SKKN Kinh nghiệm tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lễ hội giúp trẻ tự tin, mạnh dạn tại lớp nhỡ A trường Mầm Non 8 / 3, Nha Trang

doc 44 trang vanhoa 17452
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lễ hội giúp trẻ tự tin, mạnh dạn tại lớp nhỡ A trường Mầm Non 8 / 3, Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_cho_tre_tham_gia_hoat_dong_le_hoi_g.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Kinh nghiệm tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lễ hội giúp trẻ tự tin, mạnh dạn tại lớp nhỡ A trường Mầm Non 8 / 3, Nha Trang

  1. MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 02 1. Lý do chọn đề tài. 02 2. Mục đích nghiên cứu. 03 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 03 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 03 5. Phạm vi nghiên cứu. 03 6. Biện pháp nghiên cứu. 03 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 03 1. Cơ sở lý luận. 03 2. Thực trạng. 04 3. Các biện pháp thực hiện 07 4. Hiệu quả 23 C. KẾT LUẬN 27 1. Bài học kinh nghiệm 27 2. Kiến nghị 28 Phụ lục của đề tài 34 Phụ lục 1 34 Phụ lục 2 36 Tài liệu tham khảo 39 Một số hình ảnh minh chứng 40 1
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài a) Lý do về mặt lý luận Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại, do vậy con người cần phải năng động, sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại mới. Con người cần tự tin, mạnh dạn hơn để thể hiện những khả năng của bản thân và hòa nhập với xu hướng phát triển. Để làm được điều đó chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức khoa học, có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người tự tin, mạnh dạn trước mọi tình huống là điều hết sức cần thiết. Do đó tự tin, mạnh dạn là một trong những yếu tố quan trọng mà giáo viên cần từng bước trang bị cho trẻ từ khi còn tuổi ấu thơ. Sự tự tin sẽ giúp trẻ dám nỗ lực, không ngại thử thách; trẻ tự tin sẽ có khả năng sống độc lập, hòa nhập xã hội tốt và dễ thành công hơn trong cuộc sống và sự nghiệp sau này. Trẻ hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, nhận thức và nắm rõ được khả năng của chính mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Thiếu tự tin là hệ quả của việc đánh giá thấp bản thân, thiếu sự mạnh dạn sẽ dẫn đến trẻ không thể phát huy được những khả năng tiềm ẩn, từ đó làm cho trẻ nhụt chí, không dám nỗ lực, ngại thử thách, tự ti và sống khép mình với xã hội. Tự tin và mạnh dạn là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được điều đó, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non, khi mà phạm vi giao tiếp của trẻ còn hạn hẹp, chỉ xoay quanh gia đình và nhà trường. Các hoạt động trẻ tham gia hàng ngày tại lớp như “đến hẹn lại lên”, trẻ không cảm thấy hứng thú, từ đó chưa có động lực để tham gia, lâu dần hình thành cho trẻ thói quen ỷ lại, phụ thuộc vào người khác, tự ti không dám đề xuất ý kiến, thiếu mạnh dạn khi đứng trước mọi người. Vì vậy, việc tổ chức các lễ hội trong năm sẽ là một giải pháp để thay đổi tình trạng này, bởi bản thân hoạt động lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc biệt có tính tập thể, trong lễ hội thường có những hình thức như: vui chơi, múa hát, diễu hành những nội dung này hoàn toàn phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ mầm non, đồng thời là dịp để trẻ biểu diễn các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian, các trò chơi vận động giúp trẻ tự tin trước đám đông. Trẻ được trực tiếp trải nghiệm với nhiều tình huống và biết cách ứng xử phù hợp. Trẻ có cơ hội giao lưu với các bạn lớp khác, với các bác, các cô chú làm ở những nghề nghiệp khác nhau, ở những lứa tuổi khác nhau giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. b) Lý do về mặt thực tiễn Trong thực tế, việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội vẫn được duy trì thường xuyên song chưa thực sự đạt hiệu quả, chưa khắc sâu trong tâm trí của trẻ về ý nghĩa của ngày hội, trẻ tham gia với vị trí là người chơi, là khán giả, là đối tượng thụ động chứ chưa thực sự chủ động, phối hợp với cô giáo và các bạn, việc tổ chức hoạt động lễ hội chưa thực sự xuất phát từ nguyện vọng của trẻ mà chủ yếu là từ ý tưởng của người tổ chức, trẻ chỉ hưởng ứng theo. Nội dung hoạt động, sinh hoạt trong các ngày lễ hội còn nhàm chán, chưa thu hút được đông đảo các cháu tham gia, 2
  3. lặp đi lặp lại. Từ thực tế đó với mong muốn là làm thế nào để hầu hết các cháu ở lớp tôi có những ngày lễ hội thật ý nghĩa, vui vẻ và trẻ được chủ động tham gia, mở rộng phạm vi giao tiếp, đồng thời trẻ có thể mạnh dạn trước đám đông và tự tin vào khả năng của bản thân nên tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài: “Kinh nghiệm tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lễ hội giúp trẻ tự tin, mạnh dạn tại lớp nhỡ A trường Mầm Non 8/3, Nha Trang”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu để làm rõ thực trạng và đề xuất một số biện pháp cho trẻ tham gia hoạt động lễ hội nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi Đối tượng nghiên cứu: Tham gia vào hoạt động lễ hội nhằm giúp trẻ tự tin, mạnh dạn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề Phân tích thực trạng tổ chức hoạt động lễ hội nhằm giúp trẻ tự tin, mạnh dạn. Khảo sát đánh giá thực trạng của vấn đề. Đề xuất ra một số biện pháp cho trẻ tham gia vào hoạt động lễ hội để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn. 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lễ hội giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp Thời gian: Từ tháng 10/2015 đến tháng 2/2016 Không gian: Lớp Nhỡ A- Trường Mầm Non 8/3- Nha Trang Đối tượng khảo sát: Trẻ 4-5 tuổi 6. Phương pháp nghiên cứu Quan sát và thực hành: Cho trẻ trực tiếp quan sát cách thức chuẩn bị, các bước tổ chức, phân công nhiệm vụ cho trẻ, cùng thảo luận và thực hiện. Mục đích sử dụng phương pháp để giúp trẻ hứng thú với hoạt động lễ hội, có kỹ năng tổ chức các lễ hội đơn giản của lớp, trường, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. Triển khai phương pháp bằng cách sử dụng các hoạt động phù hợp theo từng lễ hội để thu hút trẻ cùng tham gia vào hoạt động, Cho trẻ thực hiện vào những ngày hội, ngày lễ của lớp, trường và các buổi tham quan, dã ngoại. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Thực hiện văn bản Chỉ thị số 40/2008/CT – BGD & ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó có nội dung tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi khác. Nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu, trải nghiệm của trẻ, là phương tiện giáo dục hiệu quả ở nhiều mặt và cũng là một trong những nội dung đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. 3
  4. Bản thân các hoạt động lễ hội là sinh hoạt văn hóa có nhiều người tham gia, nội dung lễ hội thường có hai phần: một là phần lễ có tính cách nghiêm trang để tưởng niệm công lao của người mà ngày lễ hội đó đề cập đến, hai là phần hội được tổ chức vui chơi cho cộng đồng, tất cả các hoạt động trên phù hợp với đặc điểm của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng. Đặc biệt khi đưa các chủ đề lễ hội vào trong nội dung hoạt động sẽ giúp trẻ nỗ lực nhiều hơn bởi trẻ không chỉ tham gia vì sở thích của mình mà còn vì mọi người, vì sự kiện chung của lớp, của trường từ đó trẻ biết phối hợp với bạn tốt hơn vì nếu chỉ một mình sẽ không thể làm nên lễ hội được, đây cũng là con đường giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, chủ động trong công việc và có ý thức tốt hơn khi tham gia vào các hoạt động lễ hội lớn của nhà trường. Vậy tự tin là gì? Thế nào là một đứa trẻ tự tin, mạnh dạn? Theo đại từ điển tiếng Việt do Bộ Giáo dục và Đào tạo- Trung tâm Ngôn ngữ Văn Học Việt Nam- Nguyễn Như Ý chủ biên thì tính tự tin, mạnh dạn được định nghĩa là: “Tự tin nghĩa là tin tưởng vào khả năng của bản thân hoặc coi trọng chính mình” Trong tài liệu Tâm lý học giáo dục mầm non bà Nguyễn Ánh Tuyết có viết: “Tính tự tin khác với tự cao, tự đại, đánh giá quá cao sự thực, năng lực và phẩm chất của mình, luôn cho rằng mình giỏi hơn và coi thường mọi người”. Tự tin là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Tự tin được thể hiện bên ngoài là mạnh dạn, thể hiện mình trước đám đông, không sợ nói trước đông người. Tự tin là dám làm điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. Trẻ tự tin là trẻ mạnh dạn, tin tưởng vào những việc mình làm và khả năng của mình, không ngần ngại, không ỷ lại vào người khác. Trẻ luôn sẵn sàng trình bày suy nghĩ và việc làm của mình cho người khác nghe. Trẻ tự tin thường mạnh dạn nói lên khả năng của mình bằng những câu như: “Con làm được ", "Con không sợ ”, “Con biết vẽ ”, “Làm cái đó thì không khó ”. Tự tin, mạnh dạn có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ? Nhà giáo dục học Durakin cho rằng: trẻ tự tin, mạnh dạn thường học tập tốt hơn, có tình cảm ổn định hơn, giao tiếp nhanh nhạy hơn, lạc quan hơn, khả năng hoà đồng với các bạn tốt hơn, trong vui chơi, trong trò chuyện, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự ti, biết xử lý vấn đề một cách quyết đoán, nhanh gọn Trong cuộc sống, tính thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn thường do trẻ ít kinh nghiệm, thiếu kiến thức và kỹ năng. Tự tin, mạnh dạn ở trẻ không tự nhiên mà có, nó được hình thành dần dần nhờ sự giáo dục đúng đắn của người lớn. Cách tốt nhất để phát triển tính tự tin, mạnh dạn cho trẻ là tạo cơ hội cho trẻ phát huy khả năng của mình, khen ngợi, động viên khuyến khích của người lớn đối với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động và được giao tiếp thường xuyên với mọi người. 4
  5. II. Thực trạng - Về phía trẻ Nhiều trẻ không tin tưởng vào bản thân, luôn sợ sai, sợ mình không làm được, sợ bị mắng, tâm lý e dè, nhút nhát. Nhiều trẻ thiếu hụt kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tương tác nhóm là nguyên nhân khiến trẻ mất tự tin vào bản thân. Đây là lý do giải thích tại sao ở nhà thì trẻ tự tin chủ động nhưng đến môi trường lạ, nhất là các lễ hội trẻ tỏ ra nhút nhát thụ động, kém tự tin, không mạnh dạn, thường bám theo bố mẹ, khi được hỏi đến trẻ thường ngại ngùng, khép nép, không dám trả lời, không dám đến gần người lạ . Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động, ỷ lại cô giáo và các bạn, chưa chủ động tham gia vào các hoạt động lễ hội của trường, lớp. Trẻ tham gia một cách qua loa vì chưa tìm thấy niềm vui trong đó và vì hầu hết các hoạt động trẻ đều chỉ đóng vai người xem hoặc nhờ người lớn làm dùm. Trẻ chưa chủ động, không tự tin thể hiện các bài múa, bài hát, cụ thể: những ngày hội thường có phụ huynh đến dự, trẻ chỉ chăm chú quan sát xem bố, mẹ, ông bà ngồi phía nào và rất sợ người thân bỏ mình để về chứ không quan tâm đến nội dung và hoạt động của lễ hội. Trẻ chưa có kỹ năng xử lý các tình huống trong các hoạt động của ngày hội. Ví dụ: khi đang biểu diễn trên sân khấu một bạn quên một đoạn múa nào đó thì tất cả các trẻ khác nóng ngóng theo không biết xử lý như thế nào lại phải chờ sự chợ giúp của cô giáo. Trẻ chưa hào hứng tham gia các hoạt động mặc dù cô dẫn chương trình vẫn đang dẫn dắt các hoạt động của ngày hội nhưng phải đến 40% trẻ quay dọc, quay ngang, nói chuyện, uể oải rất mất thẩm mỹ trước phụ huynh, đại biểu. - Về phía giáo viên Giáo viên chưa được tập huấn riêng về việc tổ chức các hoạt động lễ hội. Giáo viên không dám giao cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi sự sáng tạo, điều này đã ngăn trở nỗ lực tìm kiếm phát hiện giá trị của bản thân trẻ. Vì khi giao những công việc không thích thú, trẻ thất bại dẫn đến tâm lý lần sau trẻ chán. Chưa có nhiều hình thức tổ chức sinh động để tạo hứng thú tham gia hoạt động. Các bước tổ chức hoạt động còn cũ rập khuôn. Chưa có sự động viên khuyến khích khen ngợi trẻ kịp thời, trẻ chưa thực sự chủ động tham gia vào khâu tổ chức mà chủ yếu là khán giả, hưởng ứng theo chương trình. - Về phía phụ huynh Một số phụ huynh còn đánh giá thấp khả năng của trẻ, thường chê bai, không tin rằng trẻ có thể làm được, Ví dụ: Khi giáo viên đề nghị cho cháu tham gia dẫn chương trình thì cha mẹ hay cho rằng: cháu không làm được đâu, để cháu làm là hỏng chương trình, khiến trẻ nghĩ là mình không làm được, điều này đã ngăn cản, không tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, thực hành. 1. Thuận lợi 5
  6. Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch tổ chức lễ hội theo từng tháng hoặc chủ đề, đồng thời khuyến khích các lớp tự tổ chức theo ý tưởng riêng của cô và cháu nên các giáo viên đã có kỹ năng cơ bản trong việc thu hút trẻ tham gia vào hoạt động. Hàng tháng giáo viên đều lựa chọn các hoạt động lễ hội với nhiều chủ đề khác nhau phù hợp để thu hút trẻ tham gia, trung bình mỗi tháng có từ một đến hai hoạt động lễ hội, cụ thể (xem bảng 01, kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động lễ hội năm học 2015-2016). Đa số phụ huynh nhiệt tình, có nhận thức về việc học tập của con em mình, sẵn sàng hỗ trợ về vật chất và tinh thần để trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội của trường, lớp. Giáo viên cùng lớp tuổi đời còn trẻ nên nắm bắt nhanh các kiến thức mới về tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ, có trình độ đại học sư phạm mầm non, yêu nghề, mến trẻ. Ngay từ đầu năm học các giáo viên trong lớp đã cùng nhau xây dựng kế hoạch chương trình lễ hội của lớp, kế hoạch cho từng hoạt động lễ hội để phù hợp với chủ điểm rõ ràng. Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn để tổ chức tốt các lễ hội cho trẻ. Được Ban giám hiệu phân công mở chuyên đề về hoạt động lễ hội cho chị em dự giờ dưới sự hỗ trợ của tổ chuyên môn. Các cháu trong lớp đều có cùng một độ tuổi và yêu thích tham gia vào các hoạt động lễ hội cùng với cô. 2. Khó khăn. Kinh phí dành cho tổ chức các hoạt động lễ hội và ngoại khóa còn hạn hẹp. Sĩ số lớp đông, khó khăn trong việc tổ chức nhiều dạng hoạt động cho trẻ tham gia. Trang phục của trẻ: Đa phần là trang phục may từ những năm trước nên chưa đẹp, phong phú, đa dạng có cái quá rộng, cái thì quá hẹp, không phù hợp nên chưa thu hút được trẻ nên trẻ chưa thích mặc. Một số lễ hội do thời tiết nóng bức nên trẻ chưa tập trung, mệt mỏi, uể oải ảnh hưởng đến kết quả của buổi lễ hội. Để biết được nhu cầu và khả năng của trẻ trong việc tham gia vào hoạt động lễ hội vào đầu năm học tôi có tiến hành khảo sát trẻ kết quả như sau: Bảng 1. BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT ĐẦU NĂM THÁNG 10/2015 (chưa áp dụng) Tháng 10/2015 TIÊU CHÍ ĐẠT CHƯA ĐẠT Sĩ số % Sĩ số % Trẻ thích thú tham gia vào các hoạt động 12/37 32,4 25/37 67,6 lễ hội, biết phối hợp với cô và các bạn trong việc chuẩn bị tổ chức ngày hội , ngày lễ: như trang trí phông màn, bày biện các đồ dùng dụng cụ 6
  7. Trẻ tự tin thể hiện khả năng của mình trong 14/37 37,8 23/37 62,2 các hoạt động lễ hội thông qua các hoạt động: múa, hát, đóng kịch, trò chơi, giải câu đố, dẫn chương trình Trẻ tự tin mạnh dạn chủ động giao tiếp với 11/37 29,7 26/37 70,3 người khác trong các hoạt động lễ hội Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, qua thời gian công tác ứng dụng đề tài vào việc giảng dạy, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhằm khắc phục những hạn chế như sau: III. Các biện pháp thực hiện Biện pháp 1. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động lễ hội trong năm học 2015-2016. Dựa trên kế hoạch năm học, kế hoạch tổ chức các lễ hội trong năm, sự mong muốn của phụ huynh và nhu cầu của học sinh, được sự thống nhất của giáo viên trong lớp, của tổ chuyên môn, của Ban giám hiệu và của Hội cha mẹ học sinh lớp, tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội, đồng thời nêu rõ nhiệm vụ của lớp mình trong lễ hội, nêu rõ các công việc cần làm trước, trong và sau từng lễ hội. Ví dụ. Kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia vào các lễ hội theo từng tháng và chủ điểm Bảng 1. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHO TRẺ THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI NĂM HỌC 2015 – 2016 LỚP NHỠ A Tháng Nội dung Mục đích Nhiệm vụ của lớp Nhỡ A Chuẩn bị Trong lễ hội Sau lễ hội 09/2015 Trẻ được - May đồ văn - Các anh chị - Phụ giúp Chủ đề Tổ chức tham gia vào nghệ. đón các em vào cô giáo dẫn Trường ngày hội quang cảnh - Phụ giúp chú trường, cầm các em nhỏ Mầm non đến vui tươi, nhộn bảo vệ bơm bóng cặp, sữa và vào lớp cơm trường của nhịp khi đến bay. động viên các nát . bé. trường. - Tập văn nghệ em. - Phụ giúp Trẻ thể hiện bài “Ngày đầu - Chơi trò chơi: các cô, chú sự tự lập, tiên đi học”. “Bé tự giới xếp ghế, cất trưởng thành - Cùng trang trí thiệu về mình”. bình hoa, khi chào đón lớp học của bé. nhặt rác. các em bé mới - Nhặt rác quanh - Phát biểu vào trường sân trường suy nghĩ của - Trẻ thích thú mình về 7
  8. Tháng Nội dung Mục đích Nhiệm vụ của lớp Nhỡ A Chuẩn bị Trong lễ hội Sau lễ hội phấn khởi chương trình tham gia ngày hội đến trường của bé. Tết Trung - Trẻ nhớ tên - Cùng tập văn - Thi làm lồng - Sinh hoạt thu: các nhân vật nghệ bài “Rước đèn trung thu. văn nghệ như Chị Hằng, đèn tháng tám” - Tổ 01 tập với chủ đề Chú Cuội, biết - Cho trẻ tập múa lân “Vui hội cách thức bày đóng vai chị - Tổ 02 thi bày trăng rằm”. cỗ, rước đèn, Hằng, chú Cuội, mâm cỗ. - Trẻ liên phá cỗ, tham Bờm. - Tổ 03 rước hoan phá cỗ gia vào các tỏ - Giúp chú bảo đèn. tại lớp. chơi dân gian. vệ treo lồng đèn - Cả lớp cùng - Trẻ tự tin thể - Chuẩn bị trang tham gia phá hiện khả năng phục dân gian cỗ. của mình qua để tham gia vào - Trẻ tập múa việc hát, múa, chương trình lân đóng kịch của nhà trường. 11/2015 Tổ chức - Trẻ nói được - Tổ chức cho - Đội văn nghệ - Cùng giúp Chủ đề 20/11 truyền thống trẻ làm những tham gia các cô, chú gia đình ngày nhà tôn sư trọng vật phẩm tặng chương trình xếp ghế, xếp giáo VN đạo của dân cô, học các bài với bài múa: đồ múa, giày “Cô giáo tộc Việt Nam. hát, bài thơ, vẽ “Bông hồng múa. như mẹ - Nhớ được tranh, kể chuyện tặng cô”, - Làm vệ sinh hiền” các công việc về cô giáo (về những cháu lớp học, sắp của các cô bố mẹ nếu là còn lại làm xếp lại đồ giáo. giáo viên). khán giả cổ vũ dùng ở các Trẻ mạnh dạn, - Cùng xếp khăn và trang điểm góc. tự tin thể hiện trải bàn cho bàn giúp bạn. - Phát biểu tình cảm yêu đại biểu, đặt - Giao lưu văn suy nghĩ về mến, biết ơn bình hoa. nghệ thơ ca, lễ hội “cô của trẻ với cô - Cháu Ánh hò, vè, chủ đề giáo như mẹ giáo. Ngọc và cháu ca ngợi các hiền”. Đức Thành tập thầy cô. dẫn chương - Nói lời chúc trình. với cô giáo 8
  9. Tháng Nội dung Mục đích Nhiệm vụ của lớp Nhỡ A Chuẩn bị Trong lễ hội Sau lễ hội - Trang trí lớp - Trò chơi: bắt học theo chủ đề chước công “Cô giáo như việc của cô mẹ hiền”. giáo. 12/2015 Quân đội - Trẻ biết tự - Vẽ ký hiệu dán - Trẻ tham - Trò chuyện Nghề nhân dân chuẩn bị một số số điện thoại trên quan doanh trại về buổi tham nghiệp 22/12 đồ dùng cá bảng tên. của các chú Bộ quan “Vui cùng nhân khi đi - Cho trẻ làm đội. - Vẽ tranh về chiến sỹ” thăm các chú thiệp và chuẩn - Giao lưu văn chú Bộ đội. Bộ đội: vẽ ký bị quà để tặng nghệ, trò hiệu trên bảng cho các chú Bộ chuyện cùng tên, gắn số điện đội. các bác các cô, thoại. - Đội văn nghệ các chú. - Trẻ tự phục tập luyện bài - Trẻ tặng quà vụ bản thân khi múa: “Ba lô con và nói lời chúc tự chuẩn bị cóc” để biểu đến các chú Bộ trang phục, ba diễn. đội. lô để đi thăm - Chơi trò các chú bộ đội. chơi: bắt chước - Trẻ tự tin hành động và thể hiện tình công việc của cảm của mình các chú Bộ đội. đối với các chú Bộ đội thông qua các bài hát, bài thơ. - Trẻ tự tin mạnh dạn, chủ động giao tiếp cùng các chú Bộ đội. Kế hoạch - Với chủ đề Cô: Tham gia vào tổ chức Hội “Chúng tôi là - May trang các hoạt động: khỏe măng chiến sỹ” trẻ phục đồng diễn - Nhóm 01: non. được làm các thể dục. đồng diễn thể chú Bội đội - Nhạc đồng dục. 9
  10. Tháng Nội dung Mục đích Nhiệm vụ của lớp Nhỡ A Chuẩn bị Trong lễ hội Sau lễ hội tham gia vào diễn - Các nhóm - Nhóm 02: các trò chơi tập luyện các Trò chơi thi vận động tiếp phần thi của đội đua: mang ba sức, đồng thời mình. lô chui qua thể hiện tình - Làm quen sân hầm. yêu quê khấu và đội hình - Nhóm 03: hương Đất dự thi. Thi đấu bóng nước, lòng tự đá. hào dân tộc, - Nhóm 04: luôn yêu mến, chăm sóc sức kính trọng các khỏe cho các chú bộ đội vận động viên - Trẻ mạnh và làm khán dạn thể hiện giả cổ vũ. các phần thi: khéo léo, dẻo dai, tài năng của mình. 01/2016 Hội thi - Qua hội thi - Trang trí sân - Tham gia - Trẻ xếp lại bé với ca nhằm tổ chức trường bằng các kịch bản theo đồ múa và dao, dân ca sân chơi lành cành hoa mai, chủ đề “Múa dụng cụ trống và trò chơi mạnh, phát đào hát mừng cơm cùng với dân gian. triển khả năng - Giáo viên xây Xuân” các cô. âm nhạc cho dựng kịch bản cháu MN của trẻ. theo chủ đề các dân tộc - Trẻ tham - Trẻ được gia làm thiệp “Múa hát mừng trên mọi miền phát huy treo trên Xuân” . đất nước đến những truyền cành mai, - Trang phục: với cô mùa thống tốt đẹp cành đào, các loại trang xuân. Thể hiện của dân tộc. phục phù hợp trang trí lớp qua các làn - Trẻ được rèn với làn điệu dân học và sinh điệu dân ca, kỹ năng: tự tin ca. hoạt văn trang phục của mạnh dạn biểu - Đội văn nghệ ngệ, giao lưu diễn trước đám Tập luyện bài các dân tộc. với chủ đề đông, kỹ năng dân ca Bắc bộ: “Tết”. nghe hát, nghe “Trống cơm”, nhạc. những trẻ còn lại 10
  11. Tháng Nội dung Mục đích Nhiệm vụ của lớp Nhỡ A Chuẩn bị Trong lễ hội Sau lễ hội phụ giúp cô trang trí trống cơm và buộc tóc cho các bạn gái. Liên - Trẻ được - Trang trí san - Các nhóm - Trẻ cùng cô hoan tiệc trực tiếp chế khấu bằng hình đeo tạp dề, thu dọn đồ buffet biến một số ảnh các món ăn chọn dụng cụ dùng: chén, (Tết món ăn đơn ngon, bắt mắt. chế biến và bát, dĩa, ly dương giản như: - Cô và trẻ cùng thực phẩm. - Cùng đi rửa lịch) bánh mì bơ xếp bàn ghế theo - Tiến hành chế tay, đánh đường, pha nhóm lớp trước biến một số răng sạch sẽ. sữa đậu nành, sân trường. món ăn và đồ - Vào buổi mì trộn, bày - Chuẩn bị cho uống đơn giản: chiều sau khi xôi ra dĩa trẻ một xem một Nhóm 01: vắt trẻ ngủ dậy, phết kem lên số hình ảnh nước cam. cô trò chuyện bánh bông lan. trước khi đi Nhóm 02: làm với trẻ về tiệc - Trẻ chủ tham quan để trẻ bánh mì kẹp buffet mà trẻ động tham gia dễ hình dung. xúc xích. vừa được vào công việc -Trẻ đeo tạp dề, Nhóm 03: phết tham gia, sắp xếp bàn dụng cụ chế kem lên bánh đồng thời ghế, bày trí biến. bông lan. lắng nghe bàn tiệc và Nhóm 04: bày những ý kiến các món ăn, xôi ra dĩa của trẻ và phối hợp với - Trẻ thưởng những món bạn trong thức những ăn mà trẻ nhóm để tạo món ăn do cô mong muốn nên sản phẩm và trẻ vừa thực được làm ở của nhóm. hiện. Liên hoan lần sau. - Trẻ tự tin, tiệc buffet. - Cho trẻ vẽ mạnh dạn lựa lại những chọn những món ăn mà món ăn mà mình yêu mình yêu thích thích. 11
  12. Tháng Nội dung Mục đích Nhiệm vụ của lớp Nhỡ A Chuẩn bị Trong lễ hội Sau lễ hội 02/2016 Chương - Trẻ được làm - Phụ giúp chú - Biểu diễn - Bé cùng cô trình Hội quen với bảo vệ trang trí văn nghệ bài thu dọn và chợ Xuân những phong sân khấu. “khúc hát sắp xếp lại của bé. tục tập quán - Trang trí gian mừng xuân” đồ dùng và (Tết tốt đẹp trong hàng trò chơi để khai mạc lễ các gian Nguyên ngày Tết: chúc của lớp. hội. hàng, đán) tết bố mẹ, con - Tập văn nghệ - Các nhóm chuyển các cái, người tham gia vào dụng cụ và chủ đề mừng thân, thầy cô các gian hàng hình ảnh xuân để biểu giáo; tổ chức của hội chợ trang trí của diễn trong hội sum họp, (tùy theo nhu gian hàng mừng thọ chợ xuân. cầu và hứng vào trong người cao tuổi; - Lớp tổ chức thú của mình, các góc hoạt mọi người mặc cho trẻ làm thiệp trẻ tham gia động của quần áo đẹp; tổ treo trên cành vào các gian lớp. chức các trò mai, làm các hàng như sau: - Tổ chức chơi dân gian; gian hàng tết và Nhóm 01: trò cho trẻ tô thời tiết mùa tập giao lưu mua chơi dân gian màu tranh xuân cây cối bán hàng hóa và lô tô. trò chơi dân đâm hoa nẩy ngày tết Nhóm 02: bán gian. lộc, không khí nước giải khát. - Cho trẻ mô trong lành, vui Nhóm 03: bán tả lại cách vẻ; mỗi dân các loại bánh. thức phục vụ tộc có những Nhóm 04: cửa khách hàng, tập quán, cách hàng bán tranh cách bán đón Tết khác dân gian, vẽ hàng và giao nhau. câu đối với lưu với - Trẻ mạnh dạn ông đồ. khách. tham gia vào Nhóm 05: bán - Vẽ tranh về một số hoạt bao lì xì, thiệp tết. động của hội chúc mừng - Cho trẻ sưu chợ: trò chơi, năm mới. tầm thêm bán hàng lưu các đồ lưu niệm, múa hát, niệm, những bán hàng ăn món ăn ngon uống . để tổ chức lần sau. 12
  13. Tháng Nội dung Mục đích Nhiệm vụ của lớp Nhỡ A Chuẩn bị Trong lễ hội Sau lễ hội 02/2016 Tham quan - Trẻ biết được - Chuẩn bị cho - Trẻ lắng - Trò chuyện Thế giới di tích lich Di tích lịch sử là trẻ một xem một nghe cô giáo với trẻ về thực vật sử - công công trình văn số hình ảnh giới thiệu về chuyến tham viên Võ hoá lịch sử có ý trước khi đi công viên Võ quan, vẽ Văn Ký, nghĩa to lớn ghi tham quan để trẻ Văn Ký là tranh về Tượng đài nhớ công lao dễ hình dung công trình văn công viên Trần Hưng của Chủ tịch Hồ - Cô trang phục hoá lịch sử có ý Võ Văn Ký Đạo. nghĩa to lớn ghi và tô màu Chí Minh và áo dài nhớ công lao tranh Tượng các anh hùng - Trẻ trang phục của anh hùng đài Trần dân tộc. đẹp. dân tộc Võ Văn Hưng Đạo. - Biết được tên - Chuẩn bị Ký. - Cho trẻ làm và vị trí của nhang, hoa, khăn - Thăm tượng hướng dẫn công viên võ lau, chổi để trẻ đài Trần Hưng viên du lịch văn ký, tượng lao động vệ sinh Đạo, lắng nghe giới thiệu về đài Trần Hưng và chơi một số cô giáo thuyết Công viên Đạo. trò chơi dân trình về vị anh Võ Văn Ký - Trẻ mạnh dạn, gian, chụp ảnh hùng Dân tộc và Tượng tự tin khi đi lưu niệm Trần Hưng đài Trần tham quan, chủ Đạo, cô và trẻ Hưng Đạo động làm một cùng thắp (qua tranh) số công việc nhang và tưởng đơn giản như: nhớ công ơn. nhặt rác, dọn - Trẻ quét dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực quanh khu vực. tượng đài, nhặt rác, chăm sóc - Mạnh dạn, cây. thân thiện với mọi người khi đi tham quan. - Quan sát và chăm sóc cây xanh trong công viên 03/2016 Tổ -Thông qua - Trang trí lớp - Hai cháu - các bạn trai Giao chức ngày việc tổ chức theo chủ đề Minh Thư và cùng giúp đỡ 13
  14. Tháng Nội dung Mục đích Nhiệm vụ của lớp Nhỡ A Chuẩn bị Trong lễ hội Sau lễ hội thông Quốc tế ngày lễ, giáo “Mẹ là tất cả”. Hữu Thắng các bạn gái thu Phụ nữ dục sự kính - Xây dựng kịch dẫn chương dọn đồ dùng, 08/03. trọng, lòng biết bản “Ngày vui trình. sắp xếp lại bàn ơn và tình cảm của bà, của mẹ” - Tham gia ghế. của trẻ với ba - Tập văn nghệ chương trình - Cho trẻ sắp mẹ, cô giáo và chào mừng: văn nghệ với xếp và chuẩn tôn trọng các “Gia đình nhỏ, chủ đề “Ngày bị quà để bạn gái. hạnh phúc to” vui của bà, của mang về tặng - Mạnh dạn nói - May trang mẹ”. bà, mẹ. lời yêu thương phục múa. - Mời một vài - Hôm sau cho với bà, mẹ, cô - Làm thiệp cháu nói lời chúc trẻ kể lại giáo và các bạn tặng bà mẹ, cô, mừng của mình những việc trẻ gái nhân ngày các bạn gái. đến bà và mẹ đã làm cho bà Quốc tế Phụ nữ - Tự tay gói quà nhân ngày 08/3, và mẹ, mô tả 08/3. tặng mẹ nhân thể hiện tình lại cảm xúc ngày 08/3. cảm theo ngẫu của bà và mẹ - Tập nói lời hứng. khi được nhận chúc đến bà và - Chơi trò chơi :” quà và nghe mẹ nhân ngày bắt chước một lời chúc của Quốc tế phụ nữ. số công việc của mình. - Gửi kịch bản mẹ”, “mẹ cần cho phụ huynh gì?” hai cháu dẫn - Các bạn trai chương trình để tặng quà cho các tập thêm cho bạn gái trong cháu ở nhà. lớp. Dã ngoại - Tạo không - Ngày hôm - Trẻ tham gia - Trò chuyện tại khu du khí vui tươi, trước: Dán số vào các trò với trẻ về lịch hào hứng khi điện thoại vào chơi. chuyến đi: Champa. đi dã ngoại. bảng tên của - Trẻ biểu diễn những điều - Trẻ biết tự mình. Dặn dò theo ngẫu trẻ thích phục vụ: tự trẻ một số nội hứng và giao hoặc không mang ba lô, dung khi đi dã lưu với các lớp thích. sắp xếp đồ ngoại: cách nhờ khác. - Cho trẻ kể dùng, đi theo người khác giúp - Xem diễn về những nhóm, cùng đõ khi bị lạc, xiếc và ăn trưa việc trẻ đã 14
  15. Tháng Nội dung Mục đích Nhiệm vụ của lớp Nhỡ A Chuẩn bị Trong lễ hội Sau lễ hội tham gia vào không vứt rác (tự phục vụ) làm được các trò chơi, bừa bãi, phải có dưới sự hướng trong làm người dẫn ý thức tự phục dẫn của cô). chuyến đi chương trình, vụ bản thân, - Trẻ tự xếp chơi. quản trò . thân thiện, hòa gối để ngủ. - Cho trẻ cất - Trẻ mạnh đồng với mọi - Trẻ cùng thu lại thẻ bảng dạn giao tiếp người, khách du dọn đồ dùng, tên. với mọi người, lịch. ăn nhẹ, uống - Cùng vẽ lại tự tin thể hiện - Ở nhà trẻ tự sữa, chơi một những gì mà khả năng của chuẩn bị đồ số trò chơi tập trẻ đã được bản thân. dùng cho mình, thể: trán cằm nhìn thấy và - Mạnh dạn sắp xếp vào cặp tai, Alibaba, ai tham gia. nhờ người gọn gàng. thông mình - Trò chuyện khác giúp đỡ - Trẻ tập trung hơn? về chuyến khi gặp khó tại trường, ăn - Chuẩn bị đồ dã ngoại khăn, không sợ sáng. dùng cá nhân, sệt khi đến địa - Trẻ lên xe và lên xe và đi điểm mới và di chuyển đến về. gặp nhiều khu du lịch người lạ. Chăm pa. 05/2016 Kỉ niệm -Trẻ biết khi - Cho trẻ nghe - Xem các cô - Cho trẻ sưu ngày sinh còn sống Bác một số bài hát giáo múa hát tầm thêm nhật Bác Hồ rất yêu về Bác Hồ, xem bài: “Những những hình Hồ (19/ 5) thương, các những hình ảnh bông hoa trong ảnh về Bác cháu thiếu niên tư liệu về Bác vườn Bác”. Hồ. nhi đồng Hồ: Bác Hồ với - Nghe cô - Gợi ý trẻ kể - Giới thiệu về thiếu niên nhi Hồng Tuyên kể lại những quê hương của đồng, với các chuyện “Bác hiểu biết của Bác, về thủ đô cụ già, các chú Hồ thăm các mình về Bác Hà Nội, nơi bộ đội cháu trại trẻ Hồ cho ông Bác đã sống và - Trang trí lớp mồ côi Kim bà, bố mẹ làm việc. - Lớp tổ chức Đồng”. cùng nghe. -Trẻ thể hiện theo chủ đề “Về - Trẻ tham gia lòng biết ơn và thủ đô viếng múa hát về Bác lòng kính yêu Bác” vào hoạt Hồ. Bác Hồ, yêu động giáo dục - Các cháu 15
  16. Tháng Nội dung Mục đích Nhiệm vụ của lớp Nhỡ A Chuẩn bị Trong lễ hội Sau lễ hội mến thủ đô Hà trẻ hằng ngày. tham gia đọc Nội. -Vẽ tranh ảnh, thơ và thể hiện Mạnh dạn thể về quê hương sự biết ơn và hiện khả năng Bác, về ao cá sự kính trọng của mình của Bác của mình đối thông qua các với Bác Hồ. bài hát, múa về Bác Hồ. 05/2016 Lễ hội - Trẻ được - Lớp phối hợp -Ổn định chỗ - Trẻ cùng cô tổng kết tham gia trong cùng nhà ngồi. xếp ghế, đồ năm học, Bé tâm thế nhẹ trường và PH - Trẻ tham gia múa, đồ dùng vui vào hè. nhàng, thoải chuẩn bị quà múa hát văn đồ chơi để mái, chuẩn bị giấy khen, cho nghệ chào chuẩn bị nghỉ vào hè và luôn trẻ. mừng. hè. nhớ tới trường -Xây dựng kịch - Tham gia vào - Cho trẻ nói mầm non thân bản nội dung một số trò chơi những hoạt yêu. thể hiện tình do quản trò tổ động mà trẻ - Trẻ trải cảm với trường chức: “Ai thích được nghiệm không lớp, cô giáo. nhanh hơn ?” làm trong khí vui vẻ - Tập cho 02 trẻ “Động tượng”, mùa hè. thoải mái của đóng vai chị “Làm theo tôi - Nhắc nhở ngày tết thiếu Thỏ Ngọc và nói” trẻ những nhi. gấu Kubi (gửi - Trẻ nhận việc nên và - Mạnh dạn tự thêm kịch bản phần thưởng không nên tin thể hiện về nhà để phụ của nhà khi nghỉ ở kịch bản huynh tập thêm trường. nhà. chương trình, cho trẻ) - Lắng nghe cô - Động viên tham gia văn - Thuê đồ múa hiệu trưởng trẻ ngoan, nghệ và các trò cho trẻ. dặn dò trước nghe lời bố chơi cùng với khi nghỉ hè. mẹ trong các cô và các những ngày bạn. hè. Biện pháp 2. Tạo điều kiện cho tất cả trẻ đều được tham gia vào công tác chuẩn bị, biết phối hợp cùng cô và các bạn tham gia lễ hội. 16
  17. a) Động viên trẻ cùng tham gia vào công tác chuẩn bị. Sau khi đã có kịch bản chương trình, tôi bắt đầu gợi ý cho trẻ cùng tham gia vào công tác chuẩn bị, thông thường những lễ hội lớn của trường là do các cô giáo, chú bảo vệ và các cô nhân viên trong trường sắp xếp, trang trí, nay tôi động viên các cháu trong lớp cùng tham gia hỗ trợ với các cô, các chú, có thể chỉ là những việc nhỏ như: xếp khăn trải bàn, bơm bóng bay, buộc bóng bay, gắn hoa mai, hoa đào hoặc nhặt rác trong sân trường và làm vệ sinh khu vực lễ hội, mỗi nhóm làm một việc dưới hình thức thi đua, cuối cùng nhóm nào hoàn tất công việc trước và gọn gàng nhất thì sẽ được nêu gương trong chương trình. Những trẻ không tham vào các hoạt động múa hát, chơi trò chơi thì sẽ được tham gia vào công tác trang trí hoặc hỗ trợ cho các bạn của mình lên sân khấu như: buộc tóc, trang điểm, thay trang phục giúp bạn, để khi các bạn của mình lên sân khấu biểu diễn trẻ cũng cảm thấy tự hào hơn vì trong đó cũng có phần công sức của mình. b) Động viên tất cả trẻ đều tham gia chương trình Trước đây vì tâm lý cầu toàn, mong muốn lớp đạt giải cao hoặc sợ các cháu thể hiện không đồng đều, ra giữa đám đông hay bị lộn xộn nên tôi thường hạn chế về số lượng các cháu tham gia, chỉ chọn những cháu có kỹ năng khá tốt, tự tin lên biểu diễn hoặc tham gia các hoạt động mang tính thi đua, nay tôi mạnh dạn động viên nhiều trẻ cùng tham dự hơn mà vẫn không bị lộn xộn là vì tôi đã biết chia nhỏ từng nhiệm vụ cho từng trẻ, có thể một bài múa thay vì cho tất cả trẻ cùng lên một lúc thì tôi sắp xếp cho từng nhóm lên lần lượt, thay phiên nhau, nên sân khấu không bị rối mà chương trình vẫn được đảm bảo, cho nhiều trẻ có cơ hội được thể hiện mình. Hoặc với hoạt động “Hội khỏe măng non” tôi đã phân công từng nhóm trẻ phụ trách một phần thi khác nhau như: những trẻ to cao, có tố chất thể lực tốt thì cho trẻ tham gia vào hoạt động trò chơi thể hiện sức mạnh như: kéo co, nhảy bao bố những trẻ có thể lực nhỏ hơn nhưng nhanh nhẹn thì cho trẻ chơi những trò chơi cần đến sự khéo léo như: “Đi cầu tre bắt cá”, “Vào rừng hái quả” Bên cạnh đó, tôi luôn chú trọng đến đội ngũ khán giả, nếu như trước đây không tham gia biểu diễn văn nghệ trên sân khấu thì trẻ chỉ ngồi xem bạn lớp mình và lớp khác thể hiện, nay tôi động viên trẻ cùng làm những cổ động viên tích cực bằng cách mặc trang phục riêng của lớp mình để trẻ ngồi gần nhau, đồng thời có băng rôn, khẩu hiệu để cổ vũ cho các bạn hoặc cầm hoa, bóng bay để lên tặng sau khi bạn biểu diễn xong, như vậy trẻ sẽ không cảm thấy nhàm chán mà còn háo hức hơn, trẻ lên tặng cho bạn cũng là một cách để rèn luyện sự mạnh dạn và thể hiện sự tự tin trước đám đông, thể hiện sự yêu mến của mình dành cho bạn. Trong mỗi hoạt động tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp với mọi người, ví dụ: hoạt động “Ngày hội đến trường của bé”, tôi gợi ý cho trẻ cùng đến sớm để chào đón những em bé nhỏ hơn mới vào trường, tặng bóng bay, xách cặp hoặc cầm sữa giúp các em, dỗ dành để các em không còn khóc nữa. Hoặc nhân ngày 22/12 khi dẫn các cháu đi thăm các chú bộ đội, tôi gợi ý cho trẻ tặng những sản phẩm mà trẻ tự làm được và nói lên những lời chúc, suy nghĩ, tình cảm và mong muốn của mình đến các chú bộ đội, hoặc gửi lời chúc đến các cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Một 17
  18. số trẻ từ thụ động, ỷ lại cô giáo và các bạn, chưa chủ động tham gia vào các hoạt động lễ hội của trường, lớp, bây giờ trẻ đã rất thích thú khi được tham gia các hoạt động do cô và các bạn phân công hoặc mình tự xung phong đảm nhận. Biện pháp 3. Xây dựng kịch bản cho từng lễ hội nhằm giúp trẻ tự tin thể hiện khả năng của mình thông qua các hoạt động: múa, hát, đóng kịch, trò chơi, giải câu đố, giao lưu, dẫn chương trình. Tùy theo từng chủ đề, mục đích yêu cầu và các dạng hoạt động khác nhau mà tôi tiến hành xây dựng cho hợp lý, kịch bản chương trình phải đáp ứng được yêu cầu: vừa ngắn gọn, vừa thể hiện rõ được nội dung đặc trưng cho ngày lễ hội, đồng thời phải gần gũi với trẻ và tạo hứng thú cho trẻ để không gây nhàm chán, nội dung hoạt động cần có sự xen lẫn giữa các tiết mục văn nghệ, giao lưu, trò chơi hoặc những yếu tố bất ngờ, ví dụ: khách mời đặc biệt hoặc các trò chơi trúng thưởng .để trẻ hào hứng hơn. Nếu như trước đây kịch bản là dành cho giáo viên thì nay nhằm phát huy khả năng của trẻ tôi xây dựng kịch bản để trẻ thể hiện, nhằm thu hút sự chú ý của những trẻ khác và bản thân trẻ được trực tiếp tham gia vào chương trình. a) Thay đổi người quản trò và dẫn chương trình. Thông thường cô giáo sẽ đảm nhiệm vai trò là người điều hành và dẫn chương trình, nay tôi động viên trẻ cùng tham gia vào hoạt động này, ban đầu trẻ còn lúng túng thì tôi dẫn kèm với trẻ, sau đó trẻ đã tự tin hơn thì cho hai trẻ cùng tự dẫn chương trình với nhau hoặc chia nhỏ từng phần của chương trình ra cho trẻ phụ trách, sau khi trẻ đã thành thạo thì 2-3 trẻ sẽ dẫn chương trình từ đầu đến cuối, kịch bản có thể được gửi trước cho phụ huynh hướng dẫn thêm cho trẻ ở nhà, cô thường xuyên động viên, khích lệ những trẻ còn tự ti, nói nhỏ, nhút nhát trước đám đông để trẻ mạnh dạn hơn bằng cách cho trẻ mặc trang phục đẹp, trang điểm, khích lệ bằng những tràng pháo tay của các bạn để trẻ mạnh dạn hơn. b) Kích thích sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ bằng nhiều trò chơi khác nhau. Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đã có khả năng tập trung chú ý tốt hơn các độ tuổi trước song trẻ cũng rất dễ bị xao lãng và nhanh chán, đặc biệt là những hoạt động khi ra môi trường bên ngoài lớp học, vì vậy vào mỗi phần đầu hoặc xen kẽ giữa chương trình tôi thường sử dụng các trò chơi để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động như: 1. Trò chơi: Alibaba - Mục đích + Tập trung chú ý vào người dẫn chương trình + Mạnh dạn, hứng thú và giao lưu với bạn ngồi cạnh, với tập thể - Luật chơi: Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu của cô, nếu làm sai sẽ lên cùng cô làm người dẫn chương trình - Cách chơi Cô đưa ra yêu cầu cho trẻ thực hiện VD: Cô hát:“ Xưa kia kinh đô Bát Đa có một chàng trai đáng yêu gọi tên” Trẻ hát: “ Alibaba”. Cô hát: Alibaba xin mời anh em vỗ tay”, Trẻ hát và làm động tác: “ Alibaba”, đổng thời vỗ tay. Cô hát: “Alibaba xin mời anh em cùng nắm tay nhau”. Trẻ hát và làm động tác: “ Alibaba”, đổng thời nắm tay bạn bên cạnh 18
  19. Cô có thể đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau cho mỗi câu hát để trẻ hát và làm động tác: vuốt má nhau, ôm nhau, cầm chân nhau, dậm chân và hướng lên sân khấu Thông qua trò chơi, trẻ tập trung lên người dẫn chương trình, mạnh dạn khi được tham gia vào các hoạt động tập thể, trẻ đỡ nhút nhát, hứng thú hơn. Đổng thời trẻ được giao lưu với người bạn ngồi bên cạnh. Đây cũng là cách giúp trẻ tập trung vào người dẫn chương trình một cách tự nhiên, không gò bó, gượng ép. 2. Trò chơi: “Làm theo yêu cầu của tôi.” - Mục đích: Giúp trẻ mạnh dạn tham gia vào hoạt động tập thể một cách tự nhiên. Đây cũng là trò chơi yêu cầu trẻ phải suy nghĩ, tư duy thật nhanh, vận động một cách tích cực trong quá trình tham gia. - Chuẩn bị: Nhạc để chơi trò chơi. - Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ hát cùng và vận động cùng cô: Trán,cằm, tai; trán cằm tai, trán tai, trán cằm tai (Cằm hoặc trán ) Câu hát cuối cùng cô dừng lại ở bộ phận nào trên khuôn mặt thì trẻ phải chỉ tay vào đúng bộ phận đó. Có thể tay cô chỉ vào cằm nhưng cô câu hát của cô dừng lại ở “Tai” thì trẻ phải đưa tay vào tai, trẻ nào đưa tay vào cằm giống cô là sai. Với trò chơi này không có luật chơi mà chỉ nhằm thu hút, tạo sự hứng thú cho trẻ. Với trò chơi này người hướng dẫn chỉ nên tổ chức trong thời gian ngắn ngay sát thời gian chương trình bắt đầu hoặc xen giữa chương trình. 3. Trò chơi: Hát theo tín hiệu tay của cô. - Mục đích: Đây là một trò chơi thường được sử dụng trong các tiết học âm nhạc. Vận dụng trò chơi này để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động, giúp trẻ mạnh dạn và hòa nhập trước đám đông. - Chuẩn bị: cho trẻ hát thuộc một số bài hát: “Cháu yêu bà”, “Cả nhà thương nhau”, “Một con vịt”, “Mẹ yêu không nào”, “Trường chúng cháu là trường mầm non”. Đây là các bài hát trẻ được nghe từ nhỏ và trẻ đều rất thuộc từ nội dung đến giai điêu bài hát. Cách chơi: Cô sẽ bắt nhịp cho cả trường cùng hát, sau đó cô đưa tay về phía nào thì phía đó hát, các hướng khác không hát. Cô nâng cao dần: + Cô giơ tay cao và hướng về phía nào phía đó hát to, hạ tay thấp về hướng nào, hướng đó hát nhỏ. Cô để tay ngang ngực và hướng về phía nào phía đó hát vừa đủ nghe. + Luật chơi: nhóm nào hát sai thì bị phạt theo yêu cầu của các bạn. 4. Trò chơi: Hát đối đáp ( Bài: Đố quả, Con chim vành khuyên). - Mục đích: Nhằm thay đổi không khí, tạo cơ hội cho trẻ toàn trường hưng phấn, tập trung lên sân khấu, tôi thường sử dụng trò chơi này xen giữa chương 19
  20. trình. Với trò chơi hát đối đáp để thu hút sự tham gia của đa phần trẻ trong toàn trường, tôi thường lựa chọn các bài hát gần gũi với trẻ, hầu hết trẻ đều thuộc hoặc nhớ giai điêu bài hát. - Chuẩn bị: Cho trẻ làm quen với một số bài hát: “Con chim vành khuyên”, “Đố quả”, “Alibaba” - Cách chơi : Cô sẽ là người bắt nhịp bài hát, đến phần cô yêu cầu trẻ hát, cô sẽ hướng tay về phía trẻ và trẻ sẽ đổng thanh hát. Khi cô hướng tay về phía cô thì trẻ ngừng hát và cô sẽ hát. VD: Bài hát: “ Đố quả” Cô hát và chỉ vào mình: “ Quả gì mà chua chua thế?” -> Cô chỉ vào trẻ, trẻ hát: “ Xin thưa rằng là quả khế” -> Cô hát và chỉ vào mình: “Ăn vào thì chắc là chua?” -> Cô chỉ vào trẻ, trẻ hát: “ Vâng vâng, chua thì để nấu canh cua” Tương tự như vậy cho đế hết bài. VD: Bài hát: “Con chim vành khuyên”. Cô cùng trẻ hát đoạn đầu, cô hát và chỉ vào mình khi đến câu: “ Chim gặp bác chào mào”. Cô chỉ vào trẻ và trẻ hát: “ Chào bác”; Cô hát và chỉ vào mình: “ Chim gặp cô sơn ca”. Cô chỉ vào trẻ và trẻ hát: “ Chào cô” Cứ vậy cho đến đoạn chung thì cô và trẻ cùng hát đến hết. Với hình thức này tôi nhận thấy trẻ tham gia một cách tích cực, tham gia vào trò chơi hát đối một cách tự nhiên không gượng gạo. Trẻ được thay đổi không khí, bản thân đứa trẻ được vận động. Đây là một trong những hình thức gây được sự chú ý của trẻ cao, làm cho không khí của chương trình trở nên vui vẻ và hấp dẫn hơn rất nhiều. 5. Trò chơi: Pháo nổ. - Mục đích: Xuất phát từ trò chơi dân gian: Pháo nổ pháo nang cả làng chịu chưa. Theo tình hình thực tế trẻ chỉ còn nghe hoặc biết trò chơi này trong băng đĩa hoặc nghe kể lại. Đồng thời để tạo điều kiên cho trẻ được vận động, được nói, được thể hiên bản thân. Tôi lựa chọ và đưa trò chơi: “ Pháo nổ” và chương trình xen kẽ giữa các tiết mục. Đây là một trò chơi ngắn kéo dài khoảng 2- 4 phút nhằm thay đổi trạng thái của trẻ. - Cách chơi: Cô quy ước với trẻ dùng tay để giả làm pháo và dùng miêng để hô. Khi cô gập khuỷu tay, bàn tay nắm chặt đưa lên ngang mặt rồi đưa xuống kết hợp miêng hô: “ Đùng, đùng, đùng”. Trẻ làm và hô theo; Khi cô đưa tay lên cao trên đỉnh đầu, bàn tay xoè rộng, kết hợp miêng hô: “ Đoàng đoàng đoàng”, Trẻ làm và hô theo Cô có thể cho trẻ thay đổi nhịp hoặc hô xen kẽ: Đùng, đoàng, đùng đùng đoàng và yêu cầu trẻ làm theo Với cách chơi này đòi hỏi trẻ kết hợp tay và miêng hô chuẩn, yêu cầu trẻ tập trung tư duy nhanh để làm cho đúng. Cách chơi đúng của đa phần trẻ sẽ tạo ra hiêu quả âm thanh vui nhộn và kích thích trẻ hưng phấn tiếp tục tham gia chương trình. Người dẫn chương trình cũng không cần nhắc trẻ trật tự mà trẻ vẫn hướng lên sân khấu một cách tự nhiên, không gò bó. 20
  21. 6. Trò chơi: Nghe dữ kiện đoán tên con vật, đồ vật: - Mục đích: Đây là một trò chơi đem lại cho trẻ cảm giác được tìm tòi khám phá và nó đòi hỏi trẻ phải tư duy một cách sáng tạo. Dựa trên các kiến thức mà trẻ đã có kết hợp với tư duy logíc để tìm ra đáp án. Trẻ nào tìm được đáp án sớm nhất chứng tỏ khả năng tư duy, óc quan sát và phán đoán tốt. - Chuẩn bị: hình ảnh trình chiếu đáp án. Cách chơi : (Trò chơi này thường được áp dụng cho các nhóm chơi.). Cô sẽ mời lên sân khấu 2 - 3 đội chơi, mỗi đội khoảng 10 trẻ. Cô đưa ra lần lượt các dữ kiên liên quan đến đổ vật hoặc con vật nào đó . Trẻ các đội phải bàn bạc và đoán sau mỗi dữ kiên giáo viên dần đưa ra, Luật chơi: đội nào đoán trúng được phần thưởng. Đội nào đoán sai nhẩy lò cò. c) Xây dựng kịch bản cho từng lễ hội nhằm giúp trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện khả năng của mình 1. kịch bản lễ hội trung thu Thời gian 15h30 tập trung trẻ xuống sân trường + 16h: Tổ chức chương trình + 17h: Kết thúc chương trình - Mục đích yêu cầu: + 03 trẻ tập đóng vai Chị Hằng, Chú Cuội, Bờm, 06 trẻ đội múa lân (01 trẻ đánh trống, 01 trẻ làm Ông Địa, 01 trẻ làm Tề Thiên, 01 trẻ làm đầu lân, 01 trẻ ở giữa, 01 trẻ làm đuôi lân) + Trang trí sân khấu, lớp học phù hợp với chủ đề ngày tết trung thu: trang trí phông màn, bày mâm ngũ quả. + Trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện các vai diễn trong kịch bản, biết hát, múa, tham gia trò chơi, dẫn chương trình, biết phối hợp, chủ động giao tiếp cùng với cô và các bạn. Chuẩn bị + Các tiết mục văn nghệ. + Bánh kẹo, trái cây, lồng đèn để sắp bày mâm cỗ trung thu. + Múa lân + Trang phục dân gian, các vai diễn: Chị Hằng, Chú Cuội, Bờm do trẻ đóng vai - Tiến hành: Giáo viên giới thiệu chương trình và đại biểu. Các con ạ! Vào mỗi đêm Trung thu, ánh trăng vàng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình quay quần đoàn tụ bên nhau. Trung thu còn là dịp để các em thiếu nhi thỏa thích được vui chơi, được xem múa lân, được ăn bánh kẹo. Như thường lệ hằng năm vào 21
  22. ngày tết trung thu, Trường Mầm non 8/3 tổ chức cho các bé vui chơi, rước đèn, phá cỗ ở trường, bên bạn bè và cô giáo của mình. Đến dự ngày hội “ Vui hội trăng rằm” hôm nay, chúng ta vui mừng chào đón: Cô Mai Thị Minh Tuyết – Hiệu trưởng Trường Mầm non 8/3 (Vỗ tay) Cô Phạm Thị Sim- Phó Hiệu Trưởng (Vỗ tay) Cô Lê Thị Hương- Phó hiệu trưởng (Vỗ tay) Đặc biệt là sự hiện diện của tất cả các bé các khối nhà trẻ, mẫu giáo trường mầm non 8/3 Chúng ta hãy cho một tràng pháo tay thật lớn để chào đón mình nhé! Chương trình vui tết trung thu: Nội dung Người thực hiện Bật âm thanh tiếng trống dồn, người dẫn chương trình Người dẫn chương đứng phía sau sân khấu và nói vọng ra: trình: Cô giáo Hồng Loa loa loa loa Tuyên. Bạn nhỏ trường ta Lắng nghe thiên chỉ - Cháu Ánh Ngọc Ở trên thiên đình (Chị Hằng ) Chú Cuội chị Hằng + Cháu Đức Thành Thấy dưới hạ giới (Chú Cuội) Trẻ nhỏ đùa vui + Cháu Tùng Khánh Ca hát tươi cười (Bờm) Múa lân phá cỗ Chú Cuội thích quá Bỏ cả chăn trâu Chẳng biết đi đâu Ngọc Hoàng tìm mãi Loa loa loa loa! Bờm, Chú cuội xuất hiện và giao lưu với các bạn: Bờm: nhảy chân sáo chạy ra, dụi mắt, tỏ vẻ ngạc nhiên và hỏi: chào các bạn! đây là ở đâu thế nhỉ? ở đâu mà toàn là các bạn nhỏ thế này nhỉ? Thế các bạn có biết tớ là ai không? Tớ là Bờm, hôm nay tớ thấy trường các bạn tổ chức trung thu vui quá nên tớ vào tham gia đây này! Các bạn có đồng ý cho Bờm cùng tham gia không? Lúc sáng Bờm đi cùng với Chú Cuội mà chú Cuội chạy xe nhanh quá chắc lại bị lạc đường rồi! để Bờm gọi điện cho Chú Cuội thử nhé! Bờm bấm điện thoại gọi Chú Cuội, có tiếng chuông điện thoại reo từ trong cánh gà. Bờm: A lô! Chú Cuội ơi! Chú đã đến với các bạn trường Mầm non 8/3 chưa? 22
  23. Cuội: Cuội đây! Cuội đây! Cuội mắc trên cây cao không xuống được, giờ làm sao mà xuống đây? Bờm: Ôi! Bờm có biết đâu, các bạn Trường 8/3 chỉ dùm Cuội làm sao để xuống được chứ ngồi trên đấy tội nghiệp quá! Cuội chạy xuống cầm tay lái xe máy vừa chạy làm động tác chạy xe bóp còi bim bim và lạng lách vừa chạy vừa hát: Ở cung trăng xuống đây Cuội ở cung trăng xuống đây Nhìn ô tô nó đi. Cuội tưởng con trâu nó phi Ở cung trăng xuống đây Cuội không biết gì. Bờm đứng trên sân khấu giọng châm biếm: Trời ơi! Xem kìa! Đi xe máy mà lạng lách thế kia thì kiểu gì cũng bị công an bắt thôi. Bờm: Sao Cuội tới trễ vậy? Cuội: Ối giời ơi! Cuội vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm nên bị cảnh sát giao thông bắt lại, cuội phải năn nỉ chú cảnh sát giao thông mãi họ mới cho Cuội đi đấy! Xong Cuội sợ quá mua ngay chiếc mũ bảo hiểm để đội, các bạn thấy chiếc mũ này có đẹp không? Bờm: các em nhớ nhé! Khi đi xe máy là phải đội mũ bảo hiểm, gặp đèn đỏ phải dừng lại kẻo gây tai nạn giao thông là nguy hiểm lắm nhé! Cuội: thôi! Chúng ta bắt đầu chương trình trung thu chứ để các em chờ đợi lâu lắm rồi. Bờm: ừ và sau đây chương trình trung thu xin phép được bắt đầu, mở đầu là bài múa: “Rước đèn tháng tám”, do các bạn lớp Nhỡ B biểu diễn. Bờm: Cuội ơi! Cuội! Lại đi đâu nữa rồi? Cuội: Đây đây! Thôi rồi Bờm ơi! Cuội bỏ quên một người rồi, Bờm: Bỏ quên ai nữa? Cuội: là Chị Hằng, lúc ở trước cổng Thiên đình Chị Hằng có dặn Cuội là đợi chị cùng đi nhưng Cuội nóng lòng quá nên Cuội phóng xe đi trước, giờ mình mới nhớ là chưa chở Chị Hằng theo. Giờ phải làm sao? Chị Hằng xuất hiện, tiếp tục giao lưu cùng các bạn: Nhạc nổi lên, Chị Hằng đi ra vừa đi vừa làm động tác người mẫu uốn éo. 23
  24. Chị Hằng: Chị Hằng đây! Chị Hằng xin chào tất cả các em! Chị Hằng cưỡi gió Vừa bay tới đây Vén bức tường mây Thấy ngay các bạn. Cuội và Bờm: a may quá! Chị Hằng đây rồi! Cuội: em xin lỗi Chị Hằng nhé, vì ham chơi mà em quên mất chị Chị Hằng: không sao! Không sao! Chị Hằng đã đến được rồi, bây giờ chúng ta cùng vui với các em nhé! Cuội: Chị Hằng mang theo quà gì đến cho các bạn vậy? Chị Hằng: Bí mật! Nhưng trước khi nhận quà các bạn phải giải được các câu đó của chị đã, các bạn nghe câu đố của chị này: Cái gì năm cánh Mà chẳng biết bay Em cầm trên tay Đêm rằm tỏa sáng. Cuội: Ôi! Cái gì năm cánh nhỉ? Ôi chà, khó quá! Có bạn nào biết đó là cái gì không? Chị Hằng: Đúng rồi, bạn giỏi quá! Và bây giờ chúng ta sẽ cùng xem các em lớp Bé A biểu diễn với những chiếc đèn ông sao qua bài hát: “Chiếc đèn ông sao”. Các tiết mục văn nghệ: Gọi trăng là gì? Trẻ xem hoặc tham Bé thương ông địa gia diễn văn nghệ Vui đêm trăng rằm và vui chơi các trò Vầng trăng yêu thương. chơi, trả lời các câu đố Trò chơi: Chị Hằng ơi, phải công nhận là trường mình múa hát rất là dễ thương nè. E có một trò chơi này hay lắm và khó nữa. Không biết các bạn có chơi giỏi không nữa? Hằng Nga: Đó là trò chơi gì vây? Cuội: Trò chơi: Trò chơi: Alibaba (thông qua luật chơi, cách chơi) HN: Các bạn nào thích chơi chúng ta nhanh chân lên sân khấu để tham gia trò chơi và nhận những phần quà nhé, nhanh chân lên các bạn ơi! Trò chơi: Ai hay nhất? 24
  25. Các bé nào tham gia chơi thì chạy lên sân khấu. Yêu cầu loại trực tiếp do bình chọn của khán giả: (03 bé một đội) Hơi ai dài nhất? Giọng ai la to nhất? Múa lân + Phá cỗ + Rước đèn Đội Lân do các Các bạn xem chương trình múa lân. cháu múa Cô giáo phát quà cho các bé: Bánh + Lồng đèn Các bạn cầm lồng đèn và đi dạo vòng quanh trên sân trường theo nền nhạc bài: “Rước đèn tháng tám”. Kết thúc: Chương trình vui hội trăng rằm đến đây là kết Trẻ thu dọn, sắp xếp thúc. Chị Hằng Nga, Bờm và chú Cuội xin chào các ban, lại đồ dùng như: cất Hẹn gặp lại các bạn vào trung thu năm sau. Chào tạm bình hoa, xếp khăn biệt ! trải bàn, xếp lại đồ múa, lau bàn, quét sân 2. Kịch bản lễ hội: Hội chợ xuân của bé. Thời gian: Chuẩn bị và trang trí: + Trang trí sân khấu, gian hàng: từ 8h00 đến 9h00. + Làm quen sân khấu: từ 9h00 đến 9h30. - Lễ hội diễn ra: + 15h45: Tập trung trẻ xuống sân trường + 16h00: Tổ chức chương trình + 17h30: Kết thúc chương trình - Mục đích yêu cầu: + Trẻ biết các hoạt động trong hội chợ xuân: vẽ câu đố, gói bánh chưng, bán bán kẹo, mứt tết, trò chơi dân gian, biểu diễn chương trình văn nghệ với chủ để mùa xuân. + Trẻ tham gia vào công tác chuẩn bị, bày trí gian hàng, luyện tập các tiết mục văn nghệ. + Trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng của mình trong các hoạt động:dẫn chương trình, hát, múa, tham gia trò chơi, bán hàng, quản trò . - Chuẩn bị: + Các tiết mục văn nghệ, các gian hàng được trang trí và sắp xếp đẹp mắt + Âm thanh đầy đủ. + Trang phục dân gian phù hợp với đặc trưng của từng gian hàng, - Tiến hành: Giáo viên giới thiệu chương trình và đại biểu. Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi đến toàn thể quý vị đại biểu, quý bậc phụ huynh , các cô giáo cùng toàn thể các em nhỏ lời chúc sức khỏe và lời chào nồng nhiệt nhất. . 25
  26. Kính thưa quý vị! hòa chung trong không khí vui tươi và nhộn nhịp của một mùa xuân mới đang đến gần, cô và cháu của trường Mầm Non 8.3 cũng vô cùng náo nức, phấn khởi để tham gia lễ hội: “Hội chợ xuân của bé” Về dự với chương trình hôm nay tôi xin trân trọng kính giới thiệu : 1.Cô Mai Thị Minh Tuyết - Hiệu trưởng trường mầm non (Vỗ tay) 2. Cô Phạm Thị Sim- phó Hiệu Trưởng (Vỗ tay) 3. Cô Lê Thị Hương- phó hiệu trưởng (Vỗ tay) 4. Ông Bùi Phước Thiện- Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Cùng toàn thể quý bậc phụ huynh, các cô giáo và hơn 300 cháu của Trường Mầm non 8.3 . Xin quý vị hãy cho một tràng pháo tay thật lớn để cảm ơn sự có mặt đông đủ này. Sau đây tôi xin trân trọng kính mời cô Mai Thị Minh Tuyết - Hiệu trưởng nhà trường lên phát biểu trướckhai mạc lễ hội. Cô giáo giới thiệu 02 cháu là người dẫn chương trình trong lễ hội: cháu Ánh Ngọc trong vai cô tiên mùa xuân và cháu Đức Thành trong vai Chú Hề. NỘI DUNG NGƯỜI THỰC HIỆN Cô Tiên mùa xuân bước ra trên nền nhạc bài hát - Cháu Kim Ánh trong “khúc hát ngày xuân” vừa đi vừa rải những cánh hoa và tỏ vai Cô Tiên Mùa Xuân vẻ buồn rầu - Cháu Gia Phước trong Cô Tiên: Sao mà buồn quá! Ai cũng bảo mùa xuân vai Chú Hề vui và thích lắm! Thế mà mình lại thấy không có gì vui hết, mùa hè thì các bạn đi tắm biển, đi du lịch, mùa đông thì thì mọi người nô nức đi mua áo ấm, đón ông già nô en. Mùa thu thì mát mẻ, mọi người tha hồ dạo chơi, còn mùa xuân như mình thì chẳng ai thèm để ý, chẳng ai thèm quan tâm, thật là buồn! Chú Hề: vừa đi vừa nhảy chân sáo rất vui vẻ: a mùa xuân đẹp quá! Bạn khắp nơi mau cùng lại đây chơi, các bạn ơi! Mùa xuân đến rồi! Hãy vui lên vì chúng ta đều lớn thêm một tuổi rồi đấy! Cô Tiên: Ôi dào! Thêm một tuổi thì nghĩa là chúng ta sẽ bị già đi, thế thì vui làm gì? Chú Hề: Mùa xuân vui và đẹp lắm! Nếu bạn không tin thì hãy cùng tôi đến Trường Mầm non 8/3 để xem các bạn ấy tham gia lễ hội mùa xuân như thế nào nhé, Chú Hề tin chắc là Cô Tiên sẽ vui thôi. Nhạc bài “Mùa xuân đến” nổi lên, tốp múa nữ của lớp Nhỡ A bước ra sân khấu và biểu diễn. Cô Tiên: các bạn mặc váy đẹp quá! Ai cũng múa giỏi và đều ghê! Các bạn cho Cô Tiên mùa xuân đi theo với để Cô Tiên học múa giống các bạn. Chú Hề: chưa hết đâu Cô Tiên xinh đẹp à! đây mới 26
  27. chỉ là các bạn gái, còn các bạn trai cũng rất chuyên nghiệp trong vũ điệu “ Tết là tết”, nào chúng ta hãy cùng chào đón các bạn trai của lớp Nhỡ A nhé! Ngoài những bộ trang phục thời trang đẹp, ấn tượng , ngày hôm nay các bé còn mang đến đây những tiết mục văn nghệ hết sức sôi động, xin quý vị hãy cho một tràng pháo tay để chào đón tiết mục múa “ mùa xuân ơi!” do các bé lớp Nhỡ B biểu diễn. - Trò chơi “Thi dán hoa mai, hoa đào” Cháu Minh Thư và Tùng Chú Hề: Giới thiệu hai bạn quản trò. Khánh trong vai hai Chú Hai chú lùn xuất hiện và cầm theo hai cành mai, Lùn Kendy và Chú lùn cành đào vẫy tay chào khán giả. Tony (làm quản trò). Chú lùn Kendy: Ôi! Các bạn Trường 8/3 chào đón mùa xuân vui quá! Nhưng chú lùn Kendy ơi! Sao tôi thấy cứ thiếu thiếu cái gì ấy! bạn có nhận ra là thiếu cái gì không? Chú lùn Tony: hay là thiếu nước ngọt và cái gì để ăn nhỉ? Ví dụ như là bánh ngọt hay là pizza ấy. Chú lùn Kendy: bạn đã mập và lùn rồi mà khi nào cũng đòi ăn bánh và nước ngọt, chúng ta không nên ăn nhiều những thứ đó nữa đâu. Ý tôi là sân khấu này còn thiếu những cành mai, cành đào để làm cho không khí mùa xuân thêm rực rỡ. Chú Lùn Tony: vậy theo bạn chúng ta cần làm gì? Chú Lùn Kendy: Hoa đào hoa mai là loại hoa đẹp nhất, nở vào dịp Tết đặc trưng cho 2 miền Nam và Bắc. Cành đào, cành mai không thể thiếu trong dịp Tết. Xin - Các bạn khán giả tham mời các bạn tiếp tục hướng lên sân khấu xem phần thi tài gia trò chơi của các bạn hai lớp nhỡ trong trò chơi “Thi dán hoa đào”, mời mỗi lớp 08 bạn xung phong lên để gắn hoa mai, hoa đào. Kết thúc hai Chú Hề nhờ một khán giả lên kiểm tra kết quả. 27
  28. 3. Thi “Bày gian hàng”- Trưng bày sản phẩm ngày Tết: Cháu Mạnh Hà trong vai Ông địa (cầm chiếc quạt ưỡn bụng đi ra, vừa đi vừa Ông địa và cháu Văn trêu chọc các bạn nhỏ): các bạn ơi! thấy Ông Địa đẹp Khôi trong vai chú khỉ không? Có món gì cho Ông Địa ăn không? con dẫn chương trình. Chú Khỉ Con: chạy ra trêu chọc Ông Địa, Ông Địa bụng bự! béo ơi là béo mà khi nào cũng đòi ăn!. Thôi Ông Địa chờ một chút nhé! Sắp có đồ ăn cho Ông Địa rồi đấy! Hôm nay tại sân Trường Mầm non 8/3 sẽ có trưng bày gian hàng. Mỗi đội gồm 1 cô giáo, 2 phụ huynh, 7 bạn nhỏ sẽ bày bán nhiều thứ như: bánh kẹo, rau, hoa quả, những đồ dùng đồ chơi khác, Ông Địa: hay lắm! nào các bạn hãy cùng nhanh chân để trưng bày cho gian hàng của mình đi! Tại gian hàng có tên của từng đội, ngoài các mặt hàng bày bán, ngoài ra các đội tự trang trí cho gian hàng thêm đẹp mắt, thu hút khách hàng. * Hội chợ dân gian với các gian hàng: - Nhóm 1: “ Đeo vòng cho Hươu” - Nhóm 2: “Món ăn bé thích” - Nhóm 3: “ Giải khát” - Nhóm 4: “Lô tô” - Trẻ tham gia vào trò - Nhóm 5: Ném bóng vào rổ” chơi - Nhóm 6: “Câu cá” - Nhóm 7: “Quay thú” - Cô Tiên Mùa Xuân, Chú Hề, Chú Lùn Kendy, Tony, Ông Địa và Chú khỉ con cùng tam gia vào các gian hàng để chơi trò chơi và giao lưu với mọi người. - Kết thúc chương trình các nhân vật cùng hát múa bài “Mùa xuân ơi” nói lời chào tạm biệt đến khán giả và trao quà cho những gian hàng xuất sắc. Tương tự như vậy, với từng lễ hội tôi xây dựng các nhân vật sao cho phù hợp, ví dụ: cô Tiên mùa xuân sẽ xuất hiện trong chương trình “Bé vui đón tết”, “Con đã lớn khôn” sẽ được làm quen với những Chú Hề, Bà Tiên sẽ đến khi trẻ tham gia lễ hội “Bé thêm một tuổi” hoặc Chị Thỏ Ngọc sẽ đồng hành với trẻ trong chương trình “cô giáo như mẹ hiền” mỗi kịch bản chương trình sẽ được xây dựng để phù hợp với khả năng của từng trẻ và nhóm trẻ, đảm bảo tất cả trẻ trong lớp đều được tham gia, và mỗi kịch bản tôi luôn chú ý chuẩn bị trước để gửi cho phụ huynh tập thêm cho trẻ ở nhà. Mỗi vai diễn có thể cho 2, 3 trẻ thử vai, sau một khoảng thời gian luyện tập nhất định thì cho trẻ cùng thể hiện vai diễn của mình, trẻ nào diễn tốt thì được chọn làm vai diễn chính, từ đây giúp trẻ có động lực để cố gắng nhiều hơn, những bạn còn nhút nhát thì 28
  29. tôi chọn những vai diễn ngắn, đơn giản để trẻ được làm quen dần, tạo cho trẻ cảm giác tham gia vào kịch bản chỉ như chơi một trò chơi. IV. Hiệu quả Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT CUỐI NĂM THÁNG 3/2016 (đã áp dụng) Tháng 3/2016 TIÊU CHÍ ĐẠT CHƯA ĐẠT Sĩ số % Sĩ số % Trẻ thích thú tham gia vào các hoạt động 32/37 86,4 05/37 13,6 lễ hội, biết phối hợp với cô và các bạn trong việc chuẩn bị tổ chức ngày hội , ngày lễ: như trang trí phông màn, bày biện các đồ dùng dụng cụ Trẻ tự tin thể hiện khả năng của mình trong 31/37 83,8 06/37 16,2 các hoạt động lễ hội thông qua các hoạt động: múa, hát, đóng kịch, trò chơi, giải câu đố, dẫn chương trình Trẻ tự tin mạnh dạn chủ động giao tiếp với 33/37 89,2 04/37 10,8 người khác trong các hoạt động lễ hội BẢNG SO SÁNH SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ ĐẠT TRƯỚC TÁC ĐỘNG VÀ SAU TÁC ĐỘNG BIỆN PHÁP Đầu năm Cuối năm Tháng 10/2015 Tháng 3/2016 Sĩ số % Sĩ số % 1. Trẻ thích thú tham gia vào các hoạt 12/37 32,4 32/37 86,4 động lễ hội, biết phối hợp với cô và các bạn trong việc chuẩn bị tổ chức ngày hội , ngày lễ: như trang trí phông màn, bày biện các đồ dùng dụng cụ 2. Trẻ tự tin thể hiện khả năng của mình 14/37 37,8 31/37 83,8 trong lễ hội thông qua các hoạt động: múa, hát, đóng kịch, trò chơi, giải câu đố, dẫn chương trình 3. Trẻ tự tin mạnh dạn chủ động giao 11/37 29,7 33/37 89,2 tiếp với người khác trong các hoạt động lễ hội 29
  30. Qua khảo sát đầu năm và cuối năm cho thấy, việc sử dụng các biện pháp trên đã mang lại hiệu quả cao. Đối với biện pháp 1 đã tăng tỉ lệ từ 32,4% lên 86,4%, biện pháp 2 từ 37,8% tăng lên đến 83.9%. Biện pháp 3 đã tăng từ 29,7% lên 89,2%. Như vậy, trẻ đã tự tin, mạnh dạn thực sự khi được tham gia các hoạt động lễ hội trong lớp, trong trường với sự hướng dẫn của cô. Tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ đã giúp giáo viên nâng cao khả năng soạn giảng, khả năng thiết kế các hoạt động lễ hội. Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá, biết quan sát và lắng nghe, biết suy nghĩ, thực hành phù hợp khả năng của mình bằng tất cả các giác quan, chính điều này đã làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin hơn, trẻ trở nên thông minh, nhanh nhẹn vì kiến thức được mở rộng trong cả 05 lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội, trẻ được tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của mình dưới sự hướng dẫn, gợi mở của cô. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực hơn khi tham gia các hoạt động lễ hội, các kỹ năng cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước lên mẫu giáo lớn Đối với trẻ: - Trẻ hứng thú tham gia vào họat động lễ hội một cách mạnh dạn, tự tin, không gò bó. Trẻ chủ động, tự mình chuẩn bị đồ dùng, trang trí cho lễ hội của trường, của lớp. - Trẻ được tham gia vào nhiều dạng hoạt động khác nhau như: múa hát, trò chơi, giải câu đố, đóng kịch nên kĩ năng mà trẻ lĩnh hội được phong phú và bền vững, đây chính là yếu tố thuận lợi để giúp trẻ phát triển tốt hơn, bản lĩnh và vững vàng hơn. - Trẻ tham gia hoạt động hoạt động tích cực, không còn sợ sai, sợ mình không làm được, sợ nói sai hay tâm lý e dè, nhút nhát như trước đây mà ngược lại trẻ chủ động tham gia và các hoạt động, chủ động giao tiếp với người lạ, tự tin biểu diễn trước đám đông bởi vì trẻ đã có kỹ năng, được rèn luyện nhiều hơn và được trải nghiệm trong nhiều hoạt động. Trẻ không còn chăm chú quan sát xem bố, mẹ, ông bà ngồi phía nào và chỉ sợ người thân bỏ mình về như trước mà chăm chú tham gia vào hoạt động vì có nhiều chương trình hấp dẫn, mỗi khi lễ hội diễn ra trẻ đều háo hức từ ngày hôm trước vì được tham gia vào công việc chuẩn bị, khi đến lễ hội trẻ nhiệt tình tham gia, cố gắng có mặt trong nhiều hoạt động vì sợ lễ hội kết thúc, sợ mình không được tham gia. Trẻ đã có kỹ năng xử lý các tình huống trong các hoạt động của ngày hội vì được làm quen với sân khấu nhiều lần, được múa thường xuyên nên không còn hiện tượng một trẻ quên giữ chừng thì tất cả các trẻ khác nóng ngóng theo mà vẫn vui vẻ, tự tin múa tiếp. Vì thay đổi người dẫn chương trình từ cô giáo thành trẻ, và người dẫn chương trình được hóa thân vào các vai diễn ngộ nghĩnh nên khả năng thu hút trẻ cao, số trẻ quay dọc, quay ngang, nói chuyện, uể oải trong chương trình đã được hạn chế rất nhiều, trẻ chăm chú theo dõi vì chương trình được thay đổi thường xuyên, mỗi lễ hội 30
  31. là một kịch bản được xây dựng theo hệ thống nhân vật để phù hợp với lễ hội và tâm lý của trẻ. Mặt khác trong lễ hội ngoài biểu diễn văn nghệ còn lồng ghép vào các trò chơi có thưởng nên trẻ rất chăm chú theo dõi để xung phong lên sân khấu, trẻ không dám lơ là vì sợ bỏ qua mất lượt chơi. Trẻ hiểu biết về lễ hội, thể hiện những hiểu biết của mình về lễ hội, ví dụ: trẻ có thể nhớ và mô tả được lễ hội Trung thu gồm có những hoạt động như: múa lân, phá cỗ, rước đèn, được gặp Chị Hằng, Chú Cuội, Ông Địa - Thông qua lễ hội mà nhiều trẻ thể hiện được khả năng của mình, nhiều trẻ có tố chất và năng khiếu tốt đã được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời, ví dụ cháu: Ánh Ngọc, An Nhiên: có năng khiếu múa, cháu Hương Giang, Đức Thành: có khả năng nói, diễn xuất trước đám đông, cháu Hạnh Dung, Minh Châu, Minh Thư: có sự khéo léo và mắt thẩm mỹ trong việc trang trí lễ hội, cháu Quỳnh Anh, Kỳ Anh có khả năng giao tiếp tốt với “khách hàng” khi tham gia vào hội chợ xuân. Nhiều cháu sau khi tham gia được mọi người khen ngợi nên các cháu càng tự tin và mạnh dạn hơn. - Như vậy qua các hoạt động lễ hội đã mở rộng mối quan hệ giao tiếp cho trẻ: giữa cô và trẻ, trẻ và trẻ, trẻ với những người làm ở nhiều ngành nghề khác nhau, thỏa mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động tìm tòi, khám phá đây là điều kiện tốt để trẻ thành công trong mọi công việc. * Đối với giáo viên: - Tôi luôn hướng trẻ tham gia vào những hoạt động lễ hội lành mạnh, sau khi thực hiện bản thân tôi thấy đỡ vất vả hơn khi không còn phải tự tay làm tất cả mọi việc từ chuẩn bị đến trong và sau chương trình, trẻ lớp tôi giờ đây là những “Cánh tay đắc lực” của cô giáo, trẻ tham gia như một thói quen và khoảng cách của cô giáo với trẻ đã được rút ngắn rất nhiều so với trước đây, tôi hiểu trẻ nhiều hơn, thích tổ chức nhiều lễ hội hơn, đó cũng chính là mục tiêu để bản thân tôi cố gắng tìm tòi những lễ hội mới nhằm mang đến sự bất ngờ cho trẻ. - Thông qua việc tổ chức lễ hội tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, không còn lo lắng và lúng túng. Nếu như trước đây tôi ngại tổ chức lễ hội vì trẻ lớp tôi thường hay nhút nhát, khi ra trước đám đông không biết giao tiếp, nhiều trẻ múa hát nhưng không dám nhìn xuống sân khấu, phụ huynh không hài lòng về chương trình vì trẻ không có kỹ năng giao tiếp và biểu diễn thì nay tôi đã thực sự cảm thấy yên tâm mỗi khi nhà trường tổ chức các lễ hội lớn. - Nắm bắt được khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ về hoạt động lễ hội: hiểu được trẻ thích những hoạt động nào, vì sao trẻ không muốn tham gia, cần bổ sung và thay đổi nội dung gì để vừa sức và tạo hứng thú cho trẻ?. Từ đó đáp ứng những nguyện vọng chính đáng và nhu cầu cần thiết. - Từ việc xem lễ hội là một hình thức vui chơi giải trí, tôi đã vận dụng để biến các hoạt động trong lễ hội thành phương tiện để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. * Đối với phụ huynh: Nhiều phụ huynh đã nhân thấy sự tiến bộ rõ rệt của con em mình nên càng có động lực để cho trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội của trường và của lớp, cụ thể: 31
  32. đầu năm số lượng phụ huynh đồng ý cho trẻ tham gia vào buổi tham quan trường sỹ quan Không Quân chỉ chiếm 2/3 số trẻ trong lớp, vì lo lắng trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp, trẻ còn chưa mạnh dạn, tự tin khi đi ra bên ngoài, sợ trẻ bị lạc Nhưng đến tháng 3/2016 nhà trường tổ chức chương trình dã ngoại “Con đã lớn khôn” tại khu du lịch Chăm pa thì 100% phụ huynh đồng ý cho trẻ tham gia, một số phụ huynh còn đề nghị đi theo để xem sự tiến bộ của con em mình, một số còn đề xuất cho trẻ được trải nghiệm với hoạt động dẫn chương trình, đóng kịch đó là chiều hướng đáng mừng vì họ đã yên tâm hơn trước sự tiến bộ của trẻ, đồng nghĩa với việc hoạt động lễ hội đã trang bị cho trẻ sự tự tin và mạnh dạn nhất định. Từ những kết quả đạt được, tôi mạnh dạn đề xuất với nhà trường mở rộng thêm nhiều hoạt động lễ hội với quy mô lớn hơn và nhiều hình thức phong phú hơn như: “Giao lưu văn nghệ với trường bạn”, “Đêm xa mẹ”, hoặc kêu gọi thêm phụ huynh tham gia trong các chương trình: ‘Thi gia đình hạnh phúc”, “Gia đình tài tử”. Đề xuất nhà trường phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa để cho trẻ tham gia nhiều chương trình bổ ích như: “Bông hoa nhỏ”, “Bé đóng kịch”, “Người công dân tí hon” để trẻ được tự tin và mạnh dạn hơn nữa trước đám đông. * Khả năng áp dụng - Những biện pháp tôi nêu trên không chỉ áp dụng trong các hoạt động lễ hội tại lớp, tại trường mà còn có thể áp dụng trong các buổi tham quan, dã ngoại - Không chỉ áp dụng trong lớp Mẫu Giáo Nhỡ A, mà có thể các khối khác trong trường, các trường bạn, những giáo viên dạy các khối ở những độ tuổi khác. C. KẾT LUẬN - Qua một thời gian tự nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nêu trên, tôi cũng đã gặt hái được những thành công : Tôi thấy trẻ hứng thú với hoạt động lễ hội hơn, hứng thú và chờ đợi đến ngày lễ hội nhiều hơn, trẻ hoạt động tích cực, năng động hơn, so với trước đây trẻ thụ động, trông chờ cô giáo chuẩn bị thì nay trẻ có thể tự tay chuẩn bị lễ hội cho mình. Một sô trẻ hiếu động hay chạy nhảy, ít chú ý, thường làm mất trật tự: Tùng Khánh, Văn Khôi, Như Khoa, Anh Thư sau khi tham gia vào hoạt động này trẻ đã tiến bộ hơn hẳn vì trẻ không còn ngồi một chỗ mà đã cùng cô tham gia vào công tác chuẩn bị, cổ vũ cho các bạn. Đây chính là cơ hội để giáo dục trẻ tính đoàn kết, tinh thần đồng đội. Việc duy trì và phát triển các mối quan hệ giữa trẻ và trẻ, trẻ với cô giáo và trẻ với mọi người trong trường bấy lâu nay luôn là vấn đề mà chúng tôi lo lắng vì thực tế dù là lớp mẫu giáo nhỡ song trẻ vẫn chỉ tham gia một cách đơn độc, ít có sự liên kết, giao lưu lẫn nhau vì thế mà lớp nào biết lớp đó, hoặc trẻ chỉ chơi với một hoặc hai bạn thân, nếu hôm đó bạn vắng thì trẻ bị cô lập. Nhưng sự ra đời của hệ thông các trò chơi trong lễ hội, việc xây dựng các kịch bản hay và cho trẻ tham gia đóng vai hoặc đảm nhiệm công tác chuẩn bị, dọn dẹp lễ hội đã như một sợi dây vô hình liên kết trẻ trong lớp, trong trường xích lại gần nhau hơn, khi tham gia một trò chơi, không phân biệt độ tuổi và lớp học hoặc tiệc buffet đã tạo cơ hội cho trẻ được làm những người lớn thu nhỏ vì được thoải mái lựa chọn món ăn mình yêu thích, 32
  33. được ngồi ăn với bạn mà trẻ yêu mến, được chơi những trò chơi với các bạn khác, lớp khác càng giúp trẻ mạnh dạn hơn. * Bài học kinh nghiệm Với những biện pháp thực hiện như trên và thấy rất có hiệu quả bản thân tôi xin trình bày một số kinh nghiệm như sau: - Giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu nguyện vọng của trẻ để lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức lễ hội cho trẻ phù hợp. - Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp tổ chức phù hợp. - Bản thân giáo viên phải luôn năng động, thân thiện, cởi mở, là một cô giáo tự tin, mạnh dạn trước trẻ và mọi người, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo - Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh. Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ dùng, thiết bị phục vụ cho lễ hội. - Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, được tham gia giúp cô những công việc vừa sức trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ để trẻ thấy được vai trò của mình trong lễ hội, tự hào về bản thân nhiều hơn khi làm được nhiều việc có ích. - Luôn tìm tòi, sáng tạo nhiều hoạt động mới lạ và thay đổi nhiều hình thức chơi để thu hút sự chú ý của trẻ, đi sâu vào khai thác các lễ hội mang tính truyền thông của dân tộc, lựa chọn những lễ hội lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục đối với trẻ như: lễ hội trò chơi dân gian, lễ hội festival, lễ hội cầu ngư, lễ hội chào xuân * Kiến nghị Nhu cầu của trẻ khi tham gia vào hoạt động lễ hội là thiết yếu và vô tận. Để cho hoạt động lễ hội thực sự giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và đạt hiệu quả cao hơn, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây: - Đối với Nhà trườngvà tổ chuyên môn: + Có kế hoạch cụ thể, sắp xếp thời gian cho giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ. Tham dự các chương trình lễ hội của trường bạn để học hỏi kinh nghiệm. + Tổ chuyên môn nên mở chuyên đề tổ chức lễ hội cho trẻ để giáo viên và học sinh được trải nghiệm thực tế nhiều hơn nữa, mỗi giáo viên đều tham gia viết kịch bản tổ chức lễ hội, tham gia vào việc dẫn chương trình để nắm rõ hơn về hoạt động. - Đối với giáo viên: + Không ngừng tự học, tự rèn, bồi dưỡng để nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và từ đó đáp ứng những nguyện vọng chính đáng, biết khai thác thông tin trên mạng internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, biết cách tổ chức tốt các hoạt động lễ hội cho trẻ theo hướng phát huy tính tích cực cho trẻ. 33
  34. + Các chị em đồng nghiệp có thể tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động lễ hội không chỉ trong các hoạt động lễ hội của trường mà còn có thể tổ chức tại nhóm, lớp, hoặc khối. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 1. Phụ lục 1. Một số kịch bản lễ hội. 1. Kịch bản chương trình “Bé vui cùng chiến sỹ” - Thời gian: sáng ngày 22 tháng 12 năm 2015 + 8h00: Tập trung trẻ xuống sân trường và lên xe di chuyển đến trường sỹ quan không quân. + 8h15: Tập trung tại cổng trường sỹ quan không quân + 8h30: tập trung tại hội trường để biểu diễn văn nghệ và giao lưu với các chú bộ đội. + 8hh30: Mục đích- yêu cầu: + Trẻ biết các công việc và sinh hoạt của các chú bộ đội không quân. + Trẻ tham gia vào công tác chuẩn bị: trang phục, thẻ đeo bảng tên, vẽ tranh, làm thiệp, gói quà, luyện tập các tiết mục văn nghệ. + Trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng của mình trong các hoạt động: dẫn chương trình, hát, múa, tham gia trò chơi, tặng quà cho các chú bộ đội - Chuẩn bị: + Tập cho trẻ một số tiết mục văn nghệ về chủ đề “Cháu thương chú bộ đội”. + Cho trẻ làm một số món quà để tặng cho các chú bộ đội: làm thiệp, gói quà, vẽ tranh + Âm thanh đầy đủ. + Trang phục dân gian phù hợp với đặc trưng của từng gian hàng, - Tiến hành: Giáo viên giới thiệu chương trình và đại biểu: cô giáo Hồng Tuyên Lời đầu tiên cho phép tôi xin thay mặt cho Trường Mầm non 8/3 xin gửi đến tập thể cán bộ, giảng viên, học viên cùng toàn thể các chiến sỹ của Trường Sỹ quan Không quân lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Kính thưa quý vị! Về dự với chương trình hôm nay tôi xin trân trọng kính giới thiệu: - Đại diện của trường sỹ quan không quân: 1. Ông : Nguyễn Thanh Sơn- Trưởng ban Tuyên huấn phòng Chính trị trường Sỹ quan Không Quân. Cùng các học viên và chiến sỹ của tiểu đoàn 0 2 Trường Sỹ quan Không quân. - Đại diện của Trường Mầm non 8/3: 1. Cô Mai Thị Minh Tuyết - Hiệu trưởng trường mầm non (Vỗ tay) 2. Cô Phạm Thị Sim và cô Lê Thị Hương- phó Hiệu Trưởng (Vỗ tay) Cùng toàn thể các cô giáo và hơn 300 cháu của Trường Mầm non 8.3 . Xin quý vị hãy cho một tràng pháo tay thật lớn để cảm ơn sự có mặt đông đủ này. 34
  35. Sau đây tôi xin trân trọng kính mời cô Mai Thị Minh Tuyết - Hiệu trưởng nhà trường lên phát biểu chúc mừng và tặng quà lưu niệm cho nhà trường. Cô giáo giới thiệu 02 cháu là người dẫn chương trình trong chương trình: cháu Kỳ Anh và cháu Gia Uy trong vai hai chiến sỹ nhí. NỘI DUNG NGƯỜI THỰC HIỆN Hai trẻ dẫn chương trình bước ra sân khấu cúi đầu chào khán giả. 1. Văn nghệ Nam: cháu Gia Uy Nam: lời đầu tiên cho phép con xin gửi đến các cô, Nữ: cháu Kỳ Anh. các chú và toàn thể các bạn lời chúc sức khỏe và lời chào Hai cháu dẫn chương trân trọng nhất. trình trong vai hai chiến Nữ: Nhân ngày ngày thành lập Quân đội nhân dân sỹ nhí. Việt Nam 22/12, để thể hiện lòng biết ơn của mình đến các cô, các chú bộ đội trường sỹ quan Không Quân, chúng con xin biểu diễn một số tiết mục văn nghệ, để các cô và các chú vui và giữ vững tay sung để bảo vệ quê hương, đất nước. Nam: Mở đầu cho chương trình văn nghệ là bài nhịp điệu: “Việt Nam ơi”- sáng tác chú Minh Beta- do các bạn lớp Lớn A biểu diễn. Nam: bạn Kỳ Anh ơi! Sau này lớn lên bạn thích làm nghề gì? Nữ: à ! mình rất thích làm ca sỹ, vì làm ca sỹ mình sẽ được mặc váy đẹp và đi nhiều nơi. Còn bạn thì sao? Nam: ôi! đúng là con gái, khi nào cũng váy đẹp, nhìn chóng hết cả mặt, mình là con trai tất nhiên mình sẽ làm một chú bộ đội, to cao đẹp trai và bảo vệ cho tất cả mọi người rồi! Nữ: Thế thì bạn hãy đi cùng với các bạn lớp Nhỡ B để xem các bạn ấy làm các chú bộ đội thổi kèn thế nào nhé. Nam: Tiếp theo chương trình xin mời các cô và các bạn cùng đến với những âm thanh sôi động qua bài “chúng tôi là chiến sỹ”- do các bạn lớp Nhỡ A biểu diễn. Nam: các bạn ơi! chúng ta hãy cùng nắm chặt tay nhau để nhảy múa theo bài “nối vòng tay lớn” với các bạn lớp Lớn B nhé. Nữ: bài hát “Nối vòng tay lớn” vừa rồi đã khép lại chương trình văn nghệ với chủ đề “cháu thương chú bộ đội” hôm nay 2. Trò chơi: Nam: các bạn ơi! Các bạn có muốn được tham gia 35
  36. cùng các chú bộ đội trong việc sắp xếp lại đồ đạc không nào? Nữ: nhưng mà làm gì mới được chứ bạn Gia Uy? Mình nghĩ là khó lắm! chúng ta không làm được đâu. Nam: không khó đâu, bây giờ mời các bạn cùng nhanh chân bước lên sân khấu để cùng chơi trò chơi “vui - Trẻ xung phong lên sân cùng chiến sỹ nhé” khấu để chơi trò chơi. Mời bạn quản trò lên để nói cách chơi và luật chơi. Cách chơi: Một chú bộ đội sẽ làm mẫu cách gấp - Cháu Minh Châu phụ chăn, mền và gối, các bạn quan sát. Khi nhạc cất lên thì trách trò chơi. ba nhóm sẽ có nhiệm vụ xếp lại những chiếc mền cho ngay ngắn, và để gối lại như chú bộ đội đã làm. Luật chơi: trong thời gian một bản nhạc, đội nào làm xong trước và ngay ngắn nhất sẽ được nhận quà của chú bộ đội. 3. Tặng qùa lưu niệm cho các chú bộ đội. - Trẻ lấy những món quà Nam: các bạn ơi! Đến thăm các chú bộ đội thật là mà mình đã chuẩn bị để vui, các bạn hãy nhớ lưu lại những kỷ niệm này bằng cách tặng cho các chú bộ đội tặng những món qùa cho các chú mà chúng ta đã chuẩn bị nhé. Nữ: các bạn hãy lên sân khấu tặng quà và nói lời chúc đến các chú nhé, - Mời lần lượt từng nhóm bạn bước lên sân khấu tặng quà cho các chú bộ đội. Nữ: chương trình tham quan và giao lưu với chủ đề “Cháu thương chú bộ đội” đến đây là kết thúc. Xin cảm ơn các các cô, các chú và các bạn đã quan tâm theo dõi, Nam: chúc các cô chú luôn dồi dào sức khỏe để bảo vệ quê hương đất nước và cho chúng cháu một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Nam- nữ: xin chào và hẹn gặp lại!. - Trẻ dạo chơi, tham 4. Tham quan các khu vực trong nhà trường và giao quan cùng các chú bộ lưu với các chú bộ đội. đội 9h30 kết thúc chương trình, 9h45 các cháu ra xe, kiểm tra hành lý và trở về trường, kết thúc chuyến tham quan Trường Sỹ quan Không quân. 36
  37. Phụ lục 2 BÀI TẬP KHẢO SÁT TRẺ Tên lễ hội Phương pháp Cách thực hiện Cách đánh giá theo dõi Đạt Không đạt Lễ hội 1: - Quan sát, trò - Cho trẻ dạo - Trẻ thể hiện - - Trẻ không ngày hội đến chuyện. chơi trong sân sự phấn khởi thích quang trường của bé trường và xem khi tham gia cảnh vui tươi, cách trang trí vào quang nhộn nhịp khi của từng lớp học cảnh vui tươi, đến trường, nhộn nhịp khi núi chặt tay đến trường. bố mẹ, không trò trò chuyện với các bạn - Động viên, - Gợi ý cho trẻ - Trẻ thể hiện - Trẻ ít quan thực hành cùng ra cổng để sự tự lập, tâm đến các đón các em nhỏ trưởng thành em nhỏ hơn của lớp cơm nát, khi chào đón mà chỉ ngồi cầm sữa, ba lô các em bé bên cạnh bố và tặng bóng mới vào mẹ, sợ bố mẹ bay cho các em. trường về. - Quan sát, - Trẻ chuẩn bị - Trẻ thích thú - Trẻ chỉ thụ luyện tập trang phục để phấn khởi động ngồi xem biểu diễn văn tham gia vào văn nghệ, nghệ, băng rôn hoạt động văn không xung để cổ vũ, giúp nghệ, trò chơi phong tham cô chuẩn bị quà có thưởng và gia trò chơi, để tặng các bạn cổ vũ cho bạn. không cổ vũ trong trò chơi. cho bạn Lễ hội 2: - Quan sát, - Cho trẻ tập - Trẻ nhớ tên - Trẻ không kể Vui hội trăng luyện tập. đóng vai chị các nhân vật được tên các rằm Hằng, chú như Chị nhân vật trong Cuội, Bờm. Hằng, Chú lễ hội trung Cuội, Bờm thu: Chị Hằng, Chú Cuội, Bờm - Động viên, - Cho trẻ tham - Hứng thú - Trẻ chỉ quan thực hành gia vào công tham gia vào sát các bạn tác chuẩn bị: các hoạt động tham gia vào + Giúp chú bảo của lễ hội công tác chuẩn vệ treo lồng đèn Trung thu: treo bị, không chủ + Chuẩn bị lồng đèn, múa động thực hiện 37
  38. trang phục dân lân, phá cỗ, nhiệm vụ khi gian để tham rước đèn. được phân gia vào chương công. trình của nhà trường. - Luyện tập + Thi làm lồng - Trẻ biết xếp - Trẻ lúng đèn trung thu. mâm cỗ ngay túng, không + Trẻ tập múa ngắn, rước đèn xếp được mâm lân theo đội hìn do cỗ, làm rơi trái + Cả lớp cùng cô hướng dẫn, cây, bánh. tham gia phá hào hứng tham - Không dám cỗ. gia phá cỗ, mạnh dạn múa lân và các tham gia vào trò chơi dân các trò chơi do gian. quản trò tổ chức - Thực hành - Cho trẻ biểu - Trẻ tự tin thể - Trẻ biểu diễn diễn bài múa hiện khả năng không tự “Rước đèn tháng của mình qua nhiên, sợ sai, tám”, đóng vai việc hát, múa, hay nhìn sang Chị Hằng, Chú đóng kịch bạn bên cạnh, Cuội, Bờm. không nhớ động tác, vai diễn và nét mặt lo lắng. Lễ hội 3: - Luyện tập, - Vẽ ký hiệu, dán - Trẻ tự vẽ ký Trẻ không tự Vui cùng thực hành số điện thoại trên hiệu, dán số vẽ ký hiệu, chiến sỹ quan sát bảng tên. điện thoại liên dán số điện hệ lên bảng tên thoại liên hệ của mình. lên bảng tên mà nhờ đến cô giáo hoặc phụ huynh. - Thực hành, - Cho trẻ làm - Trẻ tự tay - Trẻ không tự trò chuyện thiệp và chuẩn bị làm được mình làm quà để tặng cho những tấm những tấm các chú bộ đội. thiệp để tặng thiệp để tặng cho các chú bộ cho các chú bộ đội. đội. Luyện tập - Đội văn nghệ - Trẻ tập luyện - Trẻ tập luyện tập luyện bài bài múa: “Ba lô bài múa: “Ba lô múa: “Ba lô con con cóc” một con cóc” không 38
  39. cóc” để biểu cách chủ động, hào hứng, chỉ diễn. tự tin, hào hứng tập khi cô giáo yêu cầu. Quan sát - Trẻ tham quan - Trẻ chủ động - Trẻ đi theo trò chuyện doanh trại của tham quan, một cách thụ các chú bộ đội. giao lưu và đặt động, bỡ ngỡ, - Giao lưu văn câu hỏi cho không dám rời nghệ, trò chuyện các chú bộ đội. cô giáo vì sợ cùng các bác các lạc, không cô, các chú. dám đến gần Thực hành các chú bộ đội. - Trẻ tặng quà và - Trẻ tự mình - Trẻ không nói lời chúc đến tặng quà và dám tặng quà các chú bộ đội. nói lời chúc hoặc tặng đến các chú bộ nhưng không đội. nói được lời chúc, chỉ tặng cho xong Thực hành, nhiệm vụ. luyện tập, - Chơi trò chơi: - Trẻ chơi trò - Trẻ chơi trò quan sát bắt chước hành chơi bắt chước chơi bắt chước động và công hành động và hành động và việc của các chú công việc của công việc của bộ đội. các chú bộ đội các chú bộ đội một cách tích một cách cực, hứng thú, gượng ép, chỉ xung phong tham gia khi lên tham gia. quản trò yêu cầu. 39
  40. 2. Phụ lục 2: Bảng theo dõi đánh giá trẻ trước và sau tác động Bảng 3. BẢNG THEO DÕI ĐÁNH GIÁ TRẺ TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG (Đạt : dấu +, không đạt: dấu -) Trẻ thích thú tham Trẻ tự tin thể hiện Trẻ tự tin mạnh gia vào các hoạt khả năng của dạn chủ động động lễ hội, biết mình trong lễ hội giao tiếp với phối hợp với cô và thông qua các người khác trong các bạn trong việc hoạt động: múa, các hoạt động lễ chuẩn bị tổ chức hát, đóng kịch, hội ngày hội , ngày lễ trò chơi, giải câu như: trang trí đố, dẫn chương phông màn, bày trình biện các đồ dùng dụng cụ Trước Sau tác Trước Sau tác Trước Sau tác tác động tác động tác động STT Họ và tên động động động 01 Nguyễn Bình An - + - - - + 02 Lê Kỳ Anh + + - + + + 03 Nguyễn Q Anh + + - + - + 04 Lê Mai Kim Ánh - + - + - + 05 Hoàng Nguyên Bảo - + - + - + 06 Nguyễn Minh Châu + + - + + + 07 Ngô Bảo Châu - + - + + + 08 Huỳnh Hạnh Dung + + + + + + 09 Mai Hương Giang - + - + - + +10 Luyện Mạnh Hà - + + + + 11 Đoàn Bảo Hân + + - + + + 12 Phan Hoài Bảo Hân - + + + - + 13 Lê Nhật Hoàng - - - + - + 14 Đặng Gia Huy - + - - - + 15 Nguyễn Khánh + + + + - + 16 Nguyễn Như Khoa - + - + - + 17 Nguyễn Văn Khôi - - - + + + 18 Phạm Khải Lam - + + + - - 19 Phạm Khánh Linh - + + + - + 20 Lê Phương Linh + + - + - + 21 Nguyễn Nhật Nam + + - - - + 22 Mai Ánh Ngọc - + - + - + 23 Hoàng An Nhiên - + - + + + 24 Trần Gia Phước - - - + + + 40
  41. 25 Lê Trọng Tấn + + + + - - 26 Lê Thanh Trà - + - + - + 27 Phạm Hữu Thắng - + - + - + 28 Nguyễn Đức Thành + + - + - - 29 Nguyễn Anh Thư - - - + - + 30 Phạm Minh Thư - + + + - + 31 Nguyễn Thảo Tiên - + - - - + 32 Trần Mỹ Tiên - + - + - + 33 Bùi Cát Tường + + - + + + 34 Nguyễn Gia Uy + + + + + + 35 Huỳnh Đức Vĩ - - - - - + 36 Võ Hà Quỳnh Vy - + - + - - 37 Nguyễn Hải Yến - + - - + + 12/37 32/37 9/37 34/37 11/37 33/37 32,4 86,4% 24,3% 91,2% 29,7% 89,2% 41
  42. TÀI LIỆU THAM KHẢO 01 Công văn số 1198/GDĐT ngày 14/9/2015 của Phòng giáo dục và Đào tạo Nha Trang về việc hướng dẫn công tác sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học năm 2015-2016. 02 Sách chương trình giáo dục mầm non 03 Luật giáo dục 2005 04 Sách hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đổi mới 4-5 tuổi. 05 Sách chuyên đề giáo dục thường xuyên mầm non chu kỳ I, II. 06 Tạp chí giáo dục mầm non. 07 Sách giáo dục mầm non – Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm Hà Nội 08 Sách tâm lý học trẻ em – Nguyễn Ánh Tuyết 09 Mạng Internet: www.mamnon.com; thuvientailieu.bachkim.com ; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovienmamnon.com, kênh you tube. 42