SKKN Biện pháp xây dựng nền nếp và rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 trong công tác chủ nhiệm lớp

docx 23 trang Đinh Thương 15/01/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp xây dựng nền nếp và rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_xay_dung_nen_nep_va_ren_ki_nang_song_cho_hoc.docx
  • pdfLanh-SANG_KIEN_KINH_NGHIEM_NAM_2024_47589.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp xây dựng nền nếp và rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 trong công tác chủ nhiệm lớp

  1. 17 Học sinh tham gia giao lưu chào mừng kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Giải pháp 7: Công tác xã hội hóa giáo dục kết hợp với các lực lượng giáo dục Đây là công tác mà bản thân tôi cảm thấy vô cùng quan trọng. Nó quan trỌng bởi lẽ, nếu chỉ có một mình tôi ảnh hưởng, giáo dục, chỉ bảo các em thì kết quả giáo dục của tôi không chắc mang lại kết quả cao. Do đó trong suốt những nămlàm công tác chủ nhiệm, tôi luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục như: tổ chức Đoàn, Đội, với giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh hỌc sinh, a. Phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội Trong trường luôn có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí nhằm bổ trợ cho hoạt động hỌC tập của hỌc sinh. Ví dụ: Tổ chức Thi bày mâm ngũ quả, nhân dịp Tết Trung Thu. Tôi luôn coi tổ chức Đội là lực lượng nòng cốt hỗ trợ trong việc giáo dục hỌc sinh. Phối hợp với Đoàn, Đội để giáo dục hỌc sinh, khuyến khích các em tích cực hỌC tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. b. Phối hợp với các giáo viên bộ môn Hàng ngày lên lớp, tôi luôn có sự trao đổi cùng các giáo viên bộ môn, giáo viên của các năm hỌc trước để tạo thành một tập thể sư phạm có tác động
  2. 18 đồng bộ tới từng hỌc sinh và tập thể hỌc sinh. Tôi luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn về tình hình của lớp, đặc biệt là những hỌc sinh có hoàn cảnh khó khăn, những em còn rụt rè trong giờ hỌC Cũng như những hỌc sinh chưa ngoan trong giờ hỌc bộ môn. Ví dụ: Với tiết Âm nhạc, tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên để nắm được những em hỌc tốt, đặc biệt những em hỌc chưa tốt, tìm hiểu nguyên nhân để giúp hỌc sinh đó tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Qua việc làm đó tôi đã giúp những em này mạnh dạn hơn rất nhiều trong tiết Âm nhạc. Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi thường xuyên cho những tiết mục văn nghệ xen kẽ, để tạo cho các em sự tự tin hơn trong môn Âm nhạc. Kết quả là lớp tôi đã có rất nhiều em hát hay, múa đẹp, các em trong đội văn nghệ của lớp luôn có những tiết mục hát hay, múa đặc sắc tham gia giao lưu và đạt kết quả tốt. c. Phối hợp với BGH của trường và các lực lượng giáo dục khác Tôi là người được thừa lệnh của hiệu trưởng giao quyền quản lý hỌC Sinh lớp Trên tinh thần đó, tôi vẫn thường xuyên báo cáo, tâm sự cùng Ban giám hiệu về tình hình hỌC tập, kết quả hỌC tập, nguyện vỌng của hỌC Sinh để tìm ra những biện pháp thích hợp để giáo dục các em một cách tốt hơn. Ngoài ra, tôi còn có sự phối hợp cùng với giáo viên thư viện, bảo vệ, phục vụ, để nắm được tinh thần chấp hành kỷ luật, nội quy của nhà trường như thế nào? Đặc biệt với những hỌc sinh quá hiếu động. Ví dụ: Lớp tôi có một hỌc sinh rất hay đi muộn, em luôn có lý do rất hợp lý khiến tôi không thể trách em. Bên cạnh việc nhắc nhở em, tôi trao đổi với bảo vệ, nhờ bảo vệ quan sát giúp xem mỗi lần em đi muộn vì lí do gì, do ai chở đi. Từ đó, giúp tôi tìm được nguyên nhân chính xác hơn để giáo dục em. Những sự phối hợp trên đã cho tôi rất nhiều sự thành công trong quá trình giáo dục nề nếp, hỌC tập của hỌc sinh. d. Phối hợp với gia đình học sinh Gia đình là trường hỌc đầu tiên của trẻ. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình là rất lớn. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi thiết nghĩ, nếu việc liên lạc với phụ huynh hỌc sinh chỉ đơn thuần là để thông tin một chiều, về những sai phạm của hỌc sinh thì sẽ làm giảm sút hiệu quả giáo dục. Cho nên, ngay khi bắt đầu năm hỌc tôi tiến hành hỌp phụ huynh hỌC Sinh. Trước tiên tôi phải giúp cho phụ huynh hỌc sinh hiểu được mục đích và yêu cầu giáo dục cần đạt của lớp 2 là gì? Từ đó tôi cùng phụ huynh trao đổi, bàn bạc để tìm ra biện pháp, hình thức giáo dục cho hỌc sinh.
  3. 19 Mỗi buổi hỌp phụ huynh, tôi đều cố gắng báo cáo rõ về ưu điểm và khuyết điểm của các em một cách cụ thể. Từ đó giúp phụ huynh hỌC Sinh cảm thấy mỗi buổi hỌc thật sự cần thiết và nhận thức được rằng tương lai của con em mình muốn rạng rỡ thì phải tập trung vào việc hỌc tập. Có lẽ vì thế mà sau này cha mẹ các em đã tạo điều kiện rất nhiều cho các em trong việc hỌC tập, hỌ không còn có ý nghĩ việc dạy hỌc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của riêng nhà trường và thầy cô mà hỌ đã luôn liên hệ với thầy cô để có biện pháp giúp con em mình hỌc tiến bộ. Thường xuyên thăm hỏi gia đình hỌc sinh cá biệt, hỌc sinh có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cho các em đến lớp hỌC đều đặn. Giải pháp 8. Kết hợp linh hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học Công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên có khả năng vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo tất cả các phương pháp giáo dục nói chung đồng thời có hiểu biết đầy đủ và có kỹ năng sử dụng tốt các phương pháp tác động đặc thù trong công tác chủ nhiệm sau: * Phương pháp giáo dục cá nhân. * Phương pháp tác động song song. * Phương pháp “bùng nổ sư phạm”. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế (Không) 2. Hiệu quả về mặt xã hội Sau khi áp dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp như trên, tôi nhận thấy hỌC trò lớp tôi chủ nhiệm có những tiến bộ vượt bậc và đạt được những kết quả tích cực. Lớp 2A đạt được danh hiệu lớp Xuất sắc và chất lượng hỌC tập của hỌc sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhỌc. Tình cảm cô - trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện . - Kết quả đạt được cuối HỌc kì I, như sau: + HỌc sinh: hứng thú hỌC tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong hỌc tập cũng như rèn luyện đạo đức như không có hỌC Sinh đi hỌc muộn, kiểm tra nề nếp đột xuất đều đạt điểm tuyệt đối. Các em thi đua nhau thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên đưa ra. + Lớp tôi cũng đã đạt được nhiều thành tích trong các mặt hỌC tập, phong trào nhà trường:
  4. 20 • Về học tập: Môn Toán: + Hoàn thành tốt: 29/30 em + Hoàn thành: 1/30 em Môn Tiếng Việt: + Hoàn thành tốt: 30/30 em + Hoàn thành: 0/30 em • Về phong trào nhà trường: được nhà trường và liên đội bình bầu và tặng thưởng với danh hiệu là lớp tích cực tham gia các phong trào của nhà trường và Liên đội. - Phụ huynh: tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi và nắm được việc hỌc hành, đạo đức của con em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên. Phụ huynh cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các em có nhiều tiến bộ, các em ngày càng hoàn thiện và thành những đứa trẻ ngoan, hỌc tốt. -HỌc sinh biết vâng lời và yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, biết xác định động cơ hỌC tập đúng đắn, tập thể hỌc sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ kết quả hỌC tập của hỌc sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vìsự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt. Đa số hỌC Sinh của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức, kỉ luật cao. Biết phê và tự phê bình, thi đua hỌC tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ hỌc. Phần lớn hỌc sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự hỌc. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn. Các em đã tích cực hơn trong hỌc tập, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường. - Bản thân giáo viên khi thấy lớp mình đạt được những mục tiêu mà mình đề ra là một sự thành công lớn. Nhìn các em hăng hái thi đua hỌc tốt, tích cực hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn khởi của phụ huynh hỌC Sinh . Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sáng kiến “Biện pháp xây dựng nền nếp và rèn kĩ năng sống cho học sinh
  5. 21 lớp 2 trong công tác chủ nhiệm lớp” mà tôi đã áp dụng tại đơn vị trong năm hỌc 2023-2024 tại trường Tiểu hỌc Xuân Thành mang lại hiệu quả cao. Sáng kiến mang tính khả thi, có khả năng áp dụng tại tất cả các trường tiểu hỌc. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết sáng kiến trên hoàn toàn do tôi tự viết, không vi phạm bản quyền của ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Xuân Trường, ngày 20 tháng 4 năm 2024 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Lành CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức huyện hay không, tính mới của sáng kiến là gì?)
  6. 22 MỤC LỤC Nội dung Trang THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 2 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 3 1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến 3 1.1. Cơ sở lí luận 3 1.2. Thực trạng 4 a, Thuận lợi 4 b, Khó khăn 4 3. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 5 Giải pháp 1. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh 5 Giải pháp 2. Xây dựng nội quy lớp học 6 Giải pháp 3. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp 8 Giải pháp 4. Tổ chức các hoạt động trên lớp học 8 Giải pháp 5. Giáo dục đạo đức 13 Giải pháp 6. Rèn kỹ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp 15 Giải pháp 7. Công tác xã hội hóa giáo dục kết hợp với các lực lượng 17 giáo dục Giải pháp 8. Kết hợp lin hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học 19 III./ HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 19 1. Hiệu quả về mặt kinh tế 19 2. Hiệu quả về mặt xã hội 19 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng 20 IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN 21 QUYỀN