SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non Nghĩa Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non Nghĩa Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_ngu_trong_viec_to_chuc_hoa.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non Nghĩa Minh
- 37 Hình ảnh: Các cháu đang háo hức tham gia các hoạt động trong nhà trường.
- 38 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: Hiện nay, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được áp dụng vào chương trình giáo dục mầm non trên cả nước. Đây phương pháp đang phát triển và dần tạo nên một nền móng vững chắc. Những nền tảng đầu đời rất quan trọng để nâng bước chân của trẻ vững chắc khi bước vào đời. Chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ "học được cái gì" mà còn chú trọng "học như thế nào", tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học. Kết quả đem lại qua thời gian tiến hành và áp dụng: Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong trường mầm non xã Nghĩa Minh. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường đã đạt chất lượng và hiệu quả. Cụ thể: 1. Hiệu quả về kinh tế Phụ huynh, các ban ngành đoàn thể và cộng đồng: Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ chơi và học. thường xuyên phối kết hợp và giúp đỡ nhà trường trong công tác nâng cao chất lượng CSGD trẻ, tạo điều kiện mua sắm sách vở, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cá nhân cho trẻ; đảm bảo 100% trẻ đến lớp có đầy đủ trang thiết bị, ĐDĐC từng độ tuổi. 2. Hiệu quả về mặt xã hội. * Đối với trẻ: Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích
- 39 thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp. Môi trường bên trong và bên ngoài nhóm lớp được đầu tư, bố trí, khai thác sử dụng có hiệu quả. Đặc biệt sự sáng tạo của cán bộ quản lý, GV mầm non trong việc thiết kế môi trường giáo dục từ các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương. Tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập. * Đối với giáo viên: Giáo viên đã quan tâm nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Hiểu “Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công”. Đội ngũ giáo viên đã được củng cố và bồi dưỡng chất lượng chuyên môn, giúp giáo viên vững vàng về nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm mới đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Cán bộ, giáo viên nắm chắc mục tiêu của chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”. Lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi. Giáo viên có khả năng tự thiết kế kế hoạch giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề ra. GV có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường. Có nhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao. * Về phụ huynh: Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã làm cho nhiều phụ huynh thấy được những ưu điểm mà nó mang lại con con mình. Ngoài ra, nhiều phụ
- 40 huynh còn đánh giá phương pháp giáo dục này mang nhiều giá trị nhân văn và giá trị tinh thần vô cùng to lớn. Cha mẹ trẻ thực sự yên tâm khi đưa con đến lớp. Đặc biệt cha mẹ đã tự nguyện giúp đỡ nhà trường về vật chất, thời gian, công sức tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tổ chức sinh nhật hay lao động vệ sinh Phụ huynh ngày càng tin tưởng giáo viên, gửi con em mình đến lớp đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, nhiều phụ huynh nhiệt tình ủng hộ cây cảnh và rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để cô làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Phụ huynh cảm thấy vui mừng với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo mà ngược lại cha mẹ biết thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp cô giáo trang trí lớp, làm đồ chơi. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng: Tiếp tục thực hiện áp dụng những biện pháp trên, phát huy những thành tích đã đạt được vào trong hoạt động thực tiễn. Sáng kiến trên tôi đã nhân rộng áp dụng trong nhà trường và sang các trường bạn trong cụm, huyện và các huyện trong tỉnh Nam định. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Trịnh Thị Minh Ngọc
- 41 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trường Mầm non xã Nghĩa Minh xác nhận sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong trường Mầm non xã Nghĩa Minh” của đồng chí Trịnh Thị Minh Ngọc – Hiệu trưởng trường Mầm non xã Nghĩa Minh có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng tại trường Mầm non xã Nghĩa Minh năm học 2021 – 2022. Nghĩa Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2022 P. HIỆU TRƯỞNG Tống Thị Thanh Phương
- 42 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- 43 PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA MINH (TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN) BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MtBÁO s bin CÁO pháp ch SÁNG đo đi KIẾN ngũ trong vic t chc hot đng giáo dc cho tr mu giáo theo quan đim “Giáo dc ly tr (Tên sáng kiến) làm trung tâm” trong trưng Mm non” Lĩnh vực(mã)/cấp học: Quản lí (1)/Mầm non Tác giả: Trịnh Thị Minh Ngọc Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non ChứcTác vụ:giả: Hiệu trưởng NơiTrình công độtác: chuyên Trường môn: mầm non xã Nghĩa Minh Chức vụ: Nơi công tác: Nghĩa Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2022 Nam Định, ngày 20 tháng 6 năm 2020
- 44 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghĩa Hưng Tôi là: Trịnh Thị Minh Ngọc Tỷ lệ (%) Trình ngày đóng góp Số Nơi công Chức độ Họ và tên tháng vào việc TT tác danh chuyên năm sinh tạo ra môn sáng kiến Trường MN Hiệu 1 Trịnh Thị Minh Ngọc 16/06/1968 xã Nghĩa ĐHSP 90% trưởng Minh - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong trường Mầm non” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lí - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/9/2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Thực hiện một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non. - Những thông tin cần được bảo mật nếu có: Không - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Máy tính, điện thoại - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm
- 45 việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): GV có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường. Có nhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2022 NGƯỜI NỘP ĐƠN Trịnh Thị Minh Ngọc