SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp theo mô hình trường học mới ở trưởng Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp theo mô hình trường học mới ở trưởng Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_chu_nhiem_lop_theo_mo.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp theo mô hình trường học mới ở trưởng Tiểu học
- lễ nhận học sinh và học sinh nhận thầy cô chủ nhiệm của lớp trong buổi tựu trường. Nếu tổ chủ nhiệm thành lập theo khối lớp (hay liên khối) thì tổ trưởng do một giáo viên chủ nhiệm trong khối đảm nhận, nếu xét thấy cần thiết thì có thêm phó tổ trưởng. Tổ trưởng và phó tổ trưởng là những giáo viên chủ nhiệm giỏi có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và là người có uy tín cao trong tổ do hiệu trưởng bổ nhiệm từng năm học. Nếu tổ chủ nhiệm được thành lập theo liên khối cả trường thì tổ trưởng do Phó Hiệu trưởng chuyên môn đảm nhận, trong tổ có các nhóm chủ nhiệm theo khối lớp, mỗi khối lớp có một nhóm trưởng là giáo viên chủ nhiệm giỏi có uy tín và được nhóm chọn cử giới thiệu cho tổ trưởng quyết định. Tổ chủ nhiệm sinh hoạt mỗi tháng 1 lần, tương đương thời lượng 2 tiết học. Tôi đã định hướng việc xây dựng tổ chủ nhiệm và nội dung sinh hoạt của tổ chủ nhiệm như sau: Sơ kết tình hình hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, của các lớp trong tháng trước. Xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác chủ nhiệm lớp tháng tới. Xếp loại thi đua, xếp thứ các lớp, các giáo viên chủ nhiệm trong tháng. Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp theo chủ đề hàng tháng hoặc các chủ đề về nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp do một giáo viên được chỉ định chuẩn bị báo cáo. 2.2.3.2. Xây dựng tổ giáo viên lớp Là tổ chức của những giáo viên cùng giảng dạy một lớp, do giáo viên chủ nhiệm của lớp đó làm tổ trưởng. Trong năm học vừa qua, tôi đã định hướng nhiệm vụ cho giáo viên giảng dạy cùng lớp (giáo viên chuyên biệt và giáo viên khác) như sau: + Giảng dạy các bộ môn của lớp theo phân công của Ban giám hiệu nhà trường + Tổ chức xây dựng phong trào thi đua học tập của học sinh trong lớp theo bộ môn của mình phụ trách + Tham gia đánh giá về kiến thức kĩ năng, năng lực và phẩm chất cuối kì 1 và cả năm của học sinh trong lớp trên cơ sở đánh giá kiến thức kĩ năng, năng lực và phẩm chất học sinh của giáo viên chủ nhiệm. 14
- Tổ giáo viên lớp sinh hoạt hai tuần 1 lần (tiết sinh hoạt lớp) và không cùng một thời điểm (vì mỗi giáo viên bộ môn có thể tham gia nhiều tổ giáo viên lớp do dạy nhiều lớp để việc sinh hoạt không chồng chéo thì ban giám hiệu lập lịch sinh hoạt cho các tổ và ổn định trong thời gian thời khoá biểu ổn định) Tôi đã chỉ đạo nội dung sinh hoạt của tổ giáo viên lớp như sau: + Các giáo viên bộ môn phản ánh tình hình học tập bộ môn, ý thức đạo đức, nề nếp, các diễn biến không bình thường của học sinh trong lớp trong tuần. + Giáo viên chủ nhiệm đề xuất các biện pháp, các đối tượng học sinh cần quan tâm để giáo viên bộ môn phối hợp giáo dục. 2.2.4. Biện pháp 4 : Lượng hoá các tiêu chí đánh giá xếp loại lớp và giáo viên chủ nhiệm từng tuần, học kì và cả năm. Đây là việc làm cần thiết để cán bộ quản lí và giáo viên có cơ sở để đánh giá thi đua của giáo viên và các lớp theo từng tuần, học kì và cả năm. Tôi đã chỉ đạo giáo viên thực hiện việc lượng hóa các tiêu chí đánh giá xếp loại lớp và giáo viên chủ nhiệm như sau: 2.2.4.1. Đối với lớp 2.2.4.1.1. Đánh giá nề nếp hàng ngày, hàng tuần của các lớp Điểm nề nếp hằng ngày của mỗi lớp cho theo định mức tối đa như sau: - Đảm bảo sĩ số lớp, tỉ lệ chuyên cần 100%: 1 điểm - Hội đồng tự quản điều hành hoạt động lớp tốt 2 điểm - Vệ sinh lớp học sạch sẽ cả buổi học : 1 điểm - Trang phục cả lớp đúng quy định, đầy đủ khăn quàng đỏ: 1 điểm - Đi học đúng giờ, không có học sinh đi chậm: 1 điểm - Tập thể dục giữa giờ : nhanh, đúng, đều đẹp 1 điểm - Cả buổi lớp học không có học sinh vi phạm nội quy, điều lệ 2 điểm - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ trật tự, đúng nội dung quy định 1 điểm. Việc theo dõi và cho điểm hàng ngày của các lớp do đội Cờ đỏ của trường và giáo viên tổng phụ trách thực hiện. Tùy mức độ có thể bớt 0,5 – 2 điểm. Điểm nề nếp cả tuần của một lớp được tính bằng trung bình cộng điểm nề nếp tất cả các buổi học trong tuần. 2.2.4.1.2 Cho điểm học tập từng tiết, từng tuần: Điểm học tập từng tiết học cho theo định mức: - Đầy đủ đồ dùng và sách vở theo môn học: 2 điểm 15
- - Không có học sinh không nắm được bài 3 điểm - Lớp học nghiêm túc, hăng say, tích cực, tự giác 2 điểm. - Nhóm trưởng điều hành nhóm tốt 3 điểm Điểm học tập từng tiết do giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đánh giá cho điểm và ghi vào sổ theo dõi của từng lớp. Tùy mức độ có thể bớt từ 0,5 – 3 điểm. Điểm học tập cả tuần bằng trung bình cộng điểm tất cả tiết học trong tuần. 2.2.4.1.3. Đánh giá xếp loại lớp và trao cờ thi đua hàng tuần Căn cứ để đánh giá xếp loại lớp từng tuần là điểm thi đua trong tuần của các lớp, điểm thi đua trong tuần của lớp được tính như sau: Điểm thi đua tuần = (Điểm học tập x 2 + Điểm nề nếp) : 3 - Tiêu chuẩn xếp loại và trao cờ thi đua hàng tuần cho các lớp : + Loại Tốt: được trao trao cờ thi đua nếu điểm thi đua tuần đạt từ 9,0 điểm trở lên và không có học sinh vi phạm nội quy, không có học sinh không nắm được bài trong tuần. + Loại khá: Điểm thi đua tuần đạt từ 7,5 đến dưới 9,0 điểm. + Loại TB : Điểm thi đua tuần đạt từ 6,0 đến dưới 7,5 điểm. + Loại yếu : Điểm thi đua tuần đạt dưới 6, 0 điểm. Trước khi xếp loại tuần, nếu lớp có học sinh vi phạm nội quy nhà trường hoặc có học sinh không nắm được bài trong tuần thì cứ 1 học sinh vi phạm phạt trừ vào điểm thi đua cuối tuần 2,0 điểm. Điểm thi đua cuối tuần của các lớp do Tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên trực trong tuần tổng hợp từ sổ trực của đội Cờ đỏ, sổ trực tuần và sổ theo dõi của các lớp, đồng thời báo cáo công khai tại phiên giao ban cuối tuần và buổi chào cờ đầu tuần. Trong buổi chào cờ đầu tuần, Ban giám hiệu trao cờ thi đua cho các lớp được xếp loại tốt. 2.2.4.1.4. Xếp loại lớp cuối học kì và cuối năm: 2.2.4.1.4.1. Những căn cứ đánh giá: - Kết quả cuối kì, cuối năm về ba mặt giáo dục : Kiến thức – kĩ năng, năng lực và phẩm chất. - Kết quả thi đua các tuần trong các tháng mỗi kì của Liên đội. - Kết quả Hội thi, HKPĐ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh (nếu có) - Kết quả tham gia các phong trào, các cuộc thi được phát động trong năm. 16
- 2.2.4.1.4.2. Định mức đánh giá và xếp loại - Kết quả cuối kì, cuối năm về ba mặt giáo dục : Kiến thức – kĩ năng, năng lực và phẩm chất: xếp theo thứ tự 1, 2, 3, - Kết quả thi đua các tuần trong các tháng mỗi kì, cuối năm của Liên đội : xếp theo thứ tự 1, 2, 3, - Kết quả Hội thi, HKPĐ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh (nếu có) : xếp theo thứ tự 1, 2, 3, - Kết quả tham gia các phong trào, các cuộc thi được phát động trong năm : xếp theo thứ tự 1, 2, 3, Kết quả thi đua cuối học kì và cuối năm được tính như sau: Lớp xếp thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, tương ứng với lớp có tổng sắp 4 nội dung nêu trên ở vị trí nhất, nhì, ba, Thư kí hội động thi đua nhà trường có trách nhiệm tổng hợp kết quả thi đua cuối học kì hoặc cuối năm học để trình hội đồng thi đua nhà trường thẩm định các số liệu và điểm thi đua cuối kì, cuối năm của các lớp. 2.2.4.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm 2.2.4.2.1. Xếp loại giáo viên chủ nhiệm hàng tuần: Giáo viên chủ nhiệm được xếp loại hàng tuấn trên căn cứ xếp loaị của lớp do giáo viên đó làm công tác chủ nhiệm cụ thể như sau: - GVCN xếp loại Tốt: Nếu lớp xếp loại trong tuần là loại Tốt và được nhận cờ - GVCN xếp loại Khá : Nếu lớp được xếp loại trong tuần là loại Khá. Xếp các loại còn lại tương tự 2.2.4.2.2. Xếp loại giáo viên chủ nhiệm cuối kì hay cuối năm: Tiêu chuẩn: - Giáo viên chủ nhiệm Giỏi: + Cuối kì hay cuối năm, lớp do giáo viên chủ nhiệm được xếp loại Tiên tiến. + Được học sinh, phụ huynh đánh giá công tác chủ nhiệm : Tốt - Giáo viên chủ nhiệm Khá: + Cuối kì hay cuối năm, lớp do giáo viên chủ nhiệm được khen một trong 4 mặt nêu trên. + Được học sinh, phụ huynh đánh giá công tác chủ nhiệm : Khá Tương tự, xếp các loại còn lại 17
- Kết quả xếp loại GVCN lớp cuối học kì hay cuối mỗi năm học như trên sẽ là một tiêu chí để xếp loại chuyên môn nghiệp vụ và danh hiệu thi đua của giáo viên đó cuối mỗi học kì và mỗi năm học. 2.2.5. Biện pháp 5 : Chỉ đạo giáo viên tổ chức lấy ý kiến học sinh, phụ huynh về công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp. Việc tổ chức lấy ý kiến học sinh, phụ huynh về công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm mục đích giúp giáo viên nắm bắt được tình hình, đặc điểm lớp học, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. Trong năm học 2014 - 2015, định kì Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức 4 đợt cho giáo viên lấy ý kiến học sinh, phụ huynh về công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp bằng nhiều hình thức khác nhau: sinh hoạt lớp, họp phụ huynh trao đổi trực tiếp với học sinh, phụ huynh hoặc lấy ý kiến của học sinh, phụ huynh bằng phiếu thăm dò ở tất cả các lớp về các nội dung: Phản ánh về công tác làm chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp; tâm tư, nguyện vọng, đề xuất với nhà trường về giáo viên chủ nhiệm của lớp, Trên cơ sở đó ban giám hiệu đã có nhiều biện pháp chỉ đạo và điều chỉnh hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng thời cũng điều chỉnh kế hoạch, biện pháp của nhà trường cho phù hợp với thực tế hơn. 2.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, tôn vinh khen thưởng giáo viên chủ nhiệm giỏi Đây là việc làm thường xuyên hằng năm của nhà trường nhằm tạo phong trào thi đua sôi nổi và cũng là dịp để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Đồng thời qua đó, cán bộ quản lí, giáo viên đúc rút kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi và quán triệt đến tận từng giáo viên. Cụ thể: Về đối tượng dự thi: Là giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm ở trường có thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp từ 02 năm trở lên. Về nội dung dự thi: Bao gồm các vấn đề có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp được quy định cụ thể trong Điều lệ trường tiểu học, các văn bản hiện hành có liên quan đến giáo dục tiểu học và một số kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp trong thực tiễn 18
- Mỗi giáo viên phải trải qua các phần thi sau: * Phần điều kiện: Hồ sơ giáo viên dự thi bao gồm: - Sổ chủ nhiệm năm học 2014-2015 (có xác nhận của hiệu trưởng). - Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm trong năm học 2014- 2015. Nội dung sổ theo dõi chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm được thực hiện theo TT30 (có xác nhận của hiệu trưởng). - Báo cáo thành tích công tác chủ nhiệm lớp kèm theo minh chứng của năm dự thi và năm trước liền kề. Trong đó nêu rõ kết quả học tập và rèn luyện của học sinh lớp chủ nhiệm (có xác nhận của hiệu trưởng). - Sáng kiến kinh nghiệm (viết theo mẫu của Hướng dẫn thi đua năm vừa qua) hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có nội dung tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm được Hội đồng khoa học của trường (giám khảo) đánh giá. Những giáo viên đủ điều kiện ở phần này sẽ được Ban tổ chức thông báo để tham gia những phần thi sau. * Phần thi hiểu biết Giáo viên thực hiện bài thi viết dưới dạng tự luận, thời gian làm bài 120 phút với nội dung hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành, địa phương liên quan đến công tác chủ nhiệm; kĩ năng lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục. * Phần thi kể chuyện Giáo viên kể một câu chuyện (một kỷ niệm) để lại ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Thời gian kể chuyện tối đa 05 phút. * Phần thi ứng xử tình huống Mỗi giáo viên xử lý một tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm do Ban giám khảo đưa ra theo hình thức bốc thăm và trả lời trực tiếp. Thời gian chuẩn bị tối đa 05 phút và trả lời tối đa 02 phút. Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường phải đạt trung bình cộng các phần thi từ 8 điểm trở lên. Giáo viên chủ nhiệm giỏi không chỉ là tiêu chí để đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ hàng năm của giáo viên, mà còn phải được tôn vinh một cách đúng mức xứng đáng với công lao, sức lực và trí tuệ của họ đã đầu tư xây 19
- dựng lớp vững mạnh. Cuối mỗi năm học, nhà trường tổ chức tôn vinh và khen thưởng. Giáo viên chủ nhiệm được Hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận và khen thưởng theo quy định khen thưởng của nhà trường và được ghi tên trong bảng vàng danh dự của nhà trường 2.2.7. Biện pháp 7 : Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường. Trong năm học vừa qua, lãnh đạo nhà trường thường xuyên phân công tham gia, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổi mới nói trên thông qua vai trò của Tổ trưởng, khối trưởng chủ nhiệm, đặc biệt thông qua việc tăng cường hoạt động kiểm tra đánh giá giáo viên trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường. Công tác kiểm tra việc đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cần được đổi mới theo hướng coi trọng chức năng phát hiện để phòng ngừa, điều chỉnh, tư vấn cho giáo viên hơn là chỉ tập trung truy tìm sai sót. Nhà trường đã kết hợp giữa đánh giá của cá nhân với đánh giá kết quả thi đua của học sinh để xác định những vấn đề chung cần giải quyết trong tình hình thực hiện đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp. Thay lối kiểm tra hành chính thủ tục, bằng coi trọng kiểm tra hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên và học sinh. Đổi mới công tác đánh giá thi đua giáo viên chủ nhiệm và lớp học trên cơ sở chú trọng những tiêu chí, những quy định của nhà trường trong việc tham gia thực hiện đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp của mỗi cá nhân giáo viên. Song song đó, cải tiến công tác thi đua trong nhà trường trên cơ sở đánh giá đúng và có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời các hoạt động đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Tôi cũng lưu ý biện pháp xây dựng hệ điều kiện cho đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp. Nội dung này có thể thực hiện bằng việc đa dạng hóa, tích cực hóa hoạt động bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm tại nhà trường; phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường và làm tốt công tác thi đua khen thưởng. 20
- 2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau một thời gian kiên trì tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp nêu trên, công tác chủ nhiệm lớp của trường tôi đã thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhất là chất lượng đạo đức nền nếp học sinh, đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Những kết quả cụ thể đạt được như sau: - Năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp, phương pháp, kĩ năng thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên nhà trường được nâng cao, đáp ứng đúng vai trò chức năng giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa ban giám hiệu các tổ chức đoàn thể và đội ngũ giáo viên bộ môn của lớp với học sinh, giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt và chịu trách nhiệm toàn diện về lớp của mình trước ban giám hiệu trực tiếp thay mặt nhiệu trưởng quản lí lớp học sinh. - Kỉ cương nề nếp của học sinh trong nhà trường được xây dựng vững chắc, thường xuyên, hiệu quả trong việc hạn chế số lượng tỉ lệ học sinh cá biệt, học sinh lười học. - Phong trào thi đua của các lớp được xây dựng một cách vững chắc có tính chất thường xuyên liên tục hàng tuần, hàng tháng, học kì và cả năm học, cho nên trong năm học không xảy ra tình trạng học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường. - Chất lượng giáo dục của nhà trường duy trì ở mức cao và vững chắc. Cụ thể kết quả năm học 2014 – 2015 như sau: + Có 100% em hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn học. + Có 100% em được đánh giá năng lực và phẩm chất: đạt. + Có 287 em được khen cuối năm, tỉ lệ 83% + Số học sinh lên lớp thẳng đạt 100%, tăng 0,3% so với năm học 2013 – 2014. - Số lượng lớp tiên tiến 10 lớp, tỉ lệ 76,9%, so với năm học 2013 – 2014 tăng 25%. - Có 13 giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, 01 giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện. - Kết quả tham gia các hội thi do ngành tổ chức đạt cao 21
- - Hiệu quả hơn đó là kết quả của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực": Trường lớp luôn luôn được giữ gìn xanh, sạch đẹp. Quan hệ thầy trò luôn luôn đảm bảo đúng mực, thân thiện tôn trọng và công bằng. Học sinh đã chủ động tích cực học tập, mạnh dạn, lễ phép hơn khi tiếp xúc với thầy cô giáo và nhân viên cán bộ nhà trường. Nhiều kĩ năng kiến thức cuộc sống, cách ứng xử văn minh có văn hoá và các trò chơi dân gian được giáo viên chủ nhiệm tổ chức triển khai cho lớp và học sinh thực hiện. Môi trường sư phạm nhà trường trong lành và văn hóa. Kết quả phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường được các tổ chức trong nhà trường và UBND xã đánh giá đạt mức Xuất sắc. Kết quả đạt được cho thấy các biện pháp nêu trên bước đầu đem lại hiệu quả tích cực trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm ở trường tôi công tác nói riêng và trên địa bàn huyện nhà nói chung. 2.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Mặc dù đã có không ít cán bộ quản lí quan tâm đến công tác chủ nhiệm của giáo viên, đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, không phải cán bộ quản lí nào cũng làm tốt điều này. Từ thực tiễn chỉ đạo công tác chủ nhiệm, để chỉ đạo có hiệu quả công tác này, tôi nhận thấy người cán bộ quản lí cần phải: - Chú trọng nâng cao nhận thức của giáo viên chủ nhiệm về vai trò, vị trí của người giáo viên chủ nhiệm. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm đảm bảo khoa học, hợp lí, cụ thể, sát với tình hình lớp và nhà trường. - Xây dựng tổ chủ nhiệm và tổ giáo viên giảng dạy của một lớp để cùng phối hợp trong việc giáo dục học sinh. - Lượng hoá các tiêu chí đánh giá xếp loại lớp và giáo viên chủ nhiệm theo từng tuần, học kì và cả năm. - Chỉ đạo tổ chức họp để lấy ý kiến học sinh, phụ huynh về công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp một cách thường xuyên. - Tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi hằng năm và tôn vinh khen thưởng giáo viên chủ nhiệm giỏi tương xứng với công sức giáo viên bỏ ra. - Công tác kiểm tra, đánh giá trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường cần chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp. 22
- 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến Với sự phát triển nhanh của đất nước đòi hỏi quá trình giáo dục phải đào tạo được những con người đáp ứng với thời cuộc, đặc biệt là phải đào tạo ngay từ Tiểu học. Trình độ phát triển tư duy của học sinh tiểu học phần lớn phụ thuộc vào nội dung và phương pháp giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Trong dạy học các môn học nói chung, ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, giáo viên cần chú trọng hình thành nhân cách, giáo dục kĩ năng sống cho các em. Sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của mỗi học sinh chỉ có được khi giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cùng có biện pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp, hiệu quả tác động đến từng học sinh, từng lớp học trong nhà trường. Song không phải địa phương nào, trường nào, giáo viên nào cũng thực hiện tốt vấn đề này. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Tuy nhiên, không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có phương pháp tốt để quản lý lớp; thậm chí, không ít giáo viên còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm. Một phần do chưa xác định đúng vai trò, vị trí của mình, một phần do chưa chú trọng công tác này nên hiệu quả công tác chủ nhiệm chưa cao. Thực tế cho thấy, giáo viên nào làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì chất lượng giáo dục của lớp đó sẽ cao hơn. Sáng kiến này nhằm mục đích đưa ra các biện pháp chỉ đạo nhằm giúp cán bộ quản lí và giáo viên nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn toàn huyện. Qua triển khai sáng kiến ở cơ sở bước đầu cho thấy các biện pháp này đã đem lại hiệu quả và có tính khả thi. Song do điều kiện và thời gian không cho phép nên sáng kiến chỉ tập trung đưa ra một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp theo mô hình trường học mới nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm, chất lượng giáo dục ở trường tiểu học mà tôi đang công tác. 23
- 3.2. Kiến nghị và đề xuất - Nên chăng tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp hằng năm. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp ở các cấp hằng năm. Những kết quả đạt được của sáng kiến mới chỉ là bước đầu. Tác giả đề tài hi vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những hạn chế và mở rộng phạm vi ứng dụng của sáng kiến. Rất mong được sự trao đổi, góp ý của chuyên môn, đồng nghiệp và bạn bè để giúp tôi hoàn thiện sáng kiến này. Xin chân thành cảm ơn ! 24