SKKN Chỉ đạo cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Chỉ đạo cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_chi_dao_cach_to_chuc_mot_so_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Chỉ đạo cách tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường Tiểu học
- Cách chơi: Hai đội xếp thành hai hàng dọc, em đứng đầu lên gắn trở về vị trí, tiếp đén em thứ 2 cho đến em cuối cùng. Đáp án: + Bạn ơi lắng nghe – Dân ca Ba Na + Ru em – Dân ca Xê Đăng + Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa + Cò lả - Dân ca Bắc bộ + Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng * Kết thúc trò chơi: Công bố dành chiến thắng và trao phần thưởng Hoạt động 6. Tổng kết hội thi Người dẫn chương trình tổng kết điểm của BGK của các đội chơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý kiến và trao thưởng cho các đội chơi. b. Hình thức: “Hái hoa dân chủ” * Mục đích: Giúp các em học sinh trong toàn liên đội được tham gia. Qua trò chơi các em được rèn luyện về phản xạ và khả năng tư duy cao. * Cách thức tổ chức: Câu hỏi được đưa ra về các lĩnh vực: Tìm hiểu sự kiện, âm nhạc, giáo dục truyền thống, tấm gương tiêu biểu, từ dễ đến khó phù hợp với lớp và được gắn vào những bông hoa theo màu sắc khác nhau. Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ chức. (quyển vở, bút chì, thước kẻ .v.v). Nếu trả lời sai bạn khác sẽ dành quyền trả lời. * Thời gian tổ chức: Tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp hoặc lồng ghép trong các tiết học Hoạt động ngoài giờ lên lớp. * Ví dụ cụ thể: Tháng 5 với Chủ điểm: Bác Hồ kính yêu - Tự hào truyền thống Đội. Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày Thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và ngày sinh nhật Bác, tôi triển khai cho các em tham gia Hái hoa dân chủ theo tổ. +) Mục đích: Thông qua cuộc chơi gúp các em có những hiểu biết về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào đối với các anh hùng nhỏ tuổi. Từ đó các em phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. +) Chuẩn bị: + Giấy màu cắt thành hoa. 14
- + Trang trí cây hoa. + Đàn Hoạt động 1. Giới thiệu trò chơi Hoạt động 2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo Tổng phụ trách Đội, giáo viên Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động 3. Giới thiệu luật chơi Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ chức. (quyển vở, bút chì, thước kẻ .v.v). Nếu trả lời sai bạn khác sẽ dành quyền trả lời. Hoạt động 4. Chơi trò chơi Câu 1: Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày, tháng năm nào? Đáp án: (15/5/1941). Câu 2: Em hãy cho biết người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh? Đáp án: (Nông Văn Dền hay còn gọi là Kim Đồng). Câu 3: Em hãy điền 2 từ còn lại vào câu thơ sau: “Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương ” Đáp án: (Nhi đồng) Câu 4: Em hãy nghe 1 đoạn nhạc sau và cho biết tên bài hát đó. Em thể hiện bài hát cho các bạn cùng nghe. (Giáo viên nhạc đánh bài: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”) Đáp án: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” Câu 5: Với 2 câu thơ sau, em hãy đoán xem tên người anh hùng nhỏ tuổi này là ai? “Giữa rừng Việt Bắc chiến khu Ai làm liên lạc giấu thư tài tình” Đáp án: Anh Kim Đồng. Câu 6: Thật dũng cảm, mưu trí, gan dạ khi một mình đốt kho xăng của địch. Anh là ngọn đuốc sống của Thành phố mang tên Bác. Em cho biết tên anh là gì? Đáp án: (Anh Lê Văn Tám). Câu 7: Em hãy hát bài: “Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh” sáng tác của nhạc sĩ Phong Nhã. 15
- Câu 8: Em hãy cho biết Anh Kim Đồng hi sinh trong hoàn cảnh nào? Đáp án: (Tóm tắt: Một lần đi liên lạc, anh phát hiện ổ phục kích của địch gần nơi có bộ đội của ta. Vì sợ chúng phát hiện nên anh đã đánh lạc hướng để bọn chúng nổ súng về phía mình, nghe tiếng súng bộ đội ta đã trốn thoát nhưng anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh, lúc đó anh vừa tròn 14 tuổi). Câu 9: Em hãy cho biết tên người anh hùng đã hi sinh thân mình cứu hai em nhỏ giữa làn bom đạn của địch? Đáp án: (Anh Nguyễn Bá Ngọc). Câu 10: Em hãy nêu những lần đổi tên của Đội? Đáp án: (Năm 1941: Đội mang tên Đội Nhi đồng cứu quốc. Năm 1952: Đội mang tên Đội Thiếu nhi tháng Tám Năm 1956: Đội mang tên Đội TNTP. Năm 1970 đến nay: Đội mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh). Hoạt động 5. Tổng kết hội thi Người dẫn chương trình tổng kết trò chơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý kiến. c. Hình thức: “Trò chơi ô chữ” * Mục đích: Đây là hình thức luôn thu hút các em tham gia nhiệt tình nhất. Ở hình thức này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kỳ diệu theo từng chủ điểm giúp các em rèn luyện khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, tìm từ. Từ đó các em được lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức trong học tập. * Cách thức tổ chức: - Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc. - Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá. Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần thưởng là 1 quyển vở, (thước kẻ, bút chì, cục tẩy ) tìm ra chìa khoá (hay từ hàng dọc) sẽ được nhận phần thưởng là 2 quyển vở. * Thời gian tổ chức: Tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp hoặc lồng ghép trong các tiết học Hoạt động ngoài giờ lên lớp. *Đồ dùng phục vụ: 16
- Bảng di động được kẻ ô sẵn theo nội dung câu hỏi hàng ngang và hàng dọc, phấn màu để điền chữ (phấn mầu trắng hàng ngang, phấn màu đỏ chữ hàng dọc) * Ví dụ cụ thể: Tháng 3 với chủ điểm: “Mẹ và cô”. +) Mục đích: Giúp các em hiểu được ý nghĩa của Ngày Quốc tế phụ nữ. +) Chuẩn bị: * Bảng di động * Phấn màu đỏ để ghi từ hàng dọc. * Phấn màu trắng để ghi chữ cái hàng ngang. * Ảnh chụp: mẹ và cô. Hoạt động 1. Giới thiệu chương trình Hoạt động 2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo Tổng phụ trách Đội, giáo viên Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động 3. Giới thiệu luật chơi - Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc. - Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá. Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần thưởng là 1 quyển vở, (thước kẻ, bút chì, cục tẩy ) tìm ra chìa khoá (hay từ hàng dọc) sẽ được nhận phần thưởng là 2 quyển vở. Hoạt động 4. Chơi trò chơi * Ô chữ: (1) I Q (2) C A U V O N G (3) H O N G (4) C O C (5) T A O Q U A N (6) H U E (7) P H U O N G (8) C H I H A N G (9) T R A U (10) N G O C H A (11) G U O M 17
- *Gợi ý tìm từ Hàng ngang thứ 1: (Từ gồm 2 chữ cái): Cách gọi tắt chỉ số thông minh? IQ xuất hiện chữ Q Hàng ngang thứ 2: (Từ gồm 7 chữ cái): hiện tượng thường xuất hiện sau các trận mưa? CẦU VỒNG xuất hiện chữ U Hàng ngang thứ 3: (Từ gồm có 4 chữ cái): Loài hoa được mệnh danh là nữ hoàng các loài hoa? HỒNG xuất hiện chữ Ô Hàng ngang thứ 4: (Từ gồm 3 chữ cái): Đây là con vật được dân gian mệnh danh là “Cậu ông trời”? CÓC xuất hiện chữ C Hàng ngang thứ 5: (Từ gồm 7 chữ cái): Đây là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình? TÁO QUÂN xuất hiện chữ T Hàng ngang thứ 6: (Từ gồm 3 chữ cái): Đây là cố đô gắn liền với triều nhà Nguyễn? HUẾ xuất hiện Ê Hàng ngang thứ 7: (Từ gồm 6 chữ cái): Nhân vật rất thích chiếc quạt mo của Bờm? PHÚ ÔNG xuất hiện chữ P Hàng ngang thứ 8: (Từ gồm 7 chữ cái): Tên gọi mặt trăng mà dân gian hay dùng? CHỊ HẰNG xuất hiện H Hàng ngang thứ 9: (Từ gồm 4 chữ cái): Con vật này gắn liền với chú Cuội? TRÂU xuất hiện U Hàng ngang thứ 10: (Từ gồm 5 chữ cái): Đây là một làng hoa nổi tiếng ở Hà Nội? NGỌC HÀ xuất hiện N Hàng ngang thứ 11: (Từ gồm 4 chữ cái): Đây là tên một hồ gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi GƯƠM xuất hiện Ư Cụm từ hàng dọc xuất hiện: QUỐC TẾ PHỤ NỮ 18
- Hoạt động 5. Tổng kết hội thi Người dẫn chương trình tổng kết tròchơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý kiến. d. Hình thức: “Rung chuông vàng” * Mục đích: - Nhằm tạo sân chơi cho học sinh bớt căng thẳng trong những giờ học. - Nhằm ghi nhận những kiến thức mà các em đã có được trong mọi lĩnh vực xã hội, đồng thời bổ sung những kiến thức các em còn thiếu. - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, từ đó nâng cao vốn hiểu biết của mình. - Tạo sự hứng thú, phấn khởi trong học tập của các em. - Phát huy vai trò làm chủ trong hoạt động, phát huy quyền được tham gia, trên cơ sở đó phát triển lòng nhân ái, tình bạn bè và sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. - Rèn luyện, phát triển các kỹ năng cơ bản (hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức và kỹ năng điều khiển các hoạt động tập thể, ). - Mỗi một chương trình kỉ niệm các ngày lễ lớn tổ chức thi “Rung chuông vàng" cho một khối từ lớp 3 trở lên (có thể không giới hạn số lượng thí sinh thi) - Tạo tiền đề cho những cuộc thi của các em lớp 1,2 * Cách thức tổ chức: - Thí sinh sẽ nghe MC chương trình đọc câu hỏi và ghi câu trả lời vào bảng những đáp án hoặc câu trả lời đúng nhất trong thời gian 30 giây sau đó úp bảng xuống. Khi nghe tiếng chuông báo hết giờ, thí sinh phải giơ bảng lên. Những thí sinh nào trả lời sai sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và tự rác đi ra ngoài. Chúng ta có 3 vòng thi chính thức và 1 câu hỏi đặc biệt để chon ra ngời thắng cuộc: Vòng 1 (từ câu 1 đến câu 10); Vòng 2 (từ câu 11 đến câu 15); Vòng 3 (từ câu 16 đến câu 19) Thí sinh không trả lời được từ câu 1 đến câu 10 ( vòng 1 ) sẽ bị loại mà không có phần thưởng. Thí sinh còn lại trên sàn thi đấu sau câu 10 sẽ được thưởng ( tùy điều kiện thực tế có thể thưởng vở hoặc các giá trị cao hơn). Các thí sinh còn lại sau vòng 1 sẽ được tham gia tiếp các câu hỏi ở vòng 2 từ câu 11 đến câu 15. Sau câu 15, thí sinh nào còn lại trên sàn thi đấu sẽ được phần thưởng gấp đôi vòng 1. 19
- Các thí sinh còn lại sau câu hỏi 15 sẽ đi tiếp vào vòng 3 của chương trình để trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 19 Thí sinh còn lại trên sàn thi đấu sau câu 19 sẽ được thưởng gấp đôi số phần thưởng vòng 2 và được tham dự phần câu hỏi 20 là câu hỏi lựa chọn một lĩnh vực mình yêu thích. Bạn nào trả lời được câu hỏi này sẽ được trở thành người chiến thắng trong cuộc thi này và được Hiệu trưởng tặng giấy khen kèm theo phần thưởng gấp đôi phần thưởng vòng 3 của chương trình. * Thời gian tổ chức: Tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp hoặc lồng ghép trong các tiết học Hoạt động ngoài giờ lên lớp. HỘI THI “RUNG CHUÔNG VÀNG” Hoạt động 1. Giới thiệu 3 đội chơi. Hoạt động 2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo Tổng phụ trách Đội, giáo viên Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động 3. Giới thiệu luật chơi - Sẽ có ít nhất 20 câu hỏi ở mọi lĩnh vực bao gồm câu trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. - Thí sinh sẽ nghe MC chương trình đọc câu hỏi và ghi câu trả lời vào bảng những đáp án hoặc câu trả lời đúng nhất trong thời gian 30 giây sau đó úp bảng xuống. Khi nghe tiếng chuông báo hết giờ, thí sinh phải giơ bảng lên. Những thí sinh nào trả lời sai sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và tự rác đi ra ngoài. Chúng ta có 3 vòng thi chính thức và 1 câu hỏi đặc biệt để chon ra ngời thắng cuộc: Vòng 1 (từ câu 1 đến câu 10); Vòng 2 (từ câu 11 đến câu 15); Vòng 3 (từ câu 16 đến câu 19) Thí sinh không trả lời được từ câu 1 đến câu 10 ( vòng 1 ) sẽ bị loại mà không có phần thưởng. Thí sinh còn lại trên sàn thi đấu sau câu 10 sẽ được thưởng ( tùy điều kiện thực tế có thể thưởng vở hoặc các giá trị cao hơn). Các thí sinh còn lại sau vòng 1 sẽ được tham gia tiếp các câu hỏi ở vòng 2 từ câu 11 đến câu 15. Sau câu 15, thí sinh nào còn lại trên sàn thi đấu sẽ được phần thưởng gấp đôi vòng 1. Các thí sinh còn lại sau câu hỏi 15 sẽ đi tiếp vào vòng 3 của chương trình để trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 19 20
- Thí sinh còn lại trên sàn thi đấu sau câu 19 sẽ được thưởng gấp đôi số phần thưởng vòng 2 và được tham dự phần câu hỏi 20 là câu hỏi lựa chọn một lĩnh vực mình yêu thích. Bạn nào trả lời được câu hỏi này sẽ được trở thành người chiến thắng trong cuộc thi này và được Hiệu trưởng tặng giấy khen kèm theo phần thưởng gấp đôi phần thưởng vòng 3 của chương trình. Hoạt động 4. Phần thi dành cho khán giả Người dẫn chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi về một nhân vật, sự kiện lịch sử, sau mỗi câu hỏi đặt ra các cổ động viên được quyền giơ tay trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng được thưởng những phần thưởng có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động 5. Phần cứu trợ Khi thấy trên sân khấu số lượng thí sinh quá ít, các thầy cô sẽ giơ phao cứu trợ để cứu các em vào sân thi tiếp. Luật chơi như thế nào sẽ được ban tổ chức đưa ra. Hoạt động 6. Xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch cuộc thi, xây dựng ngân hàng câu hỏi, triển khai nội dung, thể lệ thi đến từng tổ trong lớp. Câu hỏi trong chương trình “Rung chuông vàng” CÂU HỎI RUNG CHUÔNG VÀNG KHỐI 5 – 2018 Câu 1: Câu văn: “Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi.” thuộc kiểu câu nào dưới đây? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Đáp án: a Câu 2: Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường máu? a. Sốt xuất huyết b. Sốt rét. c. Viêm não. d. HIV/AIDS Đáp án: d Câu 3: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là: a. Đường Hồ Chí Minh trên biển b. Đường số 1 21
- c. Đường Hồ Chí Minh d. Đường Hồ Chí Minh trên không Đáp án: c Câu 4: Có một đàn vừa trâu, vừa bò, vừa ngựa đang ăn cỏ. Số trâu 1 1 chiếm đàn, số ngựa chiếm đàn. Hỏi số bò bằng mấy phần của cả 3 2 đàn? 1 a. đàn 6 5 b. đàn 6 2 c. đàn 5 Đáp án: b Câu 5: Chủ ngữ trong câu Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ là: a. Những chú gà b. Những chú gà nhỏ c. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ Đáp án: c Câu 6: Câu thành ngữ nào dưới đây thể hiện sự quan tâm giúp đỡ người khác? a. Nói lời phải giữ lấy lời. b. Lá lành đùm lá rách. c. Ăn quả nhớ người trồng cây . Đáp án: b Câu 7: Giữa hai số tự nhiên có 10 số tự nhiên khác. Vậy hiệu hai số đó bằng: a. 11 b. 10 c. 8 d. 5 Đáp án: a Câu 8: Bài hát “Reo vang bình minh” là của tác giả nào? 22
- a. Huy Trân b. Phan Huỳnh Điểu c. Lưu Hữu Phước Đáp án: c Câu 9: Số lớn nhất có 5 chữ số là: a. 90000 b. 99999 c. 100000 Đáp án: b Câu 10: Là một học sinh tích cực tham gia việc lớp việc trường, em sẽ làm gì trong các hoạt động dưới đây? a. Đi học đầy đủ, đúng giờ. b. Tích cực tham gia các hoạt động do lớp, trường tổ chức. c. Cả hai ý trên. Đáp án: b Câu 11: Tuổi dậy thì của con gái được tính từ: a. 10 đến 13 tuổi b. 10 đến 15 tuổi c. 13 đến 17 tuổi Đáp án: b Câu 12: Trong một gia đình gồm có: Ông bà, bố mẹ, anh chị em cùng chung sống thì gia đình đó có mấy thế hệ? a. 5 thế hệ b. 4 thế hệ c. 3 thế hệ. Đáp án: c Câu 13: Câu văn “Những cánh hoa mỉm cười chào đón bình minh”, sự vật nào được nhân hóa? a. những cánh hoa b. mỉm cười c. bình minh. Đáp án: a Câu 14: Khi thấy bạn bè chơi những trò chơi nguy hiểm, em sẽ làm gì? 23
- a. Chơi cùng bạn. b. Không chơi và khuyên bạn không nên chơi những trò chơi đó. c. Mách thầy cô giáo. Đáp án: b Câu 15: Các đồ vật làm bằng đất sét nung được gọi là gì? a. Đồ gốm. b. Đất sét. c. Đồ sành d. Đồ sứ Đáp án: a Câu 16: Câu văn: “Mẹ em rất hiền và luôn lo lắng cho chúng em” thuộc kiểu câu nào sau đây? a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? Đáp án: b Câu 17: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nông nghiệp? a. Buôn bán. b. Nuôi trồng thủy sản. c. Trồng trọt. Đáp án: a Câu 18: Câu thơ “Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.” Sự vật nào được so sánh với nhau? a. Tàu dừa với chiếc lược. b. Tàu dừa với mây xanh. c. Chiếc lược với mây xanh. Đáp án: a Câu 19: Từ không đồng nghĩa với từ “xây dựng” là: a. kiến thiết b. kiến tạo c. kiến nghị Đáp án: c Câu 20: Trong một năm, những tháng nào có 31 ngày? 24
- a. Tháng 1, 2, 3, 11,12. b. Tháng 1, 2, 3, 5, 7, 9, 11. c. Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Đáp án: c Hoạt động 7. Tổng kết hội thi Người dẫn chương trình tổng kết trò chơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý kiến. Trên đây là cách chỉ đạo một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động này đã thu hút 100% các em trong lớp, trong khối tham gia, nó tạo cho các em sự thoải mái, không nhàm chán mà còn giúp các em chăm chỉ, hăng say, phấn đấu, rèn luyện học tập trở thành con người phát triển toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sau khi đưa sáng kiến vào áp dụng tôi thu được kết quả như sau: + Hoạt động xã hội: Các em tích cực tham gia: - Các hoạt động ở địa phương trong các ngày lễ lớn như: thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, địa phương, đất nước, về truyền thống Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, về Bác Hồ, về anh bộ đội, Ngày Nhà Giáo Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày thành lập Đảng, Đoàn, - Các hoạt động từ thiện: Giúp đỡ các bạn học sinh vùng cao, học sinh vùng lũ; Mua tăm ủng hộ người mù. - Các hoạt động khác: Thi vẽ tranh, làm báo tường, sưu tầm tranh ảnh về các chủ đề: “Bảo vệ môi trường”, “Chúng em tham gia phòng chống tội phạm”, “An toàn giao thông”,“ Yêu hòa bình”, “Ý tưởng trẻ thơ” ; - Học sinh có ý thức chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11; chúc mừng cô và mẹ, bà, nhân ngày 8/3; chúc mừng sinh nhật các bạn trong lớp + Hoạt động vui chơi: Tích cực, năng động, sáng tạo trong giờ học thể dục, tiết hoạt động ngoài giờ, tiết sinh hoạt tập thể, chơi trò chơi nhỏ, trò chơi dân gian, sinh hoạt theo chủ điểm tháng một số trời chơi dân gian các em đã tự chơi như: Ô ăn quan, nhảy dây, nhảy lò cò, rồng rắn lên mây, trò chơi U + Hoạt động văn hóa văn nghệ: Học sinh tham gia đầy đủ có kết quả cao các hoạt động trong năm học nhà trường tổ chức như: hát, múa, kể chuyện theo sách, vẽ tranh, thi đóng kịch, Hội diễn Văn nghệ nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3. 25
- + Hoạt động thể dục thể thao: Tham gia tốt giờ học chính khóa trong chương trình, tập thể dục giữa giờ vào buổi sáng có chất lượng. Tham gia đầy đủ các câu lạc bộ trong nhà trường: cầu lông, cờ vua, + Hoạt động lao động công ích: Tham gia lao động vệ sinh toàn trường, vệ sinh lớp học; hướng dẫn các em biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, ở gia đình và lớp học; hướng dẫn cho các em biết cách sử dụng nhà vệ sinh an toàn, sạch đẹp, trồng và chăm sóc các bồn hoa đạt kết quả cao. Từ kết quả trên, tôi nhận thấy rằng sáng kiến của tôi đưa vào áp dụng không những giúp các em năng động, sáng tạo có kết quả học tập tốt hơn mà còn giúp các em say mê môn học, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, các em biết nhường nhịn nhau và ngoan hơn trước rất nhiều. Vì vậy tôi nhận thấy rằng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là cần thiết. Sáng kiến này đã đem lại thành công cho tất cả các giờ học và sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó không chỉ áp dụng cho một lớp học, một trường mà nó còn có thể áp dụng trong phạm vi toàn trường và các trường khác trong huyện, trong tỉnh. 8. Những thông tin cần được bảo mật (không có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Cơ sở vật chất: Điều kiện thường. - Nhân lực: Mọi giáo viên Tiểu học: +) Có nhận thức và hiểu biết rõ ràng vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác chủ nhiệm lớp. Có sự tìm tòi, hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực. + Sự tâm huyết, lòng nhiệt tình của GV đối với lớp chủ nhiệm. + Phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong trường và cha mẹ học sinh. Nhà trường và các cấp lãnh đạo: + Tạo điều kiện cho GV được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. + Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị dạy học. Phụ huynh: + Chuẩn bị cho HS đầy đủ đồ dùng, dụng cụ học tập lao động cần thiết. + Luôn giữ liên lạc, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp. - Kinh tế: Điều kiện thường. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 26
- 10.1.1. Đối với giáo viên - Chủ động, tự tin hơn trong công tác. - Nhận thấy được những điểm mạnh, điểm còn tồn tại trong công tác chủ nhiệm lớp để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. - Có ý chí phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện bản thân xây dựng hình mẫu trước học trò. 10.1.2. Về đạo đức, nề nếp, kỉ luật của học sinh - Lớp thực nghiệm là lớp có nề nếp tốt của trường. - Các em có thói quen chào hỏi cha mẹ, thầy cô giáo. Dù đó không phải là giáo viên dạy các em. - Vệ sinh trong lớp và khu vực được giao luôn sạch sẽ. Các em thường xuyên tưới nước nhổ cỏ các bồn hoa được giao của lớp. - HS trong lớp đoàn kết với nhau, cạnh tranh lành mạnh trong học tập. 10.1.3. Về việc tham gia các phong trào, hoạt động của trường, của đội - Học sinh hăng hái, tích cực, sỗi nổi tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao do nhà trường và Đoàn Đội phát động. 10.1.4. Về học tập, duy trì sĩ số - Duy trì sĩ số tốt. - Học sinh hoàn thành chương trình lớp học: đạt 100%. - Kết quả học tập cao hơn so với đầu năm, nhiều em tự giác học tập. Đó chính là nguồn động viên tinh thần to lớn với tôi trong công tác chủ nhiêm. 10.1.5 Về phụ huynh học sinh - Phụ huynh HS tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. - Bên cạnh đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi được việc học hành, đạo đức của con em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên trong hầu hết các hoạt động ngoại khóa. - Phụ huynh cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các em có nhiều tiến bộ, các em ngày càng hoàn thiện và thành những đứa trẻ ngoan, học tốt. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của các tổ chức, cá nhân. - Sáng kiến này khi triển khai trong tổ chuyên môn, trong nhà trường được tập thể giáo viên đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình, đánh giá cao. Các giáo viên đều có nhận xét là sáng kiến hay và có thể áp dụng rộng rãi trong huyện, trong tỉnh và trong toàn ngành. 27
- 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến GV lớp 5C 1 Công tác chủ nhiệm lớp trường Tiểu học GV lớp 4D 2 Công tác chủ nhiệm lớp trường Tiểu học GV lớp 3C Công tác chủ nhiệm lớp trường Tiểu học Hợp Thịnh. ngày tháng 03 năm 2019 Tam Dương, ngày 28 tháng 02 năm 2019 HIỆU TRƯỞNG Tác giả sáng kiến Trần Thị Nga Lan Phùng Thị Thúy Phương 28