SKKN Các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT

docx 67 trang Giang Anh 26/09/2024 1811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cac_hinh_thuc_kiem_tra_danh_gia_thuong_xuyen_nham_phat.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT

  1. Bài 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Những tiền đề dẫn tới sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp. - Những thành tựu quan trọng của cách mạng công nghiệp Anh trên các lĩnh vực: Phát minh máy móc, luyện kim và giao thông vận tải. - Hệ quả của Cách mạng công nghiệp về kinh tế, xã hội. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Năng tìm hiểu, tư duy và tái hiện sự kiện lịch sử. Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, rút ra mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm trước các vấn đề lịch sử. Trân trọng, cảm phục sự nổ lực và cố gắng không ngừng của con người để phát minh sáng chế được những phương tiện tiến bộ nhằm nâng cao NSLĐ và đời sống của con người. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh ảnh về những phát minh công nghiệp trong thời kỳ này. - Tư liệu tham khảo về kinh tế, văn hóa phần lịch sử thế giới. - TVHD. - Phiếu học tâp cho học sinh: dùng để hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi gợi mở, giúp học sinh tự khám phá, tìm hiểu và nhận thức lịch sử. 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, các tài liệu tham khảo có liên quan. - Tư liệu về cách mạng công nghiệp châu Âu. III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC * Ổn định tổ chức lớp 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. a. Mục tiêu: Với việc cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về 4 cuộc cách mạng công nghiệp, các em có thể gợi nhớ những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. b. Cách thức thực hiện 53
  2. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên cung cấp cho học sinh đoạn phim tư liệu về cuộc cách mạng công nghiệp: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: 1. Đọan phim tư liệu trên phản ánh điều gì? 2. Nêu vai trò của cách mạng khoa học kĩ thuật với cuộc sống của con người. Cho ví dụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cá nhân để tìm hiểu yêu cầu của giáo viên trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày sản phẩm, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới. * Đánh giá kết quả học tập Để trả lời câu hỏi trên, học sinh cần: - Chỉ ra được nội dung đề cập trong video là về các cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang diễn ra: cách mạng công nghiệp 1.0, cách mạng 2.0, cách mạng 3.0, cách mạng 4.0. - Liên hệ được nội dung bài học cần tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. - GV có thể kết hợp nhận xét và cho điểm cá nhân học sinh tùy vào mức độ trả lời câu hỏi) 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Cách mạng công nghiệp Anh a. Mục tiêu: + Tiền đề để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên + Những thành tựu của cách mạng công nghiệp. b. Cách thức thực hiện: Bước 1: Giáo viên trình chiếu các sản phẩm của nhóm 1,2 và nhóm 3,4 đã chuẩn bị trước. Yêu cầu học sinh các nhóm, cá nhân kết hợp sách giáo khoa, sản phẩm trình chiếu và trả lời các câu hỏi 1. Theo em để một cuộc cách mạng Công nghiệp diễn ra thì cần có những điều kiện gì? 2. Vì sao CMCN diễn ra đầu tiên ở nước Anh? 3. CMCN ở nước Anh diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực nào? Vì sao? 4.Nêu những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. 54
  3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ ghi câu trả lời vào vở, tổng hợp ý kiến các thành viên trong nhóm. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn. + GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những vấn đề chưa rõ hoặc có tình huống phát sinh để trao đổi, thảo luận trước lớp. Bước 3: HS các nhóm hoàn thành vào bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm nhóm để đánh giá lẫn nhau TT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM TỐI ĐA ĐIỂM ĐÁNH GIÁ LƯU Ý 1 THỜI GIAN 1 2 NỘI DUNG 4 3 HÌNH THỨC 2 4 SÁNG TẠO 1 5 THUYẾT TRÌNH 1 6 TINH THẦN HỢP TÁC 1 TỔNG Bước 4: Gv trình chiếu sản phẩm và kết luận * Tiền đề: + Chính trị (giai cấp TS nắm quyền thống trị) + Kinh tế- Kĩ thuật (Nguồn vốn, thị trường, kĩ thuật) + Xã hội (Nhân công) *CMCN diễn ra đầu tiên tại Anh vì: + Anh có những điều kiện chuẩn bị cho Cách mạng công nghiệp diễn ra sớm hơn các nước khác: cách mạng TS nổ ra sớm, chính quyền do giai cấp tư sản nắm quyền. + Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, tạo điều kiện cho giai cấp tư sản tích lũy vốn để đầu tư vào công nghiệp trong nước. + Tình trạng rào đất cướp ruộng, người nông dân mất hết ruộng đất buộc họ phải đi làm thuê kiếm sống. 55
  4. *CMCN diễn ra đầu tiên trong ngành CN dệt (CN nhẹ) vốn ít, thu hồi nhanh. * Những thành tựu của cách mạng công nghiệp Anh Người phát Thời gian Tên sản phẩm Tác dụng minh Giêm-ha-gri- máy kéo sợi Gienni Tăng năng suất kéo 1764 vơ sợi Ác-crai-tơ máy kéo sợi chạy bằng Tạo sản phẩm chắc 1769 sức nước hơn, giảm sức lao động của con người Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi Tạo được sản phẩm 1779 bền và đẹp Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng Tăng năng suất lên 1785 sức nước gấp 40 lần Giêm Oát máy hơi nước Tăng năng suất, giải phóng sức lao 1784 động, khởi đầu quá trình CNH. Abraham Phương pháp nấu than cốc Tạo được đóng góp 1735 Darby mới cho việc luyện gang thép Lò luyện gang đầu tiên Tăng năng suất sản 1784 xuất đồ kim loại. Xtiphen Xơn Đầu máy xe lửa đầu tiên Tăng tốc độ và khối 1814 lượng vận chuyển hàng hóa Nhận xét: + Con đường dẫn đến các phát minh: Do yêu cầu ngày càng cao của kĩ thuật + Máy hơi nước là quan trọng + Chuyển lao động thủ công sang máy móc + Khởi đầu quá trình CNH + Sản phẩm sau sẽ giải quyết những hạn chế của sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của sự phát triển trong sản xuất. * Đánh giá kết quả học tập Yêu cầu cần đạt: các nhóm phải có sản phẩm để báo cáo Giáo viên dựa vào kết quả đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm, kết hợp với bản báo cáo của nhóm trưởng để đưa ra kết quả đánh giá chính xác, khách quan. Bảng báo cáo hoạt động của nhóm trưởng Tinh thần, thái độ TT Họ và tên Nhiệm vụ Không hợp Hợp tác cao Hợp tác được giao tác 1 56
  5. 2 3 4 5 Hoạt động 2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức (Khuyến khích học sinh tự đọc) Hoạt động 3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp a. Mục tiêu: Qua phần này học sinh cần biết được hệ quả về kinh tế - xã hội của cuộc CMCN. Những hệ quả này có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh tế - chính trị ở Châu Âu lúc bấy giờ. b. Cách thức thực hiện Bước 1- Giáo viên tổ chức trò chơi phỏng vấn truyền hình (một học sinh đóng vai là phóng viên, một học sinh đóng vai là khách mời) với nội dung hệ quả của cách mạng công nghiệp Bước 2- Học sinh hoạt động cặp đôi tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Giáo viên gọi 2-3 cặp đôi lên thực hiện trò chơi, học sinh khác bổ sung Bước 4: Gv kết luận và trình chiếu sản phẩm. Ưu điểm - Về kinh tế: + Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội. + Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời. - Về xã hội: + Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Hạn chế + Môi trường, tai nạn + Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng lên. * Đánh giá kết quả học tập: Giáo viên cho học sinh bình chọn cặp đôi nào có màn phỏng vấn hay nhất, độc đáo nhất, đầy đủ nội dung nhất sẽ đánh giá cho điểm cao nhất. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu Nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở các bài học trước đây. Giúp các em có tư duy tốt, có khả năng phân tích, đánh giá các sự kiện. b. Cách thức thực hiện Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và theo phương thức làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo: 57
  6. - Trò chơi ghép hình ảnh của phát minh với tác giả + Máy Gien-ni + Máy hơi nước + Máy kéo sợi được cải tiến. + Máy dệt. - Thời gian 2 phút. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Giáo viên thảo luận, trình chiếu sản phẩm Sản phẩm + Máy Gien-ni Giêm-ha-gri-vơ + Máy hơi nước Giêm Oát + Máy kéo sợi được cải tiến. Crôm-tơn + Máy dệt. Các-rai * Đánh giá kết quả học tập: HS hoạt động cá nhân, nếu học sinh ghép đúng hình ảnh và phát minh sẽ được cho điểm tối đa. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu Nhằm vận dụng kiến thức mà học sinh đã được học trong bài để giải quyết các vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về. b. Cách thức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV Ưu điểm và hạn chế của quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay ? Theo em phải làm gì để khắc phục những hạn chế đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong vở bài tập về nhà Bước 3: HS báo cáo, thảo luận Bước 4: GV kết luận, nhận định Sản phẩm - Ưu điểm: + Kinh tế + Giao thông + Đời sống của con người - Hạn chế: Ô nhiễm môi trường, tai nạn, khoảng cách giàu nghèo - Biện pháp giải quyết: Phát triển công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường, quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội * Đánh giá kết quả học tập: 58
  7. Sản phẩm mong đợi từ học sinh: có thể là một bài thuyết trình, có thể tạo video liên hệ thực tiễn Giáo viên sẽ căn cứ vào sản phẩm để đánh giá ở tiết học sau. Một số hình ảnh minh họa cho tiết học thực nghiệm có sử dụng các hình thức KTĐGTX 59