SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Trực Đại
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_ung_dung_giao_duc_st.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Trực Đại
- 22 Bước 3: Trẻ kể lại đoạn truyện vừa sáng tạo ra, đặt tên truyện. Sau đó giáo viên có thể giúp trẻ rút ra bài học kinh nghiệm, bài học giáo dục. Bước 4: Trẻ chơi trò chơi liên quan đến các nhân vật trong truyện như là làm tranh, làm rối về các nhân vật trong truyện. Bước 5: Trẻ nhắc lại bài học. Hình ảnh trẻ trong một hoạt động kể chuyện sáng tạo Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với Cha mẹ trẻ trong ứng dụng giáo dục STEAM cho trẻ. Trong nhiệm vụ giáo dục trẻ, không chỉ giáo viên mà cha mẹ trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm nhận nhiệm vụ đó. Việc phối hợp với cha mẹ trẻ trong quá trình giáo dục trẻ rất cần thiết để đạt được những mục tiêu giáo dục. Trước tiên cha mẹ trẻ cần hiểu những nội dung và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ theo mô hình giáo dục STEAM để cùng thống nhất cách giáo dục trẻ với nhà trường. Ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã chỉ đạo các đồng chí giáo viên chủ nhiệm các lớp mẫu giáo phải đưa nội dung này vào để trao đổi với cha mẹ trẻ. Ngoài ra giáo viên cần tích cực làm công tác tuyên truyền tới Cha mẹ trẻ qua giờ đón, trả trẻ, trên bảng tuyên truyền, nhóm zalo của lớp, xác định rõ các nội dung
- 23 cần tuyên truyền: các tài liệu liên quan đến giáo dục STEAM, chương trình học, nội dung giáo dục các tháng, nhu cầu đối với hoạt động của trẻ và mong muốn sự tham gia của cha mẹ cùng kết hợp với giáo viên đem cuộc sống thực vào trong lớp học để trẻ có cơ hội trải nghiệm khám phá và áp dụng thực tiễn. Hình ảnh góc tuyên truyền của lớp về STEAM Tôi cùng các đồng chí trong BGH thường xuyên kiểm tra góc tuyên truyền của lớp đã phổ biến những kiến thức khoa học về giáo dục STEAM chưa. Chỉ đạo giáo viên giao bài về nhà cho trẻ như cha mẹ hãy cùng con làm một số thí nghiệm STEAM đơn giản, vẽ, làm toán, cùng trẻ chơi các trò chơi STEAM sau đó quay video phản hồi lại cho giáo viên. Từ đó tạo ra cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, thực hành ngay cả khi trẻ ở nhà, cho con làm những việc con thích nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ và có sự giám sát của cha mẹ. Để thực hiện hoạt động giáo dục hiệu quả, giáo viên ngoài tự sưu tầm có thể giao nhiệm vụ cho trẻ, phối hợp với cha mẹ trẻ tiến hành sưu tầm và tích trữ thành kho nguyên vật liệu của lớp. Các nguyên vật có thể là nguyên liệu tái chế sẵn có, dễ tìm ở địa phương, rẻ tiền và gần gũi với trẻ như: Sách báo cũ, len, vải vụn, vỏ chai lọ, ống hút, nắp chai, nút áo, bìa các tông .; các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên như: vỏ sò, vỏ ốc, lá, cành cây, sỏi, đá, cát, rơm, rạ, thóc, rau, củ, quả, hạt Hình ảnh kho nguyên liệu của lớp
- 24 Hình ảnh Cha mẹ trẻ góp nguyên vật liệu cho các lớp học Trong các hoạt động chiều hay các hoạt động mở rộng của lớp có ứng dụng giáo dục STEAM, nhà trường chúng tôi khuyến khích sự có mặt của cha mẹ trẻ tại các lớp. Từ đó cha mẹ trẻ vừa có thể cùng con thực hiện bài học, cùng cô giáo trang trí lớp hay làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, lại có thể hiểu hơn về mô hình giáo dục tiên tiến này.
- 25 Hình ảnh Cha mẹ trẻ đến trang trí lớp cùng cô giáo III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại Con đường trải nghiệm STEAM là con đường vô cùng lý thú, với đặc trưng riêng biệt là sự kết hợp của nhiều môn học nên khi đưa mô hình STEAM vào chương trình giáo dục nhà trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Qua quá trình áp dụng những biện pháp trên đã thu hoạch được những hiệu quả như sau: 1. Hiệu quả kinh tế Giáo viên tận dụng nguyên vật liệu phế thải của địa phương, được cha mẹ học sinh đóng góp, ủng hộ nên tiết kiệm được chi phí cho nhà trường trong việc đầu tư đồ dùng đồ chơi và thiết bị dạy học theo mô hình STEAM. 2. Hiệu quả về mặt xã hội * Đối với trẻ: - Trẻ rất hứng thú trong các hoạt động trải nghiệm, trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và chinh phục ham hiểu biết của chính mình.
- 26 - Kĩ năng thao tác với các đồ dùng của trẻ ngày càng tiến bộ, biết sử dụng các nguyên vật liệu phối hợp để tạo ra sản phẩm. - Trẻ hoạt động rất tích cực, biết phối hợp với nhóm bạn để trao đổi và tìm ra cách giải quyết một vấn đề. Biết sử dụng các sản phẩm tự tạo để cùng cô xây dựng môi trường và chuẩn bị các đồ dùng cho hoạt động giáo dục tiếp theo
- 27 * Đối với giáo viên: - Giáo viên chú trọng đưa kiến thức khoa học đến gần trẻ một cách tự nhiên. Tích cực hơn trong việc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức để mang lại nhiều hoạt động ứng dụng mô hình STEAM trong quá trình tổ chức các hoạt động học cho trẻ, phù hợp nội dung chương trình, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ. - Giáo viên đã chú trọng trong việc lựa chọn các dạng câu hỏi “mở” nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Mặt khác khuyến khích trẻ đặt câu hỏi? đây chính là động lực thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động một cách có hiệu quả nhất. - Chú trọng xây dựng các góc chơi trong lớp theo hướng mở, bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi khoa học, vừa tầm với trẻ để trẻ tự tìm, tự lấy, tự cất, tự trang trí bằng chính sản phẩm của mình * Đối với cha mẹ trẻ Cha mẹ trẻ rất vui khi con được tiếp cận với chương trình giáo dục mới hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, luôn tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên và yên tâm công tác. Trong mọi hoạt động phong trào của nhà trường, phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Biện pháp đã được áp dụng tại trường mầm non Trực Đại và đồng nghiệp trường mầm non Trực Thắng, trường mầm non Trực Mỹ, trường mầm non Thị trấn Yên Định cùng tham khảo và áp dụng. Với đề tài này có thể nhân rộng và áp dụng tại các trường mầm non trong và ngoài huyện. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Sáng kiến của tôi là mới, chưa bộc lộ công khai trong văn bản, sách báo, không trùng với các giải pháp của người khác đã được áp dụng. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa để tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Cúc
- 28 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Trực Đại” của bà Nguyễn Thị Cúc đã và đang áp dụng tại trường mầm non Trực Đại. Sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng rất lớn trong việc chỉ đạo công tác giáo dục trẻ trong trường mầm non, có khả năng nhân ra diện rộng ở các trường mầm non trong và ngoài huyện. Trực Đại, ngày 19 tháng 4 năm 2023 HIỆU TRƯỞNG Bùi Thị Thúy
- 29 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Trực Đại” của bà Nguyễn Thị Cúc được áp dụng tại trường mầm non Trực Đại đưa ra các biện pháp thiết thực, phù hợp với thực tiễn, mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường. Sáng kiến có khả năng ứng dụng cao, có thể nhân rộng ở các trường mầm non trong và ngoài huyện. Xếp loại: Đạt KT. TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Nguyễn Hồng Sơn
- 30 PHỤ LỤC I PHÒNG GD&ĐT TRỰC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN TRỰC ĐẠI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN Họ và tên: Dạy lớp: Trình độ chuyên môn: Câu 1: Thầy/ cô có hiểu biết về giáo dục STEAM? Hoàn toàn chưa nghe Có nghe nhưng chưa hiểu rõ Có nghe và tìm hiểu nhưng chưa tổ chức Hiểu rõ nhưng tổ chức chưa thường xuyên Hiểu rõ và tổ chức thường xuyên Câu 2: Theo thầy/cô giáo dục STEAM gồm có những lĩnh vực nào? Khoa học Công nghệ Kỹ thuật Nghệ thuật Toán học Câu 3: Thầy/ cô biết đến giáo dục STEAM qua nguồn nào? Phương tiện thông tin đại chúng Tự nghiên cứu, tìm hiểu Qua tập huấn, tài liệu chính thống của Bộ, Sở, Phòng
- 31 PHỤ LỤC II PHÒNG GD&ĐT TRỰC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN TRỰC ĐẠI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU KHẢO SÁT CMHS Họ và tên bố (mẹ): . Họ và tên trẻ: Lớp: . Ngày sinh: Câu 1: Anh/ chị biết những mô hình/ phương pháp giáo dục tiên tiến nào? . Câu 2: Anh/ chị thấy có cần thiết ứng dụng phương pháp tiên tiến vào tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non không? a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần Câu 3: Anh/ chị có hiểu biết về mô hình giáo dục STEAM? a. Biết rõ b. Biết c. Không biết Câu 4: Anh/ chị có sẵn sàng ủng hộ nguyên vật liệu theo yêu cầu của giáo viên để trẻ thực hành không? a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không ủng hộ Câu 5: Anh/ chị có sẵn sàng cùng con thực hiện “bài tập về nhà” không? a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không
- 32 PHỤ LỤC III Đường link một số video hoạt động ứng dụng STEAM trong các hoạt động học của trẻ