SKKN Biện pháp vận dụng các phương pháp quản lý của người hiệu trưởng trong quản lý trường Tiểu học

doc 52 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp vận dụng các phương pháp quản lý của người hiệu trưởng trong quản lý trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_van_dung_cac_phuong_phap_quan_ly_cua_nguoi_hi.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp vận dụng các phương pháp quản lý của người hiệu trưởng trong quản lý trường Tiểu học

  1. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý lựa chọn người trẻ, có năng lực sau đó là “công tác tư tưởng” (sử dụng phương pháp tâm lý - xã hội), có thể gặp riêng giáo viên để trao đổi, trò chuyện. Sau khi đã sử dụng phương pháp quản lý tổ chức hành chính để phân công nhiệm vụ, người Hiệu trưởng có thể sử dụng tiếp phương pháp kinh tế: hàng tháng trích một khoản nhỏ từ quỹ công đoàn hoặc các nguồn thu khác để hỗ trợ giáo viên phải dạy ở các phân hiệu ở xa, tạo điều kiện giúp đỡ động viên họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. + Quá trình chỉ đạo người hiệu trưởng cần phải linh hoạt nhất trong việc lựa chọn, phối hợp các phương pháp quản lý giáo dục. Vì chức năng chỉ đạo có vai trò to lớn trong việc hiện thực hoá mục tiêu, bởi lẽ quá trình này gây ảnh hưởng tới con người để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu, tự giác thực hiện để thể hiện khả năng, năng lực và kinh nghiệm của mình nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. + Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời những lệch lạc, những điểm không phù hợp để điều chỉnh các quyết định quản lý, nâng cao hiệu lực, uy quyền quản lý. Chẳng hạn khi kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên người quản lý trước hết sử dụng phương pháp tổ chức – hành chính ( nghiêm khắc, quyết đoán, rõ ràng , rứt khoát, không thiên vị, tư lợi hay buông lỏng ) sau đó sử dụng tiếp phương pháp tâm lý – xã hội để bản thân giáo viên tự nhận thức được vấn đề (mặt mạnh cần phát huy, hạn chế nhược điểm còn tồn tại cần khắc phục) sau quá trình kiểm tra người hiệu trưởng có thể sử dụng phương pháp kinh tế- thưởng phạt phân minh, khen chê kịp thời. Làm được như vậy người giáo viên cảm thấy mình được kiểm tra chứ không phải bị kiểm tra. Tạo không khí thoải mái, yên tâm trong tổ chức. Qua kiểm tra tạo động lực làm việc mới, sức sống mới, hăng hái trong công việc, hoàn thành vời kết quả cao nhất. với yêu cầu đặt ra đối với các công tác quản lý thời hiện đại 3.3.Biện pháp 3: Lựa chọn, phối hợp các phương pháp quản lý nhằm hạn chế nhược điểm, phát huy các ưu điểm của mỗi phương pháp quản lý giáo dục. 38 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  2. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý Mỗi phương pháp quản lý đều có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau, không có phương pháp nào là toàn ưu điểm, là độc tôn, vạn năng có thể áp dụng trong mọi hoàn cảnh, trường hợp. Vì vậy là người hiệu trưởng tài giỏi phải biết phối hợp vận dụng các phương pháp quản lý sao cho mặt mạnh của phương pháp này bổ sung vào điểm yếu của phương pháp kia và tạo ra sự cộng hưởng, giao thoa giữa các phương pháp trong quá trình vận dụng quản lý trường tiểu học. Ví dụ: Khi công việc đòi hỏi người quản lý phải sử dụng phương pháp tổ chức hành chính mà nhược điểm của phương pháp này là gây cho đối tượng quản lý tâm lý căng thẳng, bị động. Vậy để hạn chế nhược điểm của phương pháp này người hiệu trưởng nên “bớt chút thờigian” để sử dụng phương pháp tâm lý xã hội “đả thông tư tưởng” làm cho họ hiểu được nhiệm vụ, quyền lợi của mình và hiểu rằng quyết định của nhười hiệu trưởng là đúng, là phù hợp với mình qua đó hướng họ vào mục tiêu chung. Tạo cho họ tâm lý thoải mái, phấn khởi khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao cho. Quá trình giáo dục phải vận dụng những tri thức, những quy luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và thực tiễn cuộc sống. Do đó việc áp dụng phương pháp quản lý khác nhau là điều tất yếu. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, không có phương pháp nào là vạn năng, chiếm vị trí độc tôn. Vì thế trong quản lý giáo dục việc lựa chọn đúng đắn và biết kết hợp tối ưu các phương pháp quản lý, phù hợp với nguyên tắc quản lý, đối tượng quản lý, tình huống quản lý để đạt được kết quả cao, đó chính là tài năng nghệ thuật quản lý. Thực chất nghệ thuật quản lý được hợp thành từ ba yếu tố là kiến thức khoa học, kinh nghiệm và tài năng hoạt động sáng tạo. Trong đó kiến thức khoa học là cơ bản, kinh nghiệm là vô cùng quý giá. Taì năng hoạt động sáng tạo là yếu tố quyết định đến thắng lợi cuối cùng. 3.4.Biện pháp 4: Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để vận dụng hiệu quả các phương pháp quản lý giáo dục. 39 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  3. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý Để vận dụng một cách thuận lợi các phương pháp quản lý giáo dục cần có những điều kiện cụ thể, môi trường phù hợp do hiệu trưởng hoặc do các lực lượng xã hội khác tạo ra: + Xây dựng nhà trường có kỷ cương nề nếp. Thiết lập phân định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ cho từng bộ phận, từng người rõ ràng, đúng đắn, hợp lý. +Kỷ luật lao động được thiết lập nghiêm túc, bộ máy kiểm tra hoạt động có hiệu quả + Có đầy đủ và nắm rõ các nội dung các văn bản pháp quy của cơ quan quản lý cấp trên đồng thời tổ chức phổ biến kịp thời các văn bản pháp quy, các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên cũng như của người lãnh đạo đến người thực hiện. + Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, có bầu không khí tâm lý xã hội thuận lợi, có dư luận tập thể lành mạnh. Coi trọng sự phối hợp hoạt động đồng bộ giữa các bộ phận đoàn thể và cá nhân như: giữa công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chức đội, ban giám hiệu Tạo điều kiện giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động của nhà trường. + Xây dựng định mức lao động hợp lý và có cách đánh giá đúng dắn, từ đó xây dựng mức thưởng phạt rõ ràng. Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở bàn luận công khai, dân chủ và thống nhất thực hiện. + Cố vấn tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền tạo nguồn kinh phí cho việc khen thưởng hoặc kinh phí cho các hoạt động của nhà trường, hoặc đầu tư cho cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho mọi hoạt động của nhà trường. *Về phía người Hiệu trưởng. - Người quản lý có quyền ra quyết định và dám chịu trách nhiệm về việc sử dụng quyền hạn đó. Quyết định phải bảo đảm đúng luật, phải xuất phát từ lợi ích của nhà trường của sự nghiệp giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. -Người Hiệu trưởng phải tạo cho mình uy tín cao, phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, mẫu mực trong công tác cũng như trong cuộc sống. Đồng thời người hiệu trưởng phải có khả năng xử lý linh hoạt, nắm bắt nhanh 40 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  4. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý chóng diễn biến tâm lý của cán bộ giáo viên từ đó có cách thuyết phục đối tượng quản lý của mình một cách phù hợp. 3.5.Biện pháp 5: Không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết về các phương pháp quản lý và khả năng vận dụng chúng trong quản lý trường tiểu học. Để nâng cao nhận thức, hiểu biết về phương pháp quản lý và khả năng vận dụng chúng trong quản lý trường Tiểu học người Hiệu trưởng cần phải: 1.Không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương , chính sách của Đảng và nhà nước trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là chủ trương đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới quản lý giáo dục nói riêng. 2.Tham gia đầy đủ, nhiệt tình các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý để nâng cao nghịêp vụ quản lý. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ để kịp thời bổ sung các kiến thức khoa học và đảm bảo tính cập nhật giúp cho người quản lý quản lý tổ chức 3.Nắm được tầm quan trọng và vai trò của phương pháp quản lý trong quá trình quản lý trường học. 4.Tìm hiểu, nắm vững khái niệm, nội dung và đặc trưng cơ bản của các phương pháp quản lý, điều kiện vận dụng, ưu nhược điểm của từng phương pháp quản lý để áp dụng cho phù hợp với đối tượng quản lý, tình huống quản lý cụ thể. Bên cạnh đố thường xuyên cập nhật những thành tựu khoa học quản lý nói chung và thành tựu mới của phương pháp quản lý nói riêng. 5.Trau dồi kiến thức quản lý và cách nhận thức vận dụng các phương pháp quản lý thông qua nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, qua các buổi tham quan, rút kinh nghiệm ở trường bạn. 6.Có ý thức phân tích xem xét mọi vấn đề trong quán trình quản lý để từ đó đúc rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. 7.Tự trau dồi, rèn luyện thường xuyên để có khả năng ứng xử linh hoạt, khả năng giao tiếp nhạy cảm, nắm bắt nhanh chóng tâm lý của đối tượng quản lý, trên cơ sở đó Hiệu trưởng lựa chọn, phối hợp các phương pháp quản lý sao cho phù hợp với từng đối tượng quản lý, tình huống cụ thể. 41 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  5. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý 8.Nghiên cứu, lựa chọn và vận dụng các phương pháp quản lý tạo ra sự bổ sung, hỗ trợ, cộng hưởng lẫn nhau giữa các phương pháp quản lý trong quá trình quản lý của người hiệu trưởng. 9.Việc tự bồi dưỡng phải đưa vào kế hoạch công tác, phải đặt ra yêu cầu mục đích cho từng nội dung chuyên đề nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc, triển khai, vận dụng vào thực tiễn để đúc rút kinh nghiệm, ghi chép lại tài liệu nghiệp vụ quản lý để ngày càng quản lý tốt hơn. Phương pháp quản lý trong trường học chính là phương thức tác động của người hiệu trưởng tới nhận thức tình cảm, hành vi cá nhân và tập thể trong nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu quản lý. Vì vậy người cán bộ quản lý cần nắm vững mục tiêu càng hiểu sâu sắc đầy đủ từng phương pháp quản lý thì người hiệu trưởng càng có khả năng sáng tạo và kết hợp các phương pháp quản lý phù hợp Tóm lại: Việc vận dụng phù hợp các phương pháp quản lý trong quá trình quản lý là một nghệ thuật. Nó đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức khoa học, kinh nghiệm và tài năng hành động sáng tạo, ba thành tố đó phải kết hợp thuần thục, nhuần nhuyễn trong mọi hoạt động. Đặc biệt khi vận dụng phương pháp quản lý phải phù hợp với các chức năng quản lý, đối tượng quản lý cụ thể. Đồng thời phải luôn chú ý sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng địa phương, của nhà trường thì mới đem lại hiệu quả cao trong công việc, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng. 42 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  6. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. I/ KẾT LUẬN. Bước vào thế kỷ XXI, vấn đề nhân lực ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia. Để có được một lực lượng lao động mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, vai trò của ngành giáo dục được đặt lên vị trí hàng đầu. Điều đó đã được thể hiện ngay trong các nghị quyết của Đảng, Nghị quyết TW2 khoá VIII đã nêu: “ Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Bằng những lý luận cơ sở khoa học thực tiễn, việc tìm hiểu nghiên cứu thực trạng đề tài tôi đã thực hiện được một số vấn đề cơ bản như sau: * Giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, đạt được mục đích nghiên cứu, cụ thể là: Đã tìm hiểu làm rõ một số vấn đề lí luận cốt lõi của đề tài; Tìm hiểu, phân tích đánh giá những nét cơ bản việc vận dụng các phương pháp quản lý trong quản lí trường học của 30 hiệu trưởng tiểu học ỏ tỉnh Tuyên Quang. * Qua một số vấn đề lý luận, của việc vận dụng các phương pháp quản lý trong nhà trường tiểu học và qua việc tìm hiểu thực trạng các phương pháp quản 43 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  7. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý lý của người hiệu trưởng trường Tiểu học, chúng tôi nhận thấy muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý, người Hiệu trưởng trường tiểu học cần thực hiện tốt 5 biện pháp sau: 1- Lựa chọn phối hợp các phương pháp quản lý phù hợp với đối tượng quản lý, tình huống quản lý. 2 - Lựa chọn phối hợp các phương pháp quản lý để thực hiện tốt các chức năng quản lý. 3 - Lựa chọn phối hợp các phương pháp quản lý nhằm hạn chế nhược điểm, phát huy ưu điểm của phương pháp quản lý giáo dục. 4 - Tạo điều kiện môi trường thuận lợi để vận dụng hiệu quả các phương pháp quản lý giáo dục. 5 - Nâng cao nhận thức, hiểu biết về các phương pháp quản lý và khả năng vận dụng chúng trong trường tiểu học. Trong thực tế hiệu trưởng cũng là một “con người”, vì thế mỗi con người có những cách thức áp dụng các phương pháp quản lý khác nhau. Có người thiên về phương pháp quản lý này, có người lại thiên về phương pháp quản lý khác. Nhưng việc vận dụng phối hợp các phương pháp với nhau đều hầu hết được các hiệu trưởng coi trọng, nó là yếu tố quyết định sự thành bại trong công tác quản lý của người hiệu trưởng. Với mỗi mục tiêu yêu cầu quản lý khác nhau và sẽ có cách lựa chọn phương pháp và công cụ quản lý khác nhau. Hiệu quả của công tác quản lý giáo dục còn phụ thuộc vào khả năng vận dụng của người quản lý trong điều kiện cụ thể của người tổ chức. Do đó, không có phương pháp quản lý nào là vạn năng, chiếm vị trí độc tôn đạt hiệu quả trong mọi trường hợp, việc phối hợp các phương pháp quản lý giáo dục được coi là yếu tố “sống còn” của người quản lý. Chính vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra 5 biện pháp để áp dụng một cách có hiệu quả nhất các phương pháp quản lý cho người Hiệu trưởng trong thực tiễn quản lý đem lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục. II>MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ. 44 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  8. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý Để nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo, để mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý của người hiệu trưởng, góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất với các cơ quan hữu quan một vấn đề như sau: 1. Đối với Nhà nước mà đại diện là Bộ giáo dục và đào tạo. Cần tăng cường đầu tư kinh phí mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các trường Tiểu học, đặc biệt là các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới xa xôi, các vùng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác cần mở các lớp nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, tiến hành chuẩn hoá chuyên môn cho giáo viên ở tất cả các địa phương. 2. Đối với Phòng giáo dục đào tạo huỵên/ quận. Cần chú ý cân nhắc đề bạt cán bộ quản lý, lựa chọn thực sự những hiệu trưởng có tâm, có tài, đồng thời luôn có sự kiểm tra giám sát công tác của hiệu trưởng để có kế hoạc bồi dưỡng kịp thời, thường xuyên cho các hiệu trưởng đáp ứng tính cập nhật khoa học một cách nhanh chóng nhất. Thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các hiệu trưởng giỏi, báo cáo điển hình để cùng nhau trao đổi, học tập rút kinh nghiệm trong công tác quản lý. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý được tham quan học tập trong và ngoài tỉnh những trường điển hình, kiểu mẫu để rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý. 3. Đối với các địa phương. Quan tâm tạo điều kiện hơn cho nhà trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, tài chính, nhân lực (khi xây dựng cơ bản, làm đường, sửa nhà, bàn ghế ) để các nhà quản lý phát huy hết khả năng của mình trong công tác quản lý trường học. 45 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  9. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện nghị quyết TWII khóa VIII- Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. 2. Luật giáo dục năm 2005. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- 2005 3. Điều lệ trường Tiểu học (sửa đổi năm 2000). 4. Giáo trình đào tạo cử nhân khoa họcvà quản lý giáo dục tiểu học , Trường Cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo năm 2005. 5. Bài giảng về quản lý và quản lý giáo dục tiểu học- trường Cán bộ quản lý Giáo dục- Đào tạo năm học 2005- 2006. 6. Hoàng Minh Thao – Hà Thế Truyền – “Quản lý giáo dục Tiểu học theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá”. 7. Lưu Xuân Mới – Phương pháp nghiên cứu khoa học- Nhà xuất bản giáo dục 2002. 8. F.F.Aunapu-Phương pháp nghiên cứu Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội năm 1976. 9. M.I.Kôn Đa Kôp- Cơ sở lý lụân của khoa học giáo dục- Trường Cán bộ quản lý giáo dục & Viện khoa họcgiáo dục, năm 1984. 10.S.Kô-va-lep-ski: Người lãnh đạo cấp dưới - Nhà xuất bản Lao động Hà Nội 1978. 46 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  10. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý 11. Hướng dẫn ôn tập kiểm tra chuẩn hoá giáo viên ngành GD & ĐT Tuyên Quang năm 2000. MỤC LỤC PHẦN I : MỞ ĐẦU I . Lý do chọn đề tài II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 47 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  11. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý III.Phương pháp nghiên cứu IV.Phạm vi nghiên cứu V-Đối tượng nghiên cứu VI.Cấu trúc đề tài PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC I.Một số khái niệm 1.1.Khái niệm về quản lý 1.2.Quản lý giáo dục – quản lý trường học 1.3.Khái niệm về phương pháp quản lý giáo dục 1.4.Phưuơng pháp quản lý trong quá trình quản lý giáo dục II.Một số phương pháp quản lý chủ yếu 2.1.Phương pháp tổ chức – hành chính 2.2.Phương pháp tâm lý xã hội 2.3.Phương pháp kinh tế III – Trường tiểu học trong hệ thống quốc dân 3.1Vị trí trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 3.2.Mục tiêu phát triển giáo dục tiểu học đến năm 2010 IV- Hiệu trường trường tiểu học và công tác quản lý trường học 4.1.Hiệu trưởng trường tiểu học 4.2.Công tác quản trường học của người hiệu trưởng 4.2.1.Mục tiêu quản lý truờng học 4.2.2.Tổ chức chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học V-Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng phương pháp quản 48 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  12. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý lý của hiệu trưởng trường tiểu học 5.1.Những nhân tố khách quan 5.2Những nhân tố chủ quan CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH TUYÊN QUANG I - Đặt vấn đề II-Đặc điểm tình hình chung 2.1.Tình hình chung ở một số trường tỉnh Tuyên Quang 2.2.Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học III-Sự vận dụng các phương pháp quản lý của người hiệu trưởng trong quản lý trường tiểu học 3.1.Mức độ vận dụng các phương pháp quản lý của người hiệu trưởng trong quản lý trường tiểu học 3.2.Sử dụng các phương pháp quản lý theo nội dung quản lý CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRONG QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I – Trang bị nhận thức, hiểu biết về các phương pháp quản lý và khă năng vận dụng chúng trong quản lý trường tiểu học II Tự học để nâng cao nhận thức, hiểu biết về các phương pháp quản lý để vận dụng tốt trong quản lý trường Tiểu học III-Lựa chọn phối hợp các phương pháp quản lý phù hợp với đối tượng quản lý tình huống quản lý. IV-Phân loại công việc, phối hợp các phương pháp quản lý để thực hiện chức năng quản lý. 49 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  13. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý V-Lựa chọn, phối hợp các phương pháp quản lý nhằm hạn chế, nhược điểm phát huy các ưu điểm của quản lý giáo dục. VI-Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để vận dụng hiệu quả các phương pháp quản lý giáo dục. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I – Kết luận II – Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảng tổng hợp đối tượng giáo viên tham gia trả lời phiếu hỏi. Giới tính Số ST Tên trường Trình độ năm Tên giáo viên Tuổi Dân tộc T Tiểu học Nam Nữ chuyên môn công tác 1 Lê Thị Hoa Hùng Vân 46 x Kinh Cao đẳng 23 2 Trần Thị Liên Bạch Sa 49 x Kinh THSP 26 3 Triệu Thị Tính Sông Lô 33 x Tày THSP 11 4 Phạm Thị Phượng Đông Thọ 2 36 x Kinh THSP 11 5 Phạm thị Thanh Đông Thọ 1 44 x Kinh THSP 21 6 Bùi Thị Duyên Hùng Vân 32 x Kinh THSP 11 7 Lê Thị Khuyên Bắc Mục 32 x Kinh THSP 11 8 Trần Quang Huy Thiện Kế 31 x Kinh THSP 11 50 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  14. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý 9 Nguyễn Thị Huế Phú Lương 34 x Kinh Cao đẳng 12 10 Hà Thị Mỹ Bình Yên 46 x Kinh Cao đẳng 23 11 Đặng Thị Bình Thiện Kế 46 x Kinh THSP 23 12 Đàm Thị Điệp Ninh Lai 31 x Ca Lan THSP 9 13 Dương Minh Thành Hồng Lạc 50 x Kinh Cao đẳng 30 14 Đỗ Đại Hành Minh Khương 36 x Sán Dìu THSP 9 15 Nguyễn Thị Bỷ Phú Lương 46 x Kinh THSP 23 16 Viên Quốc Tụ Bắc Mục 30 x CaoLan Cao đẳng 9 17 Nguyễn Thị Bính Minh dân 50 x Kinh THSP 30 18 Lý Hồng Tuyên Minh Dân 25 x Tày Cao đẳng 3 19 Lý Thuý Loan Đăng Châu 31 x Kinh Cao đẳng 10 20 Lê Thị Bốn Tân Yên 50 x Kinh THSP 28 21 Nguyễn Thị Thơm Minh Tiến 36 x Kinh THSP 14 22 Vũ Thị Hiền Phù Lưu 47 x Kinh THSP 25 23 Đinh Thị Tâm Phù Lưu 50 x Kinh THSP 29 24 Nguyễn Thị Nga Hồng Lạc 31 x Kinh Cao đẳng 10 25 Bùi Thị Song Phù Loan 36 x Kinh Cao đẳng 15 26 Lê Thị Hoài Dung Trung Yên 27 x Kinh Cao đẳng 12 26 Bàn Tiến Trọng Trung Yên 25 x Dao Cao đẳng 3 27 Nguyễn Thị Sen Hợp thành 29 x Kinh THSP 6 28 Vũ Thị Thắm Đông Lợi 25 x Kinh THSP 4 29 Đoàn Thị Dung Hợp Thành 35 x Kinh Cao đẳng 12 30 Nguyễn Thị Dung Lương Thiện 36 x Kinh THSP 12 31 Phan Mai Thư Tú Thịnh 34 x Kinh THSP 12 32 Nguyễn Kim Thuý Hồng Lạc 35 x Kinh Cao đẳng 12 33 Nguyễn Thị Mơ Tam Đa 34 x Kinh THSP 12 34 Nguyễn Kim Xuyến Phú Lương 28 x Kinh Cao đẳng 4 35 Vũ Thị Sinh Tam Đa 44 x Kinh THSP 22 36 Nguyễn Thị Bảy Lâm Xuyên 35 x Kinh Cao đẳng 13 37 Nguyễn Phương Thuý Đại Phú 30 x Kinh THSP 8 38 Tống Kiều Liên Tam Đa 32 x Kinh Đại học 10 39 Nguyễn Thị Hoa Hào Phú 32 x Kinh Đại học 6 51 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH
  15. Trường Cán bộ quản lý & Giáo dục Đề tài quản lý 40 Đỗ Thị Hiệp Vân Sơn 34 x Kinh Cao đẳng 8 41 Đỗ Thị Hằng Sầm Dương 33 x Kinh THSP 8 42 Tạ Thị Tĩnh Tam Đa 31 x Kinh THSP 9 43 Vũ Thị Lan Quyết Thắng 30 x Kinh Cao đẳng 7 44 Hoàng Tuấn Anh Quyết Thắng 32 x Kinh Cao đẳng 6 45 Nguyễn Thị Yến Thượng ấm 31 x Kinh THSP 7 46 Phạm Minh Hà Vĩnh Lợi 30 x Kinh Cao đẳng 6 47 Nguyễn Huy Thảo Chi Thiết 32 x Kinh Cao đẳng 7 48 Triệu Thị Thanh Tam Đa 40 x Kinh THSP 19 49 Mai Thị Nhung Phú Lương 36 x Kinh THSP 14 50 Nguyễn Thị Hưởng Lâm Xuyên 39 x Kinh THSP 18 52 Người thực hiện: Trịnh Quốc Sáng – Lớp K12A QLTH