SKKN Biện pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên môn Toán 8
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên môn Toán 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_bien_phap_kiem_tra_danh_gia_thuong_xuyen_mon_toan_8.docx
BC_thi_GV_gioi_2020-2021_Thu_9825055289.pdf
Nang_cao_chat_luong_mon_Toan_7_690e9cd391.ppt
Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên môn Toán 8
- Câu 2. Có hình thang cân nào có hai cạnh bên song song không? A. Có B. Không Câu 3. Các khẳng định sau đúng hay sai? a) Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau. A. Đúng B. Sai b) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân A. Đúng B. Sai c) Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân A. Đúng B. Sai d) Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân A. Sai B. Đúng Câu 4:Hai góc của hình thang cân có hiệu bằng 30 0. Đó là hai góc ở một đáy hay hai góc ở một cạnh bên? A. Một đáy B. Một cạnh bên Câu 5. Vẽ hình thang cân. Hết giờ giáo viên yêu cầu nhóm trưởng đi thu bài của 12 học sinh có tên. Học sinh còn lại thì chấm chéo rồi nộp lại cho giáo viên để giáo viên nắm được tình hình học bài về nhà. Mỗi nhóm trưởng chấm 2 bài theo đáp án giáo viên chiếu trên bảng. Giáo viên thu bài và công bố điểm cho học sinh. 10
- Ví dụ 3: Khi dạy bài “ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức” tôi sẽ yêu cầu từ cuối tiết trước về nhà học học thuộc 7 HĐT đáng nhớ theo yêu cầu : hằng đẳng thức 1,2,4,5 theo chiều ngược lại; 3,6,7 giữ nguyên. Kiểm tra (6 phút): Câu 1: Viết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ theo yêu cầu đã giao (7đ) 1. A 2 2AB B2 A B 2 2 2. A 2 2AB B2 A B 3.A2 B2 A B A B 3 4.A3 3A2B 3AB2 B3 A B 5.A3 3A2 B 3AB2 B3 A B 3 6.A3 B3 A B A 2 AB B2 6.A3 B3 A B A2 AB B2 Câu 2: Viết các biểu thức sau dưới dạng bình phương một hiệu, thành tích của những đa thức(3đ) a) x2- 4x+4 b) 16x2- 1 c) 1- 8x3 Sau khi hết giờ : Bước 1: Tôi yêu cầu học sinh cả lớp dừng bút, các nhóm trưởng thu bài, soát bài xem ai sai hằng đẳng thức nào ghi lại phía cuối bài kiểm tra của bạn rồi nộp lại. Bước 2: Tôi sẽ soát lại nhanh những bài có HS viết sai hằng đẳng thứcvề nhà chép phạt mỗi hằng đẳng thức 21 lần có chữ kí của phụ huynh học sinh.Bài của cả lớp tôi sẽ cố gắng chấm nhanh và trả ngay tiết sau. Bước 3: Cho một học sinh lên bảng viết lại các hằng đẳng thức vừa kiểm tra, học sinh còn lại tự viết nhanh vào vở. Bước 4: Cho học sinh nhận xét bài và sửa sai nếu có. Bước 5: Phân tích chuyển bài cũ sang bài mới. 11
- Từ hằng đẳng thức số một cho học sinh thấy rõ : 2 1. A 2 2AB B2 A B A B A B Ta đang đưa biểu thức A 2+ 2AB+ B2 thành dạng tích là đã phân tích biểu thức này thành nhân tử và việc áp dụng các hằng đẳng thức này để biến đổi một biểu thức được gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử. Giáo viên giới thiệu tên bài mới, đối tên yêu cầu phần kiểm trathành phân tích các đa thức sau thành nhân tử.Từ đó ta có phần 1 Ví dụ như SGK. Sau đó giáo viên gọi lần lượt các học sinh lên bảng chữa các bài tập vừa kiểm tra.Như vậy, với cách kiểm tra bài cũ trong bài này học sinh đã chiếm lĩnh được kiến thức của bài một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả có thể được làm thêm các ví dụ khác liên qua đến các hằng đẳng thức còn lại. Có như vậy trong từng tiết học mới sớm phát hiện được những học sinh lười học bài, lười làm bài tập, giúp giáo viên sớm có biện pháp xử lý và tìm ra nguyên nhân cụ thể để sớm khắc phục.Với kế hoạch kiểm tra bài tập ở nhà và kiểm tra bài cũ như trên như trên,người giáo viên đã kiểm tra được tương đối nhiều học sinh. Phải làm thườngxuyên, liên tục mới thấy được kết quả nâng cao chất lượng rõ rệt tạo thànhnếp thi đua học tập sôi nổi ở học sinh. Học sinh hứng thú học tập, giáo viênbiết được các học sinh cá biệt của mình. Khi trở thành thói quen, giáo viênlàm việc rất nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao. Giáo viên kịp thời nắm bắtđược lỗ hổng của học sinh mà kịp thời sửa chữa.Ngoài ra học sinh được rèn nhiều đức tính tốt như nhanh nhẹn, cẩn thận, chính xác, nhớ cách trình bày từng dạng, chăm chỉ. b.Kết quả đạt được Qua thực hiện và vận dụng “ Biện pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên môn Toán 8” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tại trường THCS Xuân Lâm và trường THCS Ninh Xá. Tôi nhận thấy các em đã có hứng thú và tích cực hơn trong việc học tập bộ môn. Đồng thời chất lượng môn Toán 8 được nâng lên rõ rệt. Cụ thể như sau: 12
- +Tỉ lệ số học sinh thường xuyên học bài cũ, làm bài tập về nhà, đọc bài trước ở nhà, chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học mới tăng. + Phong trào học sinh giỏi tăng lên cả và số lượng và chất lượng + Số lượng học sinh sợ học môn toán giảm xuống, số học sinh thích học toán tăng lên. * Đánh giá kết quả bộ môn Toán năm học 2018- 2019tại trường THCS Xuân Lâm như sau: Thời điểm Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Học SL % SL % SL % SL % sinh Giữa HK I 120 19 15,8 42 35,0 49 40,8 10 8,3 Hết HK I 120 22 18,3 47 39,2 43 35,8 8 6,7 Giữa HK II 120 25 20,8 51 42,5 38 31,7 6 5,0 Hết HK II 120 27 22,5 54 45,0 35 29,2 4 3,3 Ngoài ra hiệu quả của phương pháp được chứng minh qua các năm học: 2016- 2017, 2018- 2019 thì chất lượng bài kiểm tra giữa học kì I, hết Học kì I, giữa học kì II, hết Học kì II luôn đứng thứ4 ,5, 6, 8 / 19 trường trong huyện. 13
- Đánh giá kết quả bộ môn Toán năm học 20120- 2021 ( Từ tuần 1- tuần 6) tại trường THCS Ninh Xá như sau: Tuần Tổng số Điểm 0- 2,25 2,5- 4,75 5- 6,75 7-8,75 9-10 Lớp 8A1 Tuần 1 45 5 7 19 8 6 Tuần 2 45 2 5 16 12 10 Tuần 3 45 0 2 10 21 12 Tuần 5 45 0 0 4 22 19 Tuần 6 45 0 0 5 9 31 Lớp 8A2 Tuần 1 35 6 10 8 8 3 Tuần 2 35 5 6 11 9 4 Tuần 3 35 1 5 10 14 5 Tuần 5 35 1 3 8 7 16 c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm - Nhóm trưởng ngoài việc kiểm tra bài tập về nhà còn cần thêm nhiệm vụ hướng dẫn các thành viên trong nhóm tự kiểm tra kiến thức cho nhau và báo lại cho nhóm trưởng. - Cần xây dựng kế hoạch kiểm tra bài cũ từng bài, bài 15 phút có hệ thống rõ ràng chi tiết để sử dụng và chỉnh sửa phù hợp cho các năm sau. 4. Kết luận *Ưu điểm: + Chuyên đề này có thể áp dụng đối với các bộ môn khác. + Giúp giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài cũ của nhiều học sinh cùng lúc, do đó giúp giáo viên đánh giá tình hình học tập của lớp tương đối chính xác và lôi kéo cả lớp chú ý đến việc kiểm tra bài cũ. 14
- + Nhắc nhở học sinh không lơ là trong việc học bài cũ và làm bài tập ở nhà. Học sinh chuẩn bị bài tích cực trước khi đến lớp. +Tạo không khí thi đua học tập sôi nổi và giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó đồng thời giúp các em tự tin hơn khi giải quyết các vấn đề. *Nhược điểm: Mô hình này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu của giáo viên. * Rút kinh nghiệm chung: +Trong quá trình truyền tải các kiến thức cho các em học sinh, chúng ta không nhất thiết yêu cầu cao ở sự tiếp thu kiến thức của các em, cần phải tạo cho học sinh thói quen tự giải bài tập ở nhà bằng cách giao một số bài tập đơn giản nhất đến các bài tập phức tạp hơn, khó hơn. Trên đây là một ý tưởng nhỏ về đổi mới cách kiểm tra bài cũ và đổi mới phươngthức hoạt động nhóm mà tôi đưa ra với mong muốn góp phần nâng cao tính tíchcực của học sinh trong học tập , nâng cao ý thức học tập cho học sinh đồng thờigóp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Ý tưởng trên chỉ thật sự có hiệuquả khi nào có sự nỗ lực đồng thời của cả người dạy và người học. Tuy nhiên,trong quá trình trình bày và thực hiện cũng còn thiếu sót, mong quý thầy cô tậntình góp ý. Xin chân thành cảm ơn! 5. Kiến nghị, đề xuất a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn: Tổ chức hội thảo, tập huấn cụ thể về những chuyên đề nhất định chẳng hạn như: Chuyên đề giải bài toán bằng cách lập PT hay Hệ PT, Biến đổi biểu thức đại số và các bài toán liên quan; chuyên đề bất đẳng thức, chuyên đề về phương trình bậc hai một ẩn, Đường tròn .Sau đó thống nhất lại một số phương pháp thích hợp cho từng đối tượng học sinh. b. Đối với Lãnh đạo nhà trường: + Tăng cường kiểm tra việc phụ đạo học sinh yếu kém. + Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên + Làm tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên khích lệ thầy và trò thực hiện tốt nhiệm vụ. 15
- + Tham mưu với cấp trên đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học, cung cấp bổ sung những trang thiết bị hỏng hóc xuống cấp, thiếu độ chính xác. + Cần lắng nghe ý kiến cũng như có sự chia sẻ cảm thông với giáo viên dạy toán + Phân công chuyên môn cần chú ý tới những giáo viên có trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết và nhất là nên phân công cho giáo viên dạy đuổi từ 6 lên 9 để cho những giáo viên được phân công một lớp nào đó phải gắn trách nhiệm của mình từ đầu cấp đến cuối cấp. Tránh tình trạng dạy nửa chừng bỏ dở trách nhiệm lại đổ cho người dạy sau. c. Đối với Sở &ĐT Cấp trên mở nhiều hội thảo chuyên đề để giáo viên được trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 16
- PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 1. Mẫu sổ theo dõi của nhóm trưởng. 2. Bảng điểm của lớp 8A1, 8A2 từtuần 1- tuần 6 ( Kèm theo danh sách) 17
- PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Ninh Xá, ngày 15 tháng 10 năm 2020 GIÁO VIÊN (ký và ghi rõ họ tên) Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chuyên môn TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (ký và ghi rõ họ tên) Đánh giá, nhận xét của đơn vị HIỆU TRƯỞNG (ký và đóng dấu) 19