SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn

doc 23 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6054
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_n.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn

  1. 12 phương cũng là hoạt động đạt được kết quả tốt trong giáo dục năng lực cho học sinh . Lễ dâng hương báo công trước tượng đài liệt sỹ thực sự có ý nghĩa sâu sắc với mỗi học sinh nhà trường. Phát huy truyền thống hào hùng của cha ông, bằng tình cảm và sự tri ân sâu sắc đối với các liệt sĩ cách mạng, khích lệ các em sẵn sàng cố gắng nổ lực phấn đấu rèn đức, luyện tài để xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ; góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển, viết tiếp trang sử vẻ vang của vùng đất địa linh, giàu truyền thống Cách mạng. 2.3.5. Giải pháp 5: Chỉ đạo Giáo dục năng lực thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: Chỉ đạo các tổ chuyên môn phối hợp với Tổng phụ trách Đội thường xuyên tổ chức thực hành đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ. Thực hành đạo đức là hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo cơ hội cho học sinh chuyển hoá bước đầu những tri thức và niềm tin về các chuẩn mực đạo đức đã học thành hành vi và thói quen. Ngoài việc thực hành đạo đức do thầy cô hướng dẫn trong lớp ở các tiết học đạo đức và các bộ môn khác học sinh còn được thực hành qua tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp ( 1 tiết /tuần ). Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ vào mỗi thứ hai hàng tuần, biểu dương các tập thể, cá nhân, uốn nắn những thiếu sót và giới thiệu, định hướng những nội dung cần giáo dục cho học sinh. Tổ chức tốt các phong trào thi đua theo chủ đề, chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, long tự hào dân tộc, ý chí quật cường và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Sau mỗi đợt thi đua, liên đội có sơ kết, tổng kết nhằm tuyên dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, khích lệ các em và nhắc nhở những học sinh và tập thể làm chưa tốt, động viên các em phấn đấu hơn. Có thể tổ chức cho các em sinh hoạt theo chủ đề với nhiều nội dung phong phú chẳng hạn: + Tháng 9-10: Hãy viết và nói gì về kỷ niệm một ngày khai trường để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Hãy nói và kể những công việc em đã làm để làm sạch đẹp trường lớp Ảnh 4; 5: Vườn hoa, sân trường Tiểu học Quảng Thọ.
  2. 13 + Tháng 11: Trao đổi về tình thầy trò, ca hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm nói về thầy giáo, cô giáo; + Tháng 12: Tìm hiểu tấm gương anh hùng của đất nước, của quê hương; về Quân đội nhân dân Việt Nam. Hát về Biển đảo Ảnh 5: Trao giải văn nghệ chào mừng Ảnh 6: Học sinh thi Rung chuông ngày Nhà giáo Việt Nam vàng. + Tháng 01-02: Mùa xuân và ước mơ của các em về nghề nghiệp; tìm hiểu lịch sử truyền thống nhà trường, truyền thống văn hóa địa phương. + Tháng 3: Hãy nói tình cảm của mình với bà, với mẹ, cô giáo; hát những bài hát về bà, mẹ, cô giáo Với những chủ đề trên, các em trao đổi, thảo luận sôi nổi, được phép trình bày quan điểm riêng của mình về chủ đề đó. Giờ sinh hoạt trở nên hấp dẫn, hứng thú và qua đó, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được suy nghĩ và hành động của học sinh trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp. Ảnh 7: Trình diễn thời trang Bảo vệ môi trường
  3. 14 2.3.6. Giải pháp 6: Tổ chức hoạt động các câu lạc bộ: Câu lạc bộ là nơi có những hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu lợi ích của học sinh, tạo môi trường cho học sinh có khả năng và năng khiếu được bộc lộ, phát triển, tạo điều kiện cho học sinh trưởng thành về mọi mặt. Câu lạc bộ học sinh lập ra nhằm mục đích: Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh, bày tỏ ý kiến cá nhân, tâm tư nguyện vọng, đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập và trong cuộc sống. Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của câu lạc bộ, học sinh có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong học tập, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn minh môi trường học đường lành mạnh. Thông qua hoạt động câu lạc bộ để giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, tính mạnh dạn tự tin. Ảnh 8: Câu lạc bộ bóng đá Ảnh 9: Câu lạc bộ Sáo Recoder. Vì lẽ đó Hiệu trưởng cần chỉ đạo tuyên truyền thu hút học sinh tham gia các câu lạc bộ theo nguyện vọng của học sinh: Câu lạc bộ Võ thuật; Câu lạc bộ Văn nghệ; Câu lạc bộ Cờ vua; Câu lạc bộ cầu lông; Sáo; Câu lạc bộ yêu Toán, Tiếng việt các câu lạc bộ đều có Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, xây dựng quy chế hoạt động câu lạc bộ, tuân thủ lợi ích chung của các thành viên. 2.3.7. Giải pháp 7: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan: Hoạt động ngoại khóa diễn ra ngoài nhà trường giúp học sinh tham gia với môi trường bên ngoài, là cơ hội để học sinh thực hành, trải nghiệm các kiến thức đã học. Qua hoạt động ngoại khóa rèn kỹ năng giao tiếp, tinh thần đồng đội cho học sinh. Tổ chức các hoạt động tập thể ngoại khóa tham quan ngoài việc giúp các em mở rộng kiến thức, hiểu biết xã hội còn tạo điều kiện để các em hình thành các mối quan hệ, gắn bó với nhau vì quyền lợi, danh dự chung, tự hào về quê hương đất nước mình. Qua hoạt động trải nghiệm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động thực tể. Tổ chức cho học sinh tham quan triển lãm tranh " Bác Hồ với Thanh Hóa; Thanh Hóa làm theo lời Bác" Qua đó để học sinh hiểu rõ hơn về tấm gương Bác
  4. 15 Hồ, những tình cảm và lời dạy bảo ân cần của Bác Hồ trong những lần người về thăm Thanh Hóa và Cán bộ nhân dân Thanh Hóa làm theo lời Bác. Ảnh 10, 11: Học sinh tham quan FLC Tổ chức cho học sinh tham quan FLC Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Nằm tại vị trí hiếm có là nơi giao thoa giữa biển và dòng sông Mã, giáp khu du lịch biển Sầm Sơn, FLC Samson Beach & Golf Resort được xây dựng trở thành một nơi nghỉ ngơi và giải trí bậc nhất cả nước. Đại dự án cũng bao gồm khu quần thể văn hóa - du lịch FLC với nhiều hạng mục như khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp. FLC vừa được Brand Finance – công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới phối hợp với công ty tư vấn thương hiệu Mibrand công bố: Tập đoàn FLC là một trong số 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016. Từ đó cho học sinh thấy sự phát triển của Sầm Sơn trong năm qua và là minh chứng cho việc Làm theo lời Bác. Tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi tại khu vui chơi giải trí của FLC: Các em được thư giản sau những giờ học, được vui chơi cùng nhau để bạn bè gắn kết, hiểu nhau hơn Mỗi giáo viên cần nhận thức về tác dụng giáo dục của tập thể, biết dựa vào các giai đoạn hình thành và phát triển của tập thể và các nhiệm vụ giáo dục để tìm ra các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục trong tập thể đạt tới hiệu quả giáo dục theo mục tiêu của cấp học. Từ đó nếp sống đạo đức của các em sẽ có chuyển biến tốt, trước hết là tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, biết giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động. 2.3.8. Giải pháp 8: Phối kết hợp Đoàn thể, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội ở địa phương trong Giáo dục năng lực học sinh: Việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục năng lực cho học sinh Tiểu học là một công việc cần sự kiên trì, liên tục. Bởi lẽ, trong quá trình giáo dục năng lực đạo đức cho học sinh tiếp nhận những tác động từ nhiều phía: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Công tác giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi phối hợp thống nhất được tác động theo hướng tích cực. Đối với học sinh Tiểu học thì tác động giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội có vai trò quan trọng. Vì vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong lĩnh vực này có tác dụng to lớn về nhiều mặt đó là: Làm cho các tác động giáo dục đến với học sinh được thực hiện theo những yêu cầu thống nhất; Giúp cho cha mẹ học sinh và giáo viên hiểu đầy đủ hơn về đối tượng giáo dục của mình, nhờ đó đề ra được những biện pháp
  5. 16 giáo dục phù hợp; Tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục. Với ý nghĩa đó, sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội từ lâu đã được xem là nguyên lý cơ bản của giáo dục. Song làm thế nào để sự kết hợp này đáp ứng được những yêu cầu của công tác giáo dục vẫn đang là vấn đề chưa có lời giải đáp. Ở trường chúng tôi việc kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh giữa nhà trường, gia đình, xã hội đã được thực hiện theo cơ chế phân công - Hợp tác bằng việc làm cụ thể, thiết thực của cha mẹ học sinh, giáo viên và địa phương. Cấp uỷ và chính quyền địa phương sau khi kiện toàn lại các tổ chức đoàn thể đã chỉ đạo các đoàn thể phối kết hợp với nhà trường chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho các em. Phân công Hội Nông dân kết hợp với nhà trường từ việc quản lý học sinh giờ giấc học tập ở nhà đến việc nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của các em ở trường, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền đến Hội viên cũng là phụ huynh học sinh cộng đồng trách nhiệm trong công tác giáo dục học sinh Nhà trường kết hợp với Đoàn phường Quảng Thọ chỉ đạo hoạt động Đội Sao, kết hợp trong quả trình Giáo dục đạo đức, các hoạt động phong trào trong cả năm học, đặc biệt phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, Hội trại trong dịp học sinh nghỉ tết, nghỉ hè. Bằng các hoạt động phong phú, da dạng Như các trò chơi dân gian, hát dân ca, trò diễn vừa giáo dục các em bản sắc văn hóa dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, đồng thời lưu giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống. Tổ chức cho học sinh tiếp xúc, giao lưu trò chuyện với người thật việc thật. Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn tùy nội dung cần giáo dục thông qua các ngày lễ ấy nhà trường mời các vị lão thành cách mạng, các anh hùng lực lượng vũ trang, những người đạt thành tích cao trong lao động sản xuất về trường gặp gỡ, trò chuyện, giao lưu với học sinh. Ảnh 11: Học sinh nghe Cựu chiến Binh kể chuyện nhân dịp 22/12. 2.3.9. Giải pháp 9: Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh và gia đình các em: Xác định rõ nhiệm vụ của nhà trường, gia đình dựa trên cơ sở vai trò, chức năng và thế mạnh của mỗi bên. Nhà trường là cơ quan chuyên trách về giáo dục. Vì vậy, nhà trường và giáo viên có nhiệm vụ thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường, thông báo chủ trương, kế hoạch công tác
  6. 17 của nhà trường cho cha mẹ học sinh. Chủ động thu hút cha mẹ học sinh tích cực tham gia công tác giáo dục. Nhà trường phải chú ý đúng mức đến một số nội dung liên quan đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh như trao đổi về ưu, nhược điểm ở nhà trường, ở gia đình để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. Đặc biệt, nội dung bồi dưỡng kiến thức sư phạm, kiến thức gia đình cho cha mẹ học sinh đã trở thành mối quan tâm của cả hai phía Có thể nói gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người gia đình và truyền thống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Mọi người trong gia đình có quan hệ đối xử tốt, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, ông bà, cha mẹ, anh chị thật sự là tấm gương để học sinh noi theo thì bản thân học sinh đó bước đầu sẽ có nền tảng đạo đức tốt và ngược lại. Ban đại diện cha mẹ học sinh là một tổ chức đại diện cho cha mẹ các em học sinh, tổ chức này góp một phần không nhỏ trong việc giúp đỡ nhà trường làm tốt công tác dạy và học. Nhà trường tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh trong năm học (3 lần/năm vào đầu năm, cuối học kì 1, cuối học kì 2). Mục đích họp phụ huynh học sinh là để tăng cường mối liên hệ giữa gia đình học sinh và nhà trường nhằm thảo luận, lấy ý kiến, tìm ra các giải pháp phối hợp, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện đối với học sinh. Đầu mỗi năm học cần kiện toàn Chi hội trưởng cha mẹ học sinh các lớp đến Ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Tạo điều kiện cho Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ theo điều lệ của hội. Qua đại hội Cha mẹ học sinh nhà trường, đại hội đã bầu ra Ban chấp hành hội đại diện cho cha mẹ của từng lớp. Từng thành viên trong BCH đã quan tâm, sát sao, phối hợp chặt chẽ với BGH nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp để kịp thời nắm bắt tình hình học tập cũng như rèn luyện đạo đức của các em qua nhà trường và thông báo với các bậc cha mẹ học sinh. Các bác đã trực tiếp tham gia giúp đỡ với nhà trường trong các phong trào hoạt động của Đội. Chính vì vậy đã góp phần tích cực trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tại các buổi họp phụ huynh nhà trường thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nề nếp của nhà trường tới các bậc phụ huynh, thông qua đó phụ huynh sẽ về nhà đôn đốc học sinh thực hiện. Thông báo với gia đình về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt được ở từng lứa tuổi. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng em. Với những học sinh có cá tính mạnh và chưa đúng chuẩn mực, giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình nắm được đặc điểm tâm lý của từng em. Kết hợp với gia đình có các biện pháp cụ thể: có thể mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng. Nhà trường tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tình cảm của học sinh. Tạo cho các em có góc học tập: Có tủ sách, có một môi trường sống lành mạnh;Cha mẹ, anh chị em có mối quan hệ thân thiết, quan tâm đến nhau từ đó có tác dụng tới việc hình thành nhân cách cho các em. BGH chỉ đạo mỗi giáo viên sử dụng có hiệu quả Liên lạc điện tử, giáo viên thường xuyên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh vế tình hình học tập,
  7. 18 rèn luyện, ý thức từng em. Ngược lại phụ huynh cũng có thông tin phản hồi với giáo viên, qua đó người giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm dành thời gian để đi thăm gia đình một số học sinh chưa ngoan, có hoàn cảnh đặc biệt cần được giáo dục và giúp đỡ để nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh của từng em để kết hợp với phụ huynh học sinh tìm cách uốn nắn, giáo dục giúp đỡ các em ngày càng tiến bộ. Yêu cầu phụ huynh nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để các em đến trường. Đề nghị cha mẹ học sinh cần phải quan tâm đặc biệt đến việc ở nhà của học sinh, hằng ngày bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện với các em về việc học ở trường, về mối quan hệ giữa con mình với bạn bè và thầy cô giáo để kịp thời giúp con mình vượt qua những khó khăn trong học tập và sinh hoạt tập thể. Nếu nhà trường, gia đình, xã hội tác động đến học sinh theo cùng hướng trên những quan điểm, nguyên tắc đúng đắn và thống nhất thì việc hình thành chuẩn mực đạo đức cho học sinh sẽ có hiệu quả. Nếu các yếu tố đó tác động lệch hướng đến từng học sinh thì sẽ vô hiệu hóa lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức của trẻ. Để có được sự thống nhất, tạo ra sự cộng hưởng giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhà trường cần trở thành trung tâm văn hóa giáo dục, trở thành nơi chỉ đạo thống nhất tác động của các lực lượng giáo dục. 2.4. Hiệu quả chỉ đạo Giáo dục năng lực cho học sinh. Sau thời gian chỉ đạo áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục năng lực cho học sinh, kết quả đánh giá xếp loại năng lực cho học sinh Giữa học kỳ 2 như sau: - Khối 1: Tốt Đạt Cần cố gắng T Nội dung TL T SL TL% SL SL TL% % Tự chủ và tự học 121 66.9 57 31.5 3 1.7 Năng Giao tiếp và hợp tác 124 68.5 55 30.4 2 1.1 1 lực Giải quyết vấn đề và chung 125 69.1 54 29.8 2 1.1 sáng tạo Ngôn ngữ 127 70.2 52 28.7 2 1.1 Năng Tính toán 125 69.1 53 29.3 3 2 lực 2 Khoa học 126 69.6 53 29.3 2 1 đặc Thẩm mĩ 126 69.6 53 29.3 2 1 thù Thể chất 128 70.7 52 28.7 1 0.6 - Khối 2,3,4,5 T Tốt Đạt Cần cố gắng Nội dung T SL TL% SL TL% SL TL% Tự phục vụ tự quản 473 70.9 194 29.1 Năng Hợp tác 476 71.4 191 28.6 1 Lực Tự học và giải quyết 476 71.4 191 28.6 vấn đề
  8. 19 Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy kết quả đánh giữa học kỳ 2 về năng lực, mặc dù tỷ lệ so với giữa học kỳ 2 chênh lệch không nhiều giữa Tốt và đạt song là cả quá trình chỉ đạo của Cán bộ quản lý, sự phấn đấu của cô và trò, đặc biệt là những học sinh "Cá biệt " đòi hỏi sự nổ lực của bản thân học sinh đó và cả cô giáo, phụ huynh, tác động của các tổ chức Đoàn thể trong, ngoài nhà trường. 3: Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận: Việc giáo dục năng lực cho Học sinh Tiểu học là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong mực tiêu chung của bậc học. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục năng lực cho học sinh mỗi CBGV cần tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp, kết hợp nhiều yếu tố thì sẽ đạt kết quả tốt. Từ thực tiễn cho thấy việc giáo dục năng lực cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm của mỗi tổ chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, đồng thời là trách nhiệm của ngành giáo dục trong đó vai trò của các trường học rất quan trọng. Giáo dục năng lực cho học sinh bậc Tiểu học góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách học sinh. Từ việc đề xuất một số giải pháp giáo dục năng lực cho học sinh qua tìm hiểu thực tế giáo năng lực ở một số lớp, ở một số giáo viên có kinh nghiệm, tôi khái quát dưới đây một số bài học kinh nghiệm về giáo dục năng lực cho học sinh Tiểu học như sau: Phải lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn, là cố vấn tối cao của một lớp, là lực lượng giáo dục nòng cốt của nhà trường. Họ là người trực tiếp tổ chức, quản lý toàn diện các hoạt động giáo dục của một lớp. Cho nên giáo viên chủ nhiệm có tâm huyết với học sinh, theo tôi đó là yếu tố trước hết để có thể cảm hóa, giáo dục học sinh trở thành người tốt. Xây dựng đôi bạn, nhóm bạn tốt để thường xuyên kèm cặp, uốn nắn kịp thời những hành vi tái phạm của những học sinh hư. Trong biện pháp này, giáo viên chủ nhiệm phải xử lí khéo léo các thông tin mà học sinh trong nhóm phản ánh cho mình, đồng thời giáo dục các em đó có lòng thương yêu, đặt niềm tin vào sự tiến bộ của bạn. Khéo léo sử dụng dư luận tích cực của tập thể để điều chỉnh hành vi sai trái của những học sinh hư. Dư luận tập thể có tác dụng điều chỉnh hành vi của từng thành viên theo yêu cầu của tập thể. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời phát hiện dư luận và có biện pháp xử lí thích hợp, giúp học sinh có biểu hiện sai trái tiếp nhận ý kiến của tập thể, tránh sự áp đặt gây nên mặc cảm, tự ti hoặc chống đối ở các em. Thuyết phục là phương pháp giáo dục nhằm tác động vào ý thức, tình cảm, niềm tin, ý chí của học sinh. Đây là phương pháp có vai trò mở đường cho mọi quá trình giáo dục bất kỳ một năng lực nào. Đối với việc giáo dục học sinh hư, khi thực hiện phương pháp này cần hết sức tránh nóng vội và cần nắm bắt cụ thể đặc điểm tâm lí, tính cách cũng như hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè của đối tượng này để có biện pháp giáo dục. Phát hiện, động viên kịp thời những tiến bộ dù nhỏ để xây dựng niềm tin ở học sinh. Vì vậy, việc khích lệ những cố gắng, tiến bộ của các em sẽ có tác dụng
  9. 20 như một động lực, một sinh khí mới cho các em phấn đấu. Giáo dục năng lực cần gắn liền với giáo dục lòng say mê học tập. Phần đông học sinh học kém, hư đều lười biếng học tập, việc thu hút các em vào hoạt động học tập sẽ dần dần tách các em khỏi những quan hệ xấu và bản thân nội dung các môn học cũng góp phần nâng cao nhận thức giúp các em tự điều chỉnh mình. 3.2. Kiến nghị: 3.2.1. Đối với UBND thành phố: Đề nghị các cấp lãnh đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học cho các nhà trường. Tăng cường đầu tư ngân sách tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức các buổi đi thực tế mở rộng hiểu biết về truyền thống địa phương, lịch sử văn hoá, giáo dục tình yêu quê hương đất nước. 3.2.2. Đối với Cán bộ quản lý. Làm thay đổi quan điểm nhận thức của CBGV. Qua đó CBGV của trường tự thấy trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công tác rèn luyện năng lực cho học sinh. Tăng cường kỹ năng quản lý, đổi mới tổ chức và quản lý công tác rèn luyện năng lực cho HS. 3.2.3. Đối với Giáo viên: Giúp học sinh Xác định được mục đích học tập, chuyên cần, ham học, trung thực trong học tập và đạt kết quả tốt, luôn khiêm tốn và giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ; mạnh dạn đấu tranh thói lười biếng, ỷ lại, thiếu trung thực trong học tập. Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi lao động, hoạt động tập thể. Có ý thức thực hành tiết kiệm, quý trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường, của lớp, sẵn sàng tham gia các hoạt động do nhà trường, địa phương tổ chức. Tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi thể dục chính khóa và ngoại khóa; luôn giữ vệ sinh cá nhân, giữ sạch đẹp trường lớp. Thực hiện nếp sống lành mạnh, có văn hóa, có kỷ luật. Sống trung thực, đúng mực trong các mối quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, gia đình và những người xung quanh. Có ý thức thực hiện tốt quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến bản thân. Có thái độ rõ ràng ủng hộ cái đúng, cái tốt; không đồng tình với những biểu hiện sai trái trong và ngoài nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2021 CỦA NHÀ TRƯỜNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Lê Thị Hồng
  10. 21 MỤC LỤC Mục Nội dung đề mục Trang 1 Mở bài 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Các phương pháp nghiên cứu 2 2 Nội dung 2 2.1 Cơ sở lý luận. 2 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 5 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 7 2.3.1 Biện pháp 1 7 2.3.2 Biện pháp 2 8 2.3.3 Biện pháp 3 10 2.3.4 Biện pháp 4 11 2.3.5 Biện pháp 5 12 2.3.6 Biện pháp 6 14 2.3.7 Biện pháp 7 14 2.3.8 Biện pháp 8 15 2.3.9 Biện pháp 9 16 2.4 Hiệu quả đạt được 18 3 Kết luận, kiến nghị 19 3.1 Kết luận 19 3.2 Kiến nghị 20
  11. 22 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP SẦM SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG THỌ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG THỌ THÀNH PHỐ SẦM SƠN Người thực hiện: Lê Thị Hồng Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Thọ SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý
  12. 23 SẦM SƠN, NĂM 2021