SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 - Chương Châu Á để dạy phần khu vực Nam Á
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 - Chương Châu Á để dạy phần khu vực Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_kenh_hinh_trong_sach_giao.docx
- BIA SKKN DIA8.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 - Chương Châu Á để dạy phần khu vực Nam Á
- - Dựa vào kiến thức đã có trước đây phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện trên lược đồ rồi rút ra kết luận mới. * Lược đồ Hình 10. 1: Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á. Hình10. 1. Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á Giáo viên cho học sinh đọc tên lược đồ để biết nội dung địa lí thể hiện: địa lí tự nhiên khu vực Nam Á. Sau đó giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi sau đây để giúp học sinh xác định được vị trí địa lí của khu vực Nam Á: - Xác định kinh, vĩ độ của các điểm cực ? - Kết hợp với bản đồ tự nhiên châu Á để xác định Nam Á giáp những đâu ở phía nào ? - Cho biết khu vực Nam Á nằm trong khoảng từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào? Từ đó rút ra kết luận về vị trí địa lí: Cực Bắc lấy điểm tận cùng về phía bắc của Ấn Độ ở vĩ tuyến 380Bắc. Cực Nam lấy địa điểm tận cùng về phía nam của Xri -lan -ca ở vĩ tuyến 80 Bắc. Cực Đông lấy điểm tận cùng về phía đông của Bu - tan ở kinh tuyến 96 0 Đông. 21
- Cực Tây lấy điểm tận cùng về phía tây của Ấn Độ ở kinh tuyến 630 Đông. Như vậy Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ 80 Bắc - 380 Bắc, kinh độ 630 Đông - 960 Đông. Nam Á tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á và phía nam giáp Ấn Độ Dương. Rồi yêu cầu quan sát lược đồ xác định xem khu vực này gồm các quốc gia nào? - Các quốc gia Nam Á: Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Bu-tan, Băng-la-đet, Xri lan- ca, Man- đi -vơ. Sau đó cho học sinh đọc bảng chú giải: kí hiệu hình học là các khoáng sản, kí hiệu hình chữ nhật phân theo màu là các dạng địa hình như màu xanh: đồng bằng, màu vàng: sơn nguyên kí hiệu chấm đỏ là thủ đô của các nước. Dựa vào các kí hiệu đó tìm đọc tên các dãy núi, tên đồng bằng rộng lớn, cao nguyên và hoang mạc xác định hướng núi. Từ đó, học sinh dễ dàng xác định được Nam Á có những dạng địa hình nào, sự phân bố các dạng địa hình đó. Từ bảng chú giải tái hiện các biểu tượng địa lí, quan sát lược đồ kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa xác định đặc điểm chung địa hình khu vực Nam Á và đặc điểm riêng của mỗi loại địa hình: Nam Á có 3 dạng địa hình: Núi, cao nguyên, đồng bằng. + Phía Bắc là hệ thống núi Hy-ma-lay-a cao đồ sộ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dài 2600km, rộng 320 - 400km. + Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng thấp, rộng, bằng phẳng có chiều dài trên 3000km, rộng 250 - 350km. + Phía nam là sơn nguyên Đê - can với hai rìa nâng cao thành hai dãy Gát Đông và Gát Tây cao trung bình 1300m. *Lược đồ Hình 10. 2: Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á. 22
- Tương tự như lược đồ trên giáo viên cho học sinh đọc tên lược đồ, xem kĩ bảng chú giải, quan sát lược đồ kết hợp với kiến thức vừa học ở mục 1 xác định được đặc điểm khí hậu Nam Á: - Nằm trong khoảng vĩ độ 8 0Bắc - 380Bắc, Nam Á sẽ nằm chủ yếu ở đới khí hậu nào? - Nêu đặc điểm chung về khí hậu môi trường này? - Nhận xét sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á? - Dựa vào lược đồ Hình 10.1 và Hình 10. 2, Hình 4.1 và Hình 4. 2. (Sách giáo khoa) và kiến thức đã học giải thích tại sao có sự phân bố mưa như vậy? Từ quan sát và phân tích lược đồ học sinh xác định được như sau: - Khu vực Nam Á nằm ở vành đai nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Môi trường nhiệt đới gió mùa: khí hậu nói chung là nóng, không có mùa đông lạnh, khô, gió mùa Tây Nam về mùa hạ nóng ẩm. - Do ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều. - Nguyên nhân: dãy Hy-ma-lay-a như bức tường thành cản gió Tây Nam từ biển thổi vào nên gây mưa lớn và ngăn cản gió mùa đông khô, lạnh. Dãy Gát 23
- Tây chắn gió mùa Tây Nam nên lượng mưa ven biển phía tây(Mun-bai) lớn hơn nhiều sơn nguyên Đê - can. Vậy, thông qua việc đọc, phân tích lược đồ xác lập được mối quan hệ nhân quả giải thích được đặc điểm quan trọng của đối tượng địa lí. Đây là yêu cầu cao nhất đối với học sinh . * Lược đồ Hình 11. 1: Lược đồ phân bố dân cư Nam Á. Hình10. 2. Lược đồ phân bố dân cư ở Nam Á Giáo viên cũng yêu cầu học sinh đọc tên lược đồ, bảng chú giải và quan sát lược đồ rồi cho biết: - Tên những đô thị trên 8 triệu dân? - Nêu nhận xét chung về phân bố dân cư khu vực Nam Á? - Cho biết khu vực này nơi nào có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất? - Kết hợp quan sát bản đồ tự nhiên khu vực và kiến thức đã học giải thích sự phân bố đó? Qua việc tìm hiểu học sinh tìm ra kiến thức: - Các đô thị trên 8 triệu dân: Niu Đê - li, Ca-ra-si, Côn-ca-ta, Mum-bai. - Dân cư phân bố không đều: tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và khu vực có mưa. 24
- - Nơi có mật độ dân số cao là các vùng đồng bằng, khu vực có lượng mưa lớn: đồng bằng Ấn - Hằng, đồng bằng ven biển vì địa hình bằng phẳng, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. - Những nơi thưa dân là vùng sâu trong nội địa, sơn nguyên Đê - can vì địa hình núi, cao nguyên, khí hậu khô hạn gây trở ngại cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. b. Với tranh ảnh. Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí từ tranh ảnh theo trình tự sau: - Cho học sinh đọc tiêu đề của bức tranh và nhìn bao quát bức tranh, xác định xem đối tượng được biểu hiện nằm ở miền nào? trên lãnh thổ nào? - Xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ. - Hướng dẫn học sinh quan sát chi tiết nội dung bức tranh bằng những câu hỏi gợi ý, tập trung vào những nét đặc trưng nhất của đối tượng địa lí được biểu hiện trong tranh. - Đối chiếu với bài đọc chính trong sách giáo khoa để bổ sung thêm những chi tiết của đối tượng trong trường hợp bức tranh chưa nêu được rõ. Tìm cách cắt nghĩa các đặc trưng của đối tượng. - Cuối cùng, hướng dẫn học sinh tổng kết, tóm tắt nội dung tranh và khắc sâu biểu tượng địa lí. Cụ thể với các ảnh sau: * Các ảnh Hình 10. 3 Hoang mạc Tha và Hình 10. 4 Núi Hi-ma-lay-a. 25
- + Ảnh hoang mạcTha: ảnh có nhan đề là gì? (hoang mạc Tha). Tìm trên lược đồ Hình10. 1 xem hoang mạc này nằm ở vùng nào? (nằm phía Tây Nam của Nam Á) Các em quan sát kĩ bức tranh: những cồn cát trong tranh có quy mô lớn hay nhỏ (rất rộng lớn), ở đó có con vật gì và nó đang làm gì? (con lạc đà, đang vận chuyển hàng hóa), con người ăn mặc như thế nào? (mặc quần áo nhiều lớp và quấn khăn trên đầu) Tổng kết lại những điều đã quan sát trên bức tranh, các em có được biểu tượng gì rõ nét nhất ? (hoang mạc rộng lớn, khô nóng không có loại cây nào sinh sống, chỉ có loài lạc đà thích nghi, con người sống bằng hoạt động vận chuyển hàng hóa) Sau đó yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức vừa học ở mục 1 giải thích được vì sao ở đây lại có hoang mạc. + Ảnh núi Hi-ma-lay-a: Tiêu đề bức ảnh là gì? Tìm trên lược đồ H 10. 1 xem núi này nằm ở đâu? (phía bắc của khu vực Nam Á). Quan sát kĩ trên đỉnh núi có gì? (có tuyết bao phủ) Giáo viên giúp học sinh từ những kiến thức đã học và kênh chữ trong sách giáo khoa biết được đây là vùng núi rất cao, điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp. Núi Hi-ma-lay-a như bức tường thành ngăn sự xâm nhập của không khí lạnh cực đới từ phía Bắc tràn xuống. Có thể cho học sinh biết thêm: cảnh quan thay đổi theo chiều cao và hướng sườn, cụ thể: Sườn nam: phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều - Ở dưới thấp cho đến 1000 - 2000m: phát triển rừng nhiệt đới ẩm thường xanh và rụng lá theo mùa. - 2000 - 3500m: phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá kim. - Từ 4500m trở lên: băng tuyết vĩnh cửu. Sườn bắc: có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm, vì vậy sự thay đổi cảnh quan biểu hiện không rõ rệt Ảnh đền Tat Ma-han : 26
- Hình. 11. 2. Đền Tát Ma- han- một công trình văn hoá nổi tiếng ở Ấn Độ Giáo viên cho học sinh đọc tên bức ảnh và xác định vị trí của nó trên bản đồ . Cho các em quan sát rồi giáo viên giới thiệu vài nét về ngôi đền này Từ quan sát kĩ ảnh ,em hãy miêu tả bức ảnh? Nhận xét về kiến trúc ngôi đền, nó tiêu biểu cho nền văn hóa nào của Ấn Độ? Tòa lâu đài hình bát giác, có màu trắng (đá cẩm thạch trắng), trên cùng là 1 vòm tròn cao đồ sộ, chung quanh có 4 vòm tròn nhỏ. Nó tiêu biểu cho tôn giáo đạo Hồi. * Ảnh một vùng nông thôn ở Nê - pan và thu hái chè ở Xri - Lan - ca. Giáo viên cũng yêu cầu học sinh đọc tên bức ảnh và xác định vị trí trên lược đồ Nam Á, rồi quan sát kĩ 2 bức ảnh trên cho biết: - Tiện nghi sinh hoạt, nhà ở, đường xá ở đây được xây dựng như thế nào? (tiện nghi sinh hoạt, nhà ở, đường xá nghèo, lạc hậu, thô sơ). 27
- - Diện tích canh tác, hình thức lao động, trình độ sản xuất như thế nào? (diện tích canh tác nhỏ, hình thức lao động thủ công, trình độ sản xuất thấp) - Tổng kết những điều quan sát về 2 bức ảnh, các em có được biểu tượng gì rõ nét nhất?(các nước trong khu vực có hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, có nền kinh tế đang phát triển). c. Với bảng số liệu. Để khai thác tri thức địa lí từ bảng số liệu giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự sau: - Đọc nhan đề của bảng số liệu xem nội dung nói gì và nhằm mục đích gì? - Đọc nhan đề các cột dọc và cột ngang - Xem các số liệu trong bảng được biểu hiện bằng những đơn vị nào, thống kê vào thời gian nào? - Đọc kĩ các số liệu theo cột dọc và theo hàng ngang. - Không bỏ sót số liệu nào, phân tích số liệu tổng quát trước rồi đến số liệu cụ thể. - Xử lí các số liệu khi cần thiết. - Phân tích, đối chiếu so sánh các số liệu và rút ra nhận xét, kết luận cần thiết. Cụ thể ở những bảng số liệu sau: * Bảng 11. 1 . Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á. Khu vực Diện tích( nghìn km2) Dân số năm 2001( Triệungười) Đông Á 11762 1503 Nam Á 4489 1356 Đông Nam Á 4495 519 Trung Á 4002 56 Tây Nam Á 7016 286 Nguồn: Niên thống kê 2001- NXB Thống kê, Hà Nội, 2002 28
- - Đọc nhan đề bảng số liệu xem đề cập nội dung gì và mục đích? (diện tích và dân số một số khu vực châu Á, qua đây biết được Nam Á có số dân đông và mật dộ dân số cao). - Bảng có mấy cột dọc? tên các cột đó là gì? (có 3 cột dọc về tên khu vực, diện tích dân số). - Có bao nhiêu dòng ngang? Nhan đề của các dòng ngang đó? - Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào? các số liệu được biểu thị theo đơn vị nào? (vào năm 2001, đơn vị km2 với diện tích và triệu người với dân số) - Để tìm hiểu diện tích, dân số của mỗi khu vực ta phải đọc theo cột dọc hay hàng ngang? (hàng ngang). - Khu vực nào có diện tích, dân số lớn nhất và nhỏ nhất? (diện tích lớn nhất và dân số đông nhất là khu vực Đông Á, còn nhỏ nhất là khu vực Trung Á). - Tìm hai khu vực có số dân đông nhất? (khu vực Đông Á và Nam Á). - Tính mật độ dân số các khu vực châu Á (lấy dân số chia cho diện tích), rồi so sánh và rút ra nhận xét về mật độ dân số của khu vực Nam Á. (Nam Á có mật độ dân số cao nhất châu Á). Vậy khu vực Nam Á có số dân đứng thứ 2 ở châu Á sau Đông Á nhưng lại có mật độ dân số cao nhất châu Á. * Bảng 11. 2. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ. Tỷ trọng cơ cấu GDP( %) Các ngành kinh tế 1995 1999 2001 Nông - Lâm - Thuỷ sản 28,4 27,7 25,0 Công nghiệp- xây dựng 27,1 26,3 27,0 Dịch vụ 44,5 46,0 48,0 Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. NXB Thống kê, Hà Nội, 2002. 29
- Giáo viên cũng yêu cầu học sinh đọc nhan đề của bảng xem đề cập vấn đề gì và nhằm mục đích gì? (cơ cấu kinh tế của Ấn Độ để thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước này) - Xác định các cột dọc, hàng ngang, thời gian của các số liệu đó và đơn vị biểu thị. - Để tìm hiểu cơ cấu kinh tế mỗi một năm theo cột dọc hay hàng ngang? (cột dọc). - Để so sánh từng ngành kinh tế qua các năm, ta phải đọc theo cột dọc hay hàng ngang? (hàng ngang). - Ngành nào có tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu? Ngành nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong từng năm? (năm 1995 và năm 1999 tỉ trọng nhỏ nhất là công nghiệp - xây dựng, lớn nhất ngành dịch vụ, năm 2001 nhỏ nhất ngành nông -lâm -thủy sản và lớn nhất ngành dịch vụ. - Từ phân tích trên, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ ? (Nông - lâm - sản giảm, tăng nhẹ công nghiệp - xây dựng, dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng liên tục). - Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào? (xu hướng công nghiệp hóa). Điều đó chứng tỏ Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực Nam Á. * Kết luận: Với việc hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình để dạy phần Nam Á theo phương pháp trên, học sinh có thể khai kiến thức một cách chủ động, sáng tạo dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Các em được trực tiếp quan sát, làm việc, tìm ra tri thức mới. Điều đó thực sự khơi nguồn sáng tạo trong mỗi học sinh, giúp các em say mê và có hứng thú học tập không chỉ ở tiết học hiện tại mà còn ở các tiết học tiếp sau. 5. 3. Khả năng áp dụng của sáng kiến. Đề tài này đã được áp dụng và kiểm định thực tế trong dạy học môn Địa lí lớp 8 tại trường THCS Yên Phương năm học 2017- 2018. Qua thời gian áp dụng tôi và các đồng nghiệp nhận thấy đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 - chương châu Á để dạy phần khu vực Nam Á”có tính khả thi cao, giá trị sử dụng lâu dài. Có thể áp dụng trong phạm vi rộng hơn, với tất cả các khối lớp học môn Địa lí cấp THCS và cấp THPT. 30
- 6. Những thông tin cần được bảo mật ( Không có ). 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. Giáo viên phải có hướng phấn đấu bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng để dạy học sinh. Biết cách rèn trẻ vẽ các nét cơ bản và phối hợp các nét vẽ tạo thành mảng của bức tranh. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học sinh. Tạo môi trường hoạt động có tính thẩm mỹ, phong phú, sinh động. Tăng cường đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ đùng cho hoạt động dạy học. Tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học cho học sinh. Cung cấp tài liệu cho giáo viên đầy đủ, tổ chức các chuyên đề giảng dạy, dự giờ thường xuyên 8. Đánh giá lợi ích thu được. 8.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Với đề tài ấp ủ từ đầu năm học, ngay từ những tiết học đầu tiên của chương trình Địa lí 8 tôi đã chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh sử dụng và khai thác kiến thức từ kênh hình theo phương pháp tích cực. Việc ứng dụng giáo án Power Point vào quá trình dạy học đã giúp tôi giảng dạy tiết học khá sinh động. Tôi có thể phóng to các lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu lên màn chiếu để tất cả học sinh cùng được quan sát và làm việc. Cùng với việc áp dụng sáng kiến trên vào thực tế giảng dạy, tôi thấy mức độ nắm vững kiến thức cả về phương pháp và kĩ năng vận dụng các phương pháp đó vào bài học của học sinh tiến bộ hơn hẳn. Đa số các em đã thành thạo kĩ năng sử dụng và khai thác kênh hình: lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu trong sách giáo khoa không chỉ khu vực Nam Á mà ở tất cả các bài khác. Và khi làm bài thực hành, bài kiểm tra chất lượng nâng cao rõ rệt. Kết quả học tập môn địa lí của toàn khối 8 cụ thể như sau: * Kết quả cụ thể: - Trước khi áp dụng: 31
- Số học sinh khai thác được theo các mức độ Số học Trung Năm học Giỏi Khá Yếu sinh bình SL % SL % SL % SL % 2017- 2018 123 7 5,6 30 24,4 56 45,5 30 24,5 - Sau khi áp dụng: Số học sinh khai thác được theo các mức độ Số học Trung Năm học Giỏi Khá Yếu sinh bình SL % SL % SL % SL % 2017- 2018 123 34 27,7 68 55,3 15 12,1 6 4,9 * Nhận xét chung: - Trước khi áp dụng:24,5% học sinh chưa biết khai thác kênh hình. Sau khi áp dụng giảm còn 4,9% - Trước khi áp dụng 45,5, % học sinh chưa có kỹ năng khai thác kênh hình . Sau khi áp dụng giảm còn 12,1% - Số học sinh giỏi, khá tăng: Giỏi từ 5,6% tăng lên 27,7%, Khá: 24,7% tăng lên 55,3% Qua việc thực hiện đề tài này, tôi thấy đề tài không chỉ phù hợp với tôi mà còn có thể triển khai ở các trường khác. Việc thực hiện đề tài này đã giúp tôi dễ dàng hơn trong việc thực hiện các yêu cầu kĩ năng cần đạt trong độ tuổi, tạo cho các em niềm vui sự hứng thú khi tham gia các hoạt động cũng như hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. * Sau gần nửa năm thực hiện đề tài này tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: Khi thực hiện áp dụng sáng kiến này vào thực tế giảng dạy ở trường THCS Yên Phương, bản thân tôi đã nhận thấy một số bài học kinh nghiệm cần được 32
- nêu ra để các đồng nghiệp nghiên cứu và vận dụng vào công tác giảng dạy bộ môn Địa lí đạt kết quả tốt hơn đó là: Rèn kĩ năng sử dụng và khai thác kênh hình là một việc khó đối với học sinh, nhưng kĩ năng này theo suốt quá trình học Địa lí. Vì vậy, khi giảng dạy đòi hỏi giáo viên cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về kiến thức và phương pháp, chuẩn bị đồ dùng cho kênh hình(phóng to lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu trong sách giáo khoa). Từ đó các em nắm vững, hiểu và biết cách sử dụng, khai thác kênh hình, có hứng thú học tập môn học. * Tóm Lại: Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tạo hứng thú học tập địa lý, nắm được phương pháp học tập môn Địa lí. Học sinh có thể tự khai thác, tìm tòi kiến thức để bổ sung cho nguồn tri thức Địa lí của mình thêm phong phú tránh lối học thuộc lòng, tạo nên những năng lực cần thiết để sau này học sinh trở thành người lao động sáng tạo, năng động, hòa nhập với nhịp sống hiện nay. Kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí nói chung và Địa lí 8 nói riêng là nguồn cung cấp thông tin quan trọng, là một phần của nội dung bài học, có mối quan hệ hữu cơ với bài học. Nội dung dạy học phần Nam Á kênh hình được phân tích nhiều ở điều kiện tự nhiên cũng như phần dân cư, kinh tế xã hội. Một lần nữa ta có thể khẳng định lại rằng dạy học địa lí không thể tách rời kênh hình, tách rời phương tiện trực quan. Điều quan trọng giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình như thế nào để đạt kết quả cao nhất. Từ đó, rèn trí thông minh, tinh thần độc lập sáng tạo, say mê học tập ở các em, giúp các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn và làm bài tập liên quan đến kênh hình nhuần nhuyễn hơn. 8.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Bản sáng kiến “Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 - chương châu Á để dạy phần khu vực Nam Á”đã được áp dụng trong nhà trường và đạt hiệu quả cao cho chuyên môn của giáo viên và được đánh là có tính khả thi cao, phù hợp với nhận thức, tiếp thu của học sinh và khả năng giảng dạy của giáo viên. Qua thời gian áp dụng, tôi cùng các đồng nghiệp nhận thấy đề tài này có giá trị sử dụng trong nhiều năm và 33
- có thể triển khai, áp dụng ở phạm vi rộng hơn đó là các nhà trường trong huyện Trên đây, là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra trong thời gian vừa qua, nhằm kích thích học sinh hoạt động tích cực trong giờ học địa lí. Tuy kinh nghiệm không nhiều nhưng được rút ra từ thực tiễn giảng dạy và tôi cũng được xin phép đưa ra để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Rất mong ban lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp bổ xung cho tôi để làm phong phú hơn những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 34
- 9. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ chức /cá Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng Địa chỉ TT nhân sáng kiến Áp dụng các biện pháp của Yên Phương - sáng kiến để nâng cao kỹ năng 1 Yên Lạc - Vĩnh Tổ chuyên môn khai thác kênh hình cho học Phúc KHXH sinh lớp 8. Áp dụng các biện pháp của Tam Hồng- Yên sáng kiến nhằm nâng cao kỹ 2 Trường THCS Lạc - Vĩnh Phúc năng khai thác kênh hình cho Tam Hồng học sinh lớp 8. Áp dụng các biện pháp của Trường THCS Yên Đồng -Yên sáng kiến nhằm nâng cao kỹ 3 Yên Đồng Lạc - Vĩnh Phúc năng khai thác kênh hình cho học sinh lớp 8. Áp dụng các biện pháp của Trường THCS Văn Tiến -Yên sáng kiến nhằm nâng cao kỹ 4 Văn Tiến Lạc - Vĩnh Phúc năng khai thác kênh hình cho học sinh lớp 8. Yên Phương, ngày18 tháng 11năm 2017 Yên Phương, ngày18 tháng 11năm 2017 Yên Phương, ngày18 tháng 11 năm 2017 Hiệu trưởng CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) 35
- ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36