SKKN Biện pháp phát huy sự hứng thú, tính tích cực của học sinh trong dạy môn Luyện từ và câu ở Lớp 4+5

doc 24 trang thulinhhd34 20444
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp phát huy sự hứng thú, tính tích cực của học sinh trong dạy môn Luyện từ và câu ở Lớp 4+5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_phat_huy_su_hung_thu_tinh_tich_cuc_cua_hoc_si.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp phát huy sự hứng thú, tính tích cực của học sinh trong dạy môn Luyện từ và câu ở Lớp 4+5

  1. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn cách chơi. Học sinh 1 mang vai "tính từ chỉ màu sắc"núi: Tớ là xanh, đỏ, tím, vàng. Vậy đố các bạn biết: tớ là tính từ chỉ gì? Học sinh 1 có thể chỉ bất kỳ bạn nào trong lớp trả lời. Qua sự đóng vai đó đã giúp các em có kĩ năng giao tiếp, giúp cho các em tập nói năng, lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Đồng thời tập cho các em nói trước đám đông. Làm được như vậy, giờ học sẽ có hiệu quả cao,học sinh thích thú, hứng thú học tập, đáp ứng mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt đó là "Giao tiếp có hiệu quả". Đúng như vậy,có hứng thú nhận thức thì mới có hứng thú học tập. Nếu thiếu đi nhu cầu nhận thức thế giới xung quanh, thì không thể có hứng thú và khi đó hiệu quả học tập sẽ rất thấp. Đặc điểm của học sinh Tiểu học là tạo ra không khí sôi nổi, say mê, thi đua căng thẳng để cho tất cả học sinh đều muốn thể hiện hết khả năng của mình trước thầy cô bạn bè. Các em coi đó là đích mà mình cần vươn tới. Hứng thú của một cá nhân đan xen vào hứng thú tập thể với mặt tích cực của nó là tiền đề không thể thiếu trong việc quyết định kết quả học tập của HS. Khi củng bài ngữ pháp "Câu ghép" (Tiếng Việt 5 - tập II) giáo viên cho 4 em lên chơi trò chơi "Phỏng vấn": - Chào bạn! hôm nay bạn học bài gì? - Bạn hãy dựng một câu ghép để núi về sở thích của mình; Kết quả: Mỗi HS sẽ đưa ra một sở thích qua câu ghép mình lựa chọn, không khí giờ học sôi nổi hẳn lên, các em nắm được bài và rất thích được bày tỏ quan điểm. Nội dung kiến thức tuy nặng hơn nhưng nó được giảm nhẹ qua trò chơi và đúng là "Học mà chơi, chơi mà học" ngoài ra, còn giúp các em lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp tốt hơn. Có thể kết luận rằng: Người giáo viên phải luôn có xu hướng đổi mới phương pháp dạy học. Để giáo viên thực sự là những nhà "Đạo diễn" và học sinh là những "Diễn viên". Đồng thời, thầy luôn "Thiết kế" sáng tạo, còn trò "Thi công" tích cực tạo cho giờ học sinh động,đa dạng và phong phú hơn, giúp học sinh luôn có hứng thú trong học tập. Ba là: GV tăng cường giám sát và hỗ trợ hoạt động học tập của cả lớp. Quan sát hành động, cử chỉ xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ chưa? Có chú tâm vào thực hiện nhiệm vụ không? Có chăm chú thảo luận không? Thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác, tư thế không bình thường, người lắc lư bất ổn, đây là dấu hiệu cho thấy học sinh chưa thực sự hiểu nhiệm vụ. Giáo viên cần đến bên cạnh hỏi xem em đang gặp khó khăn gì? Cô hay bạn nào có thể giúp được em? GV nên tận dụng nguồn lực hỗ trợ từ học sinh khá giỏi,hội đồng tự quản, nhóm trưởng có năng lực để trợ giúp.Vậy làm sao để tránh học sinh trong nhóm ỷ lại nhóm trưởng? Giáo viên tách học sinh yếu để hỗ trợ trực tiếp, giúp các em tự tin, sau khi đã đạt mặt bằng chung cùng với các bạn trong lớp thì đưa về nhóm. Thay đổi học sinh trong các nhóm, không để nhóm cố định.Làm sao để giáo viên giám sát kiến thức của các
  2. em để đảm bảo học sinh hiểu đúng. Đặc biệt là hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, từ và câu trong Tiếng Việt. Kinh nghiệm các em có nhưng để chính xác kiến thức của các em từ cuộc sống thành những kiến thức phù hợp với mục tiêu bài học (từ đó hình thành khái niệm đúng) là rất khó. Với vấn đề này chúng tôi giải quyết như sau: Giáo viên phải bao quát lớp, dùng học sinh giỏi để điều khiển nhóm. Giáo viên phải giám sát nguồn tài liệu,đồ dùng học tập hình thành kiến thức qua (tranh, bài đọc) phải chính xác. Giáo viên giám sát kiến thức: Nếu các em đã làm qua bài tập đó, giáo viên có thể hỏi 1-2 em kết quả bài tập đó. Nếu các em yếu nhất nhóm mà trả lời đúng là có thể yên tâm kiến thức các em chính xác.Làm thế nào để viên hỗ trợ một vài học sinh yếu trong các nhóm? giáo viên giám sát kiểm tra ở nhiều cấp độ: Cặp đôi giám sát, nhóm trưởng giám sát. Dùng học sinh này để hỗ trợ học sinh khác. Giáo viên có nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo học sinh có thói quen hỗ trợ, giúp đỡ các bạn; càng nhiều học sinh có thói quen hỗ trợ bạn càng tốt. Bốn là: Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh: Nội dung dạy học được thiết kế theo quy trình đảm bảo cho học sinh có khả năng tự học, chuyển quá trình dạy học thành quá trình tự học được hướng dẫn cho học sinh. Trong kiểm tra đánh giá, coi trọng cả đánh giá trong quá trình dạy học với việc đánh giá kết quả thực hiện học tập của học sinh theo tinh thần đánh giá vì sự tiến bộ của học trò. Chính việc kiểm tra trong quá trình dạy học đó giúp giáo viên phát hiện những nhân tố tích cực, những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, tạo hứng thú học tập; Đồng thời phát hiện những khó khăn mà học sinh có thể không vượt qua được để hướng dẫn các em khắc phục. Các em học sinh có năng lực, hoàn cảnh khác nhau nên có thể được chấp nhận tiến độ hoàn thành bài học khác nhau. Những em hoàn thành trước thì có thể chuyển sang bài sau hay được giáo viên giao thêm nhiệm vụ để phát huy năng lực cá nhân cao hơn. Những em có khó khăn thì được giãn thời gian học tập một cách phù hợp. Đây là một đặc điểm rất nhân văn trong quá trình đổi mới cách đánh giá HS.Chính cách đánh giá này tạo điều kiện để chúng ta đạt được mục tiêu dạy học cao nhất phù hợp với sự tiến bộ của từng học sinh và cũng đảm bảo sự hỗ trợ, cộng tác giữa các em” tham gia vào quá trình đánh giá. - Khả năng áp dụng của sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 10 năm 2018, tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp tôi chủ nhiệm và tiến hành khảo sát 100% số HS trong lớp. Sau khảo sát, tôi tiến hành phân tích kết quả, tự kiểm chứng lại tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu và đối chứng lại sáng kiếncủa mình trước khi phổ biến trong tổ khối để lấy ý kiến tham gia của các bạn đồng nghiệp và hoàn thiện sáng kiến. * Bằng phương pháp điều tra Ăng két kín, tôi đã "Tìm hiểu hứng thú học môn Luyện từ và câu" của học sinh lớp 5. Với những câu hỏi theo 4 vế trả lời, yêu cầu các em khoanh tròn (0) vào câu mà các em cho
  3. là thích hợp nhất. Những câu hỏi đó đều xoayquanh kiến thức môn Luyện từ và câu, chẳng hạn. Em có thích học môn Luyện từ và câu không? a) Rất thích. c) Bình thường b) Thích d) Không thích Môn học giúp em hiểu điều gỡ? a)Nghe, nói, đọc, viết tốt; c)Nâng hiểu biết về con người. b)Cung cấpvốn từ phong phú; d) Có kiến thức để học môn khác. Kết quả thu được như sau: + 92% học sinh thích học môn Luyện từ và câu hơn so với môn học khác. +100% học sinh cho rằng: Luyện từ và còn giúp em nghe, nói,đọc, viết tốt, biết sử dụng vốn từ ngữ phong phú, nâng hiểu biết về con người, thiên nhiên và có kiến thức để học các môn khác. + 50% học sinh cho rằng: rất thích học môn Luyện từ và câu. Qua việc thống kê số liệu, tôi nhận thấy rằng phần lớn các em học sinh thích môn học. Các em đều nhận thức rõ ràng rằng: Môn Luyện từ và câu giúp em: Nghe, nói, đọc, viết tốt, biết sử dụng vốn từ phong phú, nâng cao sự hiểu biết về con người và thế giới xung quanh và có kiến thức cơ bản để học hiệu quả các môn học khác. * Với các tiết học cụ thể: 65% học sinh liên tục phát biểu xây dựng bài, 35% học sinh chú ý nghe giảng. Hứng thú học tập môn học được biểu hiện qua kết quả học tập của các em như sau : 100% học sinh đạt trung bình trở lên môn Tiếng Việt Trong đó : 70% đạt điểm khá giỏi. 30% đạt điểm trung bình. Không có học sinh đạt điểm loại yếu kém. Kết quả học tập đã chứng minh cho vai trò rất quan trọng của biện pháp phát huy sự hứng thú, tính tích cực của học sinh trong dạy môn Luyện từ và câu ở lớp 4+5 nêu trên. Những em có hứng thú học tập môn học đều đạt kết quả từ trung bình trở lên. Hơn nữa, những em yêu thích môn học này trong giờ học luôn giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài: 100% số câu hỏi giáo viên đưa ra các em đều trả lời được. Trong tiết học, các em rất tập trung chú ý nghe giảng chăm chú làm bài tập, chịu suy nghĩ. Có thể nói, sự chú ý của các em rất bền vững, hiệu quả học tập bộ môn đạt mục tiêu đề ra. Như vậy:trong hoạt động học tập, hứng thú đối với môn học là yếu tố quan trọng nhất. Đối với môn Luyện từ và còn là môn học rất khó đòi hỏi học sinh phải có hứng thú mới đạt kết quả cao. Để học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả nhất, người giáo viên cần phải tạo hứng thú cho các em, phải tạo ra được "Môi trường kiến thức" thích hợp, để trong môi trường ấy, hứng thú học tập của các em được khơi dậy,được định hướng đúng đắn. Những "Ông thầy tổng thể"của một bậc học nền móng. Đó là sự tìm hiểu, tìm tòi, đổi mới, áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực
  4. trong giờ dạy.Biết kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, nhằm tạo hứng thú học tập cho các em, nâng cao hiệu quả giờ dạy, thực hiện theo mục tiêu của bậc học để tiếng Việt là chiếc "Chìa khoá vàng" để mở được các cửa vào thế giới của các ngôn ngữ khác. - Đánh giá lợi ích thu được: + Khi chưa áp dụng sáng kiến: Qua điều tra và quan sát ban đầu cho thấy: học sinh chưa yêu thích môn học này, trong giờ học không giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, số câu hỏi giáo viên đưa ra các em đều chưa tự giác trả lời. Trong tiết học, các em chưa tập trung chú ý nghe giảng, thiếu tập trung suy nghĩ nên hiệu quả học tập bộ môn chưa đạt mục tiêu đề ra. Nhiều HS chưa chú tâm vào thực hiện nhiệm vụ; không tập trung thảo luận; nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác, tư thế không bình thường, người lắc lư bất ổn, đây là dấu hiệu cho thấy học sinh chưa thực sự hiểu nhiệm vụ, chưa hứng thú học bộ môn. + Khi áp dụng sáng kiến: Về ý thức học tập: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, hứng thú say mê, thích thú với môn học. Kĩ năng làm bài nhanh,linh hoạt,lưu loát trong trình bày, biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách chính xác.Quá trình học tập diễn ra nhanh chóng,phù hợp và hiệu quả. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng giải pháp của tôi nêu trên vào giảng dạy bộ môn đã đạt hiệu quả cao.Việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề kết hợp với phương pháp gợi mở,lấy học sinh làm trung tâm và cách tổ chức giờ học khoa học linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, khả năng tiếp thu của từng học sinh đã đem lại kết quả tốt. Từ đó kính thích học sinh suy nghĩ khi gặp tình huống có vấn đề cần giải quyết, làm phát triển khả năng tư duy của HS, phù hợp với chủ trương đổi mới của ngành hiện nay. Về chất lượng bài kiểm tra trong năm so với lúc đầu năm khảo sát tôi thấy kết quả đã được nâng lên. Học sinh xác định đúng mục tiêu môn học; biết xác định và sửa lỗi sai về bố cục, lỗi sai về chính tả, cách dùng từ đặt câu và lỗi sai về câu văn đoạn văn. HS thực sự chú tâm vào thực hiện nhiệm vụ; tập trung thảo luận; nét mặt,cử chỉ, động tác biểu hiện sự tự tin cao.Các em mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trước lớp, đây là dấu hiệu cho thấy học sinh thực sự tự tin, tích cực tham gia các hoạt động học tập và thực sự hứng thú học tập bộ môn.Có thể khẳng định rắng, các giải pháp nêu trong sáng kiến của tôi có thể áp dụng trong các nhà trường khi dạy phân môn Luyện từ và câu đem lại hiệu quả cao. Nó phát huy vai trò của người học và phù hợp với mọi đối tượng HS khi triển khai áp dụng. Và điều quan trọng tôi muốn khẳng định ở đây chính là các giải pháp nêu trên hoàn toàn phù hợp với việc đổi mới cách dạy và cách học theo tinh thần Nghị quyết số 29/ NQTƯ về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng phát huy vai trò người học với phương châm: Thầy thiết kế- Trò thi công sáng tạo.
  5. Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. ngày 15 tháng1 năm 2019. NGƯỜI VIẾT ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) Mẫu số 02 PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH GIA KHÁNH A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 02- NXĐG SKKN Gia Khánh, ngày 20 tháng 1 năm 2019 BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên Trường tiểu học Gia Khánh A nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của Bà Đào Thị Thanh Thu - Ngày tháng năm sinh: 30/12/1990 - Nữ - Đơn vị công tác: trường tiểu học Gia Khánh A
  6. - Chức danh: Giáo viên tiểu học - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ - Tên sáng kiến: "Biện pháp phát huy sự hứng thú, tính tích cực của học sinh trong dạy môn Luyện từ và câu ở lớp 4+5 ". - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: + Môn Tiếng việt lớp 4+5 bậc tiểu học. + Học sinh khối 4+5 trường tiểu học Gia Khánh A. + Đội ngũ giáo viên khối 4+5 trong các nhà trường. Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến. - Tôi tên là: Nguyễn Thị Thanh Hải - Chức vụ: Hiệu trưởng Thay mặt nhà trường nhận xét, đánh giá như sau: 1. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Sáng kiến đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Luyện từ và câu lớp 4+5 nói chung và môn Tiếng Việt bậc tiểu học đạt hiệu quả qua các giải pháp đó là: Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên bằng cách tổ chức cho HS tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức qua bài học; Thông qua hoạt động đóng vai, trò chơi học tập để tạo hứng thú học tập cho HS; Tăng cường công tác giám sát và hỗ trợ hoạt động học tập của cả lớp theo mục tiêu bài học qua đó đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giải pháp trên có nhiều tính mới, sáng tạo vì nó bám sát vào thực trạng và nhu cầu vấn đề chất lượng dạy và học môn Tiếng việt hiện nay, đi sâu tìm hiểu thực trạng, tìm rõ nguyên nhân và tác động cải thiện chất lượng bộ môn qua việc tạo ra hứng thú học tập cho HS thông qua đổi mới cách tổ chức dạy của thầy và cách học của trò. 2.Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Giúp giáo viên chủ nhiệm các khối lớp 4+5 có thêm nhiều kinh nghiệm khi triển khai tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu đạt hiệu quả. - Học sinh các khối lớp 4+5 tham gia học tập, áp dụng giải pháp trên đem lại hiệu quả cao. Học sinh đã mạnh dạn, tự tin, linh hoạt và sáng tạo hơn trong học tập, tư duy độc lập và phát hiện kiến thức mới và hứng thú học tập bộ môn khó. - Năm học 2018-2019, sáng kiến đã được áp dụng trong công tác tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu ở tất cả các khối lớp tại trường tiểu học Gia Khánh A đạt hiệu quả cao. 3. Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến. Về ý thức học tập: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, hứng thú say mê,thích thú với môn học.Kĩ năng làm bài nhanh,linh hoạt,
  7. lưu loát trong trình bày, biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách chính xác.Quá trình học tập diễn ra nhanh chóng, phù hợp và hiệu quả. Về chất lượng học tập: bài kiểm tra trong năm so với lúc đầu năm khảo sát kết quả đã đạt cao hơn. Học sinh xác định đúng mục tiêu môn học; biết xác định và sửa lỗi sai về bố cục, lối sai về chính tả, cách dùng từ đặt câu, đoạn văn. HS thực sự chú tâm vào thực hiện nhiệm vụ; tập trung thảo luận; nét mặt; cử chỉ, động tác biểu hiện sự tự tin cao. Các em mạnh dạn bày tỏ sự tự tin , tích cực tham gia các hoạt động học tập và thực sự hứng thú học tập bộ môn. Kết quả học tập của lớp cuối HKI: Học sinh xếp loại Hoàn thành đạt: 100 % (Trong đó hoàn thành tốt 85,6%; Xếp loại Năng lực và phẩm chất: Đạt 100% Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện dạy học môn Luyện từ và câu theo hướng phát huy tính tích cực của HS, với những biện pháp trên, sau gần một năm áp dụng tôi thấy rằng: Chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập môn Luyện từ và câu đạt kết quả rõ rệt. Cái được lớn nhất mà cả thầy lẫn trò thu hoạch được là thái độ làm việc, tinh thần học tập được nâng cao hơn, các em học sinh được tiếp cận nhiều hơn với thực tế cuộc sống qua kiến thức có được từ môn học. Khẳng định rằng tính ứng dụng của cách dạy theo hướng phát huy vai trò của người học hơn hẳn cách dạy theo phương pháp hiện hành. Môn Luyện từ và câu không còn là môn khó mà thực sự đã trở thành một môn học dễ dàng hơn đối với các em, HS hứng thú học tập bộ môn hơn, cả Thầy và trò cùng tích cực tham gia các hoạt động học tập đạt hiệu quả. 4. Kiến nghị đề xuất: - Trường tiểu học Gia Khánh A đề nghị Hội đồng sáng kiến các cấp xét công nhận sáng kiến . Xin trân trọng cảm ơn./. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ (Ký ghi rõ họ và tên) Nguyễn Thị Thanh Hải
  8. 7.1. Về nội dung của sáng kiến: Nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm là đi tìm hiểu cơ sở lí luận, nghiên cứu thực trạng, kỹ năng viết văn của HS lớp 5 trường Tiểu học Gia Khánh và các yếu tố ảnh hưởng nhằm đưa ra biện pháp phát huy tính tích cực của HS qua tiết trả bài tập làm văn ở lớp 5 nhằm phát triển năng lực tư duy và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh để các em thực hiện tốt môn tập làm văn. Sau khi chuẩn bị, tôi tiến hành quy trình như sau: 7.2: Về khả năng áp dụng của sáng kiến : 7.2.1 Quá trình vận dụng của bản thân: * Bước 1: Với kinh nghiệm đã trình bày ở trên tôi tiến hành khảo sát chất lượng trên hai lớp: Lớp thực nghiệm 5B; Lớp đối chứng 5C. * Bước 2: Chấm hai tập vở của 2 lớp 5B và 5C. Kết quả được đánh giá như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp sĩ số SL % SL % SL % SL % 5B 21 2 10 6 30 11 55 2 10 5C 20 5 25 8 40 7 35 0 0 Về chất lượng bài viết Chất lượng bài viết Lớp Lớp 5B 5C - Học sinh nắm được yêu cầu của đề 100% 90 % - Bố cục rõ ràng 100% 90% - Biết cách dùng từ, đặt câu, liên kết câu, đoạn, ít 68% 40% mắc lỗi chính tả - Bài viết sinh động sáng tạo 28% 10% - Số học sinh sao chép văn bản mẫu 0% 10% - Học sinh lười học, lười sửa lỗi, ít tiến bộ 0% 5% - Số học sinh yếu môn học này 0% 5% * Bước 3: Thiết kế bài giảng tiết trả bài (đề bài trên) và tiến hành giảng ở 2 lớp. + Lớp 5D (thực nghiệm) giảng theo phương pháp có kèm theo trong đề tài này. + Lớp 5C (đối chứng ) giảng theo phương pháp cũ. * Kết quả cho thấy: - Học sinh lớp 5D các em hoạt động nhịp nhàng giữa thầy và trò, học sinh tiếp thu bài một cách chủ động. Biết tìm ra lỗi sai của mình và chỉ ra được cách sửa.
  9. Ngược lại học sinh lớp 5C các em thụ động ngồi nghe cô giảng. Khi yêu cầu các em tìm ra cái sai trong bài của mình thì các em tỏ ra lúng túng và hoang mang. Khi cô chỉ ra được cái sai, yêu cầu các em sửa thì các em lại rơi vào bế tắc. Do các em chưa hiểu mình sai như thế nào? Chữa lại ra sao? Tại sao lại như thế? 2- Kết quả: Qua việc thực hiện tiến trình cải tiến bài giảng, thiết kế bài dạy, chấm bài và lên lớp, với sự vận dụng linh hoạt và phương pháp phát huy trí tuệ và trí lực của học sinh đã nêu, đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm thì chất lượng được tăng lên rõ rệt. - Số bài đạt điểm khá giỏi tăng 36 % - Không còn bài đạt điểm dưới 5. Đồng thời đối chiếu kết quả bài làm giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm thì chất lượng của lớp thực nghiệm được nâng lên rõ rệt (nhìn vào bảng thống kê kết quả, khảo sát ta sẽ thấy rõ). Tôi tiếp tục đối chiếu với các bài viết hàng tháng và qua các bài khảo sát chất lượng định kì các lần kiểm tra môn Tiếng Việt thì bài làm của lớp 5D tôi chủ nhiệm đã có nhiều tiến bộ. Cụ thể: - Đầu năm - 88% - Cuối kỳ I - 96% - Cuối kỳ II - 100% Để luyện cho học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu chính xác, câu cần có đầy đủ các vế câu gẫy gọn xúc tích, ngoài việc dạy đủ các loại bài trong môn Tiếng việt, người giáo viên phải biết kết hợp giữa thầy và trò, tôn trọng quy tắc " thầy chủ đạo, trò chủ động ". Soạn bài, chấm bài, giảng bài không hời hợt qua loa. Khi hướng dẫn học sinh dùng từ đặt câu phải chính xác. Những vấn đề đó sẽ được tận dụng tối đa vào tiết trả bài. Vì tiết đó các em sẽ có những câu cụ thể của chính mình để thay thế, sửa chữa. Qua việc áp dụng sáng kiến vào giảng dạy tiết tập làm văn trả bài ở lớp 5 chứng tỏ: việc áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy của tôi đã đạt chất lượng tốt. Việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề kết hợp với phương pháp gợi mở và cách tổ chức giờ học khoa học linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, khả năng tiếp thu của từng học sinh đã đem lại kết quả tốt. Việc vận dụng phương pháp " lấy học sinh làm nhân vật trung tâm "và “ dạy theo hướng phân hoá các đối tượng học sinh” kết hợp phương pháp gợi mở và cách thức tổ chức giờ học khoa học, linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng học sinh đã đem lại kết quả tốt. Từ đó kính thích học sinh suy nghĩ khi gặp tình huống có vấn đề cần giải quyết làm phát triển khả năng tư duy của trẻ, giáo viên biết cách tổ chức, hướng dẫn học sinh tự lĩnh hội tri thức hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới của ngành Giáo dục đào tạo nước ta hiện nay.