SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn lịch sử thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình Lịch sử địa phương

docx 52 trang Giang Anh 26/09/2024 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn lịch sử thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình Lịch sử địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_mon_lich_su_thong_qua_san_pha.docx
  • pdfLê Thị Mơ_ Ngô Thị Song Thao_ Trần Thị Kim Phương-THPT Nam Đàn 1-Lịch sử.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn lịch sử thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình Lịch sử địa phương

  1. Quá đó, giáo viên có thể đánh giá học sinh toàn diện hơn nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá khác. Bên cạnh phát triển năng lực, phương pháp kiểm tra, đánh giá này còn bồi dưỡng cho các em phẩm chất chăm chỉ, trung thực, , đặc biệt là lòng tự hào, trân trọng và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy những truyền thống, thành quả tốt đẹp của quê hương. Thực sự đề tài mà chúng tôi thực hiện có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, phù hợp với bối cảnh, chủ trương đổi mới hiện nay của ngành. Đề tài này chúng tôi mới tổ chức thực nghiệm ở một số tiết kiểm tra, đánh giá học sinh trường THPT Nam Đàn 1. Tuy nhiên, trên khung kế hoạch tiết kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp dự án mà chúng tôi đã xây dựng thì đề tài này có thể áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông, không chỉ dành cho môn Lịch sử mà còn có thể vận dụng cho các môn học khác. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra, đánh giá nào cũng có ưu điểm và hạn chế của nó. Thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng dự án này, giáo viên và học sinh mất khá nhiều thời gian, công sức và cả kinh phí thực hiện. Để thực hiện phương pháp này nó đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, có tinh thần muốn đổi mới, sáng tạo, chăm chỉ, nghiêm túc trong công việc, vì sự phát triển của học sinh. Giáo viên cần chuẩn bị một kế hoạch cho tiết kiểm tra, đánh giá cẩn thận, chu đáo theo các bước như chúng tôi đã vạch ra, biết khơi dậy cho học sinh mong muốn thực hiện dự án. Nó cũng cần sự phối hợp của nhà trường, phụ huynh và nhiều tổ chức, cơ quan, nơi học sinh đến thực hiện dự án. 2. Kiến nghị: Từ thực tế đó, để đề tài của chúng tôi được áp dụng tốt trong hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên các trường phổ thông, chúng tôi mạnh dạn kiến nghị: Một là, đề nghị Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An đưa ra chủ trương thực hiện kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp dự án trong các môn học, thực hiện thông tư 26 và 20 của Bộ giáo dục & Đào tạo về kiểm tra, đánh giá. Đây là cơ sở pháp lí để giáo viên các trường phổ thông thực hiện. Hai là, các trường phổ thông đưa vấn đề kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp dự án vào trong kế hoạch chuyên môn của nhà trường hàng năm và tạo điều kiện về thời gian, có thể hỗ trợ về phương tiện, kinh phí cho giáo viên và học sinh thực hiện. Ba là, phụ huynh học sinh ủng hộ các em về tinh thần và vật chất, không coi môn Lịch sử là môn học "phụ", tạo điều kiện cho học sinh thực hiện tốt dự án học tập. Bốn là, các địa phương, di tích, cơ quan- nơi có các công trình học sinh muốn đến tìm hiểu- sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong quá trình thực hiện dự án. 43
  2. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi được áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông để giá trị của nó được phát huy, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục của ngành. Sáng kiến này cũng là dịp để chúng tôi tổng kết hoạt động thực tiễn, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, sáng kiến còn có nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học xét duyệt và của bạn đọc để chúng làm tốt hơn trong công tác chuyên môn của mình. Xin chân thành cảm ơn! 44
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Sở GD và ĐT Nghệ An. 2. Bộ GD&ĐT, Trường đại học sư phạm Hà Nội, tài liệu tập huấn: Hướng dẫn thực hiện chương trình môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hà nội, 2019 3. Bộ GD&ĐT, mô đun 1: Tìm hiểu chương trình phổ thông tổng thể, 2020 4. Bộ GD&ĐT, mô đun 3: Kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Lịch sử, 2021 5. Bộ trưởng GD&ĐT, thông tư 26/ /2020/TT-BGDĐT, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số58/2011/TT-BGDĐT, Hà Nội, 2020 6. Bộ trưởng GD&ĐT, thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT, Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, Hà Nội, 2021 7. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Tài liệu kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Tài liệu tập huấn. 45
  4. PHỤ LỤC 1. Một số hình ảnh và đường link vi deo học sinh báo cáo sản phẩm dự án học tập có chủ đề: Nghệ An trong công cuộc đổi mới hiện nay ( từ 1986 đến nay) Vi deo: Vi deo báo cáo sự đổi mới của Nam Đàn trong lĩnh vực nông nghiệp IdQuSXig Vi deo báo cáo sự đổi mới của Nam Đàn trong lĩnh vực công nghiệp Vi deo báo cáo sự đổi mới của Nam Đàn trong lĩnh vực dịch vụ- du lịch Vi deo báo cáo sự đổi mới của Nam Đàn trong lĩnh vực thủ công nghiệp- thương nghiệp 46
  5. Hình ảnh: 47
  6. 2. Gợi ý về mục tiêu và bộ câu hỏi định hướng tiết kiểm tra, đánh giá bằng dự án một số chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương: 1.1. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá thông qua sản phẩm dự án học tập với với chủ đề: Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Nghệ An trong sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc trong giai đoạn lịch sử từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIX. * Mục tiêu của tiết kiểm tra, đánh giá - Năng lực lịch sử: + Khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử để tìm hiểu về một nhân vật lịch sử và di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật đó trong giai đoạn lịch sử từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIX. + Trình bày tóm tắt được tiểu sử và đóng góp của nhân vật trong sự nghiệp giải phóng dân tộc + Trình bày được vị trí địa lí, giá trị lịch sử của di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật. + Đánh giá được công tác bảo tồn và khai thác các giá trị lịch sử của di tích trong tuyên truyền, giáo dục truyền thống bảo vệ Tổ quốc của dân tộc và trong hoạt động du lịch. 49
  7. + Vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tin học, năng lực ngôn ngữ. - Phẩm chất: Rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ chung của cả nhóm. Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của địa phương, dân tộc; ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử văn hóa của địa phương, dân tộc. * Xây dựng bộ câu hỏi định hướng - Xác định được một một nhân vật lịch sử và di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật đó trong giai đoạn lịch sử từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIX. - Trình bày tóm tắt được tiểu sử và đóng góp của nhân vật trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Trình bày được vị trí địa lí, giá trị lịch sử của di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật. - Đánh giá được công tác bảo tồn và khai thác các giá trị lịch sử của di tích trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống bảo vệ Tổ quốc của dân tộc và trong hoạt động du lịch. - Vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử. - Chia sẻ thông điệp hoặc liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và phát triển di tích. 2.2. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá thông qua sản phẩm dự án học tập với với chủ đề: Giáo dục Nghệ An trong giai đoạn lịch sử từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. *Mục tiêu của tiết kiểm tra, đánh giá - Năng lực lịch sử: + Khai thác và sử dụng các tư liệu để tìm hiểu về tình hình giáo dục Nho học trên địa bàn tỉnh Nghệ An (hoặc một địa phương trên địa bàn tỉnh) trong giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. + Trình bày khái quát được những thành tựu đạt được và hạn chế của nền giáo dục Nho học thời phong kiến trên địa bàn tỉnh Nghệ An (hoặc một địa phương trên địa bàn tỉnh). + Đánh giá được việc kế thừa truyền thống hiếu học của Nghệ An trong những năm gần đây ở địa phương. + Vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển giáo dục của địa phương. 50
  8. - Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tin học, năng lực ngôn ngữ. - Phẩm chất: Rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ chung của cả nhóm. Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống hiếu học của địa phương, dân tộc; ý thức trách nhiệm trong việc học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng địa phương, đất nước. * Xây dựng bộ câu hỏi định hướng + Xác định được một địa phương trên địa bàn tỉnh, huyện ở Nghệ An cần tìm hiểu về nền giáo dục Nho học trong giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. + Trình bày khái quát được những thành tựu đạt được và hạn chế của nền giáo dục Nho học thời phong kiến ở địa phương. + Đánh giá được việc kế thừa truyền thống hiếu học của Nghệ An trong những năm gần đây. + Vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển giáo dục của tỉnh Nghệ An (hoặc địa phương). + Chia sẻ thông điệp hoặc liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc kế thừa truyền thống hiếu học để từ đó ra sức học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng tỉnh Nghệ An (hoặc địa phương) ngày càng giàu mạnh. 51