SKKN Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội

doc 33 trang binhlieuqn2 07/03/2022 3702
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_ki_nang_giu_gin_va_ba.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội

  1. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội được kế hoach của Hội đồng Đội huyện, vừa giúp các em góp phần nhỏ bé vào hoạt động Đội lấy tiền để hoạt động và giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục các em biết thu gom phế liệu để tái chế nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường. Năm học 2019 – 2020, tuy do dịch bệnh Covid-19, học sinh học trên Internet tại nhà nhưng Liên đội vẫn thu được gần 10.000.000 đồng từ việc bán giấy bỏ và nhiều vỏ lon của các em và sự tạo điều kiên cũng như vào cuộc của phụ huynh. Sau khi phát động phong trào, tất cả các em học sinh đều hăng hái tham gia thu gom giấy loại với nhiều hình thức. Những việc làm của các em tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa thiết thực không những giáo dục các em ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt khó vươn lên trong học tập, trong sinh hoạt; trong cuộc sống hàng ngày mà còn giáo dục các em ý thức, kĩ năng bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. 3.4. Tổ chức các buổi ngoại khóa, các buổi trải nghiệm thực tế trong và ngoài nhà trường. Không chỉ đơn giản là một môn học, các hoạt động ngoại khóa là sự tổng hòa các hoạt động thể chất, giao tiếp và kỹ năng sống. Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức học sinh sẽ rèn luyện được ý thức tự lập, ý thức tập thể để phát triển toàn diện bản thân về cả Văn-Trí-Thể- Mỹ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh cảm thấy thoải mái, giải tỏa stress, tự tin và vui vẻ khi khám phá thế giới. Hoạt động ngoại khóa giúp tăng khả năng sáng tạo cho các em, giúp các em dễ hòa nhập, thích nghi với cuộc sống, quan sát được nhiều hoạt động hơn trong cuộc sống. Chính điều này giúp các em thông minh hơn. Hầu hết hoạt động ngoại khóa của các trường Tiểu học cũng được lồng ghép nhiều nội dung mang ý nghĩa giáo dục môi trường. Ở Trường tiểu học chúng tôi, mỗi năm tổ chức cho các em đi trải nghiệm thực tế một lần (Lăng Bác, Hoàng thành Thăng Long, Văn miếu Quốc Tử Giám, Khu di tich lịch sử K9, một số trang trại giáo dục.) Mỗi tháng tổ chức một hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm tại trường. Tôi chỉ đạo và cùng đồng chí tổng phụ trách tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa với nhiều chủ để lồng ghép. Để đạt kết quả tốt trong việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường và tạo điều kiện cho học sinh có ý thức tự giác, thường xuyên về bảo vệ môi trường, xây dựng trường “Xanh- sạch- đẹp”. Buổi sinh hoạt đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, ngay cả những em nhút nhát cũng mạnh dạn bộc lộ tình cảm, thái độ của mình thông qua việc làm, hành động cụ thể hàng ngày. Trang 15/24
  2. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Việc đưa các em ra sinh hoạt tập thể ngoài trời để giáo dục môi trường giúp học sinh trở nên gắn bó với nhau hơn, gần gũi với môi trường hơn. 3.4.1. Tổ chức các buổi nghe chuyên gia nói chuyện Ngoài những biện pháp nêu trên Liên đội chủ động mời các chuyên gia môi trường về nói chuyện, giao lưu với các em để các em hiểu thêm về tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nhằm giúp các em thêm yêu thiên nhiên và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa về môi trường. 3.4.2. Giao lưu biểu diễn văn nghệ, tham gia các trò chơi theo chủ đề Chương trình "Thiếu nhi Việt Nam tìm hiểu và tuyên truyền bảo vệ môi trường" là một hoạt động nằm trong chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2019-2020, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các em học sinh về việc bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động thực tế, ngoại khóa trong nhà trường. Các tập thể, cá nhân tham gia chương trình sẽ lấy cảm hứng từ hình ảnh những chiến binh Xanh sức mạnh siêu phàm có sứ mệnh bảo vệ môi trường để xây dựng nên các tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện ngắn, thơ, truyện tranh, bài hát, tranh vẽ, kịch, hoạt cảnh, trò chơi dân gian ) hoặc thông qua hình thức trang trí lớp học (chụp hoặc quay lại sản phẩm), dựng video clip, thuyết trình hưởng ứng chương trình. Trong đó, các tác phẩm, sản phẩm, trò chơi sẽ tập trung cảnh báo sự nguy hại của ô nhiễm môi trường; tác hại của túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần; kêu gọi hạn chế sử dụng hóa chất có hại cho môi trường; khuyến khích sử dụng các sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe; cùng chung tay bảo vệ môi trường vì một tương lai xanh – sạch – đẹp. Tham gia hoạt động hưởng ứng, các em học sinh của trường tôi đã cùng tham gia đồng diễn nhảy flashmob sôi động; thưởng thức các tiểu phẩm với thông điệp bảo vệ môi trường; tìm hiểu về các ký hiệu phân loại rác thải; tham gia các trò chơi vận động, khéo tay Cùng với sức mạnh âm nhạc, những lời ca tiếng hát từ các tiết mục mà các em được trực tiếp tham gia, được thưởng thức từ các bạn trong đội Chim Sơn ca của trường đã giúp các em chuyển đi những thông điệp sâu sắc, đầy cảm xúc về môi trường. Từ đó, khiến mỗi người tự nhận ra trách nhiệm và vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên. 3.4.3 Chăm sóc và giữ gìn di tích lịch sử địa phương Đây chính là hoạt động phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong việc giáo dục góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá, di tích lịch sử địa phương và quốc gia trong giai đoạn hội nhập ngày nay. Thông qua hoạt động Trang 16/24
  3. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội tìm hiểu, chăm sóc, ý thức giữ gìn bảo vệ và góp phần làm cho di tích ngày càng sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền giới thiệu các công trình ở địa phương với bạn bè. Chăm sóc và giữ gìn di tích lịch sử địa phương cũng chính là giáo dục cho Đội viên lòng tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, đặc biệt là truyền thống của chính mảnh đất mà mình đang sống. Củng cố và hun đúc những giá trị nhân văn, lòng biết ơn sâu sắc đối với những thế hệ cha anh đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh thân mình để quê hương có được cuộc sống thanh bình ngày hôm nay.Giáo dục cho học sinh biết trân trọng những thành quả tốt đẹp của lớp người đi trước, giáo dục các em biết yêu quý lao động. Bởi vậy, mỗi tuần Liên đội thường tổ chức lao động, dọn vệ sinh khu vực sân trường, khu vực trước cổng trường, nhận chăm sóc một di tích lịch sử của xã, nghĩa trang liệt sĩ vào dịp khai giảng, tết Nguyên Đán với các công việc như: thu gom rác thải, nhặt cỏ hoặc tỉa cành cho các cây xanh Khi được tham gia các hoạt động này, các em thấy ngay được thành quả lao động của mình là một môi trường thật đẹp, sạch sẽ. Đây sẽ là cơ hội tốt để giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ sân trường, lớp học, cảnh quan nhà trường trong các em. 3.5. Nhóm biện pháp động viên, khen thưởng, khích lệ và nêu gương Đưa đến cho Đội viên những tấm gương tiêu biểu trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường, để từ đó các em có ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường. 3.5.1. Động viên khen thưởng khích lệ. “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Để các em thật sự phát huy, làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, bên cạnh các giải pháp trên thì việc nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thi đua, khen thưởng của Liên đội thật sự trở thành động lực, đòn bẩy, thúc đẩy các em thực hiện xuất sắc việc giữ gìn và bảo vệ môi trường một cách linh hoạt, hợp lý và có hiệu quả. Bởi vậy các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thi đua, khen thưởng trong Liên đội đóng một vai trò rất quan trọng. Căn cứ vào việc theo dõi chủ quan của bản thân, việc theo dõi của đội Sao đỏ, sau mỗi đợt phát động thi đua, mỗi hội thi, những hoạt động cụ thể tôi thường chỉ đạo đồng chí Tổng phụ trách cho các chi đội tự đề cử và có bài giới thiệu về tấm gương tiêu biểu của chi đội trong việc gìn giữ vệ sinh môi trường. Qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, những buổi sơ kết, tổng kết tôi luôn yêu cầu đồng chí Tổng phụ trách phải đánh giá, nhận xét những mặt được và những mặt còn hạn chế trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường của Đội viên qua đó tuyên Trang 17/24
  4. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội dương, lập danh sách khen thưởng các em. Như vậy vừa đảm bảo khách quan vừa khích lệ ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường từ phía các em. 3.5.2. Góp ý, chia sẻ Trong sách Đắc nhân tâm của Dale Carnegie có viết rằng: “Con người vốn có bản chất kiêu hãnh tự nhiên, việc nói thẳng ra rằng người nào đó sai lầm chính là một sai lầm lớn nhất.” Bất cứ ai cũng đều không muốn bị góp ý trước mặt mọi người, sắp xếp những lúc gặp riêng, góp ý khéo léo và đưa ra giải pháp kèm theo sẽ giúp các em nhìn nhận sai lầm tốt hơn mà không cảm thấy khó chịu, xấu hổ hay chống đối. Góp ý cho học sinh là cả một nghệ thuật cần được rèn luyện và điều chỉnh thường xuyên để có thể phát huy đúng giá trị, hiệu quả. Bởi thế, bên cạnh những tấm gương tiêu biểu về ý thức bảo vệ môi trường vẫn còn số ít các em chưa có ý thức và chưa thật sự tự giác như: bẻ cành, dẫm lên bồn cây, viết, vẽ bậy lên tường, bỏ rác không đúng nơi qui định tôi cũng yêu cầu đồng chí Tổng phụ trách phải góp ý, chia sẻ một cách khéo léo để qua đó giúp các em nhận ra được những việc làm chưa tốt của bản thân và có những hành vi tốt trong việc giữ gìn bảo vệ trường lớp nói riêng cũng như môi trường nói chung. Chúng tôi hi vọng rằng với những thông tin, kiến thức về môi trường được tích luỹ trong mỗi cá nhân học sinh sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chính các em, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hướng về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai. IV Tổ chức thực nghiệm 1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục. 1.1. Mục đích: Nhằm đánh giá tính đúng đắn của đề tài. Thu thập những ý kiến đóng góp còn thiếu sót và hạn chế. 1.2. Cách tiến hành: Tiến hành điều tra 35 em Đội viên về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 2 Nội dung thử nghiệm Trên cơ sở thực tế, đề tài tổ chức thử nghiệm một số nhóm biện pháp: truyền thông, tổ chức hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, động viên khen thưởng và góp ý. Đề tài đã đạt được một số kết quả khả quan. Trang 18/24
  5. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội 3 Kết quả thực nghiệm Qua theo dõi cũng như kết quả chấm thi đua của Đội sao đỏ có thể nói những suy nghĩ, việc làm của các em cơ bản đã được thay đổi theo rất hướng tích cực. Các em đã có ý thức, kĩ năng trong việc giữ gìn và bảo vệ lớp học, sân trường; hạn chế tình trạng ăn quà vặt, xả rác ra môi trường không đúng nơi qui định. Hiện tượng viết lên tường, bàn ghế cũng giảm hẳn. Ðiều đáng để kể đến là đa số Ðội viên đã biết tự giác tham gia vào việc bảo vệ cảnh quan chung của lớp, của trường với một thái độ hồ hởi, tự nguyện không còn gượng ép như trước. Nhiều em thấy bạn mình có hành vi chưa đúng, chưa giữ gìn vệ sinh môi trường đã biết nhắc nhở bạn mình kịp thời. Các em đã biết góp phần vào bảo vệ môi trường trong lành, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cho mọi người. Theo đánh giá và nhận xét của giáo viên chủ nhiệm, cô Tổng phụ trách và của đa số phụ huynh thì trong thời gian qua đa số Đội viên có ý thức thực hiện nếp sống văn minh: bỏ rác vào đúng nơi quy định, phong trào chăm sóc công trình măng non, trang trí trường lớp làm đẹp cảnh quan môi trường đã có những bước tiến vượt bậc. Khảo sát 35 em Đội viên kiến thức và nhận thức về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ngày 15/4/2020 (Tiến hành điều tra ngẫu nhiên bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm – phần phụ lục 2) cho thấy: Trả lời đúng Trả lời sai Câu hỏi Số lượng- % Số lượng- % 1 35 100 0 0 2 34 97,1 01 2,9 3 33 94,2 02 5,8 4 31 91,4 03 8,6 5 35 100 0 0 Qua so sánh đối chiếu, từ thời gian bắt đầu khảo sát tới khi thực hiện đề tài trong thời gian bảy tháng đã chứng tỏ đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội” là đúng đắn mang tính cấp thiết và có tính khả thi cao. Trang 19/24
  6. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Giáo dục ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên là một trong những biện pháp giáo dục hữu hiệu nhất trong những biện pháp để thực hiện mục tiêu giữ gìn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thực hiện đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội” Tôi đã thông qua một số vấn đề sau: Đề tài đã xây dựng cơ sở lí luận về biện pháp giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho Đội viên. Đề tài đã khái quát được những thực trạng của vấn đề giáo dục ý thức, hình thành kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường tại địa bàn nghiên cứu, chỉ ra những ưu điểm và tồn tại cùng những nguyên nhân của tồn tại. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, thấy được nguyên nhân của những tồn tại, Tôi đã đưa ra các biện pháp: truyền thông, phát thanh măng non, tổ chức hội thi, sân chơi nhằm giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho đội viên tại Liên đội. Những biện pháp mà tôi đưa ra đã có những tác động nhất định bước đầu thu được những kết quả khả quan về: Ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường của Đội viên đã có những tiến bộ rõ rệt. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Hội đồng Đội Huyện: Cần thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu nói chuyện về chue đề giáo dục và bảo vệ môi trường nhằm giúp các em có thêm kiến thức, kĩ năng về môi trường. Đưa tiêu chí vệ sinh môi trường là một trong các điều kiện để đánh giá xếp loại thi đua của các Trường học, các Liên đội hàng năm. 2.2. Đối với Ủy ban Nhân dân xã: Cần vận động tuyên truyền các ban ngành, đoàn thể và nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường. Không cho bán hàng hóa trước cổng trường học. 2.3. Đối với Ban giám hiệu: Cần xem nhiệm vụ giáo dục ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng có hành động thiết thực, cụ thể tùy theo nhiệm vụ cụ thể. Thường xuyên phát động phong trào bảo vệ môi trường trong các tổ chức, đoàn thể của nhà trường: Công đoàn trường, Chi đoàn trường. Trang 20/24
  7. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Tổ chức, phối hợp giao lưu giữa các liên đội trong cụm để các em có cơ hội mở rộng tầm nhìn, giao lưu, học hỏi, chia sẻ. 2.4. Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần tuyên truyền, động viên, khích lệ các em học sinh của lớp tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. 2.5. Đối với Liên Đội: Tiếp tục có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt dộng, sân chơi ý nghĩa, bổ ích hơn nữa để đội viên có cơ hội tham gia và được giao lưu giữa các Chi đội, Liên đội. D. LỜI CẢM ƠN Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi với đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội. Thời gian nghiên cứu từ 15/9/2019 – đến 15/4/2020. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm hạn hẹp nên những vẫn đề được trình bày trong đề tài này của tôi chắc sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được góp ý quí báu của quí đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn! Trang 21/24
  8. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Sinh (1984), Môi trường và Tài nguyên Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2. Học viện Chính trị Thành phố Hồ Chí Minh (1993), Văn hóa cộng đồng chủ nghĩa, NXB Chính trị Quốc gia. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Hướng dẫn xanh hóa nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Thiết kế mẫu một số Mô-đun Giáo dục môi trường ở phổ thông, NXB Giáo dục Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Bảo vệ Môi trường, NXB Giáo dục Hà Nội. 6. Nguyễn Tiến Thăng (2009), Điều lệ và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 7. Trường Lê Duẩn (2010), Công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, NXB Hà Nội, Hà Nội. 8. Nghị định Số: 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dãn thi hành luật bảo vệ môi trường. 9. Thông tư số 25 ngày 31/12/2019 của Bộ TNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Trang 22/24
  9. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội F. PHỤ LỤC A: Bảng câu hỏi khảo sát trước khi thực hiện đề tài Em hãy vui lòng cho biết một số suy nghĩ của em về môi trường bằng cách khoanh vào câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây. Câu 1: Theo em việc làm nào đúng? a. Vứt rác ra cửa sổ để giữ gìn lớp học sạch sẽ. b. Trực nhật là việc cần thiết để giữ gìn lớp học sạch sẽ. c. Không cần xả nước sau khi đi vệ sinh vì đã có lao công của trường dọn dẹp. Câu 2: Người có ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường là: a. Không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định. b. Vứt giấy, vỏ bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su trong sân trường, hành lang, ngăn bàn và dưới nền lớp học. c. Viết, vẽ lên tường ở những nơi công cộng. Câu 3: Theo em hút thuốc lá sẽ như thế nào? a. Có hại cho sức khỏe người trực tiếp hút. b. Có hại cho sức khỏe những người xung quanh. c. Gây ô nhiễm môi trường không khí. d. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 4: Khi thấy bạn của mình vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định em có nhắc nhở bạn không? a. Có b. Không và để thầy cô giáo nhắc nhở. Câu 5: Em sẽ làm gì để thể hiên mình là người có ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường? B: Bảng câu hỏi khảo sát sau khi thực hiện đề tài Em hãy vui lòng cho biết một số suy nghĩ của em về môi trường bằng cách khoanh vào câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện có ý thức, kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường? a. Đi vệ sinh đúng nơi quy định và giữ nhà vệ sinh sạch sẽ. b. Tổ chức lao động làm vệ sinh thường xuyên, phân công lao động ở lớp hợp lí. c. Giữ phòng học, phòng ở sạch sẽ. d. Cả 3 đều đúng. Trang 23/24
  10. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Câu 2: Bảo vệ môi trường trong trường học là việc làm của ai? a. Của Ban chỉ huy Liên Đội. b. Của lao công trong trường. c. Của tất cả các thầy giáo, cô giáo, các chú bảo vệ, bác lao công và tất cả học sinh. Câu 3: Trồng nhiều cây xanh trong trường học để? a. Làm đẹp trường. b. Làm trong sạch bầu không khí, làm đẹp trường và giảm tiếng ồn. c. Giúp cho chim làm tổ. d. Lấy gỗ. Câu 4: Trong bạn bè em nếu có bạn hút thuốc lá em sẽ làm gì? a. Khuyên bạn không nên hút thuốc nữa vì nó có hại cho sức khỏe và làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. b. Bỏ đi nơi khác xem như không nhìn thấy. c. Báo với thầy cô giáo . d. Cả hai phương án a và c đều đúng. Câu 5. Em hãy nêu ý kiến để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh tại lớp em đang học. (Các câu hỏi trắc nghiệm đáp án là phần in đậm). Trang 24/24
  11. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội ẢNH MINH CHỨNG Trang 25/24
  12. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 26/24
  13. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 27/24
  14. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 28/24
  15. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 29/24
  16. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 30/24
  17. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 31/24
  18. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trang 32/24