SKKN Kinh nghiệm giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu

docx 34 trang binhlieuqn2 07/03/2022 8831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_giao_duc_tre_mau_giao_lon_phong_ngua_ung_ph.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Kinh nghiệm giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu

  1. Kinh nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa Gia đình và Giáo viên trong việc giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ Tuyên truyền cho phụ huynh về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu trong các cuộc họp phụ huynh, hình ảnh ở bảng tuyên truyền, hậu quả của biến đổi khí hậu, cách phòng tránh để phụ huynh ý thức hơn và cùng kết hợp với giáo viên giáo dục trẻ tốt hơn.Việc phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu.Bên cạnh đó giáo dục về biến đổi khí hậu cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ được giáo dục cho trẻ ở trường mầm non mà phải giáo dục cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc, ở trường cũng như ở nhà. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các cháu, để phụ huynh nắm được, từ đó phụ huynh sẽ phối hợp với cô giáo giáo dục, rèn luyện cho con em mình. Bên cạnh đó tôi còn tuyên truyền, cung cấp cho phụ huynh những tài liệu, hình ảnh, hướng dẫn nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu phù hợp với lứa tuổi của trẻ thông qua góc tuyên truyền của lớp, của trường. Góc tuyên truyền của lớp: tôi sưu tầm các hình ảnh, tài liệu, bài báo có nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu, cài các tài liệu đó trên góc tuyên truyền của lớp mình sao cho phụ huynh dẽ nhìn thấy và đọc được. Các tài liệu tuyên truyền đó sẽ được thường xuyên cập nhật thay đổi nội dung phù hợp với các chủ đề giáo dục.Tôi sưu tầm các hình ảnh, băng rôn, khẩu hiệu, tranh ảnh có nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu. Khi đã có được những hình ảnh và tư liệu tôi đề xuất ý kiến với ban giám hiệu nhà trường kết hợp cùng hội cha mẹ học sinh của lớp hỗ trợ kinh phí để in bạt các hình ảnh đó thành các tranh ảnh, khẩu hiệu. Sau đó treo các tấm khẩu hiệu tranh ảnh đó trên các mảng tường của trường của lớp, sao cho trẻ và phụ huynh dễ nhìn thấy, dễ quan sát hàng ngày.Nội dung các tài liệu tuyên truyền đó nhằm mục đích giáo dục trẻ những vấn đề sau: + Phụ huynh cho trẻ học bơi, mua sắm cho trẻ một số đồ dùng, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn như: áo phao, ô, dù, mũ nón, bộ quần áo mưa Gia đình trẻ mua sắm bình cứu hỏa. + Phụ huynh gương mẫu làm gương ở nhà cho trẻ học tập. Khuyến khích phị huynh nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp giảm khói bụi. Hạn chế sử dụng túi nilong. Tiết kiệm năng lượng, lương thực thực phẩm: sử dụng đèn tiết kiệm điện, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, sử dụng hàng háo nội địa, bình nóng lạnh bật vừa đủ Hưởng ứng giờ trái đất, nhà nhà tắt điện. 26
  2. Kinh nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu + Giáo dục trẻ biết cùng tham gia vệ sinh nhà cửa: Dọn đồ chơi, dọn dẹp chỗ học, chỗ chơi của mình, biết cất dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, biết giữ gìn bảo vệ đồ chơi trong lớp để chơi được lâu + Dạy trẻ không hò hét nói to, không nhổ nước bọt bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định, ban đầu biết phân loại rác thải như thức ăn thừa, vỏ hoa quả cho vào một thùng, vỏ chai lọ, hộp sữa, giấy vụn cho vào một thùng. + Giáo dục trẻ biết tiết kiệm: Giữ gìn đồ dùng, dụng cụ trong gia đình, tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt (nhắc người lớn tắt đèn, tắt quạt khi không sử dụng) dùng chậu hoặc cốc lấy nước không để vòi chảy nước liên tục khi đánh răng rửa mặt, biết tận dụng các vỏ hộp, lon nước đã qua sử dụng để làm đồ chơi hoặc thiết bị mầm non quyên góp cho lớp để các cô làm đồ chơi sáng tạo. + Biết giữ gìn quần áo, tay chân, thân thể sạch sẽ. + Biết tham gia quét dọn sân vườn giúp ông, bà, cha, mẹ. Biết chăm sóc bảo vệ cây cối trong vườn nhà, không ngắt lá bẻ cành. + Quan tâm yêu thương chăm sóc các con vật nuôi trong nhà. + Tiết kiệm trong ăn uống: ăn hết xuất, không làm rơi vãi, không đòi hỏi về ăn uống. + Biết cùng gia đình làm vệ sinh đường phố, ngõ xóm vào ngày cuối tuần. + Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở mọi nơi Tôi đã tổ chức họp phụ huynh hoặc tranh thủ giờ đón, trả trẻ để cùng trao đổi về quan điểm giáo dục, rèn kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ biết cách , ứng phó với sự biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai và tầm quan trọng của việc rèn các kỹ năng này cho trẻ với các bậc phụ huynh. ( Bằng cách tuyên truyền, biểu bảng, pa nô, khẩu hiệu ). Trước hết phải hiểu kỹ năng ứng phó với sự biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai là gì? Đó là những kỹ năng cần có, giúp trẻ đối mặt với những thử thách của cuộc sống hàng ngày. Bản chất của kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai, là kỹ năng tự bảo vệ của bản thân và sự hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên cần thiết. Chính vì vậy mục đích của việc giáo dục, rèn kỹ năng để giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tailà : dạy cho trẻ và giúp trẻ trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết, giúp trẻ bước vào cuộc sống, đối diện với những thử thách mà trẻ luôn có những kỹ năng : Bĩnh tĩnh - tự tin - sáng tạo trong mọi hoàn cảnh, biết được những điều nên làm và không nên làm. Từ đó tôi đã vận động, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng tham gia giáo dục và rèn cho trẻ tại gia đình của mình, kết hợp cùng với cô giáo và nhà trường, có như 27
  3. Kinh nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu vậy những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai mới được rèn luyện thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi. Bằng những trải nghiệm trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ cùng với việc tự học tập, tìm hiểu nghiên cứu qua các nguồn tài liệu tôi nhận thấy nội dung giáo dục và rèn những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai cũng hết sức đơn giản và gần gũi, đây là một số nội dung cơ bản tôi đã tuyên truyền tới phụ huynh. + Đó là: Sự hợp tác, khả năng phối hợp, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, khả năng thấu hiểu. + Đó là học cách có được những mối liên hệ mật thiết, chia sẻ với mọi người trong khi gặp khó khăn. + Đó là giúp trẻ luôn tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. + Biết cách ứng xử với mọi tình huống có thể xảy ra khi ở một mình ( Gọi điện thoại, tự cứu mình bằng những kỹ năng đã được học ). + Nhận biết những tình huống, hoàn cảnh không an toàn cho mình nơi công cộng, trên sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phố + Đối với trẻ mầm non, hành vi thường là bắt chước, do vậy hành vi được thực hiện lâu ngày sẽ trở thành kỹ năng. Cho nên khi chúng ta dạy trẻ thì những hành vi này sẽ được tích lũy dần dần trong quá trình hướng dẫn của cô giáo và người lớn trong gia đình. Ngoài ra, là một giáo viên mầm non chủ nhiệm lớp với mong muốn giúp trẻ lớp mình có những nhận thức, hành vi, kỹ năng tốt để góp phần phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Ngoài việc giáo dục trẻ kiến thức, hành vi thái độ mọi lúc mọi nơi trong hoạt động một ngày của trẻ thì giáo viên cũng phải là một tấm gương để cho trẻ học tập, bắt chước. Chính vì vậy bản thân tôi đã không ngừng học tập, tự rèn luyện bản thân có những hành động, tác phong chuẩn mực mọi lúc mọi nơi để cho trẻ lớp mình học tập và noi theo. * Cách làm: Trong mọi hành động của mình ở trường cũng như ở nhà tôi luôn luôn thực hiện nguyên tắc: ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ sức khỏe bản thân. Hàng ngày, tôi cùng các giáo viên của lớp mình luôn vệ sinh, sắp xếp môi trường trong và ngoài lớp học gọn gàng sạch sẽ.Đồ đạc trong lớp sau khi sử dụng đều được vệ sinh sạch sẽ cất đúng nơi quy định.Tôi luôn gương mẫu và nhắc nhở trẻ lớp mình biết tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm đồ dùng, thực phẩm.Trang phục khi đi làm cũng như ở nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp thời tiết.Trong mọi hoạt động tôi luôn có ý thức nhắc 28
  4. Kinh nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu nhở và cùng trẻ thực hiện những hành động có ích góp phần bảo vệ môi trường sống, ngăn ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. * Kết quả: Trẻ lớp tôi rất yêu quý các cô giáo nên mọi hành động việc làm gương mẫu của cô giáo trẻ đều học tập theo và nghe lời cô dặn khi về nhà. Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, có thái độ và hành vi tốt để phòng ngừa, ứng phó hậu quả của biến đổi khí hậu, giữ môi trường ở lớp cũng như ở nhà xanh, sạch, đẹp. IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Trên đây là một số biện pháp tôi đã mạnh dạn thực hiện trong năm học vừa qua, tuy rằng thời gian chưa nhiều, nhưng trong quá trình thực hiện tôi đã thu được kết quả sau: 1.Về phía giáo viên. - Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai, nên bản thân tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức, lấy tình thương yêu trẻ làm tiêu trí phấn đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Việc lồng ghép tích hợp kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai vào hoạt động của trẻ linh hoạt và sáng tạo hơn. - Thường xuyên trao đổi, kết hợp giáo dục trẻ với các bậc phụ huynh qua từng tháng. 2. Về phía trẻ. Với việc áp dụng các biện pháp trên cho tới nay trẻ lớp tôi đã đạt được những kết quả rất khích lệ: - Trẻ đã nắm được những kiến thức đơn giản về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với con người và môi trường sống gần gũi xung quanh trẻ, nắm được những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu và nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. - Trẻ phân biệt được những hành vi tốt có lợi giúp phòng ngừa ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu và những hành vi xấu có hại gây nên biến đổi khí hậu. Từ đó các hành động, hành vi, kỹ năng của trẻ để bảo vệ môi trường đã được hình thành và trở thành một thói quen thường xuyên ăn sâu vào trong ý thức của trẻ. - Trẻ đã có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, biết giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường sạch sẽ. Trẻ rất tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ngăn ngừa biến đổi khí hậu ở lớp học, ở gia đình, nơi ở. Trẻ có ý thức 29
  5. Kinh nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu tiết kiệm các nguồn năng lượng, có phản ứng với các hành vi làm bẩn phá hoại môi trường. - Trẻ hiểu về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu như trồng cây, bảo vệ cây cối con vật, bảo vệ môi trường xung quanh - Trẻ có kỹ năng sống, trẻ nói năng, ứng xử, giao tiếp với mọi người thân thiện, có ý thức với mọi hành của mình. -Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, một cách hào hứng, tự nguyện.Trẻ yêu thích hứng thú mong muốn được làm những công việc phù hợp liên quan đến bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, thoáng mát -Trẻ có ý thức vệ sinh chung: không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ, không bẻ cây, hái hoa, biết chăm sóc cây, thường xuyên nhặt rác vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm điện, nước -Trẻ đã tự ý thức về hành vi của mình:Tự rửa tay trước khi ăn cơm, lau miệng khi ăn xong đã biết nhắc nhở bạn không vứt rác bừa bãi Trẻ có những thói quen hành vi văn minh lịch sự trong giao tiếp, ứng xử. - Trẻ đã biết động viên bố mẹ cùng tham gia như: nhắc bố mẹ không đi xe máy, xe đạp vào sân trường làm bụi bẩn sân trường, nhắc bố mẹ thu gom phế liệu, đóng góp tranh ảnh để làm đồ dùng, đồ chơi trang trí góc tuyên truyền. Trẻ tự phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng lưu loát đủ câu trong khi giao tiếp, khi đàm thoại.Tự có hành vi thái độ mong muốn được bảo vệ môi trường một cách rõ rệt. - Trẻ nhận thức nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống thông qua việc trẻ được trải nghiệm trong quá trình học tâp, trong hoạt động vui chơi, các thời điểm trong ngày, từ đó tạo cho trẻ mạnh dạn, tự tin đối diện với mọi tình huống. - Thông qua việc trẻ được thảo luận, suy nghĩ tìm cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển nhiều mặt: Trẻ phát triển các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra kết luận của mình. bên cạnh đó qua các lĩnh vực của trẻ có những tiến bộ rõ rệt. Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên, kết quả đạt được trên trẻ có sự thay đổi rõ rệt như sau: 30
  6. Kinh nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Đầu năm Nội dung điều tra Tốt Khá TB % % % học 2017 -2018 Kiến thức về biến đổi khí 11 20 18 32 27 48 hậu Cuối năm Kiến thức về biến đổi khí học 45 80 10 8 1 2 hậu 2017-2018 3. Về phía các bậc phụ huynh. - Các bậc cha mẹ đã quan tâm phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai cho trẻ, phụ huynh trao đổi với giáo viên qua nhiều hình thức như: Bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp. - Với kết quả con em mình ngày càng chăm ngoan, vui khoẻ, có kiến thức, kỹ năng cần thiết, đối diện với những thử thách mới với tinh thần tự tin, bình tĩnh, chủ động để tự mình giải quyết. Các bậc phụ huynh hài lòng với những gì mà cô giáo và nhà trường đã thực hiện trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 31
  7. Kinh nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lại của đất nước.Chăm sóc giáo dục trẻ là chăm sóc đến tương lai của cả một dân tộc. Bởi vậy các nhà nghiên cứu khoa học đều thống nhất rằng: Giáo dục biến đổi khí hậu cần được quan tâm đúng mức ngay từ lứa tuổi mầm non vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích tiếp xúc với thế giới tự nhiên và cuộc sống xung quanh. Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng thực hành về biến đổi khí hậu phù hợp với khả năng của trẻ, điều quan trọng giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn trẻ kiên trì không được đốt cháy giai đoạn. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi môi trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu của con người trong việc chăm sóc bảo vệ môi trường. Vì vậy giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ là vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết. Muốn xây dựng con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt chúng ta phải thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của bậc học mầm non, phải tăng cường tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm hình thành cho trẻ nhân cách đầu tiên của con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh. Việc rèn các kỹ năng cho trẻ mầm non là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non Muốn cho trẻ có kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai thì trước hết phải đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, kiến thức cô truyền đạt đến trẻ phải phù hợp với nhận thức và tình hình thực tế của trẻ ở địa phương. Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai cho trẻ là rất cần thiết nó trang bị đầy đủ những kỹ năng cho trẻ để trẻ có thể bình tĩnh, tự tin, chủ động trước những thử thách mới, được cuộc sống tốt đẹp hơn. Để làm được điều đó, mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình ở mọi lúc, mọi nơi đặc biệt “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” cho trẻ noi theo. Do chương trình chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay, tập trung quá nhiều nội dung lồng ghép, nên phần lớn giáo viên chưa quan tâm, chú trọng đến việc lồng ghép những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai vào chương trình chăm sóc, giáo dục của lớp mình, một số giáo viên chưa hiểu về nội dung phải dạy trẻ những kỹ năng cơ bản nào, chưa biết vận dụng những kế hoạch định hướng chung cho quá trình giảng dạy của mình 32
  8. Kinh nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong khoảng thời gian qua, bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung và thiết thực nhất, về một số biện pháp giáo dục, giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai, và mong muốn gửi đến các bạn đồng nghiệp các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ: - Là một nhà giáo viên mầm non tôi luôn trau dồi kiến thức, năng cao nhận thức hơn nữa, luôn tiếp thu học hỏi kinh nghiệm, ý kiến hay của các bạn đồng nghiệp và tham khảo tài liệu về việc rèn kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ. - Trước hết cô giáo phải hiểu rõ và nắm vững những kỹ năng cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai, sau đó phối kết hợp cùng gia đình để giáo dục trẻ. - Chia sẻ cùng trẻ không gò bó áp đặt trẻ, cô luôn là người chỉ dẫn, dạy cho trẻ những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết cho trẻ. - Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ở trẻ, khai thác tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.Luôn tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được thể hiện mình được bộc lộ bản thân mình trước mọi người. - Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau. - Để giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai cô giáo cần đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ được trải nghiệm chứ không lên lý thuyết dập khuôn hoặc chỉ “ Cấm đoán ” như : “ Con không được làm thế này ”, hoặc : " Con không được làm như thế kia " Sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự phán đoán và tự đưa ra quyết định tự giải quyết. - Giáo viên phải nhận thức đầy đủđúng đắn về nội dung giáo biến đổi khí hậu.Vì thểđòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻđể từđó có những biện pháp tích hợp giáo dục mọi lúc mọi nơi không ngại khó, khổ, ngại bẩn - Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy đểáp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực tếở trường, lớp. -Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện tử sưu tầm băng hình chất lượng cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động. 33
  9. Kinh nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: 1. Đối với giáo viên. - Phải có trách nhiệm tuyên truyền và phối kết hợp cùng các bậc phụ huynh cũng như nhân dân về biến đổi khí hậu. Phát động phong trào trồng cây xanh, tạo môi trường xanh - sạch- đẹp cho trường lớp. - Giáo viên cần tăng cường sưu tầm tranh ảnh, tài liệu để trẻ được trải nghiệm và khám phá. 2. Đối với nhà trường. - Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tạo điều kiện trang bị thêm nhiều các tài liệu, sách báo, tranh ảnh, hướng dẫn nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu cho trẻ mầm non để giáo viên chúng tôi có thêm nhiều tài liệu nghiên cứu, tham khảo, học hỏi nâng cao hiểu biết về biến đổi khí hậu và có nhiều phương tiện hơn để giáo dục trẻ. - Đầu tư thêm nhiều cơ sở vật chất để đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ cho việc giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu ở trường mầm non như: Xây dựng môi trường thiên nhiên của trường thêm phong phú, có nhiều cây xanh, có vật nuôi , đặt thùng rác ở nhiều nơi để trẻ và phụ huynh vứt rác thuận tiện, trang bị thêm các đồ dùng, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn, như áo phoa, phao, ô, dù làm đồ dùng cho trẻ thực hành. - Xử lý tốt các nguồn nước thải, nhà vệ sinh. - Trồng vườn rau sạch giúp bé tìm hiểu các loại rau, củ, quả, đồng thời còn cung cấp thực phẩm tươi, sạch cho nhà bếp. 3. Đối với địa phương - Tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, các buổi họp giao ban với trưởng các ban ngành đoàn thể và tìm ra những giải pháp tốt nhất tránh tình trạng gây ô nhiễm đồng thời có biện pháp xử lý và phân loại rác thải kịp thời. Trên đây là “Kinh nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu” của bản thân tôi bước đầu đã thu được thành công nhất định. Tuy nhiên, triển khai thực hiện không tránh khỏi có những hạn chế. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đầy đủ hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! 34