SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác bán trú trong trường Mầm non

pdf 13 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5034
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác bán trú trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_cong.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác bán trú trong trường Mầm non

  1. Cụ thể như: Phân công một giáo cô trẻ đứng cùng một lớp với cô giáo dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm để kèm cặp, lựa chọn các cô có trình độ trên chuẩn dạy lớp MG 5 tuổi, chọn các cô có tính cách dịu dàng điềm đạm có nhiều kinh nghiệm để dạy lớp Nhà trẻ Phân công cụm trưởng ở từng khu vực kết hợp với hiệu phó cùng cô bếp trưởng để kiểm tra giao nhận thực phẩm đúng quy trình. * Biện pháp 2: Tích cực tham mưu tăng trưởng cơ sở vật chất. Tham mưu với nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng bán trú. Đầu năm, tôi tiến hành kiểm tra xem xét lại đồ dùng bán trú, dựa vào số lượng trẻ bán trú và tình hình thực tế của đơn vị và tích cực trao đổi, đề xuất với hiệu trưởng trang bị đầy đủ thiết bị đồ dùng, phục vụ bán trú cho trẻ, đồ dùng trang bị theo hướng hiện đại an toàn, có khả năng sử dụng lâu bền, chỉ đạo tổ mua sắm bổ sung thêm các đồ dùng phục vụ cho bán trú như: Soong, nồi cơm điện, bếp ga, rổ rá, dao thớt, xốp, chiếu và huy động phụ huynh mua sắm một số đồ dùng bán trú của con mình đầy đủ như bát, thìa, chăn, gối đủ cho số lượng trẻ ăn bán trú, tuyệt đối không mua đồ dùng nhựa tái sinh. Đề xuất với nhà trường đặt mua các bảng biểu theo quy định như: ( Bảng định lượng thức ăn, bảng công khai tài chính, bảng phân công phần hành cô dinh dưỡng, bảng thực đơn hàng ngày ). Đề xuất bổ sung làm mới một số công trình như: - Mua sắm thêm nhiều trang thiết bị hiện đại cho các bếp bán trú như tủ lạnh, nồi điện cỡ lớn, máy lọc nước, máy xay thịt, mua thêm nồi điện nhỏ . Chỉ đạo lao động vệ sinh khai thông các cống thoát nước, không để ứ đọng, ô nhiễm môi trường, các ổ cắm phích điện bị hư hỏng được tu sửa đảm bảo an toàn, dễ sử dụng. * Biện pháp 3: Chỉ đạo tốt hợp đồng mua, bán thực phẩm sạch + Lựa chän cơ sở và tổ chức để hợp đồng mua thực phẩm sạch: Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi đã tham mưu với nhà trường đi tìm hiểu xem xét kỹ những cơ sở có uy tín trên địa bàn. Đến tận nơi để xem xét về nhà cửa, nơi diết mổ gia súc, gia cầm, nơi cất đựng thực phẩm, ý thức bảo quản thực phẩm của người bán, thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, chất lượng để hợp đồng mua thực phẩm. Ưu tiên những phụ huynh có đủ điều kiện trên tham gia hợp đồng bán thực phẩm cho nhà trường để thuận lợi và có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo an toàn thực phấm. Kết quả đã chọn được một số cơ sở có uy tín và đáng tin tưởng để hợp đồng như: Anh Đ chủ cơ sở thịt lợn, bò. Chị L quầy hàng rau, củ, quả. Cửa hàng anh T, chị P chủ đại lý gạo, chị H chủ đại lý trứng .tất cả đều là phụ huynh của nhà trường, sau khi đã lựa chọn được các cơ sở đảm bảo yêu cầu, chủ động mời các cơ sở đó và nhân viên 4
  2. dinh dưỡng cùng Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chức ký hợp đồng, trong hợp đồng nêu rõ yêu cầu về chất lượng, số lượng, vệ sinh thực phẩm, giá cả, thời gian giao nhận và điều khoản thi hành cụ thể như: + Chất lượng thực phẩm: Hợp đồng mua thịt, trứng: Lợn bò giết mổ để bán cho nhà trường phải khỏe mạnh, không mắc bệnh. Sau khi giết mổ xong bảo quản thịt sạch sẽ, an toàn vệ sinh không cho ruồi, nhặng và các vi khuẩn bám vào, không được giết lợn, bò bị ốm đem bán cho nhà trường. Vịt, gà nuôi đẻ trứng bán cho nhà trường phải khỏe mạnh, không ăn các chất kích thích. Trứng phải tươi (mới đẻ); Không đem trứng để lâu ngày, trứng vỡ bán cho nhà trường, nếu có dịch phải báo ngay để ngừng cung cấp. Hợp đồng mua gạo, rau, củ: Gạo đem bán cho nhà trường phải thơm ngon, không ẩm mốc, không để chuột, dán và các loại côn trùng khác bám vào. Cơ sở trồng rau phải thực hiện tưới phân, phun thuốc trừ sâu theo quy định của cơ quan bảo vệ thực vật, không được tưới phân tươi, phân thuốc kích thích. Rau củ đem bán cho nhà trường phải nguyên vẹn, tươi màu, không được đem ra khi bị dập nát, úa màu bán cho nhà trường + Số lượng: Đáp ứng theo nhu cầu của nhà trường, giá cả: Phù hợp với thị trường; thời gian giao nhận thực phẩm: Vào các buổi sáng sớm trước 7 giờ hàng ngày. Ngoài ra còn một số điều khoản thi hành chặt chẽ, được ghi rõ trong hợp đồng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã. * Biện pháp 4: Thiết lập hồ sơ quản lý chế độ ăn của trẻ: Ngoài việc kiểm tra, giám sát thực tế, thực hiện của các cô nuôi, để quản lý chặt chẽ tôi còn cụ thể các loại hồ sơ bán trú cho giáo viên cô nuôi và có hồ sơ của bản thân như sau: + Đối với giáo viên các lớp bán trú: Ngoài các loại hồ sơ theo quy định, mỗi lớp có sổ theo dõi trẻ ăn hàng ngày, sổ nhật ký ghi tình hình sức khỏe và tình trạng ăn, ngủ của trẻ trong ngày, khi đón trẻ giáo viên theo dõi trẻ chấm ăn đầy đủ, chính xác. Sau khi báo ăn ký ngay vào sổ báo ăn tại nhà bếp và chịu trách nhiệm về số lượng báo ăn trong ngày của trẻ đó tại lớp đó. + Đối với cô nuôi có đầy đủ các loại hồ sơ sau: Sổ báo ăn; Sổ kiểm thực ba bước, phiếu kê mua hàng + Đối với nhân viên kế toán: Sổ quỹ tiền mặt (Dành cho việc thu chi tiền ăn). Phiếu thu, phiếu chi tiền ăn của trẻ hàng ngày. 5
  3. + Đối với quản lý thì tôi có: Sổ tính khẩu phần ăn của trẻ; Sổ theo dõi kiểm tra bán trú; Sổ kiểm tra cập nhật số lượng trẻ ăn trong ngày; Hồ sơ quản lý chế độ ăn của trẻ được thiết lập từ giáo viên các nhóm, lớp đến cô nuôi, nhân viên kế toán và hiệu phó sẽ giúp cho Ban giám hiệu, phụ huynh và các cấp quản lý giáo dục có cơ sở kiểm tra chế độ ăn hàng ngày của trẻ một cách chính xác, chặt chẽ, khách quan. Ngoài ra nếu vi phạm thì cũng dễ dàng quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân. Mặt khác, hàng ngày cô nuôi viết các loại thực thẩm đã mua vào phiếu kê mua hàng, đồng chí kế toán có chứng từ chi tiền ăn, đồng thời giúp cho tôi dễ dàng kiểm soát được việc mua ăn cho trẻ trong ngày, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra. * Biện pháp 5: Thực hiện công tác kiểm tra chế độ ăn của trẻ: + Kiểm tra việc báo ăn của giáo viên các lớp: Muốn đảm bảo thực sự chính xác về số lượng trẻ ăn bán trú tránh những thất thoát không đáng có thì đòi hỏi phải kiểm tra xác suất lại, bất kỳ thời điểm nào cũng có thể kiểm tra được số lượng báo ăn của các lớp, việc kiểm tra này tôi làm thường xuyên và điều đặn tất cả các ngày trong tuần vừa để có số liệu cập nhật trong sổ theo dõi vừa để ngăn chặn các hiện tượng báo ăn không chính xác của giáo viên, tôi tận dụng thời gian nhanh gọn, sử dụng nhiều hình thức kiểm tra nhằm đảm bảo tính chính xác. Ví dụ: Sau khi đón trẻ tôi hỏi giáo viên chủ nhiệm số lượng trẻ ăn trong ngày là bao nhiêu rồi trực tiếp đếm số lượng thực tế trẻ trong khi giáo viên tổ chức cho trẻ ăn hoặc có thể vừa hỏi vừa kiểm tra lại số lượng trẻ ăn ngay sau khi đang tổ chức hoạt động cho trẻ và cập nhật số lượng vào sổ, kiểm tra số lượng trẻ có mặt rồi đối chiếu số lượng báo ăn tại nhà bếp hoặc về nhà bếp ghi số lượng trẻ đã báo ăn rồi đến các lớp kiểm tra số lượng trẻ hiện có mặt, đối chiếu số lượng báo ăn của giáo viên và số lượng trẻ tại các lớp nếu không trùng nhau thì giáo viên báo ăn phải trình bày lý do: Có một số trường hợp trẻ nghỉ học không báo ăn do trong gia đình có tiệc cưới, cúng giỗ tôi tìm hiểu kỹ nguyên nhân rồi kết luận chính xác. + Kiểm tra đối với cô nuôi nhà bếp: Có nhiều hình thức kiểm tra nhưng chủ yếu là kiểm tra không báo trước. Mỗi tuần kiểm tra ít nhất 2 lần, kiểm tra mua thực phẩm của cô nuôi (kiểm tra về số lượng, giá cả, chất lượng thực phẩm ). + Kiểm tra số lượng: Tôi căn cứ vào sổ giao nhận thực phẩm hàng ngày của cô nuôi và người hợp đồng bán thực phẩm, căn cứ vào hóa đơn chứng từ mua thực phẩm, căn cứ vào thực phẩm hiện có để kiểm tra. 6
  4. Ví dụ: Tôi hỏi cô nuôi số lượng trẻ ăn trong ngày là bao nhiêu? Thực đơn gồm những món ăn gì? Sau khi cô nuôi nói rõ số lượng trẻ ăn, thực đơn, tôi tiến hành kiểm tra thực phẩm mua xem đã đúng như thực đơn hay chưa? Nếu mua thực phẩm thay thế thì có đảm bảo số lượng, chất lượng tương đương với thực phẩm ở thực đơn hay không? Kiểm tra số lượng thực phẩm từng bữa, chẳng hạn như bữa chính có món mặn thì súp cà rốt khoai tây; Tôi kiểm tra sổ giao nhận thực phẩm, hóa đơn và tiến hành cân lại xem số lượng thịt lợn, khoai tây, cà rốt là bao nhiêu? Xem cô nuôi thực hiện mua bán và báo cáo có chính xác hay không? Từ đó để có cách xử lý phù hợp, thực hiện cân đong theo quy định, thực phẩm mua phải đủ cân, đủ lượng, đảm bảo chính xác, trung thực. + Kiểm tra về chất lượng: Kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi đưa vào sử dụng, chẳng hạn đối với thực phẩm đã được hợp đồng thì tôi kiểm tra thực tế, thực phẩm đã nhận, đối với hồ sơ sổ sách; đối với thực phẩm mua nới khác thì tôi chú ý thêm nhãn mác, bao bì, hạn sử dụng, thực phẩm phải đảm bảo thực phẩm tươi ngon, tôi thường xuyên theo dõi kiểm tra phát hiện thực phẩm nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh thì trả lại ngay cho người bán, tuyệt đối không nhận và chế biến cho trẻ đồng thời nhắc nhở chấn chỉnh cho cô nuôi trong việc mua bán thực phẩm. + Kiểm tra về giá cả thực phẩm: Ngay từ đầu năm tôi đã kết hợp với ban thanh tra nhân dân của nhà trường đi khảo sát, công việc đó lặp lại ít nhất 2 tháng 1 lần, mỗi lần đi khảo sát giá đều phù hợp với thời điểm, chẳng hạn như đầu năm nhằm giúp cho nhà trường cũng như nhà bếp biết giá cả cụ thể, để từ đó có kế hoạch trong việc họp phụ huynh bàn về thu tiền ăn, xây dựng thực đơn khẩu phần và hợp đồng mua bán thực phẩm, khi giá cả tăng hoặc giảm cũng tiến hành đi khảo sát giá để có cách điều chỉnh cho phù hợp, nắm tình hình giá cả thị trường trong từng thời điểm cụ thể cân đối với giá cả trong sổ giao nhận thực phẩm, không để người bán lợi dụng nâng giá thực phẩm, đối chiếu với sổ giao nhận thực phẩm hoặc sổ chợ và hóa đơn chứng từ, cùng với hiểu biết về giá cả để có kết luận chính xác và điều kiện cụ thể cho cô nuôi, sau khi hỏi cô nuôi về giá cả thực phẩm tôi kiểm tra sổ, hoặc các hóa đơn mua hàng, nếu sổ giao nhận thực phẩm, cộng số tiền ăn trong ngày xem thừa hay thiếu, nếu phát hiện có những sai sót tôi nhắc nhở ngay để cô nuôi rút kinh nghiệm tuyệt đối không để tái phạm. + Kiểm tra quy trình chế biến, chia thức ăn cho cháu của cô nuôi: Việc chế biến thực phẩm của trẻ phải thực hiện theo 10 nguyên tắc vàng và chế biến dinh dưỡng cho trẻ. Mỗi tuần tôi tiến hành kiểm tra ít nhất 2 lần. Qua 7
  5. kiểm tra giúp cho cô nuôi thận trọng hơn, chú ý vệ sinh sạch sẽ hơn, chia ăn bảo đảm chính xác, gọn gàng hơn. Kiểm tra quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm của cô nuôi theo quy trình bếp một chiều, phù hợp với đặc điểm trẻ mầm non, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ: Khi cô nuôi sơ chế thực phẩm: Kiểm tra xem sơ chế đã đúng quy trình hay chưa? có đảm bảo vệ sinh hay không? Thực phẩm phải sơ chế sạch sẽ, có dao thớt đồ dùng đựng thực phẩm sống, chín, cách làm thịt, cá thái băm thịt, cá, tôm, cua, rau, củ đã đạt yêu cầu chưa? Nếu quá to còn xương thì tôi nhắc nhở hoặc làm mẫu vài lần để cô nuôi biết và làm tốt những lần sau, nếu phát hiện khu sơ chế, chế biến ướt, bẩn, lộn xộn, có ruồi nhặng thì tôi lập tức nhắc nhở, kiểm điểm một cách nghiêm túc. + Kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên việc lưu mẫu thức ăn của trẻ: Thức ăn được lưu trước khi cho trẻ ăn, hộp lưu mẫu thức ăn, lọ đựng gia vị, thực phẩm phải có nhãn tên. Hàng ngày phải lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định 24h. Mẫu thức ăn phải được lấy khi vừa nấu xong chuẩn bị chia ăn cho trẻ. Qua kiểm tra tôi góp ý bổ sung, nhắc nhở để cô nuôi thực hiện thường xuyên, không để những việc đáng tiếc xảy ra. + Kiểm tra việc tổ chức cho trẻ ăn tại các lớp: Tổ chức bữa ăn cho trẻ là khâu rất quan trọng vì vậy đến bữa ăn của trẻ tôi tiến hành đi kiểm tra tất cả các lớp, xem trẻ ăn như thế nào? Cô giáo tổ chức cho trẻ ăn ra sao? Ví dụ: Kiểm tra xem giáo viên có thực hiện đeo khẩu trang mang tạp dề không? Đầu tóc gọn gàng chưa? Đồ dùng, dụng cụ phục vụ ăn uống cho trẻ đã được chuẩn bị như thế nào? Trước khi cho trẻ ăn cô giáo cần cho trẻ biết tên các món ăn, các chất dinh dưỡng cơ bản của thức ăn để giúp cho trẻ có thêm kiến thức dinh dưỡng và càng tăng thêm hứng thú thích được ăn của trẻ. Kiểm tra hành vi thái độ và kỹ năng tổ chức bữa ăn cho trẻ. Giáo viên phải tổ chức bữa ăn cho trẻ ăn ngon miệng, tạo tâm lý vui tươi giúp trẻ ăn hết khẩu phần, động viên những cháu ăn chậm, ăn yếu, nhắc nhở trẻ ăn uống không gọn gàng, nhiều lúc cô giáo phải tự tay bón ăn cho các cháu, tuyệt đối không được quát mắng trẻ, qua kiểm tra tôi vừa nhắc nhở, vừa giúp cho giáo viên nắm được những thao tác kỹ năng khi tổ chức bữa ăn cho trẻ. Mỗi lần kiểm tra là nhằm để chấn chỉnh những sai phạm của giáo viên, đồng thời giúp giáo viên hình thành và rèn luyện một số hành vi văn minh trong ăn uống cho trẻ như: biết mời cô, mời bạn, biết khi ăn cần nhai kỹ, không nói chuyện, cười đùa và làm một số công việc tự phục vụ như: Bê cơm, lấy thìa, nhắc bàn ghế, sắp xếp đồ dùng vào nơi quy định 8
  6. + Kiểm tra hồ sơ: Hàng tháng tôi có kế hoạch kiểm tra hồ sơ cô nuôi, hồ sơ khẩu phần, hồ sơ các lớp bán trú, ít nhất1 lần, hồ sơ cô nuôi phải ghi chép đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, tron đó tôi chú trọng về thời gian, số lượng, đơn giá, thành tiền và chữ ký của người giao, người nhận thực phẩm, hồ sơ giáo viên phụ trách lớp bán trú phải ghi chép đầy đủ chính xác từng ngày một, hồ sơ đảm bảo sạch sẽ, không tẩy xóa. Qua kiểm tra tôi chỉ cho các cô thấy được những thiếu sót, hạn chế trong hồ sơ để các cô khắc phục. Trong năm trường tôi đã thực hiện phần mềm dinh dưỡng, tôi đã trực tiếp học hỏi trường bạn, nghiên cứu kỹ tài liệu về sửa đổi theo thông tư 28 để lên thực đơn để đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu hiện nay nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. * Biện pháp 6: Cùng với nhà trường xây dựng quy chế hoạt động. Suất ăn của trẻ đã 15.000đ/cháu/ ngày vì thế toàn trường mỗi ngày tiền ăn của trẻ cũng trên 7.000.000 triệu đồng nếu quản lý không chặt chẽ thì hậu quả thật khôn lường. Vì vậy, phải có biện pháp quản lý khoa học, cùng với nhà trường xây dựng quy chế làm việc rõ ràng, quy định trách nhiệm, phân công phần hành cho giáo viên, cô nuôi cụ thể, nếu có hành vi xâm phạm đến chế độ ăn của trẻ thì phải có biện pháp xử lý nghiêm minh có như vậy mới ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và tổ chức bán trú nói riêng, đồng thời giữ gìn sự đoàn kết trong đội ngũ và nâng cao uy tín của nhà trường cũng như cán bộ giáo viên. Đối với trưởng bếp của nhà trường: Hàng ngày phải mua thực phẩm đúng số tiền trẻ ăn trong ngày, giá cả hợp với thị trường, định lượng chính xác, thay đổi thức ăn cho trẻ, một món ăn không lặp lại 2 lần trong tuần, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cuối ngày xuất trình đầy đủ các loại hồ sơ liên quan như: Sổ giao nhận thực thực phẩm, sổ báo ăn, sổ chợ và phiếu kê mua hàng. Đồng chí kế toán kiểm tra đầy đủ các thông tin trong hồ sơ của giáo viên rồi chi tiền ăn theo quy định. Đối với giáo viên trên các nhóm lớp: Yêu cầu giáo viên thực hiện báo ăn đúng giờ, đầy đủ số lượng, nếu có lý do mà trẻ không ăn trưa tại trường thì phải thông báo cho nhà bếp biết. Trường hợp trẻ đi học muộn giáo viên phải báo ăn bổ sung kịp thời. Phải thực sự chăm lo, yêu thương, tôn trọng trẻ. Cùng với hiệu trưởng xây dựng quy chế thi đua: Nếu giáo viên, cô nuôi vi phạm nội quy, quy chế và những quy định trong công tác bán trú như: báo ăn 9
  7. không chính xác hoặc nhà bếp mua thực phẩm không đúng định lượng, số lượng thì trong năm giáo viên, cô nuôi không được công nhận danh hiệu lao động tiên tiến. Bám sát chuẩn nghề nghiệp và điều lệ trường mầm non, tùy theo từng mức độ vi phạm của cô nuôi, giáo viên để có các biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài các biện pháp trên tôi tìm tòi tham khảo, học hỏi các trường bạn, thiết lập thực đơn mẫu từng tuần, tháng phù hợp với khẩu vị của trẻ, phù hợp với thời tiết, mùa. Kiểm tra nhắc nhở một cách thường xuyên về vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà bếp, lớp học, vệ sinh cô nuôi, giáo viên lớp bán trú, cô nuôi được khám bệnh định kỳ 6 tháng 1 lần, phối hợp với sự giúp đỡ của ban đại diện cha mẹ trẻ, các ban ngành đoàn thể trong việc động viên gia đình cho trẻ ăn bán trú, góp hạt và cây giống, trồng rau xanh cho trẻ: Rau khoai, rau muống, cải, hành ngò, cà chua, mướp, mồng tơi để xây dựng mô hình “ vười rau của bé” nhằm cải thiện bữa ăn của trẻ và tạo điều kiện để trẻ được học tập, được quan sát và biết lao động chăm sóc, có ý thức bảo vệ. Để đội ngũ cô nuôi yên tâm công tác tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nhà trường tranh thủ sự hỗ trợ của phụ huynh để tăng lương cho các cô nuôi và trong năm học đã tăng so với năm học trước, chính vì vậy cô nuôi phấn khởi hơn yên tâm công tận tuỵ với công việc của mình góp phần đưa chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc của nhà trường ngày càng đi lên. Bản thân luôn gần gũi động viên, khuyến khích chị em, góp ý thẳng thắn, chân thành, khen thưởng kịp thời, nhân điển hình xuất sắc trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ, giúp chị em yên tâm công tác, phấn khởi, say mê với công việc, quên hết mọi khó khăn thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Từ công tác quản lý chỉ đạo công tác bán trú trong năm có nhiều đổi mới đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá nên công tác bán trú trong năm đã có nhiều khởi sắc so với những năm trước, qua kiểm tra, theo dõi không có giáo viên nào vi phạm về báo ăn. Cô nuôi mua thực phẩm đảm bảo, hồ sơ sổ sách đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, hạn chế được tẩy xóa, sửa chữa, khẩu phần thực đơn cân đối phù hợp, việc chế biến thức ăn đã ngày càng tiến bộ, đảm bảo đủ chất, đủ lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đạt bình quân 50% trở lên. 100% trẻ ở lại trường ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn ngủ điều độ đúng giờ, tăng cân rõ rệt, hoạt bát, thông minh, có thói quen nề nếp tốt, có hành vi văn minh, phát triển cả thể chất, tinh thần, trí tuệ. 10
  8. Thực hiện cân đo cuối năm toàn trường có: TT Độ Tổng Cân nặng bình SDD thể nhẹ Chiều cao SDD thể thấp tuổi số thường cân bình thường còi SL % SL % SL % SL % 1 NT 87 85 96,6 2 3,4 84 95,4 3 4,6 2 MG 411 398 96,84 13 3,16 395 96,1 16 3,9 So với đầu năm: Nhà trẻ: Tỷ lệ SDD giảm 2,8%; Mẫu giáo:Tỷ lệ SDD giảm 2,4% So với năm học trước tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm: 0,2% Điều đáng mừng là trong năm không có ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh xảy ra, phụ huynh yên tâm, phấn khởi hơn khi đưa con đến trường và tin tưởng vào cán bộ, giáo viên, nhân viên, họ khẳng định trường Mầm non chúng tôi thực sự là địa chỉ tin cậy để gửi con vào học và ở lại bán trú, phụ huynh nhất trí thực hiện nâng mức ăn từ 13.000 ®ång lªn 15.000 ®ång. Giáo viên có ý thức tốt, trung thực, thật thà, mọi hoạt động trong nhà trường đều được xiết chặt, có kỷ cương, nề nếp. Chỉ đạo quản lý công tác bán trú, giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, nâng cao vị thế của nhà trường gây được lòng tin trong phụ huynh, nhân dân và lãnh đạo các cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ đồng thời giúp cho phụ huynh yên tâm hơn khi gửi con cả ngày tại trường Mầm non. Người cán bộ quản lý phải linh hoạt, sáng tạo, tích cực học hỏi kinh nghiệm và biết vận dụng kiến thức vào thực tế tại đơn vị, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đồng thời biết khơi dậy tiềm năng, lòng nhiệt tình, tâm huyết, đức tình thật thà, trung thực của đội ngũ. 3. Phần kết luận 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Qua thực tế quản lý chỉ đạo công tác bán trú bản thân tôi thấm nhuần sâu sắc công tác quản lý chỉ đạo đó là: Phải quán triệt đầy đủ về yêu cầu nhiệm vụ cho toàn thể giáo viên, thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động của nhà trường gạt bỏ tư tưởng chạy đua với thành tích, gian lận, dối trá, lợi dụng. Đồng thời khơi dậy đức tính trung thực, thật thà, chịu thương, chịu khó trong mỗi giáo viên. Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho bán trú đảm bảo theo yêu cầu. Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu mua thực phẩm tại thị trường hoặc tại các cơ sở hợp đồng đến khâu sơ chế biến, bảo quản và tổ chức cho trẻ ăn. 11
  9. Thiết lập bộ hồ sơ quản lý chế độ ăn cho trẻ chặt chẽ, có sự thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học trong đó chú trọng kiểm tra chế độ dinh dưỡng của trẻ.Trong khi kiểm tra đòi hỏi người cán bộ phải tinh thông về nghiệp vụ, nhanh nhạy nắm bắt tình hình thực tế, linh hoạt xử lý mọi tình huống, có kết luận chính xác. Đội ngũ đoàn kết, nhất trí, xây dựng được quy chế rõ ràng cụ thể. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Để công tác bán trú của nhà trường ngày càng đi vào quỹ đạo và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ngày càng tốt hơn đáp ứng với mục tiêu giáo dục tôi xin đưa ra một số đề xuất sau: Đối với cán bộ quản lý giáo viên nhân viên trong đơn vị: Phải thực sự đầu tàu gương mẫu trung thực tận tụy với công việc. Người quản lý phụ trách công tác bán trú phải thực sự trăn trở lo lắng cho công việc, quản lý một cách chặt chẽ công tác bán trú, coi trọng công tác kiểm tra đánh giá, động viên khen thưởng và xử lý đúng người đúng việc một cách kịp thời Đối với chính quyền địa phương: Tập trung đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị ngày càng đáp ứng với yêu cầu của công tác bán trú. Đối với phòng giáo dục đào tạo: Đề nghị có kế hoạch tập huấn phần mềm dinh dưỡng để giảm tải các loại sổ sách cho cô nuôi. Nhờ những giải pháp thực hiện trong quá trình quản lý chỉ đạo công tác bán trú chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ngày càng được nâng lên, tạo lòng tin trong phụ huynh và trong nhân dân, tạo nên nền nếp thói quen phong cách làm việc tận tụy trung thực yêu nghề của đội ngũ giáo viên, cô nuôi, góp phần rất lớn trong việc đưa nhà trường ngày càng phát triển đi lên. Những biện pháp, giải pháp mà tôi đã thực hiện trong đề tài này hy vọng sẽ được tiếp tục áp dụng có hiệu quả trong việc tổ chức, quản lý công tác bán trú cho trẻ tại trường chúng tôi những năm tiếp theo. Tuy nhiên, sáng kiến này cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong hội đồng thi đua khen thưởng của ngành và đồng nghiệp vui lòng góp ý, bổ sung để sáng kiến hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 12