SKKN Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm một số dạng bài nghị Luận văn học thường gặp

doc 17 trang thulinhhd34 11675
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm một số dạng bài nghị Luận văn học thường gặp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_giup_hoc_sinh_nang_cao_ky_nang_lam_mot_so_dan.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm một số dạng bài nghị Luận văn học thường gặp

  1. - Rèn kĩ năng lập dàn ý: + Dàn ý thể hiện nội dung sơ lược của bài văn. Lập dàn ý giúp người viết có cái nhìn bao quát, điều chỉnh, sắp xếp nội dung và phân chia thời gian cho từng phần một cách thỏa đáng. Nếu không lập dàn ý, bài văn rất dễ bị trùng lặp, lộn xộn. Một dàn ý không thể quá sơ sài, song cũng không thể quá phức tạp, rườm rà; điều quyết định là thể hiện sự lập luận chặt chẽ, hợp lô gíc + Muốn lập được dàn ý, trước hết phải xác định được luận điểm. Luận điểm là linh hồn của bài văn nghị luận. Luận điểm không xác đáng, không quan trọng, không gây chú ý thì bài nghị luận coi như không có ý nghĩa. Do đó, việc lựa chon và nêu luận điểm có tầm quan trọng đặc biệt cần được quan tâm đúng mức. Khi gặp đề “nổi” nên dựa vào những từ ngữ có sẵn trong bài mà xây dựng tiêu đề cho các luận điểm. Đối với lọai đề “chìm”, việc xác định luận điểm có phức tạp hơn. Để có thể tìm được luận điểm với cần có hiểu biết chắc chắn về nhân vật, về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, về kiến thức lí luận văn học Người viết phải có năng lực khái quát, tổng hợp nhất định. + Sau khi có luận điểm, nhất thiết phải xây dựng được các luận cứ. Bài văn nghị luận không thể có sức thuyết phục nếu chỉ có luận cứ. Chỉ khi nào có hệ thống luận cứ thì mới hình thành được dàn ý đại cương. Bài viết phong phú hay sơ sài phần nhiều phụ thuộc vào việc người viết có tìm đủ luận cứ hay không. Luận cứ là nền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận. - Huy động các kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. * Các bước tiến hành. - Tìm hiểu đề: + Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ. + Thao tác lập luận. + Phạm vi dẫn chứng. - Tìm ý: có nhiều cách tìm ý: + Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào? + Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm - Lập dàn ý: + Mở bài: • Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí, ) • Dẫn bài thơ, đoạn thơ. + Thân bài: • Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý) • Bình luận về vị trí bài thơ, đoạn thơ. 7
  2. + Kết bài: đánh giá vai trò, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. a2. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. * Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. - Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi: giá trị nội dung nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích hoặc so sánh nhiều tác phẩm, nhiều đoạn trích văn xuôi với nhau, nghị luận về nhân vật văn học, sự kiện văn học - Người viết cần thể hiện được những hiểu biết đúng đắn về tác phẩm hay đoạn trích, chỉ ra những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, Việc phân tích, bình luận cần khách quan, khoa học dựa trên văn bản. * Kĩ năng cần rèn luyện. - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề: + Nắm chắc thao tác nghị luận mà đề bài yêu cầu + Xác định trúng nội dung của đề + Phạm vi tư liệu cần sử dụng ( Tư liệu chính và tư liệu phụ) - Rèn kĩ năng lập dàn ý: + Dàn ý thể hiện nội dung sơ lược của bài văn. Lập dàn ý giúp người viết có cái nhìn bao quát, điều chỉnh, sắp xếp nội dung và phân chia thời gian cho từng phần một cách thỏa đáng. Nếu không lập dàn ý, bài văn rất dễ bị trùng lặp, lộn xộn. Một dàn ý không thể quá sơ sài, song cũng không thể quá phức tạp, rườm rà; điều quyết định là thể hiện sự lập luận chặt chẽ, hợp lô gíc + Muốn lập được dàn ý, trước hết phải xác định được luận điểm. Luận điểm là linh hồn của bài văn nghị luận. Luận điểm không xác đáng, không quan trọng, không gây chú ý thì bài nghị luận coi như không có ý nghĩa. Do đó, việc lựa chon và nêu luận điểm có tầm quan trọng đặc biệt cần được quan tâm đúng mức. Khi gặp đề “nổi” nên dựa vào những từ ngữ có sẵn trong bài mà xây dựng tiêu đề cho các luận điểm. Đối với lọai đề “chìm”, việc xác định luận điểm có phức tạp hơn. Để có thể tìm được luận điểm với cần có hiểu biết chắc chắn về nhân vật, về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, về kiến thức lí luận văn học Người viết phải có năng lực khái quát, tổng hợp nhất định. + Sau khi có luận điểm, nhất thiết phải xây dựng được các luận cứ. Bài văn nghị luận không thể có sức thuyết phục nếu chỉ có luận cứ. Chỉ khi nào có hệ thống luận cứ thì mới hình thành được dàn ý đại cương. Bài viết phong phú hay sơ sài phần nhiều phụ thuộc vào việc người viết có tìm đủ luận cứ hay không. Luận cứ là nền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận. - Huy động các kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. * Các bước tiến hành. - Tìm hiểu đề, xác định vấn đề cần làm rõ: 8
  3. + Các thao tác nghị luận. + Phạm vi dẫn chứng. - Tìm ý. - Lập dàn ý: + Mở bài: • Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác ) • Dẫn nội dung nghị luận + Thân bài: • Ý khái quát: tóm tắt tác phẩm. • Làm rõ nội dung, nghệ thuật theo định hướng của đề. • Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích. + Kết bài: nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo). b. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (dạng bài nghị luận văn học chứng minh một nhận định). * Nội dung yêu cầu: - Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là bàn luận về một nhận định, đánh giá liên quan đến các vấn đề văn học nhằm giải thích, phân tích, bình luận những luận điểm được đề cập xung quanh vấn đề được bàn luận trên cơ sở đó, rút ra những vấn đề có tính chất cơ bản về tư tưởng hoặc thẩm mĩ - Người viết bài cần thể hiện khả năng lí giải, phân tích, đồng thời bộc lộ rõ quan điểm, thái độ của bản thân. * Kĩ năng cần rèn luyện: - Xác định đúng nội dung vấn đề nghị luận văn học đặt ra trong đề bài, hình thành các ý nghị luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Người viết cần nắm được bản chất vấn đề nghị luận đồng thời phải biết nhìn nhận, soi chiếu vấn đề đó từ nhiều phía để có cái nhìn toàn diện, biết đánh giá và phản biện. Chú ý tán đồng hoặc trao đổi, phê phán đều phải có lí lẽ xác đáng, cơ sở khoa học, tránh suy diễn, áp đặt - Huy động kiến thức văn học và những trải nghiệm của bản thân để tạo lập văn bản nghị luận về một vấn đề nghị luận văn học. Kiến thức được nêu ra cần có sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tri thức phổ quát và nhận thức chủ quan của bản thân; nhưng quan trọng nhất là cần một tri thức rộng và sâu, những trải nghiệm của bản thân cần được trình bày một cách hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. * Các bước tiến hành: - Tìm hiểu đề: + Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định. + Xác định thao tác. + Phạm vi tư liệu. - Tìm ý: - Lập dàn ý: 9
  4. + Mở bài: • Giới thiệu khái quát ý kiến nhận định. • Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó. + Thân bài: triển khai các ý kiến, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định. + Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân. Hướng dẫn học sinh cách làm một đề bài cụ thể: Đề bài: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hướng dẫn cách làm: (a).Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: nghị luận văn học dạng chứng minh một nhận định về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. - Vấn đề nghị luận: nêu ý kiến về nhận định ở đề bài – nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ông đồ” – Vũ Đình Liên. - Phạm vi: bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. (b).Tìm ý: * Giải thích nhận định: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. - Hồn: nội dung, ý nghĩa bài thơ. - Xác: hình thức nghệ thuật * Chứng minh nhận định: bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ “hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” - Luận điểm 1: bài thơ hay ở phần “hồn” (nội dung) + Luận điểm phụ 1: ở hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ thời kỳ huy hoàng. • Dẫn chứng 1: “hoa đào nở”, “bày mực tàu giấy đỏ ” • Dẫn chứng 2: “Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài” + Luận điểm phụ 2: hai khổ thơ tiếp theo là bức tranh ông đồ thời nay. • Dẫn chứng 1: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng ” • Dẫn chứng 2: “Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” • Dẫn chứng 3: “Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay” + Luận điểm phụ 3: khổ thơ cuối tác giả bày tỏ nỗi lòng, niềm thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị mai một. 10
  5. Dẫn chứng: “Năm nay đào lại nở Hồn ở đâu bây giờ?” - Luận điểm 2: bài thơ hay ở phần “xác” (hình thức). + Dẫn chứng 1: nhan đề + Dẫn chứng 2: mạch cảm xúc, kết cấu bài thơ + Dẫn chứng 3: thể thơ, hình ảnh thơ, kết cấu, các biện pháp tu từ. + Dẫn chứng 4: nhịp điệu bài thơ * Đánh giá, mở rộng: (c).Lập dàn ý: (c1).Mở bài - Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ “Ông đồ” - Trích dẫn nhận định (c2).Thân bài * Giải thích nhận định: - “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” + Hồn tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ. + Xác tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ - Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật. - Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. * “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài - Bài thơ hay ở phần “hồn” (nội dung): bài thơ “Ông đồ” thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời; là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống của dân tộc (thú chơi câu đối ngày Tết) bị tàn phai. + Ở hai khổ thơ đầu, qua hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng, tác giả gửi gắm niềm kính trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. • Ông đồ xuất hiện bên phố phường đông đúc vào mỗi dịp tết đến xuân về. Không khí mùa xuân, hình ảnh “hoa đào nở” đã tươi thắm nay lại thêm 11
  6. “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Từ “lại” diễn tả sự xuất hiện đều đặn của ông đồ với mùa xuân cùng với công việc viết chữ nho. •Dòng người đông đúc đều quan tâm và ngưỡng mộ, khâm phục tài viết chữ của ông đồ. (Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài). Nghệ thuật so sánh và thành ngữ “Như phượng múa rồng bay” làm toát lên vẻ đẹp của nét chữ phóng khoáng, bay bổng, -> Ông đồ trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, là đối tượng của sự ngưỡng mộ. Đó là thời chữ nho được mến mộ, nhà nho được trọng dụng. + Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng, lẻ loi giữa giữa dòng đời xuôi ngược. • Mùa xuân vẫn tuần hoàn theo thời gian, phố vẫn đông người qua nhưng ông đồ bị lãng quên, nho học bị thất sủng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông đồ viết. • Câu hỏi tu từ và biện pháp nghệ thuật nhân hóa (Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu) -> Nỗi buồn như lan tỏa, thấm cả vào những vật vô tri vô giác, tất cả như đồng cảm với nỗi niềm của ông đồ trước con người, thời thế. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay) gợi không gian buồn thảm, vắng lặng nhấn mạnh sự lẻ loi, bẽ bàng của ông đồ -> Một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một, chữ nho đã trở nên lỗi thời, những người như ông đồ bị rơi vào quên lãng. Ông đồ trở thành “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” + Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng, khơi gợi ở người đọc niềm thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị mai một. • Tết đến, xuân về, hoa đào vẫn nở nhưng không còn thấy ông đồ xưa -> Sau mỗi năm ông đồ đã già và giờ đây đã trở thành người thiên cổ. • Câu hỏi tu từ thể hiện niềm cảm thương của tác giả cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc những giá trị tốt đẹp bị lụi tàn và không bao giờ trở lại. - Bài thơ hay ở phần “xác” (hình thức). + Nhan đề bài thơ ngắn gọn nhưng gợi nhiều liên tưởng, chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. + Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên theo dòng thời gian. Kết cấu bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời của ông đồ: Mở đầu câu chuyện ông đồ là tâm điểm mọi sự chú ý của công chúng, cùng thời gian ông dần bị quên lãng, đến cuối bài thơ ông đồ đã chìm vào quá khứ, từ đó nhà thơ bộc lộ tự nhiên niềm thương người và tình hoài cổ trước cảnh cũ người đâu. + Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô 12
  7. đọng, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ. Hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Kết cấu đầu cuối tương ứng, sử dụng câu hỏi tu từ, nhân hóa, bút pháp tả cảnh ngụ tình, gieo vào lòng người đọc niềm tiếc thương, day dứt. + Giọng điệu trầm lắng, xót xa thể hiện đúng tình cảnh của nhân vật trữ tình và hồn thơ của tác giả. * Đánh giá, nâng cao - Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ông đồ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi niềm cảm thương chân thành đối với những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc giá trị văn hóa tốt đẹp bị lụi tàn. - Bài học cho người nghệ sĩ: Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức. Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật. - Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ. (c3).Kết bài - Khẳng định lại vấn đề - Liên hệ 5.Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống các dạng đề bài tham khảo. a. Đề nghị luận về tác phẩm văn học. - Đề 1: Sức hấp dẫn từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long - Đề 2: phân tích vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ sau: “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (“Cảnh ngày xuân” – Nguyễn Du, SGK Ngữ Văn 9, tập 1) - Đề 3: cảm nhận của em về hình tượng nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng, Ngữ Văn 9, tập I, NXB GDVN, 2010). Liên hệ với nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” (Nam Cao, Ngữ Văn 8, tập I, NXB GDVN, 2010) để thấy được vẻ đẹp của tình phụ tử. b. Đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (nghị luận văn học chứng minh một nhận định). 13
  8. - Đề 1: Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Du là một con người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời” (Nguyễn Du toàn tập – Mai Quốc Liên, NXB Văn học, 1996). - Đề 2: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của Thanh Hải. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên. - Đề 3: Trong bài “ Mấy nét khái quát về Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945” có viết: “ Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân, đặc biệt thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử”. (Văn học 9, tập 2- NXBGD 2001- Trang 75) Em hãy phân tích một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 để làm sáng tỏ nhận xét trên. - Đề 4: Hilde Domin (1909 – 2006), nữ nhà văn Đức từng viết: “Văn chương không chỉ làm rõ sự thật như nó vốn có; văn chương còn chỉ rõ sự giằng xé giữa những gì vốn có và những gì có thể hoặc nên có” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích 02 tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trường THCS Gia Khánh và áp dụng cụ thể cho các đối tượng học sinh lớp 8,9 và các đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn 8,9; học sinh giỏi môn khoa học xã hội. Ngoài ra,sáng kiến còn có thể nhân rộng – có thể áp dụng cho các đối tượng học sinh giỏi,học sinh đại trà các lớp 8,9 ở các trường THCS khác trong huyện,trong tỉnh để nâng cao chất lượng,hiệu quả bài viết nghị luận văn học. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học là việc rất cần thiết, nhằm hướng các em học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi môn Ngữ văn biết cách viết văn, sống nhân văn, tiếp cận cuộc sống một cách thực tế, nhạy bén. Bởi văn học bắt nguồn từ đời sống và đưa văn học trở về với đời sống, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy logic, khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp của những áng thơ văn, bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp. Và hơn lúc nào hết, người thầy có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh, nhất là học sinh giỏi về kiểu bài nghị luận văn học. Để các em học sinh thực sự tạo lập được những bài nghị luận văn học có linh hồn, sức sống, đi vào lòng người, chinh phục người đọc bằng con đường tình cảm – mà xưa nay khi đã chinh phục được trái tim người đọc thì tác phẩm có giá trị lâu bền, giá trị nhân văn sâu sắc. 14
  9. Đây là một sáng kiến có ý nghĩa thiết thực đối với công tác dạy học Ngữ văn nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn nói riêng mà tôi đã áp dụng trong năm học 2017-2018 để hướng dẫn cho học sinh làm bài nghị luận văn học. Sau khi áp dụng sáng kiến này vào thực tiễn giảng dạy, chất lượng bài văn nghị luận văn học của học sinh lớp tôi trực tiếp giảng dạy đã nâng cao rõ rệt, giờ các em không chỉ biết làm bài đúng hướng mà đã hiểu bản chất của kiểu bài này, không thấy khó và bài viết không còn khô khan như trước nữa. Biết lấy dẫn chứng trong các tác phẩm văn học, từ thực tế cuộc sống để đưa vào bài; nhiều bài đã có sức hút và lay động được người đọc. Nhờ áp dụng sáng kiến này mà kết quả học tập năm học tiếp theo (2017 - 2018) tại các lớp do tôi tiếp tục theo dạy, chất lượng của các bài viết về dạng bài nghị luận văn học được nâng lên rõ rệt. Bảng so sánh kết quả khi chưa áp dụng và khi đã áp dụng sáng kiến Số học sinh chưa biết Số học sinh biết làm Số học sinh làm bài tốt làm bài (1 – dưới 5 bài ở mức TB, khá (5 – (8 – 9 điểm) điểm) 7 điểm) Lớp Sĩ số Năm Năm Tăng Năm Năm Tăng Năm Năm Tăng học học (+) học học (+) học học (+) 2016- 2017- Giảm 2016- 2017- Giảm 2016- 2017- Giảm 2017 2018 (-) 2017 2018 (-) 2017 2018 (-) 9A 35 12 03 - 9 20 18 - 2 3 13 + 10 9C 37 16 08 - 8 20 19 - 1 01 10 + 9 HSG 05 3 0 - 3 2 03 + 1 0 02 + 2 Văn HSG 12 3 01 - 2 6 07 + 1 3 04 + 1 KHXH Nhận xét: Qua bảng so sánh kết quả năm học 2017 - 2018 so với năm học 2016 – 2017 cho thấy: Số học sinh làm bài còn yếu đã giảm; số học sinh ở mức trung bình và khá đã giảm ở các lớp đại trà; đặc biệt số học sinh khá, giỏi tăng cao. - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): không. d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Đối với giáo viên. - Giáo viên dạy Ngữ văn THCS đều có thể áp dụng sáng kiến. - Để áp dụng sáng kiến được hiệu quả hơn, giáo viên có thể nghiên cứu thêm tài liệu, vận dụng thêm các kĩ năng khác. 15
  10. - Ngoài ra, giáo viên phải học tập cách viết văn nghị luận văn học của các cây bút lớn, tham khảo và tìm đọc các bài văn nghị luận văn học trên sách báo và các phương tiện thông tin. * Đối với học sinh. - Dù giáo viên có áp dụng, chuẩn bị các kĩ năng, phương pháp tốt đến đâu mà học sinh không cố gắng, không vận dụng và không thường xuyên tập viết các bài nghị luận văn học thì cũng không thể thành công. Vì vậy, các em cũng cần thường xuyên học tập, rèn luyện để bài viết tốt bài văn nghị luận văn học. - Học sinh có thái độ hợp tác trong giờ học, có ý thức tự học, chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Phạm vi/Lĩnh STT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ vực áp dụng sáng kiến Hoạt động dạy Giáo viên Ngữ văn trường Trường THCS Gia 1 học, bồi dưỡng THCS Khánh học sinh giỏi Lớp 8A, 9A - 2 Học sinh lớp 8,9 Trường THCS Gia Hoạt động học Khánh Lớp 8A, 9A - Đội tuyển HSG môn Ngữ văn 3 Trường THCS Gia Bồi dưỡng HSG 8,9 Khánh Đội tuyển HSG môn khoa học Lớp 8A - Trường 4 Bồi dưỡng HSG xã hội THCS Gia Khánh Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn Bình Xuyên, ngày 15 tháng 01 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thùy Linh 16