SKKN Giúp trẻ rối loạn phát triển hòa nhập cộng đồng thông qua việc chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường Mầm non

doc 14 trang binhlieuqn2 07/03/2022 58485
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp trẻ rối loạn phát triển hòa nhập cộng đồng thông qua việc chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_tre_roi_loan_phat_trien_hoa_nhap_cong_dong_thong_q.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Giúp trẻ rối loạn phát triển hòa nhập cộng đồng thông qua việc chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường Mầm non

  1. Giáo viên là cầu nối giữa những trẻ rối loạn phát triển và trẻ bình thường trong quá trình trẻ học hòa nhập. Trẻ đến trường cô giáo là người thay thế cha mẹ trẻ sống trong môi trường giáo dục, những người tác động đến trẻ là cô giáo, là các bạn. Vậy khi trẻ bị các bạn xa lánh, kỳ thị cô là người xóa đi sự xa lánh và kỳ thị đó. Bằng cách cô luôn tạo ra nhiều tình huống để trẻ được chơi với bạn, cho trẻ được chơi với các bạn thông minh, nhanh nhẹn có ngôn ngữ giao tiếp tốt để trẻ nhanh chóng tiếp cận học bạn nhanh hơn. Trong nhóm bạn bè cùng lớp thường có những hành vi, câu nói không tốt thậm chí không chơi với bạn cô là người phân tích, giảng giải cho trẻ hiểu để các bạn chơi với trẻ và giúp bạn làm một số công việc đơn giản như: Giúp bạn nhặt đồ chơi, dạy bạn hát, dạy bạn đọc thơ, Với tâm lý của trẻ rất thích làm người lớn mà công việc của cô giáo không thể làm hết, cô có thể giao cho một nhóm bạn thay cô làm một số công việc với trẻ tự kỷ: Hôm nay bạn Hoa, Hùng giúp cô chơi với bạn Hưng , dạy bạn Hưng nói từ “Cô, Bà, Mẹ”. Ngày mai bạn Lan, Thủy, Trang giúp cô chơi với bạn Hưng, dạy bạn Hưng nói từ “Trường, lớp”; thông qua các hoạt động chơi đóng vai trẻ được thể hiện vai chơi mình thích, hướng dẫn bạn chơi cùng mình cứ như vậy mỗi ngày một nhóm cùng với công việc khác nhau sự kỳ thị của các bạn không còn nữa mà còn tạo nên sự thân thiện giữa trẻ với trẻ ngày càng tốt hơn, trẻ cảm thấy thích thú hơn khi được học bạn, dạy bạn, cùng nhau chia sẻ trong nhóm bạn bè. Tạo mối quan hệ thân thiện với trẻ rối loạn phát triển trong lớp không phải là khó nhưng đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong mọi hoạt động cho trẻ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nói, được làm, được chia sẻ đó là một thành công lớn, là niềm hy vọng của phụ huynh. *Môi trường gia đình: Trong quá trình phát triển và lớn lên của những trẻ bị RLPT không thể thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của những người thân trong gia đình trẻ. Nó có tác động sâu sắc đến trẻ về mọi mặt. Phụ huynh yêu thương con, sãn sàng hy sinh tất cả vì con, phụ huynh hiểu con hơn ai hết, phụ huynh có nhiều tình huống tự nhiên trong can thiệp hơn bất kỳ lực lượng can thiệp nào khác – điều đó rất có ý nghĩa vì trẻ không cần thêm quá trình chuyển đổi giữa các tình huống tự tạo sang tình huống thực tế trong sinh hoạt đồng thời phụ huynh có khá nhiều thời gian bên con chính vì vậy việc thúc đẩy tạo môi trường học thân thiện tại gia đình trẻ là điều mà nhà trường luôn hướng tới. Gia đình tràn ngập yêu thương, hạnh phúc sẽ cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến, soi sáng trí tuệ để trẻ phát triển toàn diện, đồng thời sẽ bồi dưỡng phát triển tính cách lành mạnh trong trẻ. Sự quan tâm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ cùng sự hiểu biết và những tương tác phù hợp là điều tuyệt vời trong quá trình phát triển của trẻ rối loạn phát triển. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tăng cường việc trao đổi nhằm cung cấp thêm thông tin về những biểu hiện, hội chứng của trẻ tại trường, giúp phụ huynh hiểu hơn về con. Cung cấp những nội dung giáo dục hòa nhập tại lớp cho phụ huynh học sinh để phụ huynh kết hợp với giáo viên trong mọi tình huống tạo điều kiện trẻ bộc lộ khả năng của mình. Cha mẹ trẻ cùng tham gia xây dựng chương trình giáo dục cá nhân trẻ với giáo viên trực tiếp dạy trẻ chia sẻ về nhu cầu, khả năng, đặc điểm tâm lý, tính cách của trẻ, vì thế các mục tiêu luôn phù hợp đối với từng đối tượng trẻ. Với công nghệ phát triển đã giúp cho quá trình tương tác giữa giáo viên và phụ huynh học sinh được dễ dàng. Phụ huynh được hướng dẫn thực hiện các mục tiêu tại 8
  2. nhà, được chia sẻ các phương pháp, kỹ thuật dạy trẻ qua video của con, qua các phần mềm ứng dụng và cập nhật mọi hoạt động học tập và sinh hoạt từng ngày của con trong các nhóm Zalo hay facebook của lớp, của trường. Trao đổi cùng cha mẹ trẻ về cách giao tiếp, đặt câu hỏi, sở thích của trẻ, từng bước phát triển của trẻ để cùng với giáo viên tương tác sao cho hợp lý giúp trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất “Đồng hành cùng cha mẹ - Bé vững bước tương lai” không chỉ là khẩu hiệu mà đã được chuyển hóa thành các hoạt động cụ thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập tại trường. *Môi trường xã hội Thực tế cho thấy, nhân cách con người chỉ được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội. Môi trường giúp hình thành động cơ, mục đích, điều kiện cho hoạt động giao lưu của trẻ, qua đó sẽ hình thành thói quen cho trẻ về các hoạt động đó. Môi trường xã hội với những đặc điểm, tính chất riêng của nó đã tác động đến xu hướng phát triển của nhân cách của trẻ. Trẻ rối loạn phát triển có nhu cầu rất cao để thể hiện bản thân và mong muốn được công nhận những gì mình làm được. Trẻ rất cần sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc, cảm thông chia sẻ của tất cả mọi người chứ không phải những ánh mắt thương hại, e dè. Chính vì vậy nhà trường và gia đình cần quan tâm và xây dựng, tạo điều kiện cho trẻ những môi trường sống lành mạnh, tích cực nhất để trẻ có thể phát triển toàn diện như bạn bè cùng trang lứa. * Giải pháp 4: Thực hiện và chỉ đạo giáo viên tích cực tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ với phụ huynh và cộng đồng về những nội dung, kiến thức giáo dục trẻ rối loạn phát triển từ đó cùng hợp tác, chấp nhận và chăm sóc trẻ tự kỷ Do những khó khăn đặc thù, trẻ rối loạn phát triển cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục. Nhà trường có nhiệm vụ CS - GD trẻ phát triển toàn diện, song không thể coi đây là nơi duy nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Hơn ai hết, bố mẹ chính là người hiểu trẻ nhất, có nhiều thời gian dành cho trẻ khi trẻ về với gia đình. Do vậy, nếu không có sự thống nhất giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì kết quả giáo dục sẽ bị hạn chế, trẻ khó tiến bộ. Tuy nhiên việc làm sao để tư vấn, hướng dẫn và chia sẻ với phụ huynh về những dấu hiệu rối loạn phát triển ở trẻ là một thách thức lớn của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường. Phụ huynh không dễ dàng chấp nhận con mình bị rối loạn phát triển (tự kỷ) mà còn cho rằng con mình là thông minh, học giỏi thậm chí cho là thần đồng vì có trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) thường có một số khả năng bẩm sinh rất tốt như: trẻ có thể đọc rất giỏi, tính toán rất nhanh, nói tiếng anh rất tốt . Vì vậy cần tuyên truyền đến phụ huynh để họ nắm được các mốc phát triển của trẻ từ 0 đến 72 tháng tuổi. Đây là các mốc phát triển vàng của trẻ. Kèm theo đó là trao đổi với phụ huynh về những dấu hiệu sớm nhận biết trẻ có khả năng bị tự kỷ (Phụ lục II). Nếu cha mẹ không nắm được, không theo dõi sự phát triển của trẻ hàng ngày thì sẽ không phát hiện ra những dấu hiệu trẻ bị rối loạn phát triển. Vì người phát hiện ra trẻ rối loạn phát triển chính là bố mẹ trẻ chiếm tới 80% còn lại 20% là người thân và hàng xóm. Để giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về con mình như thế nào chúng tôi cùng với giáo viên tại lớp đã khéo léo trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau: Trao đổi, trò truyện; quan sát các hoạt động của con tại lớp qua các clips ngắn do 9
  3. giáo viên quay lại; trò truyện về những biểu hiện hàng ngày của con ở lớp, ở nhà, so sánh với đặc điểm phát triển của lứa tuổi tương ứng giúp phụ huynh nhận ra những dấu hiệu rối loạn phát triển của con mình. Với tâm lý chung, khi con bị chuẩn đoán hoặc có những dấu hiệu được cho là có tình trạng rối loạn phát triển cũng như bao phụ huynh khác, phụ huynh nào cũng rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu Do vậy, để làm giảm lỗi lo âu, căng thẳng của phụ huynh để phụ huynh dễ dàng chấp nhận và phối hợp với nhà trường giúp trẻ rối loạn phát triển có thể hòa nhập môi trường học tập bình thường, hòa nhập cộng đồng, chúng tôi luôn động viên trao đổi với cha mẹ trẻ cần can thiệp sớm bằng các phương pháp và cách thức điều trị trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) khác nhau kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Điều cơ bản nhất là phụ huynh cần dành nhiều thời gian cho con bằng cách trò chuyện, cùng chơi với trẻ, tạo cho trẻ những cơ hội được nói, được làm, được suy nghĩ, được tìm tòi khám phá và trải nghiệm Phụ huynh cần dành cho con theo thông điệp “3 nhất”: 1. Hiểu con nhất - 2. Ở cạnh con nhiều thời gian nhất - 3. Có động lực với con nhiều nhất” . Tuyên truyền đến phụ huynh một số biện pháp giáo dục hòa nhập mà cô đang tiến hành tại lớp như: Tìm hiểu ý thích của trẻ, cần nắm rõ những gì khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, bình tĩnh, khó chịu, hay thoải mái. Nếu nắm rõ được những gì thường ảnh hưởng đến trẻ thì sẽ giải quyết tốt hơn các vấn đề, tránh được những tình huống khó xử và tạo ra những trải nghiệm tích cực hơn cho trẻ. Gần gũi, khuyên bảo; quan tâm chăm sóc và tuyên dương trẻ kịp thời để trẻ hiểu và phân biệt được những hành vi đúng và chưa đúng từ đó có thái độ tích cực trong mọi hoạt động. Gia đình và nhà trường cần trao đổi và thống nhất về mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện hình thành thói quen và các phẩm chất tốt ở trẻ tự kỷ. Là một trong những trường được chọn làm thí điểm chương trình giáo dục trẻ RLPT trong quá trình thực hiện nhà trường đã được đón rất nhiều đoàn của các tỉnh thành và trường bạn về dự và tham khảo mô hình GDHN mà nhà trường đang thực hiện như: tỉnh Hà Giang; Quảng Bình Đặc biệt Sở Giáo Dục – Đào tạo thành phố đã tổ chức hội thảo về giáo dục trẻ RLPT có rất đông các trường từ các quận huyện trong thành phố về dự, đóng góp ý kiến. Trong các buổi hội thảo nhà trường có mời phụ huynh tham gia để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) do các chuyên gia nghiên cứu trực tiếp giảng bài. Đây là cơ hội để phụ huynh có thêm những kiến thức rất bổ ích cho con mình. Khi được trực tiếp nghe các chuyên gia nói về trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) và được xem các hình ảnh minh họa cho bài giảng, được tư vấn trực tiếp, được thảo luận, được chia sẻ, được nói lên những ý kiến của mình với các chuyên gia, phụ huynh thấy yên tâm hơn, tự tin hơn và có thêm nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm về cách chăm sóc trẻ tự kỷ đồng thời các sử dụng các phương tiện tuyên truyền, giúp họ hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc can thiệp sớm và GDHN cho trẻ. Giới thiệu với phụ huynh những tài liệu, trang Web hỗ trợ người tự kỉ cũng như những nội dung về giáo dục hòa nhập và giáo dục trẻ rối loạn phát triển: A365; từ đó phụ huynh có thêm một kênh để tham khảo tài liệu, xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia về trường hợp của cá nhân con mình; tự đánh giá con mình thông quá các bảng kiểm M-chat và ASQ bằng tiếng việt từ đó có hướng can thiệp phù hợp. 10
  4. Tuyên truyền với PHHS bằng chính kết quả sự tiến bộ của trẻ, giúp họ phấn khởi, tin tưởng và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình. Thông qua việc cho giới thiệu cho phụ huynh dùng một số test sàng lọc phổ biến nhất để bước đầu kiểm soát tình hình của trẻ. Ví dụ như Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ M-CHAT: Đây là bảng sàng lọc nguy cơ tự kỷ cho trẻ từ 16 đến 48 tháng tuổi. Bảng sàng lọc này vẫn đang được nhiều cơ sở y tế giới thiệu như Bệnh viện Nhi Trung Ương, Viện Y học Hoa Kỳ - NIH (trực thuộc Bộ Y tế Hoa Kỳ), Bộ câu hỏi đánh giá theo tuổi và giai đoạn (ASQ): Đây là bộ câu hỏi có mục đích theo dõi sự phát triển toàn diện của trẻ từ 9-48 tháng tuổi ở 5 lĩnh vực: Giao tiếp, Vận động tinh, Vận động thô, Cá nhân - Xã hội, Giải quyết vấn đề; vì mẹ và cô giáo là hai người mẹ gần gũi nhất với trẻ, hiểu trẻ được tâm sinh lý của trẻ nhất và luôn sát cánh đồng hành cùng với trẻ trong các hoạt động ở trường cũng như ở nhà. Với bài tập này để đánh giá khả năng trẻ có bị rối loạn phát triển hay không? ( Phụ lục III) Từ đó khẳng định với phụ huynh rằng: “Ở lứa tuổi này trẻ vẫn còn nhỏ, nếu được phát hiện và can thiệp sớm trẻ sẽ có cơ hội dần trở lại bình thường”. Theo các chuyên gia nhận định “Nếu trẻ được phát hiện sớm trước 2 tuổi trẻ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%” Với biện pháp này, chúng tôi nhận thấy: Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) học hòa nhập môi trường giáo dục bình thường, giúp trẻ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi. Phụ huynh ngoài việc cho con học tại lớp, gia đình đã cho cháu tham gia các lớp học chuyên biệt dành cho trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) và đã có nhiều biến chuyển rõ rệt về sức khỏe, nhận thức và điều chỉnh được hành vi. Ngoài việc tuyên truyền đến phụ huynh có con học hòa nhập Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường còn tích cực tuyên truyền tới các vị phụ huynh có còn học cùng lớp với trẻ học hòa nhập, chấp nhận, tạo điều kiện cho trẻ học hòa nhập. Hiểu được lợi ích của trẻ bình thường khi lớp có trẻ học hòa nhập. (Phần giải pháp 1) Trong quá trình thực hiện các giải pháp đồng chí Hiệu trưởng nhà trường đã có bài viết được đăng trên tạp chí Giáo dục mầm non về nội dung giáo dục trẻ RLPT góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPT trong cộng đồng. * Giải pháp 5: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập và giờ can thiệp cá nhân cho trẻ tại phòng hòa nhập. Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập và giờ can thiệp cá nhân cho trẻ tại phòng hòa nhập, Ban giám hiệu nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, phân công rõ nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm đến từng tổ chức, cá nhân trong nhà trường sao cho khoa học, hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập và giờ can thiệp cá nhân nhằm thực hiện tốt giải phá đã đề ra. *Đối với các hoạt động giáo dục hòa nhập: Nhà trường đưa ra nguyên tắc tổ chức thực hiện tại các lớp như sau: Trẻ khuyết tật được tham gia tất cả những hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ như trẻ bình thường, có sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ từ phía cô giáo và các bạn. Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên điều chỉnh mục đich, yêu cầu và các hoạt động sao cho phù hợp với khả năng của trẻ; trong mỗi bài dạy cô luôn có những mục tiêu, câu hỏi riêng cho các cháu học hòa nhập; sau mỗi chủ đề đều có đánh giá kết quả và việc thực hiện của trẻ thông qua các biểu đánh giá với mức độ ( thực hiện 11
  5. độc lâp, thực hiện có sự giúp đỡ của giáo viên, chưa thực hiện được) từ đó cô đưa ra mục tiêu và các hoạt động hỗ trợ trẻ trong các chủ đề tiếp theo. * Đối với hoạt động can thiệp cá nhân: Nhà trường tổ chức thực hiện như sau: Giáo viên trực tiếp xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, tổ chức can thiệp cá nhân và đánh giá đối với trẻ khuyết tật của lớp; Kế hoạch được thông qua tổ chuyên môn của khối lớp, hội đồng chuyên môn của nhà trường, ban giám hiệu và cả chính cha mẹ của trẻ; Xây dựng lịch hoạt động giờ can thiệp cá nhân cho các trẻ khuyết tật tại trường, mỗi trẻ khuyết tật có 02 giờ can thiệp cá nhân/tuần vào buổi chiều, thời lượng khoảng 45’. Giờ can thiệp cá nhân cho trẻ khuyết tật được thực hiện dựa vào những đặc điểm riêng của trẻ để hướng các hoạt động đạt hiệu quả cao nhất, tạo cơ hội, động viên, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động. Đối với trẻ RLPT giáo viên cần thiết kế các hoạt động xen kẽ động, tĩnh, những hoạt động trò chơi, giao nhiệm vụ được hợp lý, chú ý giao tiếp vói trẻ nhiều hơn bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, chú ý đến những thay đổi tâm lý và hành vi của trẻ để xử lý linh hoạt đưa trẻ vảo các hoạt động tích cực hơn. Giáo viên cũng cần chú ý đến khả năng của trẻ để đưa ra nội dung nhận biết hoặc dựa trên những trải nghiệm thực tiễn củ trẻ đưa ra câu hỏi giúp trẻ hoàn thành tốt hơn nội dung bài học. Đánh giá khả năng thực hiện các nội dung của trẻ dựa vào bảng đánh giá các lĩnh vực theo từng chủ và Bảng đánh giá sự tiến bộ của trẻ theo năm học (Phụ lục IV). Giải pháp 6: Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục: lễ hội, trải nghiệm, các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài trường học tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ học hòa nhập được tham gia các hoạt động, có cơ hội thể hiện mình tạo cho trẻ sự tự tin, cố gắng, tích cực tham gia các hoạt động. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện giáo dục hòa nhập tại trường Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các hoạt động giáo dục hòa nhập theo quan điểm: Trẻ khuyết tật được tham gia tất cả những hoạt động giáo dục do nhà trường và giáo viên tổ chức như tất cả học sinh bình thường, với sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ từ phía cô giáo và các bạn. Chính vì vậy trong mọi hoạt động giáo dục tại trường, lớp luôn chú ý đến sự tham gia của trẻ học hòa nhập. Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động thu hút được sự tham gia của tất cả học sinh, đặc biệt là học sinh bị RLPT. Trong các hoạt động lễ hội, các tiết mục văn nghệ, những buổi lên tiết thi giáo viên giỏi, dự giờ tại lớp hay các hoạt động tập thể của lớp cũng khuyến khích trẻ tham gia như: đi tham quan dã ngoại, những buổi hội chợ, hoạt động vui chơi khám phá ngoài lớp học dưới sự giúp đỡ của cô giáo và các bạn trẻ được hòa đồng, vui chơi, học tập cùng với các bạn từ đó phát triển cho trẻ về mọi mặt: Sự tự tin, tích cực hoạt động, thích thể hiện mình trước đám đông, định hình một số hành vi nên và không nên làm Các nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ RLPT cần chú ý đến tính phù hợp, sao cho trẻ có thể thực hiện được trong khả năng hoặc có sự giúp đỡ từ cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh tránh cho trẻ cảm thấy hụt hẫng, tự ti hoặc sự xa lánh, kì thị của các bạn. Thay đổi môi trường truyền thống khi tổ chức các hoạt động giáo dục đặc biệt là giáo dục hòa nhập và giờ can thiệp cá nhân tạo cho trẻ sự hứng thú, điều kiện thích nghi với nhiều môi trường khác nhau trong cuộc sống. Nhà trường đã hướng dẫn giáo viên có thể tổ chức các giờ học ngay tại sân trường, khu vực vườn cổ tích tham quan 12
  6. các khu vực trong nhà trường với sự sắp xếp, bố trí địa điểm sao cho phù hợp, an toàn và thuận tiện cho trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực đặc biệt là trẻ học hòa nhập. Tóm lại: Việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường mầm non nhằm giúp trẻ RLPT hòa nhập cộng đồng tại trường các mầm non là một nhiệm vụ trọng trách to lớn đối với trẻ. Thực trạng ở các trường mầm non tỉ lệ trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) chiếm một phần không nhỏ. Để giúp trẻ hoàn thiện dần, hòa nhập cộng động người cán bộ quản lý, cô giáo mầm non và các bạn cùng lớp cần luôn đồng hành sát cánh giúp đỡ trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) một cách tận tâm, tận tình đó là cơ hội phát triển của trẻ, là chỗ dựa vững chắc để giúp trẻ vững bước trên con đường đời của mình. II. 1. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO: 1. Tính mới: - Giải pháp được thực hiện trực tiếp tại trường mầm non, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật, rối loạn phát triển được tham gia học tập, hòa nhập cộng đồng một cách thuận lợi và hiệu quả. - Phát hiện sớm và can thiệp đối với trẻ có dấu hiệu rối loạn phát triển (tự kỷ) trong trường mầm non từ đó tư vấn với phụ huynh học sinh có kiến thức trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ sao cho phù hợp đồng thời nhà trường cũng như giáo viên các lớp có kế hoạch giáo dục hợp lý tác động tốt tới sự phát triển của trẻ tham gia học hòa nhập. - Tạo môi trường giáo dục thân thiện, tốt nhất cho trẻ. Làm thay đổi suy nghĩ, hành vi cách nhìn của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh bình thường và cộng đồng xã hội về những trẻ học hòa nhập. - Tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục hòa nhập từ đó giúp trẻ hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất có thể. Phòng, phát hiện và can thiệp sớm đối với những trẻ có dấu hiệu RLPT. - Quan tâm đến quyền lợi của trẻ khuyết tật và giáo viên dạy trẻ khuyết tật. 2. Tính sáng tạo - Phát hiện sớm trẻ có dấu hiệu RLPT giáo viên có kế hoạch can thiệp cụ thể, tác động phù hợp với từng đối tượng trẻ từ đó làm giảm mực độ, nguy cơ trẻ bị tự kỷ và giúp trẻ được hòa nhập cộng đồng mang hiệu quả cao. - Giáo viên nâng cao chất lượng, sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ. Biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương. Trẻ bình thường biết yêu quý giúp đỡ bạn bè. Phụ huyn học sinh chấp nhận tích cực phối hợp mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục hòa nhập. - Tạo điều kiện thuận lợi đồng thời giúp phù huynh có con bị rối loạn phát triển giải tỏa tâm lý, có thêm kiến thức và những biện pháp can thiệp phù hợp với trẻ. - Cộng đồng xã hội đặc biệt là phụ huynh của những học sinh bình thường có cái nhìn tích cực trong công tác giáo dục hòa nhập, cảm thông, chia sẻ với nhà trường, giáo viên trực tiếp tham gia giáo dục hòa nhập và phụ huynh học sinh bị RLPT từ đó tuyên truyền, góp ý, ủng hộ cả về tinh thần và vật chất cho công tác giáo dục hòa nhập của nhà trường. Tạo được niềm tin của phụ huynh là nơi chọn trường để gửi trẻ. II.2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG NHÂN RỘNG 13
  7. - Áp dụng tại trường mầm non Đồng Tâm và một số trường mầm non trong và ngoài Thành Phố. III.3. HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG GIẢI PHÁP * Hiệu quả về mặt kinh tế: - Giúp phụ huynh không phải mất thời gian đưa trẻ đến các trung tâm chuyên biệt để gửi trẻ. Tiết kiệm cho phụ huynh một khoản lớn về học phí của trẻ. Nếu trẻ học ở trường chuyên biệt kinh phí đóng góp rất lớn. Có điều kiện để giao lưu, trao đổi với phụ huynh có những kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con bị rối loạn phát triển từ đó có kiến thức giáo dục con mình được nhanh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. - Đối với xã hội: Kết quả của việc giáo dục hòa nhập góp phần giảm bớt gánh nặng cả về vật chất và tinh thần cho gia đinh và xã hội. * Hiệu quả về mặt xã hội - Tạo ra môi trường hòa nhập cộng đồng rất lớn với trẻ. - Làm thay đổi tâm lý của trẻ tạo điều kiện cho trẻ RLPT có sự phát triển tốt nhất có thể, giảm bớt lỗi lo âu của phụ huynh. - Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục chung của nhà trường ngày một đi lên. - Trẻ được đảm bảo quyền lợi khi tham gia học hòa nhập tại các cơ sở mầm non công lập. - Quan tâm đến quyền lợi của giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Giải tỏa phần nào tâm lý của giáo viên khi tham gia dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập. Giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPT trong trường mầm non góp phần rất lớn cho trẻ RLPT hòa nhập cộng đồng. Trong bài viết này phần nhỏ nói lên các giải pháp chỉ đạo của chúng tôi song cũng không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự góp ý của hội đồng xét duyệt thi đua các cấp để công tác chỉ đạo của chúng tôi ngày càng tốt hơn góp phần vào sự nghiệp giáo dục mầm non hiện nay. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn. CƠ QUAN ĐƠN VỊ Hải Phòng, ngày 20 tháng 2 năm 2020 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Hồng Đoàn Thị Huyền 14