SKKN Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng

doc 13 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4953
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_manh_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc_gop_phan_nang_cao.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng

  1. - Việc thực hiện theo quy trình hướng dẫn của Thông tư 6890/BGDĐT- KHTC đã quá quen thuộc với CBQL, do vậy việc tiếp cận với Thông tư 16/2018/TT-BGD ĐT còn bỡ ngỡ, đặc biệt là các bước thực hiện quy trình vận động. - Đội ngũ giáo viên nhà trường một phần là mới và trẻ, kinh nghiệm giảng dạy cũng như kinh nghiệm trong công tác vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết về tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục cho cộng đồng, cho Phụ huynh còn hạn chế, chưa có sức lan tỏa. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề về công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay nói chung và thực trạng ở trường tiểu học do tôi quản lý nói riêng cần phải có những giải pháp, biện pháp hợp lý, đúng đắn và kịp thời để làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn và thực thi đề tài “Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng”. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến II.0.Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất * Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác xã hội hoá. * Mục tiêu của biện pháp Làm cho các lực lượng giáo dục như giáo viên, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội trên địa bàn và cả học sinh nhận thức rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác XHH GD. Có nhận thức được tầm quan trọng của của công tác XHH GD thì các cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội trên địa bàn, giáo viên chủ nhiệm mới có trách nhiệm thực hiện nội dung XHH GD một cách hiệu quả. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của công tác này. * Nội dung của biện pháp Tổ chức tuyên truyền, vận động hoặc qua các buổi tọa đàm, các cuộc họp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục để làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và với cha mẹ học sinh học sinh nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác XHH giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Muốn vậy cần bồi dưỡng cho họ về: 3
  2. - Chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo tại Thông tư 16/2018/TT-BGD ĐT, ngành giáo dục địa phương như Công văn 7084/UBND-VX ngày 15 tháng 11 năm 2018 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc thực hiện Thông tư 16/2018/BGD ĐT, Công văn 1474/SGD ĐT-KHTC ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác XHH giáo dục trong trường Tiểu học. - Việc XHH GD sẽ tạo ra nguồn cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động, đặc biệt là hoạt động giảng dạy của giáo viên. - Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, PHHS trong công tác xã hội hóa của nhà trường. * Cách thức tiến hành Nhà trường thường xuyên báo cáo với Lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về chủ trường XHHGD của nhà trường trong năm học, tranh thủ sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp, các ngành. Từ đó, đề xuất đưa vào chủ trương và thường xuyên tuyên truyền đối với nhân dân trong các cuộc họp Hội đồng nhân dân. Nhà trường thường xuyên tuyên truyền đến cha mẹ học sinh về các văn bản, chỉ thị có liên quan đến giáo dục XHHGD và chủ trương XHHGD của nhà trường vào các cuộc họp PHHS đầu năm, giữa kì và cuối năm học họp để mọi người đều nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước sau đó vận dụng vào thực tiễn. Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với đài truyền thanh phường, các đoàn thể quần chúng cơ sở tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong nhân dân và cha mẹ học sinh thông qua hệ thống phát thanh thường kỳ nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân dân trong công tác tham gia XHHGD. * Điều kiện thực hiện biện pháp Nhà trường phải có kế hoạch tuyên truyền vận động giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu công tác XHH GD để mọi người hiểu về bản chất của công tác này. Hiệu trưởng nhà trường cần tâm huyết, trách nhiệm trước chủ trương đã đề ra, thực hiện nghiêm túc theo các văn bản hướng dẫn một cách chặt chẽ, đảm bảo tính pháp lý. Các giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ học sinh phải đồng thuận, hiểu 4
  3. được chủ trương của nhà trường từ đó thực hiện tốt các chủ trương, các quy định của nhà trường về công tác XHHGD * Giải pháp 2: Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục. * Mục tiêu của biện pháp Theo tinh thần nghị quyết Trung ương về giáo dục đào tạo “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” để thúc đẩy cho sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên là vấn đề rất quan trọng. Vì giáo viên là nhân tố quyết định trong quá trình giáo dục. Lực lượng tham gia chặt chẽ, trực tiếp vào công tác Xã hội hóa giáo dục chính là giáo viên. Bởi giáo viên là người tuyên truyền đến Phụ huynh, học sinh và các lực lượng khác về chủ trương xã hội hóa trong nhà trường. * Nội dung của biện pháp Để giáo dục ngày càng phát triển thì người giáo viên phải có đức, tài, phải được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị nhằm nâng cao chất lượng toàn diện. Nhận thức được điều đó tôi luôn chú trọng bồi dưỡng giáo viên về các mặt như: - Qua học Nghị quyết, hội họp để phổ biến các văn kiện của Đảng trong các kỳ Đại hội, VIII, IX, X, XI và Luật Giáo dục sửa đổi, Điều lệ trường Tiểu học, chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Đặc biệt chú trọng đến các văn bản liên quan đến chủ trương của các cấp về công tác xã hội hóa giáo dục - Phổ biến quy chế dân chủ, các văn bản chỉ đạo về xã hội hoá giáo dục, các quyết định, các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục Đào tạo như Thông tư 16/2018/TT-BGD ĐT ngày 03/8/2018 của Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy định về tài trợ cho cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; - Triển khai đến giáo viên Thông tư 36/2017/TT-BGD ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT về “ Ban hành quy chế thực hiện công khai đối cơ sở giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân” nội dung * Cách tiến hành Việc bồi dưỡng cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề, 5
  4. Bên cạnh việc bồi dưỡng, tuyên truyền của nhà trường, mỗi giáo viên phải tự bồi dưỡng cho bản thân những kiến thức về công tác XHHGD thông qua việc tự học, tự cập nhật, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin * Điều kiện thực hiện biện pháp Nhà trường phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên theo từng tháng, từng kì. Giáo viên phải tự giác, chủ động nghiên cứu, học hỏi qua các kênh thông tin để có kiến thức nhất định về công tác XHHGD. * Giải pháp 3: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục. * Mục tiêu của biện pháp Như chúng ta đã biết, XHHGD là huy động và tổ chức các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại. Việc thực hiện liên kết các lực lượng xã hội hưởng ứng tích cực và đóng góp, ủng hộ, tham gia xây dựng môi trường nhà trường từ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, nề nếp giáo dục chăm sóc trẻ đến các mối quan hệ nhà trường, để nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh. Các hình thức phối hợp làm công tác XHHGD cũng có những khía cạnh, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự tự nguyện, tự giác, khả năng của các lực lượng xã hội và tính chất của từng hoạt động xã hội. Do vậy, người Hiệu trưởng cần ý thức rõ được yêu cầu để điều hành các hoạt động ở đơn vị mình và có sự liên kết, thoả thuận, cụ thể hóa từng công việc để đạt được hiệu quả cao. Việc xây dựng các mối quan hệ cụ thể, phù hợp với nhiều tầng bậc, trong quá trình phối kết hợp (song ở phương diện nào, nhà trường luôn luôn phải giữ vai trò nòng cốt). Chỉ có thể làm tốt XHHGD mới có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đối với gia đình và xã hội để nhằm mục đích xây dựng con người mới phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân trong cộng đồng có thể tham gia một cách tích cực để góp phần thiết thực vào công tác XHHGD ở địa phương mình đang sinh sống. * Nội dung của biện pháp 6
  5. Tăng cường thêm cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Huy động sự đóng góp tài chính, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng kinh tế, các nhà hảo tâm, các tổ chức tới các hoạt động giáo dục.h * Cách thức tiến hành Để huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục, tôi quan tâm làm tốt những vấn đề sau: Một là: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tham gia cùng làm giáo dục. Để huy động được tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục cần phải xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội, gia đình là nơi đem đến cho trẻ những bài học đầu tiên, thường xuyên và liên tục từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành. Đây là điểm gặp gỡ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Vì nó có tính cảm xúc cao, tính linh hoạt, tính thiết thực, tính thích ứng nhanh nhạy giữa những người trong gia đình và yêu cầu của cuộc sống. Hơn nữa, công tác xây dựng giáo dục bao gồm nhiều mặt, nhiều yêu cầu, nội dung cần được nhìn nhận như một chỉnh thể, nhằm tác động tổng thể vào toàn bộ nhân cách trẻ nên càng cần thiết phải XHHGD. Chính vì vậy, công tác dạy dỗ, chăm sóc, giáo dục trẻ em phải tiến hành từ nhiều phía: Từ gia đình, các cơ quan chuyên môn (Giáo dục, Y tế, Ủy ban DS-GĐ&TE) các đoàn thể xã hội (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, hội Chữ thập đỏ ). Phải lấy nhà trường làm hạt nhân liên kết để tập hợp các lực lượng, các tổ chức xã hội cùng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Bên cạnh nhà trường, gia đình là một đơn vị giáo dục trẻ cực kỳ quan trọng (trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn của giáo dục gia đình). Chính vì vậy, nhà trường phải tiếp nối, phối hợp chặt chẽ với gia đình và thống nhất về mục đích giáo dục. Hai là: Tổ chức các hoạt động, phong trào tạo động lực trong việc huy động tiềm năng của cộng đồng để phát triển giáo dục. Để tạo được bước đột phá trong việc huy động cộng đồng tham gia giáo dục thì công tác tổ chức xã hội hoá giáo dục cần hướng vào việc tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, để cộng đồng có cơ hội thể hiện sự quan tâm của mình đối với giáo dục. Phong trào thi đua “ Dạy tốt - Học tốt ” được 7
  6. toàn xã hội quan tâm. Chính vì vậy, các nhà quản lý giáo dục phải biết thiết kế, tổ chức các hoạt động, các phong trào có sự chứng kiến, tham gia trực tiếp của cộng đồng, đó là những biện pháp “kích cầu” làm thay đổi bộ mặt giáo dục như tổ chức tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, vận động cha mẹ học sinh quan tâm chăm sóc sức khoẻ và tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập, vui chơi; có trách nhiệm cùng nhà trường chăm sóc, dạy đỗ tốt. Đây cũng là dịp vận động nhân dân, các cơ quan, các tổ chức xã hội cùng tham gia xây dựng giáo dục như giúp xây dựng, tôn tạo cảnh quan, môi trường, sửa chữa trường lớp, mua sắm thêm trang thiết bị, đồ dùng học tập phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy dạy và học Bên cạnh đó, bằng việc tổ chức tốt các hội thi trong từng năm học để thu hút được sự quan tâm đông đảo các lực lượng xã hội, mọi thành phần kinh tế, mọi người dân ở địa phương. Trong các cuộc thi không chỉ đơn thuần có sự tham gia của cô và trò mà còn huy động được sự tham gia của các bậc cha mẹ, ông bà, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, đặc biệt có sự tham gia tài trợ của nhiều tổ chức và cá nhân khác trên toàn địa bàn. Ngoài ý nghĩa về tài chính thì việc tuyên truyền làm cho xã hội hiểu rõ vai trò của giáo dục và những công việc đang làm để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, từ đó có sự phối hợp thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục đào tạo. Như vậy, từ việc xác định các nhóm đối tượng, vai trò, tiềm năng của các lực lượng xã hội cần phải biết cách tổ chức sự tham gia của các lực lượng xã hội vào giáo dục một cách có hiệu quả và việc khai thác huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho giáo dục rất cần thiết được tiến hành một cách có kế hoạch, tránh tình trạng tuỳ tiện kém hiệu quả. Ba là: Công khai minh bạch tất cả các khâu trong quá trình thực hiện công tác XHHGD để tạo niềm tin cho nhân dân. Đặc biệt quan tâm, lưu ý công khai kết quả vận động ủng hộ, công khai danh sách cá nhân, tập thể, nhà hảo tâm, mức kinh phí ủng hộ. Chú trọng công khai kế hoạch sử dụng nguồn ủng hộ thật sự hiệu quả góp phần đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, hướng tới quyền lợi của học sinh. 8
  7. Bốn là: Nêu các gương điển hình thực hiện tốt công tác XHHGD đã ủng hộ, hỗ trợ nhà trường, đặc biệt là các bậc cha mẹ học sinh- những người có con em trực tiếp hưởng lợi từ kết quả của công tác XHHGD. * Giải pháp 4: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác XHHGD. * Mục tiêu của biện pháp XHHGD sự nghiệp giáo dục là một chủ trương đúng đắn, nhưng tổ chức để thực hiện thế nào cho có hiệu quả là một thách thức rất lớn đối với các nhà quản lý, những người có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện. “Quản lý là điều khiển, tổ chức là thực hiện công việc”, nên quá trình quản lý chỉ đạo, triển khai thực hiện XHHGD ở mỗi nhà trường, ở mỗi địa phương sẽ có những giải pháp, biện pháp hợp lý để tác động đến cơ chế quản lý và chính sách tạo động lực thu hút đầu tư. Thực tế cho thấy: XHHGD không có nghĩa là buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước mà càng phải thể hiện rõ sự lãnh đạo tập trung, quản lý thống nhất của chính quyền địa phương, phát huy tính năng động sáng tạo của ngành giáo dục, tổ chức sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong một cơ chế tổ chức, điều hành khoa học nhịp nhàng, có chính sách tạo động lực thu hút nguồn lực “nhân lực, tài lực, vật lực” mới mang lại ý nghĩa sâu sắc của công tác XHHGD. Chúng ta biết rằng: nhà nước xây dựng định mức ngân sách đầu tư cho giáo dục một cách hợp lý, đồng thời quy định mức đóng góp của các đối tượng trực tiếp thụ hưởng giáo dục, xây dựng chính sách thu hút nguồn lực đầu tư vào giáo dục như: Các ngành đoàn thể, các lực lượng xã hội và cá nhân đều có trách nhiệm góp phần xây dựng giáo dục và tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, sự tự nguyện, khả năng và điều kiện mà các lực lượng này tham gia trong cơ chế dưới sự điều hành của các cấp chính quyền địa phương. Chính vì vậy, rất cần thiết phải xây dựng cơ chế chính sách huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục. * Cách tiến hành Từ thực tế XHHGD ở đơn vị do tôi quản lí cho thấy: Để giáo dục và nhà trường thực sự phát huy được vai trò chủ động, trung tâm và nòng cốt đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải thực hiện đầy đủ các bước của quá trình tổ chức thực hiện công tác XHHGD từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, điều hành chỉ 9
  8. đạo, kiểm tra, tổng kết cho đến nắm vững thông tin trong từng khâu và xuyên suốt toàn bộ quá trình. Trong công tác xã hội hoá giáo dục thì người Hiệu trưởng cần phải tìm hiểu điều cần quan tâm nhất, ưu tiên nhất ở những vấn đề đó. Người Hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức, tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh của các tổ chức, của mọi lực lượng xã hội. Trong thực tế, Hiệu trưởng nào có đầu óc tổ chức, năng động, sáng tạo, biết phát hiện, huy động, sử dụng các lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành, khai thác được các tiềm năng trong xã hội, sử dụng đúng người, đúng việc thì ở đó nhà trường phát triển mạnh mẽ và công tác xã hội hoá giáo dục cũng thu được nhiều kết quả tốt đẹp. * Giải pháp 5: Thực hiện công tác XHHGD theo đúng tinh thần chỉ đạo của các cấp. * Mục tiêu biện pháp Công tác XHH GD cần nhận được sự đồng thuận, ủng hộ và nhất trí cao từ dư luận, từ PHHS và từ các lực lượng khác thì mới đảm bảo tính hiệu quả. Việc huy động XHH GD phải được công khai, minh bạch, đúng quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ * Nội dung của biện pháp Thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày ngày 03 tháng 8 năm 2018 “Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”; Công văn 1474/SGD ĐT-KHTC ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác XHH giáo dục trong trường Tiểu học; Hướng dẫn 70/PDĐT ngày 21/6/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ngô Quyền về việc thực hiện vận động tài trợ trong các cơ sở giáo dục. * Cách tiến hành - Cuối mỗi năm học, nhà trường xây dựng báo cáo đánh giá tình trạng cơ sở vật chất của năm học cũ, nhu cầu bổ sung cho năm học mới - Triển khai các cuộc họp thông qua chủ trương vận động - Xây dựng Kế hoạch vận động tài trợ và công bố công khai trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày. - Gửi hồ sơ về Phòng Giáo dục và Đào tạo để xin phê duyệt. 10
  9. - Thành lập tổ tài trợ sau khi đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt - Gửi Thư ngỏ đến các tổ chức, cá nhân vận động tài trợ, ủng hộ - Tiếp nhận tài trợ, lập sổ theo dõi và viết biên lai tài chính đầy đủ đến từng tổ chức, cá nhân tài trợ. - Xây dựng và công khai Kế hoạch sử dụng nguồn tài trợ, ủng hộ - Để tiến hành một cách công khai minh bạch, được sự đồng thuận cao cần lưu ý: + Ngay từ khi Xây dựng báo cáo, các Kế hoạch đều được thông qua, xin ý kiến qua các cuộc họp, đặc biệt là cuộc họp Phụ huynh học sinh toàn trường. + Nội dung công khai đều được thực hiện một cách nghiêm túc từ lúc xây dựng kế hoạch đến khi tiếp nhận các nguồn tài trợ và quyết toán kinh phí. + Việc thu- chi đảm bảo chính xác, có thiết lập hồ sơ quản lý. Việc sử dụng nguồn vận động đảm bảo hợp lý, mang lại hiệu quả cao, đối tượng hưởng lợi trực tiếp là học sinh. * Điều kiện thực hiện biện pháp Hiệu trưởng phải nghiên cứu thật kĩ các văn bản hướng dẫn về công tác XHHGD; triển khai thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn. Đề xuất chủ trương và xin ý kiến Phòng Giáo dục và Đào tạo Chủ trương chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của Phòng GD&ĐT II.1.Tính mới, tính sáng tạo: Trước đây việc Xã hội hoá giáo dục mới chỉ được thể hiện bó hẹp thông qua một số giáo viên chủ nhiệm và PHHS. Chưa huy động được cộng đồng, xã hội, chưa phát huy được sự sáng tạo trong tất cả các cán bộ công nhân viên cũng như các cấp uỷ đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội tham gia giáo dục. Việc XHHGD được lồng ghép mềm dẻo, linh hoạt và hợp lí trong tất cả các các cuộc họp. Ví dụ như trong giao ban hàng tháng tại địa phương, tại các cuộc hội thảo hoặc hội nghị chuyên đề về công tác tài chính, đề án quy hoạch xây dựng trường lớp. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn về công tác XHHGD, nhà trường đã vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các hình thức sao cho đạt hiệu quả cao nhất, được sự đồng thuận cao của phụ huynh, giáo viên và dư luận xã hội như: 11
  10. - Thay đổi phương pháp tuyên truyền, phương pháp này khuyến khích các cấp các ngành cùng vào cuộc nhằm phát huy tất cả những khả năng tốt nhất của mình thông qua việc giao tiếp, trao đổi giữa phụ huynh học sinh với giáo viên, giữa phụ huynh học sinh với phụ huynh học sinh. Giáo viên có vai trò như những nhà thiết kế, tư vấn và hỗ trợ nhằm giúp phụ huynh học sinh hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với nhà trường trong đó có con em của họ. - Tăng cường tối đa việc tuyên truyền trao đổi thông qua giao tiếp và tại các hội nghị giao ban để mỗi thành viên có cơ hội vận dụng chính những cơ sở pháp lý, lí thuyết mình đã nắm được để tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng. - Huy động được sự tham gia đóng góp không chỉ giáo viên mà cả chính phụ huynh. Bằng cách tận dụng mạng Internet, xây dựng trang Website nội bộ, Nhà trường đã tạo nên kênh thông tin tích cực cho phụ huynh. Đồng thời lắng nghe những chia sẻ, đóng góp của phụ huynh để từng bước hoàn thiện công tác của mình. II.2. Khả năng áp dụng nhân rộng cao được thể hiện ở hai mặt - Về đối tượng : Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh, phụ huynh và các lực lượng tham gia giáo dục. - Về phạm vi: Không chỉ áp dụng đối với bậc tiểu học mà còn là cơ sở tiền đề đối với các cấp. Sáng kiến này có thể tiếp tục áp dụng có chiều sâu trong các năm học tiếp theo tại nhà trường và có thể nhân rộng mô hình các trường TH cũng như THCS II. 3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp a. Hiệu quả kinh tế: Năm học 2019-2020, nhà trường đã huy động được kinh phí gần 500 triệu đồng đầu tư cơ sở vật chất phòng Tin học, phòng Hội trường và cải tạo nâng tải đường điện. Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư khang trang hiện đại tạo môi trường giáo dục tốt nhất đáp ứng nguyện vọng của PHHS và sự phát triển chung của xã hội b. Hiệu quả về mặt xã hội: Lòng tin của nhân dân, phụ huynh học sinh được nâng lên đối với nhà trường. Sẵn sàng chia sẻ cùng nhà trường đáp ứng nhu cầu học tập của học 12
  11. sinh. Chất lượng giáo dục được nâng lên góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội địa phương. c. Giá trị làm lợi khác: - Giúp giáo viên, phụ huynh, học sinh thấy được tầm quan trọng của công tác XHHGD. - Giúp giáo viên biết áp dụng các biện pháp nâng cao Công tác XHHGD không chỉ là huy động thuần tuý về vật lực mà còn huy động cả việc tạo điều kiện tốt nhất của cộng đồng trong việc đồng thuận giáo dục học sinh ở trường Tiểu học. - Sáng kiến sẽ là tài liệu tham khảo cho những cán bộ quản lý, giáo viên yêu thích, say mê tìm hiểu về việc nghiên cứu khi làm công tác giáo dục. - Làm nền tảng vững chắc để hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Từ việc quan tâm đến công tác Xã hội hóa giáo dục, với hiệu quả mà công tác XHHGD mang lại cho các nhà trường sẽ tạo tiền đề giúp Cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, với hoạt động giảng dạy sẽ là động lực thúc đẩy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh. Quận Ngô Quyền, ngày 25 tháng 02 năm 2020 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Thu Hương 13