SKKN Biện pháp sử dụng trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học khối 7 trường THCS Ninh Xá – Thuận Thành – Bắc Ninh

docx 31 trang Đinh Thương 15/01/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp sử dụng trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học khối 7 trường THCS Ninh Xá – Thuận Thành – Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_su_dung_tro_choi_gop_phan_nang_cao_chat_luong.docx
  • pdfgvg_bao_cao_bien_phap_sinh_hoc_7_PMH_2dfe0.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp sử dụng trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học khối 7 trường THCS Ninh Xá – Thuận Thành – Bắc Ninh

  1. b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Một số bộ phận học sinh còn coi đây là “môn học phụ” nên chưa thực sự chú trọng Học sinh vẫn quen với cách học truyền thống, chưa chủ động trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức Môn sinh học 7 nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa thích nghi, vai trò của các loài động vật, đây là kiến thức gần gũi với các em, tuy nhiên lượng kiến thức cũng khá nhiều và tương đối khó, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tư duy cao, khả năng lên hệ tốt vì vậy dễ gây ra căng thẳng, mệt mỏi trong giờ học
  2. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2. Biện pháp: Sử dụng trò chơi góp phần nâng nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học lớp 7 a.Biện pháp 1: Trò chơi ô chữ b.Biện pháp 2: Trò chơi ghép chữ vào hình c. Biện pháp 3: Trò chơi mảnh ghép phù hợp
  3. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3. Thực nghiệm sư phạm a. Mô tả thực nghiệm * Mục tiêu cần đạt khi thiết kế trò chơi - Trò chơi phải phù hợp với nội dung và thời lượng bài học - Trò chơi vừa sức, dễ thực hiện - Trò chơi phải mang tính tập thể - Tạo hứng thú cho học sinh - Phát huy được tối đa khả năng của học sinh - Vật liệu để thiết kế trò chơi: sử dụng vật liệu có sẵn, ít tốn kém. *Quy trình tổ chức trò chơi: Trò chơi học tập có thể được thực hiện thông qua 5 bước: - Giới thiệu tên trò chơi - Phổ biến luật chơi - Tiến hành chơi - Thảo luận rút ra kiến thức - Đánh giá kết luận
  4. 3.1 Trò chơi ô chữ 3.1.1 Mục đích trò chơi: Sử dụng trò chơi ô chữ để giúp học sinh nhớ lại và khắc sâu kiến thức, ngoài ra còn tạo sự vui vẻ, hứng khởi cho học sinh đối với môn học ( Với trò chơi này giáo viên có thể tổ chức ở phần kiểm tra bài cũ hoặc cũng có thể sử dụng ở phần củng cố bài) 3.2.2 Chuẩn bị: - Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi, đáp án phù hợp với nội dung bài học - Sắp xếp các ô chữ tạo thành 1 từ khóa hàng dọc, chọn các ô hàng ngang sao cho đủ với số chữ cái trong cột dọc
  5. 3.1.3 Nội dung trò chơi - Lớp chia làm các đội theo tổ. Lần lượt mỗi đội chọn ô chữ, đọc gợi ý và thảo luận trong 10 giây và đưa ra đáp án. - Nhóm trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm đồng thời nhường quyền cho đội bạn. - Nếu đội bạn trả lời đúng sẽ được 5 điểm. - Nhóm nào trả lời đúng từ khóa sẽ được 20 điểm - Tổng kết trò chơi đội nào được nhiểu điểm nhất sẽ là đội chiến thắng
  6. 3.1.4 Ví dụ:Khi dạy Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn
  7. 3.2 Trò chơi ghép chữ vào hình 3.2.1 Mục đích trò chơi: - Học sinh xác định được vị trí và gọi tên các cơ quan, hệ cơ quan trên tranh và mô hình. - Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình, tác phong nhanh nhẹn của học sinh. (Với trò chơi này giáo viên có thể tổ chức ở phần tìm hiểu kiến thức mới hoặc luyện tập ) 3.2.2 Chuẩn bị: - Tranh câm hoặc mô hình - Các tấm phiếu rời có ghi tên các cơ quan hoặc hệ cơ quan của động vật. 3.2.3 Nội dung trò chơi - Giáo viên treo hoặc chiếu sơ đồ câm lên bảng lớp. - Học sinh thảo luận cặp đôi (3p), ghi nhớ các cơ quan, hệ cơ quan của động vật trên hình ảnh. - Cặp học sinh có đáp án nhanh nhất được lên bảng ghép các tấm phiếu rời vào sơ đồ câm để được đáp án đúng.
  8. 3.2.4 Ví dụ: Khi dạy Bài 18: Trai sông - Mục tiêu: Học sinh xác định được vị trí và gọi tên các cơ quan của trai sông - Chuẩn bị: Tranh câm Các tấm phiếu rời có ghi tên các cơ quan của trai sông - Cách chơi Giáo viên treo hoặc chiếu sơ đồ câm lên bảng lớp. Học sinh thảo luận cặp đôi (3p), ghi nhớ các cơ quan, hệ cơ quan của động vật trên hình ảnh. Cặp học sinh có đáp án nhanh nhất được lên bảng ghép các tấm phiếu rời vào sơ đồ câm để được đáp án đúng.
  9. 3.3 Trò chơi mảnh ghép phù hợp 3.3.1 Mục đích trò chơi - HS xác định được ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm cấu tạo ngoài của cơ thể sinh vật, giúp khắc sâu kiến thức của bài học - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm. (Với trò chơi này giáo viên có thể tổ chức ở phần tìm hiểu kiến thức mới) 3.3.2 Chuẩn bị - Chia lớp thành 5 hoặc 6 nhóm - Chia phần bảng và phấn gắn nội dung cho mỗi nhóm. - Các tấm phiếu rơi, bút, nam châm - Quy định thời gian chơi: 4 hoặc 5 phút
  10. 3.3.3 Nội dung trò chơi - GV kẻ bảng, cung cấp thông tin đặc điểm cấu tạo ngoài của sinh vật - HS thảo luận theo nhóm, ghi ý nghĩa thích nghi phù hợp với các đặc điểm cấu tạo ngoài của nhóm mình được phân công vào tấm phiếu rời, sau đó sẽ lên bảng ghép mảnh ghép vừa làm được vào ô thích hợp - Nhóm nào có đáp án nhanh và chính xác sẽ là nhóm chiến thắng 3.3.4 Ví dụ: Khi dạy bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài - Mục tiêu: Xác định được ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài
  11. - Chuẩn bị: Chia lớp thành 6 nhóm Nội dung bảng: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn (sgk/125) Các tấm phiếu rơi, bút, nam châm Quy định thời gian chơi: 4 hoặc 5 phút - Cách chơi: GV kẻ bảng: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn lên bảng HS thảo luận theo nhóm, ghi ý nghĩa thích nghi phù hợp với các đặc điểm cấu tạo ngoài của nhóm mình được phân công vào tấm phiếu rời, sau đó sẽ lên bảng ghép mảnh ghép vừa làm được vào ô thích hợp Nhóm nào có đáp án nhanh và chính xác sẽ là nhóm chiến thắng
  12. b. Kết quả đạt được ⁺ Tỉ lệ số học sinh thường xuyên học bài cũ, làm bài tập về nhà, đọc bài trước ở nhà, chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học mới tăng. ⁺ Học sinh rất hứng thú với môn học ⁺ Kết quả học tập của học sinh được cải thiện đáng kể ⁺ Số lượng học sinh sợ học môn sinh học giảm xuống, số học sinh thích học sinh học tăng lên. ⁺ Phát huy khả năng quan sát, tư duy sáng tạo, hoạt động nhóm, tự tin, hợp tác. ⁺ Ngoài ra, thông qua tổ chức trò chơi, giáo viên có thêm kênh thông tin nhằm đánh giá chính xác hơn phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của học sinh. ⁺ Một số em trước kia còn rụt rè khi tham gia trò chơi thì đã chủ động và tích cực hơn với tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng.
  13. Đánh giá kết quả bộ môn sinh học năm học 2020 - 2021 lớp 7A1, 7a2, 7a3 do tôi chịu trách nhiệm giảng dạy tại trường THCS Ninh Xá như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Số HS Thời điểm SL % SL % SL % SL % Giữa HK I 25 54.35 17 36.96 4 8.70 0 0 7A1 46 Hết HK I 34 73.91 10 21.74 2 4.35 0 0 Giữa HK II 37 80.43 8 17.39 1 2.17 0 0 Hết HK II 42 91.30 3 6.52 1 2.17 0 0 Giữa HK I 3 7.89 15 39.47 9 23.68 0 0 7A2 38 Hết HK I 7 18.42 26 68.42 5 13.16 0 0 Giữa HK II 9 23.68 26 68.42 3 7.89 0 0 Hết HK II 12 31.58 24 63.16 2 5.26 0 0 Giữa HK I 2 5.56 17 47.22 17 47.22 0 0 7A3 36 Hết HK I 5 13.89 18 50.00 13 36.11 0 0 Giữa HK II 7 19.44 19 52.78 10 27.78 0 0 Hết HK II 9 25.00 19 52.78 8 22.22 0 0
  14. c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm - Giáo viên cần xây dựng kế hoạch bài dạy có hệ thống rõ ràng chi tiết để sử dụng và chỉnh sửa phù hợp cho các năm sau. - Giáo viên cần tích cực chấm, chữa bài, sửa lỗi, nhận xét chi tiết quá trình đưa ra đáp án của học sinh sau mỗi trò chơi. - Cần nghiên cứu áp dụng trò chơi phù hợp cho mỗi bài học để đạt hiệu quả cao nhất.
  15. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ưu điểm:Việc đưa trò chơi vào trong tiết học một cách bài bản có mục đích rõ ràng giúp tất cả các thành viên trong lớp sẽ có cơ hội tham gia hoạt động chủ động tìm tòi, chia sẻ, chiếm lĩnh kiến thức vào các vấn 4. đề đưa ra trong trò chơi. Các em không còn tiếp thu PHẦN kiến thức một cách thụ động theo kiểu nghe và hiểu mà KẾT chủ động, tích cực với không khí học tập hào hứng, cởi LUẬN mở thân thiện, mạnh dạn, tích cực khi tham gia trò chơi. Sau mỗi trò chơi các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng, dễ hiểu và nắm bắt những kiến thức trọng tâm ngay trên lớp. Nhược điểm: Biện pháp này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, tận tâm của giáo viên.
  16. Kết luận chung - Một số dạng bài trong chương trình sinh học 6, 7, 8, 9 có thể áp dụng được các trò chơi trên vào phần khởi động, hình thành kiến thức mới hay luyện tập bài, chương của các khối 6 đến 9. - Biện pháp này có thể được áp dụng với nhiều đối tượng học sinh, ở nhiều môn học ở trường THCS Ninh Xá và các trường khác trên địa bàn huyện Thuận Thành vì ít tốn kém, dễ thực hiện, góp phần tạo hứng thú cho học sinh giúp các hoạt động học đạt kết quả cao.
  17. 5. Kiến nghị, đề xuất. a. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn: Tổ chức hội thảo, tập huấn cụ thể về những chuyên đề trong dạy học Sinh học hay đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. a. Đối với lãnh đạo nhà trường - Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên - Làm tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên khích lệ thầy và trò thực hiện tốt nhiệm vụ. a. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Cấp trên mở nhiều hội thảo chuyên đề để giáo viên được trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
  18. PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
  19. Xin trân trọng cảm ơn