SKKN Một số biện pháp chỉ đạo Chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non

doc 14 trang binhlieuqn2 07/03/2022 7441
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo Chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_chuyen_de_nang_cao_chat_luong.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo Chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non

  1. độ tuổi. Riêng đối với khối mẫu giáo 5 tuổi, mục tiêu các chủ đề được bổ sung các chỉ số trong bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi. Sau khi tôi đã xem và góp ý bổ sung vào mục tiêu, tôi đã tổ chức họp giáo viên để kiểm tra lại toàn bộ, thống nhất và đưa vào thực hiện. Cuối mỗi chủ đề tôi tổ chức cho giáo viên thảo luận nhận xét rút kinh nghiệm hoặc tổ chức tiết thao giảng để giáo viên dễ nhận thấy những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân. * Bồi dưỡng qua thực hành. Sau mỗi lần bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên, để giáo viên hiểu rõ về thực hành hoạt động vận động chúng tôi tổ chức xây dựng các tiết thao giảng với từng độ tuổi. Trong quá trình dự giờ giáo viên, tôi đã chọn và bồi dưỡng thêm cho giáo viên những kỹ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó để cho tất cả giáo viên trong trường đến dự. Qua tiết dạy người dự đã nắm bắt được phương pháp của hoạt động, hình thức lên lớp, cách lấy, cất đồ dùng dụng cụ, cách làm đồ dùng tự tạo trong hoạt động vận động cho trẻ. * Biện pháp 2: Tăng cường thiết bị, đồ dùng vận động và tạo môi trường cho trẻ hoạt động tốt. Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi rất quan trọng, đặc biệt là đồ dùng cho trẻ vận động. Chính vì vậy trước khi vào năm học ban giám hiệu đã triển khai nội dung họp phụ huynh đến giáo viên cần phải tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ. Song song với các chuyên đề khác nhà trường tiếp tục đi sâu vào thực hiện có hiệu quả chuyên đề phát triển vận động, đã đưa vào kế hoạch trong năm học sẽ tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” với các trò chơi dân cho trẻ mẫu giáo. Sau khi đã thông qua kế hoạch của nhà trường được phụ huynh ủng hộ. Vào đầu năm học nhà trường đã mua bổ sung thêm đồ dùng vận động như (gậy, bóng, vòng, cổng chui, cột bóng rổ, ghế thể dục, dây mềm cho trẻ kéo co, thú nhún ) Ngoài những đồ dùng đồ chơi mua sẵn nhà trường còn phát động giáo viên làm đồ dùng tự tạo bằng các vật liệu, phế liệu phụ huynh và giáo viên mang đến. Ví dụ: Làm túi cát, dây xù bằng dây li lông, dây nơ bằng vải vụn, cổng chui bằng lốp xe đạp, đường dích dắc bằng ống nước tạo ra những món quà theo chủ đề để tặng trẻ sau mỗi lần trẻ thực hiện đúng yêu cầu của bài tập Nhà trường đã mua bổ sung thêm một số đồ dùng đồ chơi vận động cho các cụm như ghế thể dục, bóng , cột ném làm khu phát triển vận động cho trẻ, Mua cỏ nhựa nhân tạo, cải tạo bồn hoa cây xanh khá đẹp, vào tháng 12/2019 được sự quan tâm của UBMT Tỉnh hổ trợ một số đồ chơi vận động ngoài trời như xích đu, thang trèo, lốp xe
  2. làm cổng chui Các lớp có đủ đồ dùng để thực hiện tất cả các bài tập, trong góc có nhiều loại đồ dùng đồ chơi, tất cả các loại đồ chơi đều thu hút sự chú ý của trẻ tham gia. Việc tạo môi trường và tạo góc vận động, làm đồ dùng cho trẻ cũng là một trong những cách để động viên, khích lệ trẻ tham gia vận động. Môi trường cho trẻ luyện tập các kỹ năng vận động phải an toàn. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động và phối hợp các giác quan. Ngoài việc tạo khu vận động cho trẻ được hoạt động tôi còn tham mưu với Ban giám hiệu vẽ và tạo góc vận động ở cầu thang , đồng thời cũng treo những bức tranh vẽ các mảng tường trong và ngoài sân trường các hình ảnh trò chơi dân gian. Với hình ảnh ngộ nghĩnh giáo viên cho trẻ ngắm nhìn những bức tranh để trẻ được nói về trò chơi theo hiểu biết của mình. - Chỉ đạo các lớp dành một góc của lớp cho trẻ tạo ra những bức tranh về những trò chơi vận động, giáo viên kết hợp với những hình ảnh trẻ đã vẽ ghi lại tên trò chơi và cách chơi để phụ huynh cũng được biết về các trò chơi của trẻ. * Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên chọn bài tập và trò chơi phù hợp để rèn luyện thể lực cho trẻ. Sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ được tuân theo những quy luật nhất định, do đó việc lựa chọn và áp dụng những bài tập rèn luyện thể lực cho trẻ cần được quan tâm đặc biệt. Đối với trẻ 3- 4 tuổi, các cử động của trẻ còn chậm chạp, vụng về, khả năng phối hợp của chân, tay và thân mình còn hạn chế nên có thể dẫn đến việc thực hiện thừa động tác, điều đó thể hiện rõ khi trẻ chạy và nhảy. Ở giai đoạn này trẻ chưa phát triển hết các tố chất vận động, sức bền bỉ dẻo dai còn yếu. Trẻ rất dễ mệt cả về thể lực và tâm lí. Khả năng tập trung chưa cao, xương của trẻ chưa đủ rắn chắc, vì vậy nếu tập những bài tập sai hoặc có thói quen không đúng để dẫn đến những phát triển sai lệch về cơ thể. Vì vậy tôi hướng dẫn cho giáo viên khi chọn những bài tập cho trẻ 3-4 tuổi cần chọn những bài có những tác động đến sự phát triển của trẻ như: Chạy, nhảy các kiểu khác nhau, bò, trườn, chơi cầu trượt Tuỳ theo độ khó của vận động để trẻ thực hiện số lần tập, sau đó cho trẻ nghỉ giải lao. Trẻ từ 4-5 tuổi tiếp thu các động tác nhanh và thành thạo hơn, khả năng vận động tại chỗ nhanh và tốt hơn, nhưng khi thực hiện 2 động tác cơ bản thì sự chuyển tiếp các động tác còn chậm và chưa liên tục. Ở lứa tuổi này cần nâng cao sức mạnh chuyên biệt
  3. như: Sức nhảy, sức ném, kéo, bắt bóng, tiếp sức với các vật chuyển động Trên cơ sở đó trẻ có khả năng phối hợp động tác của bản thân với động tác của bạn khác. Trẻ từ 5-6 tuổi đã có khả năng phối hợp các động tác tốt hơn và chuyển nhanh được từ động tác này sang động tác khác. Trẻ có thể phối hợp được 2 hoặc nhiều động tác cơ bản như: Chạy và nhảy bật qua chướng ngại vật; Trẻ ở lứa tuổi này thể hiện rõ ý muốn vươn tới những thành tích mới. Trẻ quan tâm đến thành tích của mình và so sánh với các bạn cùng lứa tuổi. Do đó đối với trẻ 5-6 tuổi nên tổ chức thi đồng đội. Đối với trẻ chậm tiếp thu thì động tác mẫu có tác dụng rất lớn. Nội dung hướng dẫn và động tác làm mẫu cần ngắn gọn, đơn giản để trẻ dễ nhìn thấy, dễ hiểu. Không nên sửa động tác nhiều quá vì dễ làm cho trẻ mất hứng thú. Nếu trẻ không đạt như kết quả mong muốn thì giáo viên vẫn phải kiên trì động viên, khuyến khích trẻ để trẻ tiếp tục tập. Đối với trẻ mẫu giáo lời khen, lời động viên, khích lệ trẻ rất cần thiết, vì vậy giáo viên nên quan tâm đến những thành tích nhỏ nhất của trẻ cũng được công nhận và khen ngợi để trẻ thấy rằng mình đã cố gắng làm tốt. Việc lựa chọn địa điểm và trò chơi cho trẻ tập cũng rất quan trọng đến sức khoẻ của trẻ, nếu trời lạnh, mưa cần tập trong phòng học và phòng học cần thoáng và sạch sẽ. Hướng dẩn giáo viên lựa chọn các bài tập và trò chơi cần gắn với chủ đề, theo từng độ tuổi để gây hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia. Để tạo hứng thú giáo viên cần liên tưởng đến các hình thức vận động của các con vật, của cây trồng, các hiện tượng trong thiên nhiên. Ví dụ: - Bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật như nhảy của thỏ, bay của chim, đi lạch bạch của vịt, hay tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, lợn kêu, chim hót - Giả làm phương tiện giao thông: Tàu hỏa, máy bay, ô tô - Làm các hiện tượng thiên nhiên: Gió thổi, mưa rơi, lá rụng - Làm các động tác phát triển của cây: Gieo hat, nảy mầm, cây lớn, cây ra nụ, cây ra hoa, ra quả, hái quả Trong một giờ hoạt động học thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới, giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động. Ví dụ trẻ 3 tuổi: Vận động cơ bản: Bò thấp chui qua cổng, Trò chơi vận động: Tung bóng Lựa chọn bài tập và trò chơi cho trẻ 4 tuổi Ví dụ: Vận động cơ bản: Ném xa bằng 2 tay Trò chơi vận động: Nhảy như thỏ Lựa chọn bài tập và trò chơi cho trẻ 5 tuổi Ví dụ: Vận động cơ bản: Vận động :Trườn sấp trèo qua ghế thể dục
  4. Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn Một số trò chơi vận động được giáo viên tổ chức lồng ghép trong các hoạt động học và ở mọi lúc, mọi nơi Trẻ 3 tuổi Ví dụ: Trò chơi kéo co, cướp cờ, cắp cua bỏ giỏ, lộn cầu vồng, kéo cưa lửa xẻ . Trẻ 4 tuổi: Kéo co, cướp cờ, nhảy bao bố, đi như gấu, nhảy như thỏ, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, oẳn tù tì nhảy lò cò Trẻ 5 tuổi: Đôi bạn khéo, Rồng rắn lên mây, nhảy bao bố, đua thuyền, cướp cờ, néo bóng rổ, kéo co Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp, tăng cường giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Các hoạt động thể chất, giáo dục phát triển vận động từ trước tới nay cũng chỉ gói gọn theo giáo trình giảng dạy cũ, không kích thích được sự tích cực, chủ động của trẻ. Những điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường như tập thể dục sáng, qua các tiết dạy của giáo viên, ngoài việc duy trì thực hiện chương trình theo quy định cần đổi mới phương pháp, tăng cường giáo dục phát triển vận động cho trẻ, chú trọng tăng cường thời lượng và nâng cao chất lượng. Vì vậy nhà trường đã quan tâm xây dựng kế hoạch phát triển vận động chú ý lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục phát triển vận động vào hoạt động vui chơi và các hoạt động giáo dục khác đảm bảo tính đồng tâm phát triển, vừa sức, phù hợp với từng độ tuổi. Đặc biệt quan tâm đến các góc vận động trong lớp học hoặc các góc có liên quan đến việc phát triển vận động tinh và vận động thô như: Góc âm nhạc, góc đóng vai, góc tạo hình, góc khám phá khoa học, văn học cũng được bổ sung thêm các đồ chơi và nội dung chơi để phát triển vận động cho trẻ. Để tăng cường giáo dục phát triển vận động cho trẻ giáo viên không chỉ quan tâm tới các tiết vận động trên tiết học, trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời mà còn phát triển vận động phải được tiến hành lồng ghép trong mọi hoạt động khác trong trường như: Dạy trẻ các kĩ năng tự phục vục như tự rửa tay, rửa mặt, vệ sinh góc chơi, tự cởi quần áo, đeo ba lô, cất ba lô, giúp cô giáo trực nhật làm những việc vừa sức, phút thể dục giữa giờ học, vận động nhẹ nhàng sau giờ ngủ dậy để giúp trẻ thay đổi tư thế, trạng thái chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo một cách tích cực nhất. Ngoài việc lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục phát triển vận động nhà trường còn tổ chức giao lưu thể thao giữa các lớp thường xuyên tạo ra môi trường thân
  5. thiện trong nhà trường. Các nội dung giao lưu cùng độ tuổi hoặc giữa các độ tuổi luôn đảm bảo tính vừa sức, đồng tâm phát triển. Trong khi chơi huy động được tối đa các giác quan, thời gian luyện tập đủ để trẻ được trải nghiệm tạo kỹ năng vận động. Các buổi giao lưu ở độ tuổi khác nhau còn mang một sắc thái riêng, sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị lớp lớn đối với các em lớp bé, tinh thần đồng đội Những buổi giao lưu như vậy cần có sự tập trung cao về trí tuệ của tập thể để thiết kế nội dung vận động phù hợp cho các độ tuổi và khuyến khích phụ huynh cùng tham gia để trẻ vừa phát triển vận động lại vừa gắn kết tình cảm. Để giúp trẻ hứng khởi với một ngày học mới, bài thể dục buổi sáng được nhà trường tổ chức khoa học, sử dụng các bài nhạc vui tươi, rộn rã giúp trẻ hứng thú hơn song vẫn đảm bảo phát triển các nhóm cơ theo yêu cầu của chương trình. Đều đặn 8 giờ sáng hàng ngày, sau khi đón trẻ, các cô giáo tổ chức cho trẻ tập bài thể dục buổi sáng ngoài sân trường cùng với nhạc và các dụng cụ hỗ trợ như vòng, gậy, bóng. Những ngày thời tiết lạnh hoặc trời mưa, bài thể dục được tổ chức ở trong lớp để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Các động tác liên hoàn, phối hợp các bộ phận trên cơ thể giúp trẻ dẻo dai hơn. Ngoài ra, các bản nhạc vui tươi, sôi động cũng có tác dụng rất quan trọng, giúp trẻ phấn chấn, thoải mái bước vào một ngày học mới. Các giờ học phát triển vận động không còn là những mệnh lệnh khô cứng mà thay vào đó là các bản nhạc sôi động, trò chơi hấp dẫn, giúp trẻ vận động vui và tích cực hơn. Tổ chức cho trẻ phát triển vận động dưới nhiều hình thức phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với trẻ mầm non, tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ cho trẻ khi tham gia hoạt động và hấp dẫn thu hút trẻ tham gia. Tuy nhiên muốn phát triển tốt lĩnh vực thể chất cho trẻ ngoài chú trọng phát triển vận động qua các hoạt động học tập, vui chơi đúng cách, vừa sức với trẻ. chúng ta còn phải chú trọng về mặt dinh dưỡng Vì vậy tôi tiếp tục nghiên cứu Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên tăng cường công tác giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe để phát triển thể chất cho trẻ Theo tình hình thực tế tại trường tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em, tỷ lệ chậm tăng trưởng, thiếu vi chất vẫn còn khá phổ biến, đa số phụ huynh ít quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ dẫn đến suy dinh dưỡng cho trẻ, nên dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng đó là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tối ưu của trẻ, sự thiếu hụt nầy kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ làm giảm sút thể lực và khả năng hoạt động tiếp thu kiến thức ở trẻ. Bản thân tôi là phó hiệu trưởng được phân công phụ trách công tác bán trú. ngay từ đầu năm tôi xây dựng kế hoạch bán trú được Hiệu trưởng duyệt.Từ đó tôi đã cố gắng chỉ đạo cô nuôi xây dựng thực đơn phù hợp theo
  6. mùa và tính khẩu phần ăn trên phần mềm theo thông tư 28/BGD, để chế biến được những món ăn ngon, hấp dẫn để khi ăn trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn hết xuất. Để làm tốt được điều đó tôi phải chỉ đạo giáo viên trong tổ nuôi dưỡng phối hợp chặt chẽ với giáo viên trên lớp để động viên trẻ ăn ngon hết xuất. Thông qua các món ăn các cô còn lồng nghép giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong hoạt động vui chơi, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động nêu gương và không quên phối hợp phụ huynh cùng giáo dục. Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng để giúp trẻ biết lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe con người, giáo dục trẻ biết những thực phẩm có nhiều năng lượng giúp trẻ vui chơi, chạy nhảy như sữa, cơm, bắp, khoai, thịt, cá, trứng, dầu, mỡ, đậu thực phẩm giúp sáng mắt, da đẹp là các loại trái cây, rau củ thực phẩm giúp bé nhanh lớn, thông minh là gạo, mì, thịt, cá, trứng, sữa, dầu, mỡ, rau, cũ, trái cây - Hằng ngày qua các bữa ăn giáo viên có thể đặt ra một số câu hỏi thông qua giờ ăn ở lớp. ví dụ: trước khi ăn các con phải làm gì? Vì sao - Giáo viên cần giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn thông qua các giờ vui chơi và hoạt động hàng ngày. Giúp trẻ biết được khi ăn uống đầy đủ chất con người sẽ trở lên khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi. Nếu không ăn uống đầy đủ chất con người sẽ bị ốm yếu, gầy còm , suy dinh dưỡng, mệt mỏi, không tham gia cùng bạn những trò chơi vui vẻ Ngoài việc giáo dục cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, giáo viên cần giáo dục cho trẻ biết bảo vệ sức khỏe của mình như ăn chín, uống sôi tránh được bệnh về tiêu hóa, có hành vi văn minh trong ăn uống, rửa, gọt hoa quả trước khi ăn, biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh Tôi đã chỉ đạo giáo viên vệ sinh phòng lớp sạch sẽ, thông thoáng, khô ráo, khơi thông cống rãnh điều đó cũng góp phần giúp trẻ khỏe mạnh. Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền với phụ huynh về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ thông qua các giờ đón trẻ, trả trẻ VD: Giáo viên có thể tuyên truyền, giáo dục cho phụ huynh bằng cách hỏi thăm phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà và hỏi phụ huynh xem ở nhà trẻ thường được ăn cơm với những loại thức ăn gì? Khả năng vận động của trẻ, giáo viên báo cho phụ huynh biết tình trạng sức khỏe của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng góp phần quan trọng trong việc giúp cơ thể trẻ phát triển mạnh dạn, khéo léo, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động. Chính vì vậy mà kết quả thể hiện rất rỏ rệt trẻ ở các lớp biết ăn uống đầy đủ, ăn hết xuất và biết ăn uống văn minh, hợp vệ sinh, có những
  7. hiểu biết nhất định về dinh dưỡng, trẻ có sức khỏe tốt hơn, chiều cao và cân nặng ngày càng được cải thiện đạt được tiêu chí nhà trường đề ra. 3. PHẦN KẾT LUẬN: 3. 1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Nhê sù quan t©m, chỉ đạo sát sao, tận tình của lãnh đạo phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy và thực hiện một số biện pháp tích cực trong chỉ đạo thực hiện “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non'' cùng với sự nổ lực phấn đấu bằng cả tâm huyết của đội ngũ tập thể sư phạm nhà trường. Chúng tôi đã thu được những kết quả đáng ghi nhận sau: Giáo viên: Nắm được mục đích, yêu cầu phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Nhận thức được nâng lên, giáo viên không còn lúng túng khi lựa chọn bài tập, biện pháp. Khai thác sâu nội dung phát triển vận động cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ của lớp. Đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ, chủ động khai thác các dụng cụ phát triển thể chất vào tổ chức vui chơi cho trẻ hiệu quả hơn. Phụ huynh : Có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức trong việc phát triển vận động cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, không chỉ hiểu hơn về việc cần thiết tổ chức cho trẻ phát triển vận động, nhiều phụ huynh tích cực ủng hộ các nguyên vật liệu, để cùng giáo viên làm đồ chơi vận động cho trẻ, có chú ý đến cách chăm sóc con về những bữa ăn ở nhà. Trong các ngày hội ngày lễ có một số phụ huynh cũng tham gia tích cực các hoạt động phối hợp như ngày hội của bé, tết trung thu, Kết quả trên trẻ: Qua các năm thực hiện chuyên đề này nói chung năm học 2018 – 2019 nói riêng, tố chất của trẻ phát triển tốt hơn, trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, kênh sức khỏe chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm còn 7,9%, tỉ lệ thấp còi còn 8,4%. Tỷ lệ trẻ đến trường ngày càng cao chuyên cần đạt 98%. Trẻ có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, hiểu biết ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển toàn diện của cơ thể. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà cũng là niềm vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục. Đối với nhà trường: Tăng cường cải thiện các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển vận động. Từng bước chuẩn hoá, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ
  8. dùng đồ chơi, xây dựng được các lớp điểm nhằm tạo môi trường phục vụ tốt cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong toàn trường; Bản thân rút ra một số kinh nghiệm như sau: Lµ ngưêi c¸n bé qu¶n lý trưíc hÕt ph¶i n¾m v÷ng mục tiêu, x©y dùng kÕ ho¹ch chuyên đề mét c¸ch chu ®¸o, ®Ò ra mục tiªu cô thÓ, ®Ò xuÊt nh÷ng biÖn ph¸p chØ ®¹o cã tÝnh kh¶ thi cao s¸t ®óng víi t×nh h×nh thùc tÕ trong viÖc thùc hiÖn chuyên đề. Ban gi¸m hiÖu nhµ trưêng ph¶i cã sù bµn b¹c thèng nhÊt ®Ó bæ sung tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng vận động và xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ. Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức phát triển vận động cho trẻ phù hợp với tình hình của nhóm lớp và yêu cầu của độ tuổi. Tăng cường tổ chức cho giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường, giữa các trường trong địa bàn toàn huyện. Kiểm tra thường xuyên để nắm bắt tình hình giáo viên thực hiện nội dung đã được tập huấn, chỉ đạo để kịp thời góp ý giúp giáo viên khắc phục ngay những vấn đề còn thiếu sót, không để thực hiện thành thói quen rồi mới sửa đổi. §éng viªn đội ngũ nªu cao tinh thÇn häc hái, m¹nh d¹n s¸ng t¹o đổi mới phương pháp, tăng cường giáo dục phát triển vận động cho trẻ, ph¸t huy tÝnh tÝch cùc ho¹t ®éng giáo dục vận động cña trÎ trong tæ chøc c¸c ho¹t ®éng gi¸o dôc phát triển thể chất. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với Sở và phòng Giáo dục – Đào tạo Lệ Thủy: Tăng cường tổ chức cho Cán bộ quản lý và giáo viên được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm “xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ” các trường bạn trong và ngoài tỉnh. Cần thường xuyên tập huấn chuyên đề phát triển vận động cho trẻ để cho cán bộ giáo viên trong toàn huyện học tập. Giáo dục phát triển vận động là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non mới. Việc thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” trong năm học này và cả những năm tiếp theo sẽ là cơ sở quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ, góp phần giáo dục toàn diện đức - trí - thể - mỹ cho học sinh ngay từ bậc học đầu tiên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Víi nh÷ng nç lùc cè g¾ng cña b¶n th©n, mong muèn lµm sao ®ưa chÊt lưîng ch¨m sãc nu«i dưìng gi¸o dôc cña nhµ trưêng ngµy mét n©ng lªn, xøng đáng với một trường vùng khó khăn mµ c¶ tËp thÓ sư ph¹m nhµ trưêng dµy c«ng x©y dùng. Tôi đã mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm của
  9. mình, kết quả thu được còn khiêm tốn và trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót, cần rút kinh nghiệm. Vì vậy tôi kính mong được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học, giúp đỡ của Lãnh đạo cấp trên, để sáng kiến của tôi ngày một hoàn thiện và áp dụng có kết quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!