưỡng đội tuyển HSG-HSNK Vì quá trình bồi dưỡng HSG-HSNK là một công việc lâu dài cho nên việc phân công giáo viên trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển là một vấn đề mang tính chiến 17
  4. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. lược; BGH phải xây dựng được một đội ngũ cốt cán tốt , lựa chọn tốt số giáo viên có đủ khả năng, uy tín để tham gia công tác bồi dưỡng. BGH căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, vào đội ngũ mà lực chọn các hình thức phân công lao động sư phạm hợp lý. 6.1. Phân công chuyên môn Để bồi dưỡng có tính chất chuyên sâu thì BGH phải phân công giáo viên dạy chuyên một môn. Có như vậy giáo viên mới đi sâu nghiên cứu vào mảng kiến thức, phương pháp, đối tượng học sinh, hình thức bồi dưỡng học sinh. Trong thực tế, ở trường có lực lượng giáo viên đông và vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ BGH có thể phân công chuyên sâu theo mảng kiến thức. Cụ thể là môn Toán cần hai giáo viên dạy, môn Tiếng Việt hai giáo viên dạy. Phân công như thế này thì chất lượng dạy và học đội tuyển sẽ tốt hơn, bởi vì trong mỗi môn đó cho giáo viên lựa chọn mảng kiến thức theo sở trường của mình rồi biên soạn nội dung, phương pháp theo chuyên đề. Như vậy sẽ phát huy được sở trường của mỗi cá nhân đồng thời giáo viên sẽ có nhiều điều kiện để đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề của mình dạy. Sơ đồ phân công giáo viên phụ trách đội tuyển Môn Toán Môn Tiếng Việt GV1 dạy nội GV2 dạy GV3 dạy GV4 dạy hiểu dung số học nội dung có luyện từ và và cảm thụ yếu tố hình câu văn học và học và giải viết văn toán 18
  5. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. 6.2. Phân công luân phiên Đây là cách phân công hỗ trợ cho cách phân công chuyên nếu như ở cách phân công chuyên giúp học sinh có điều kiện đi sâu vào nắm chắc kiến thức ở một khối thì phân công luân phiên giúp giáo viên có được cái nhìn tổng thể xuyên suốt chương trình của bậc học. Giáo viên có điều kiện hiểu rõ từng em, dạy liền mạch kiến thức. Phân công giáo viên luân phiên sẽ có nhiều ý nghĩa dự trữ đội ngũ giáo viên kế cận. 6.3. Hướng dẫn giáo viên dạy đội tuyển và giám sát chặt chẽ việc bồi dưỡng HSG-HSNK của giáo viên. Vì phân công giáo viên là công việc quan trọng, sau khi nhận nhiệm vụ BGH cần chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên đó làm công việc theo một quy trình như: Biên soạn nội dung, phương pháp giảng dạy, hội thảo nội dung, phương pháp giảng dạy, tìm hiểu đối tượng học sinh, tiến hành dạy thử, đánh giá rút kinh nghiêm, nghiệm thu chương trình. BGH phải tiếp tục giám sát và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết đối với giáo viên giảng dạy cũng như học sinh. 7. Chỉ đạo hoạt động dạy và học trong đội tuyển HSG-HSNK Chỉ đạo thống nhất nội dung, phương pháp, kế hoạch bồi dưỡng là một công việc khó nhưng nhà quản lý phải biết khơi ra nguồn lực, chọn việc mà làm, tổ chức các bước có quy trình phù hợp. * Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng đội tuyển HSG-HSNK Trong bồi dưỡng đội tuyển thì việc cần thiết phải xây dựng nội dung bồi dưỡng. Đây là một vấn đề nan giải vì tài liệu nhiều nhưng không thống nhất. Chính vì vậy không chỉ đạo tốt việc xây dựng nội dung thì có thể dẫn đến một kết quả là đầu óc học sinh căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, buồn chán vì nội dung quá tải hay nhàm chán. Như vậy không xây dựng cho được một nội dung bồi dưỡng tốt thì kết quả sẽ bồi dưỡng không cao và việc bồi dưỡng sẽ không theo một định 19
  6. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. hướng nhất định. Quy trình xây dựng nội dung bồi dưỡng đội tuyển học HSG-HSNK nên tiến hành như sau: + Thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng HSG-HSNK gồm: BGH, các tổ trởng chuyên môn, khối trưởng, giáo viên dạy đội tuyển. + Ban chỉ đạo giao cho giáo viên giảng dạy xây dựng đề cương bồi dưỡng + Ban chỉ đạo sơ duyệt. + Cho giáo viên xây dựng nội dung chi tiết theo từng chuyên đề. + Hội thảo, lấy ý kiến đóng góp của giáo viên trong trường những người có kinh nghiệm. * Ban chỉ đạo bổ sung, nghiệm thu và bàn giao cho giáo viên giảng dạy. Đồng thời lưu trữ làm tài liệu cho nhiều năm sau và có điều chỉnh qua mỗi năm học. Ví dụ: Môn Toán lớp 5 nên dạy những chuyên đề sau: 1. Đọc số - Viết số 2. Dãy số - Chữ số 3. Các dạng toán tính nhanh 4. Các bài toán về chia hết, chia có dư 5. Các bài toán về phân số, số thập phân, phần trăm, tỷ số. 6. Vẽ hình, nhận biết hình học 7. Đếm hình, cắt ghép hình 8. Chu vi, diện tích các hình 9. Một só phương pháp giải toán ở Tiểu học 20
  7. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. * Chỉ đạo việc thống nhất phương pháp dạy học trong đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi- học sinh năng khiếu. Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi bậc tiểu học cũng phải theo quan điểm tích cực “Lấy học sinh làm trung tâm” của quá trình học. Giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh các hoạt động học tập ở trên cơ sở: + Huy động mọi khả năng tiềm ẩn của học sinh, để tự học sinh tìm tòi, khám phá nội dung của bài học. + Tạo ra nhiều tình huống cho học sinh tư duy, để các em rèn luyện các thao tác tư duy như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, bác bỏ học sinh phải là người giải quyết những vấn đề đặt ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên. + Phát huy sở trường, năng lực của từng em( cá biệt hoá học sinh) làm cho học sinh tự tin, có nhiều niềm vui trong học tập. + Giáo viên chủ động tìm ra phương pháp dạy chủ yếu và phối hợp các PPDH, các hình thức dạy học để các em tự chiếm lĩnh trên cơ sở được thao tác hoá các hoạt động học tập. +Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là dạy cách tự học, tự bồi dưỡng cho các em. * Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: + Xây dựng thời khoá biểu dạy học của đội tuyển + Xây dựng kế hoạch kiểm tra của đội tuyển. + Xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng tháng, học kỳ và năm học. 8. Tăng cường, đẩy mạnh công tác ngoại khoá. Tăng cường, đẩy mạnh công tác ngoại khoá bằng cách chăm sóc cá biệt; nâng cao chất lượng dạy cả nội khoá và ngoại khoá, giúp học sinh phát triển tư duy để các em học mà chơi, chơi mà học, thấy việc học là niềm vui, là hấp dẫn. Nói chung phải rất mềm dẻo, linh hoạt để thích ứng với tính đa dạng của hoàn cảnh. 21
  8. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Thông qua tham quan, du lịch để rèn cho học sinh hiểu biết thêm về lịch sử, địa lý, về con người, đất nước Việt Nam. Thông qua giao lưu, kết nghĩa các trường học, các tổ chức ngoài nhà trường để tăng cường sự hiểu biết , giao lưu, giao tiếp cho học sinh. Thông qua các hội thi để rèn luyện tính tự tin, bình tĩnh, thông minh, tháo vát, ứng xử, năng động, sáng tạo. Thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ thơ văn, toán học, nghệ thuật, để các em được thực hành. Đây là một môi trường thực hành, ứng dụng lý tưởng cho học sinh Tiểu học. Thông qua Câu lạc bộ Toán học chẳng hạn các em được đọc thêm sách báo Toán tuổi trẻ, Toán tuổi thơ, tham gia giải các bài toán hay, bình luận cách giải các loại toán ở đó các em tự do trình bày , tự do huy động. Nhìn chung thì học sinh Tiểu học việc thực hành còn yếu các nhà trường chưa thực sự quan tâm đúng mức. Vì vậy phải tăng cường, đẩy mạnh công tác ngoại khoá trong nhà trường Tiểu học. 9. Tăng cường cơ sở vật chất- thiết bị dạy học phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG-HSNK. * Xây dựng phòng học, thư viện, mua sắm trang thiết bị. Mỗi nhà trường phải xây dựng các phòng học dành riêng cho bồi dưỡng và tăng cường mua sắm trang thiết bị như đèn chiếu, đầu video, ti vi Xây dựng thư viện dùng chung là công việc mang lại hiệu quả cao trong việc học tập và nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Trong thư viện cần có tủ sách nâng cao dùng chung cho học sinh và giáo viên, giúp cho giáo viên và học sinh có tài liệu tham khảo. * Xây dựng ngân hàng đề bằng cách mỗi tháng giáo viên tham gia bồi dưỡng phải ra 1 đề kiểm tra thang điểm 20. Dùng đề kiểm tra học sinh và lưu trữ tạo ra một ngân hàng để giúp cho giáo viên và học sinh tham khảo hàng năm. 22
  9. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. 10. Huy động cộng đồng cùng tham gia công tác. Việc huy động cộng đồng cùng tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hơn nữa đây là công việc lâu dài, tốn nhiều thời gian và công sức cho nên rất cần sự đóng góp quý báu về vật chất lẩn tinh thần của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Chỉ đạo xây dựng qũy Khuyến học, qũy học sinh nghèo vượt khó để khen thưởng động viên khuyến khích giáo viên và HSG-HSNK. 11. Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng về việc bồi dưỡng HSG-HSNK. Ngoài việc khen tưởng về vật chất cho giáo viên và học sinh giỏi, nhà trường cần xây dựng các tiêu chí thi đua về công tác này. Giáo viên giỏi cấp nào thì phải có học sinh giỏi cấp đó, khuyến khích có nhiều giáo viên giỏi và học sinh giỏi. Nhà trường gặp mặt động viên HSG-HSNK trước khi đi thi và tuyên dương khen thưởng học sinh đạt giải, giáo viên phụ trách. Những học sinh giáo viên đạt giải cao các hội thi sẽ được ghi trong sổ vàng truyền thống của nhà trường. IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi áp dụng một số biện pháp dạy như đã nêu ở trên, tôi thấy chất lượng bồi dưỡng HSG-HSNK nâng lên qua từng năm học. Dưới đây là bảng thống kê học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp Huyện, cấp Tỉnh như sau: *Về phía học sinh Năm học: 2011-2012 Năm học: 2012-2013 Năm học: 2013-2014 Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9 4 22 3 * Về giáo viên: 23
  10. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Năm học 2011-2012 có 5 giáo viên đạt danh hiệu GVCN Giỏi cấp Huyện, 1giáo viên đạt danh hiệu GVCN Giỏi cấp Tỉnh. Năm học 2012-2013 có 2 giáo viên đạt danh hiệu GVCN Giỏi cấp Huyện. (Không tổ chức thi cấp Tỉnh) Năm học 2013-2014 có 1 giáo viên đạt danh hiệu GVCN Giỏi cấp Huyện; 02giáo viên đạt danh hiệu GVCN Giỏi cấp Tỉnh. 24
  11. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1. Ý nghĩa quan trọng của đề tài Từ thực tiễn áp dụng công tác bồi dưỡng HSG-HSNK trong những năm qua tôi đã đúc rút lại ngắn gọn thành các biện pháp sau: + Quán triệt và nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. + Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể ngay từ đầu năm học; + Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà; + Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ; + Chỉ đạo tốt khâu tuyển chọn học sinh và xây dựng đội tuyển; + Phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng đội tuyển; + Chỉ đạo hoạt động dạy và học trong đội tuyển; + Tăng cường, đẩy mạnh công tác ngoại khoá; + Tăng cường cơ sở vật chất , thiết bị dạy học phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; + Huy động cộng đồng cùng tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; + Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng về việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 2. Kết luận và khuyến nghị Tìm hiểu và phát hiện học sinh giỏi là công việc quan trọng của mỗi nhà trường, nhất là giai đoạn hiện nay. Việc bồi dưỡng nhân tài mang tính chiến lược của ngành GD&ĐT nhằm tạo ra lớp người mới năng động, sáng tạo, đáp ứng công 25
  12. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. cuộc đổi mới của nước nhà. Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh. Một bậc học có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho phát hiện, tổ chức bồi dưỡng ban đầu và HSG-HSNK ươm trồng những tài năng cho đất nước. Tuy nhiên, trong thời gian công tác này ở mỗi trường lại có những cách làm khác nhau, chưa mang tính thống nhất, có nơi làm tốt và có những nơi còn nhiều hạn chế. Song trách nhiệm của người cán bộ quản lý, giáo viên phải là mục tiêu cao cả, phải ươm những tài năng để làm cho nó phát triển và trở thành nguyên khí của quốc gia, là tài sản quý báu nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. * Khuyến nghị: - Đối với nhà trường: + Nhà trường phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của ngành GD& ĐT về công tác bồi dưỡng HSG-HSNK duy trì thường xuyên, liên tục để tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. + Nhà trường phải rà soát, xây dựng kê hoạch tổng thể, huy động mọi nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó trong công tác bồi dưỡng HSG- HSNK. + Phải liên kết chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy đội tuyển để họ tất cả vì mục tiêu cao cả của nhà trường. - Đối với giáo viên giảng dạy đội tuyển: + Phải nghiên cứu sâu sắc nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng . Nội dung phải nhẹ nhàng, không gây quá sức, không làm cho học sinh sợ sệt. Phương pháp phải đổi mới phù hợp từng chuyên đề giảng dạy. Làm cho học sinh được hoạt động nhiều, thực hành nhiều. Bồi dưỡng HSG-HSNK chính là bồi dưỡng và rèn phát triển tư duy cho học sinh, lòng say mê học tập và có phương pháp học tập. +Tìm mọi biện pháp để tăng cường giáo dục ngoại khoá cho học sinh , tăng cường giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức học hỏi, rèn đức, luyện tài. 26
  13. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Trên đây là những suy nghĩ, những việc đã làm, đang làm và tiếp tục thực hiện trong quá trình công tác giảng dạy tại trường tiểu học Trường Yên. Những kết quả gặt hái được chỉ là bước đầu ở một đơn vị khó khăn về đội ngũ giáo viên cũng như về cơ sở vật chất xin được trình bày để đồng nghiệp tham khảo và mong những góp ý chân thành để bản thân hoàn thiện hơn góp phần nhỏ vào phong trào chung trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Xin trân trọng cảm ơn! Trường Yên, ngày 28 tháng 4 năm 2014 NGƯỜI THỰC HIỆN Phạm Thị Thúy Lệ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG 27
  14. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. MỤC LỤC Nội dung Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Đối tượng nghiên cứu 2 IV. Phạm vi nghiên cứu 2 V. Phương pháp nghiên cứu 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. Cơ sở lý luận 4 1. Mục đích của việc BDHSG – HSNK 4 2.Tầm quan trọng của việc chỉ đạo BDHSG – HSNK 4 3.Quan niệm về học sinh giỏi của tiểu học 4 II. Cơ sở thực tiễn 6 1. Cơ sở thực tế nhà trường 6 2. Những việc đã làm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng HSG-HSNK ở 7 trường tiểu học Trường Yên. 3. Một số vấn đề đặt ra trong bồi dưỡng HSG – HSNK 8 III. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG-HSNK 8 1. Quán triệt và nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng 8 2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG-HSNK 9 3. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà 10 4. Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 11 5. Chỉ đạo tốt khâu tuyển chọn học sinh và xây dựng đội tuyển HSG-HSNK. 15 6. Phân công giáo viên bồi dưỡng đội tuyển HSG-HSNK 16 7. Chỉ đạo hoạt động dạy và học trong đội tuyển HSG-HSNK 18 8. Tăng cường, đẩy mạnh công tác ngoại khoá. 20 9. Tăng cường cơ sở vật chất- thiết bị dạy học 20 10. Huy động cộng đồng cùng tham gia công tác. 21 11. Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng về việc bồi dưỡng HSG-HSNK 21 III. Những kết quả đạt được 21 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 23 28
  15. Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. I. Ý nghĩa quan trọng của đề tài 23 II. Kết luận và khuyến nghị 23 29