SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ trong phần Địa lí các ngành kinh tế – Địa lí 12 (ban cơ bản)

pdf 35 trang thulinhhd34 11543
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ trong phần Địa lí các ngành kinh tế – Địa lí 12 (ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_bang_so_lieu_va_bieu_do_tr.pdf
  • pdf1Trang bia.pdf
  • pdf2 Muc luc.pdf
  • pdf4 Don de nghi cong nhan.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ trong phần Địa lí các ngành kinh tế – Địa lí 12 (ban cơ bản)

  1. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần BÀI 29: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP (SGK tr 128) 7.1.3.12. Bảng 29.1 (SGK tr 128): Bảng 29.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế) (Đơn vị: tỉ đồng) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005. Nêu nhận xét. Gợi ý * Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005 - Xử lý số liệu (%) Bảng: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế) (Đơn vị: %) - Tính tương quan bán kính: + Chọn bán kính hình tròn năm 1996 làm gốc: R1996= 1 (ĐVBK) -> R2005 = √991049/ 149432 = 2,6 lần - Vẽ: (Vẽ 2 hình tròn với bán kính như trên với đủ nội dung) - Nhận xét: + Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chênh lệch: .Năm 1996, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần Nhà nước (49,6%), thấp nhất là tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước (23,9%). Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 23
  2. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần .Năm 2005, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (43,7%), thấp nhất là tỉ trọng kinh tế Nhà nước (25.1%). + Từ 1996 – 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch: . Tỉ trọng kinh tế Nhà nước giảm 24,5%. . Tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước tăng 7,3%. . Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2%. -> Chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước, tăng tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 7.1.3.13. Bảng 29.2 (SGK tr 128): Cho bảng số liệu: Bảng 29.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: %) Năm 1996 2005 Vùng Đồng bằng sông Hồng 17.1 19.7 Trung du và miền núi Bắc Bộ 6.9 4.6 Bắc Trung Bộ 3.2 2.4 Duyên hài Nam Trung Bộ 5.3 4.7 Tây Nguyên 1.3 0.7 Đông Nam Bộ 49.6 55.6 Đồng bàng sông Cửu Long 11.2 8.8 Không xác định 5.4 3.5 Hãy nêu nhận xét về sư chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 và 2005. Gợi ý - Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp nước ta không đồng đều giữa các vùng. Lớn nhất là ĐNB, sau đó đến ĐBSH và tiếp theo là ĐBSCL, các vùng còn lại có tỷ trọng nhỏ (d/ chứng). Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 24
  3. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần - Xu hướng chuyển dịch: Tỉ trọng công nghiệp ở ĐBSH và ĐNB tăng lên trong khi các vùng còn các vùng còn lại giảm (d/c). Tăng mạnh nhất là ĐNB và giảm mạnh nhất là ĐBSCL và TDMN Bắc Bộ. ⟹ Có sự thay đổi như vậy trong cơ cấu là vì trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tập trung khai thác lãnh thổ theo chiều sâu và phát huy thế mạnh vùng nên vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là hai vùng với nền tảng công nghiệp từ lâu sẽ có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh hơn cả so với các vùng còn lại. BÀI 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC(SGK tr 131) 7.1.3.14. Bảng trong bài tập 2 (SGK tr 136): Cho bảng số liệu: Cơ cấu vận tải của nƣớc ta năm 2004 Số lƣợng hành khách Khối lƣợng hàng hóa Loại hình vận tải Vận Luân Vận Luân chuyển chuyển chuyển chuyển Đường sắt 1,1 9,0 3,0 3,7 Đường bộ 84,4 64,5 66,3 14,1 Đường sông 13,9 7,0 20,0 7,0 Đường biển 0,1 0,3 10,6 74,9 Đường hàng không 0,5 19,2 0,1 0,3 a) Để thể hiện cơ cấu số lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển thì dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? b) Phân tích bảng số liệu trên, nhận xét về cơ cấu vận tải hành khách và cơ cấu vận chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải ở nước ta. Gợi ý a) Từ khóa là “cơ cấu” trong 1 năm nên chọn biểu đồ tròn. b) * Về cơ cấu vận tải hành khách có sự chênh lệch: - Đường bộ có số lượng hành khách lớn nhất trong tất cả các loại hình (chiếm 84,4 % trong cơ cấu vận chuyển và 64,5% cơ cấu luân chuyển) nhờ tính cơ động và nhanh của loại hình này. - Đường sông đứng thứ 2 về tỉ trọng cơ cấu vận chuyển (13,9%) nhưng hành khách luân chuyển lại thấp (7%). Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 25
  4. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần - Đường sắt có tỉ trọng là 1,1% trong cơ cấu vận chuyển và 9% trong cơ cấu luân chuyển. Đường hàng không chỉ chiếm 0,5% trong cơ cấu vận chuyển nhưng chiếm tới 19,2% cơ cấu luân chuyển. ⟶ Cho thấy vận tải đường sắt và hàng không có vai trò rất quan trọng trong vận chuyển hành khách trên quãng đường xa, đặc biệt là vận tải hàng không quốc tế. - Đường biển chỉ chiếm 0,1% cơ cấu vận chuyển và 0,3 % trong cơ cấu luân chuyển. * Cơ cấu vận chuyển hàng hóa: - Về khối lượng vận chuyển: + Đường bộ vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng nhất với tỉ trọng là 66,3% trong cơ cấu vận chuyển hành khách nhờ tính cơ động trong vận chuyển cự li ngắn và trung bình. + Tiếp đến là đường sông (20%), đường biển (10,6%). + Đường sắt và đường biển đóng vai trò không lớn trong vận chuyển hành khách (3% và 0,1%). - Về khối lượng luân chuyển có sự chênh lệch: + Đường biển giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển đường dài với tỉ trọng lên tới 74,9% trong cơ cấu luân chuyển. + Tiếp đến là vận tải đường bộ (14,1%) và đường sông (7%). + Đường sắt chiếm 3,7% trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa, thấp nhất là đường hàng không (0,3%). BÀI 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (SGK tr 137) 7.1.3.15. Hình 31.1 (SGK tr 137): Hình 31.1. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế (%) Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 26
  5. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần Hãy nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta. Gợi ý * Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chênh lệch: Trong cả 2 năm thì tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước đều chiếm tỉ trọng cao nhất (83,3% năm 2005), thấp nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (3,8% năm 2005). * Từ 1995 – 2005, cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch: - Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh (giảm 9,7%). - Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng (tăng 6,4%). - Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng (tăng 3,3%) -> Nội thương đã thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đang chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. 7.1.3.16. Hình 31.2 (SGK tr 138): Hình 31.2. Cơ cấu xuất, nhập khẩu của nƣớc ta trong giai đoạn 1990 – 2005 (%) Quan sát hình 31.2, hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005. Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 27
  6. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần Gợi ý * Cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005 có sự chênh lệch: - Trừ năm 1992 có tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn tỉ trọng nhập khẩu (hơn 0,8%) -> Xuất siêu. - Những năm còn lại thì có tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn tỉ trọng xuất khẩu (năm 2005 hơn 6,2%) -> Nhập siêu. * Từ 1995 – 2005, Cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005 có sự chuyển dịch nhưng chưa rõ rệt: - Tỉ trọng xuất khẩu tăng (0,3%) nhưng có sự biến động. - Tỉ trọng nhập khẩu giảm (0,3%) nhưng có sự biến động. -> Cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005 có sự chuyển dịch chưa rõ rệt. 7.1.3.17. Hình 31.3 (SGK tr 138): Hình 31.3. Giá trị xuất, nhập khẩu của nƣớc ta, giai đoạn 1990 – 2005 Quan sát hình 31.3, hãy nhận xét về tình hình xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005. Gợi ý * Nhận xét: Từ 1990 – 2005, giá trị xuất khẩu tăng nhanh và liên tục, tăng 30 tỉ USD, gấp 13,5 lần. Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 28
  7. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần * Giải thích: + Là xu hướng phát triển tích cực, nước ta đã tập trung đầu tư phát triển các ngành có thế mạnh về nguồn nguyên liệu và lao động như: công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, khoáng sản, hàng nông – lâm – thủy sản. + Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí: phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; mở rộng phân quyền cho các ngành và các địa phương. + Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trong khu vực, thế giới. 7.1.3.18. Hình 31.6 (SGK tr 142): Hình 31.6. Số lƣợt khách và doanh thu từ du lịch của nƣớc ta Dựa vào hình 31.6, hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta. Gợi ý *Tình hình phát triển du lịch ở nước ta : - Từ 1991 – 2005, số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta đều tăng liên tục nhưng mức tăng có khác nhau : + Khách du dịch nội địa tăng 14,5 triệu lượt khách (10,7 lần). + Khách quốc tế tăng lên nhanh, tăng 3,2 triệu lượt khách (11,7 lần). -> Khách quốc tế tăng nhanh hơn khách nội địa. + Doanh thu du lịch cũng tăng lên nhanh và liên tục từ 0,8 nghìn tỉ đồng lên 30,3 nghìn tỉ đồng (tăng 38 lần). Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 29
  8. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần + Từ 1991 – 2005, số lượt khách nội địa và khách quốc tế có sự chênh lệch, khách du lịch chủ yếu là khách nội địa (năm 2005, khách nội địa nhiều hơn khách quốc tế 4,6 lần. => Điều này cho thấy ngành du lịch nước ta đã và đang được đầu tư hiện đại hơn, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài. Vì vậy mà doanh thu du lịch tăng lên nhanh chóng. * Giải thích : - Nhờ chính sách mới của Nhà nước : + Mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới. + Liên kết với các công ty lữ hành quốc tế. + Khuyến khích mời khách du lịch quốc tế, nhất là Việt Kiều. - Tích cực quảng bá thương hiệu, vẻ đẹp du lịch Việt Nam cho bạn bè quốc tế. - Nước ta có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ : tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. - Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng cao. - Du lịch nước ta thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng ngành du lịch ngày một hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài và tầng lớp. - Đội ngũ cán bộ du lịch được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn tốt. 7.1.3.19. Bảng số liệu trong bài tập1 (SGK tr 143): Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nƣớc ta (Đơn vị: %) Năm 1995 1999 2000 2001 2005 Nhóm hàng Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 31,3 37,2 34,9 36,1 Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ 28,5 36,8 33,8 35,7 41,0 công nghiệp Hàng nông, lâm, thủy sản 46,2 31,9 29,0 29,4 22,9 a) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 1995 và năm 2005 là dạng biểu đồ nào? b) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta từ 1995 đến năm 2005 là dạng biểu đồ nào? c) Nhận xét cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta từ 1995 đến năm 2005. Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 30
  9. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần Gợi ý a) Từ khóa là “cơ cấu” trong 2 năm nên chọn biểu đồ tròn. b) Từ khóa là “cơ cấu” trong 5 năm nên chọn biểu đồ miền. c) Nhận xét * Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta từ 1995 đến năm 2005 có sự chênh lệch, cụ thể năm 2005: Chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (41,0%), tiếp đến là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (36,1%) và thấp nhất là hàng nông, lâm, thủy sản (22,9%). * Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta từ 1995 đến năm 2005 có sự chuyển dịch: - Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng (tăng 10,8%) nhưng có sự biến động: + Từ 1995 – 2000 tăng liên tục (d/c). + Từ 2000 – 2001 lại giảm (d/c). + Từ 2001 – 2005 lại tăng (d/c). - Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh (tăng 12,5%) nhưng có sự biến động: + Từ 1995 – 1999 tăng (d/c). + Từ 1999 – 2000 giảm (d/c). + Từ 2000 – 2005 lại tăng liên tục (d/c). - Tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản giảm mạnh (giảm 43,3%) nhưng có sự biến động: + Từ 1995 – 2000 giảm liên tục (d/c). + Từ 2000 – 2001 tăng nhẹ (d/c). + Từ 2001 – 2005 lại giảm (d/c). -> Chuyển dịch theo hướng: Giảm tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản, tăng tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Qua thực tế dạy học môn Địa lí, tôi nhận thấy kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ là một trong những kỹ năng quan trọng trong hệ thống các kỹ năng của môn Địa lí. Kỹ năng này được xem là một phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi, đề thi THPT quốc gia của bộ môn này. Bởi vậy sáng kiến được áp dụng sẽ hướng tới đạt được một số mục tiêu cơ bản sau: - Hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ trong phần địa lí các ngành kinh tế nói riêng và trong chương trình địa lí nói chung để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 31
  10. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần - Sáng kiến này có thể ứng dụng hoặc làm tài liệu tham khảo hữu ích trong việc dạy – học địa lí lớp 12 nói riêng và hướng dẫn thực hành kỹ năng khai thác bảng số liệu, chọn được dạng biểu đồ phù hợp nhất với yêu cầu của đề bài từ bảng số liệu đã cho trong chương trình địa lí THPT nói chung. - Làm tài liệu tham khảo, tài liệu tự học tập, ôn thi HSG, thi THPT Quốc gia cho học sinh. 8. Những thông tin cần đƣợc bảo mật (không có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 9. 1. Về phía giáo viên a) Nhiệm vụ Kiểm tra chất lượng về kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ của học sinh trước và sau khi giáo viên áp dụng sáng kiến. Áp dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt với từng đối tượng học sinh. b) Đối tƣợng thực nghiệm và đối chứng Sáng kiến được thực nghiệm và đối chứng ở học sinh lớp12B; 12D; 12E. Trong quá trình dạy học, giáo viên có thực hiện kiểm tra khảo sát chất lượng trước và sau khi áp dụng sáng kiến, từ đó đánh giá, so sánh về kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ của học sinh để thấy được mức độ hiệu quả của sáng kiến đạt được và rút kinh nghiệm. c) Phƣơng pháp thực nghiệm Giáo viên kiểm tra lại kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ mà học sinh đã được học ở lớp 10, 11.Trên cơ sở nắm được mức độ ghi nhớ, mức độ hiểu biết, những lỗi học sinh mắc phải, những phần học sinh chưa làm được trong kỹ năng này, giáo viên giúp học sinh tiếp tục củng cố và hoàn thiện kỹ năng bằng việc áp dụng sáng kiến. Trong quá trình áp dụng sáng kiến, giáo viên cần quan sát thái độ, phản ứng của học sinh khi làm việc với bảng số liệu. Đồng thời, kiểm tra kỹ năng này của học sinh thông qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ và một số bài kiểm tra khảo sát chất lượng do giáo viên tiến hành. Thái độ và điểm số các bài kiểm tra mà học sinh thể hiện, sẽ phản ánh được cả mặt định tính và mặt định lượng về mức độ tiến bộ trong kỹ năng khai thác bảng số liệu của học sinh. d) Yêu cầu thực nghiệm Thực nghiệm phải đảm bảo tính khách quan và tính khoa học.Thực nghiệm trên đối tượng phù hợp và thể hiện được mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm nói riêng và mục đích của đề tài nói chung. 9.2. Về phía học sinh - Ngoài sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh cần chăm chỉ học, chú ý việc tự học, tự rèn luyện thêm nhiều bài tập cùng dạng để củng cố, khắc sâu kiến thức, hoàn thiện kỹ năng. - Có tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực hết mình trong tất cả các bài kiểm tra, tạo cơ sở chính xác để giáo viên đánh giá đúng chất lượng học sinh, từ đó có những điều chỉnh kịp thời để hoạt động dạy học đạt kết quả cao nhất. Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 32
  11. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần 10. Đánh giá lợi ích thu đƣợc hoặc dự kiến có thể thu đƣợc do áp dụng sáng kiến 10.1. Theo ý kiến của tác giả a) Về định tính Tiêu chí Trƣớc khi tác động Sau khi tác động Học sinh cảm thấy ngại khi Học sinh có hứng thú và tích cực phải làm bài tập với bảng số hơn trong việc làm bài tập Địa lí Thái độ liệu vì học sinh có rất ít kỹ năng liên quan đến khai thác bảng số về dạng bài tập này. liệu và biểu đồ. Kiến Rất nhiều học sinh chưa có Đa số học sinh đã biết khai thác thức và nhiều kỹ năng khai thác bảng số bảng số liệu và biểu đồ. kỹ năng liệu và biểu đồ. b) Về định lƣợng Kết quả Giỏi Khá TB Yếu Kém Tổng số Trước khi Số HS 9 28 49 12 0 98 tác động Tỉ lệ (%) 9,2 28,6 50,0 12,2 0,0 100 Sau khi Số HS 19 35 41 3 0 98 tác động Tỉ lệ (%) 19,4 35,7 41,8 3,1 0,0 100 Tỉ lệ sau – Tỉ lệ (%) +10,2 + 7,1 - 8,2 - 9,1 0,0 tỉ lệ trước Như vậy, sau khi tác động thì kết quả đạt được là khá tích tực, tỉ lệ khá giỏi tăng đáng kể và giảm được tỉ lệ trùng bình và yếu. 10.2. Theo ý kiến học sinh - Sau khi được áp dụng sáng kiến, các em thấy kỹ năng khai thác bảng số liệu và chọn dạng biểu đồ của bản thân mình có sự thay đổi rõ rệt: Trước khi chưa được áp dụng sáng kiến, các em nhận xét không theo một nguyên tắc nào cả và hay chọn sai dạng biểu đồ. Nhận xét bảng só liệu và biểu đồ lại không kèm dẫn chứng hoặc chưa biết dẫn chứng cho từng câu nhận xét. 11. Kết luận Như vậy, qua tiến hành thực nghiệm và đối chứng, kết quả thu được đã chứng tỏ rằng phương pháp giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ đã phần nào đem lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói riêng và chất lượng dạy học nói chung. Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 33
  12. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Ngọc Tiến, Phí Công Việt - “Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào địa học, cao đẳng môn địa lí” - NXB giáo dục - 2006. [2]. Bộ SGK địa lí lớp 12 THPT (ban cơ bản)- NXB giáo dục – 2010. [3]. Đặng Văn Đức , Nguyễn Thị Thu Hằng – “Phƣơng pháp dạy học Địa lí theo hƣớng tích cực” – NXB ĐHSP Hà Nội – 2004. [4]. Nguyễn Trọng Phúc – “ Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trƣờng THPT” - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2004. [5]. Trần Đức Tuấn, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Đức Vũ – “Một số vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học Địa lí ở trƣờng THPT” - NXB Giáo dục – 2003. [6]. www.vi.wikipedia.org, www.google.com.vn, www.hnue.edu.vn Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 34
  13. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần LỜI CẢM ƠN Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hoàn thiện sáng kiến nhưng bên cạnh những mặt tích cực thì sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong quý độc giả nói chung và các đồng nghiệp nói riêng cùng đóng góp ý kiến cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Bản thân tôi, trong quá trình giảng dạy cũng sẽ tích cực hơn nữa trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm nói chung và tích cực đổi mới phương pháp dạy học nói riêng để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Xuyên, ngày tháng năm Bình Xuyên, ngày tháng năm PHÓ HIỆU TRƢỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Viết Ngọc Nguyễn Thị Thu Ngần Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 35