SKKN Một số biện pháp của hiệu trưởng Về chỉ đạo "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong trường Mầm non

pdf 17 trang binhlieuqn2 07/03/2022 9743
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp của hiệu trưởng Về chỉ đạo "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_cua_hieu_truong_ve_chi_dao_xay_dung_tr.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp của hiệu trưởng Về chỉ đạo "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong trường Mầm non

  1. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - NguyÔn ThÞ H¶i YÕn Giáo viên phải nhẹ nhàng tạo cho trẻ sự tự tin, không quát nạt, không phê bình, cho trẻ được làm theo cách thử sai với trẻ mầm non tạo hứng thú ban đầu không những chỉ mềm dẻo mà phải nắm được đặc điểm của trẻ độ tuổi để trò chuyện trao đổi một cách tự nhiên, ngồi hoặc đứng thoải mái không gò bó áp đặt trẻ, cách tạo tâm thế đó đã làm cho trẻ tự tin thoải mái trong quá trình tham gia vào hoạt động. Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp chuyển tải truyền thụ kiến thức. Giáo viên mầm non nói chung trong quá trình lên lớp còn hạn chế vận dụng sáng tạo của trẻ chỉ đặt các câu hỏi đơn điệu như là "Đây là cái gì ?", "Quả chuối màu gì? " . chứ rất ít giáo viên đặt các loại câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ, câu hỏi mở rộng vì vậy tôi đã bồi dưỡng cho giáo viên từng lĩnh vực phát triển nên hỏi như thế nào ? Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết về một số đồ dùng trong gia đình, trước hết Cô cho trẻ được nhìn, sờ các đồ dùng đó và cho trẻ được nhận xét về đồ dùng đó, Cô đặt câu hỏi gợi ý cho các bạn khác bổ sung. Như: Bạn nói đây là bộ cốc chén đúng chưa các con? Bộ cốc chén dùng để uống nước? Bạn nào có bổ sung gì cho bạn? Các con giúp Cô nhận xét thêm về bộ cốc chén nào ? Từ những câu hỏi đơn giản nhưng tạo cho trẻ hứng thú hoạt động tích cực và hiệu quả đạt rất cao trong phương pháp dạy học tích cực. Bồi dưỡng cho giáo viên xây dựng tiết dạy và hoạt động vừa học vừa chơi hoạt động theo cá nhân, nhóm nhỏ. Là người quản lý chúng ta không nên quan niệm rằng phải hoạt động chung cả lớp mới gọi là tiết học. Với tôi nắm được kiến thức kỹ năng đặt ra trong tiết học là mục tiêu chủ yếu và một tiết học nên cho trẻ được hoạt động nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân thì mới đạt được mục tiêu đặt ra. Vì vậy chúng tôi hướng cho giáo viên xây dựng các tiết dạy với trẻ mầm non phải chú trọng đưa trò chơi vào là chủ yếu, bỏ dần cách ngồi trò chuyện truyền thụ kiến thức thụ động. Ví dụ: Khi xây dựng một tiết dạy LQCC có ứng dụng công nghệ thông tin thì tôi chỉ hướng cho giáo viên trẻ cũng được ghép chữ, gạch nối theo nhóm như trên máy, bởi vì trò chơi trên máy chỉ được 1 - 2 trẻ hoạt động còn các bạn khác chỉ ngồi nhìn vì vậy các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin tôi khuyến khích 8 HiÖu Tr­ëng tr­êng mÇm non DiÔn Hång, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An
  2. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - NguyÔn ThÞ H¶i YÕn giáo viên nhưng phải tạo ra các trò chơi từ ứng dụng đó để mọi trẻ cùng được hoạt động. Với những tiết dạy và hoạt động xây dựng nhiều trò chơi xen kẽ thì trẻ rất hứng thú học, không bị nhàm chán và đạt hiệu quả cao. Muốn giáo viên thực hiện tốt các hoạt động với trẻ chúng tôi đã đầu tư tài liệu về các trò chơi, câu đố cho trẻ mầm non, hướng dẫn làm trò chơi tự tạo bằng vật liệu mở, nối mạng Internet để giáo viên tham khảo thêm các trò chơi, giáo án, trò chơi cho giáo viên trao đổi với nhau về các thủ thuật lên lớp, cách làm trò chơi Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm, nhà trường vì vậy 2 năm học này phương pháp đổi mới của giáo viên được nâng lên rõ rệt, trẻ học tích cực và tự tin trong các hoạt động. Bồi dưỡng cho giáo viên về tổ chức các trò chơi dân gian, và hát các bài hát dân ca. Duyệt các kế họach của giáo viên hàng tháng hướng cho giáo viên đưa các bài ca dao, đồng dao, các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca các vùng miền và trong các chủ điểm một cách phù hợp để dạy trẻ. Từ những biện pháp trên mà giáo viên đã đổi mới đựơc rất nhiều về phương pháp dạy học tích cực, trẻ hoạt động tích cực tự tin, các trò chơi dan gian, hát dân ca, ca dao đồng dao trẻ thuộc nhiểu và tham gia hứng thú vào các hoạt động thể hiện ở kết quả đánh giá trẻ cuối năm học đạt 95% trẻ đạt yêu cầu trở lên. d. Tổ chức các hoạt động lễ hội, các hội thi trong nhà trường nhằm tạo không khí vui tươi thoải mái và cung cấp kiến thức kỹ năng cho trẻ qua hoạt động lễ hội. Các hoạt động tập thể tổ chức các hội thi, các ngày lề lớn đã góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh, các tầng lớp xã hội về vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ qua đó tạo được sự ủng hộ của cộng đồng xã hội chung tay góp sức để tạo nên chất lượng giáo dục mầm non, hoạt động lễ hội trong năm học và các hội thi dành cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì qua hội thi trẻ được tham gia vào hoạt động giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hiểu được nét đẹp truyền thống của địa phương : Ví dụ: Hội thi hát dân ca và trò chơi dân gian Trẻ được chơi các trò chơi dân gian, ca dao đồng dao, được hát và nghe các làn điệu dân ca của các quê hương, trẻ được giao lưu với bạn bè trong trường, biết chia sẽ hợp tác với nhóm bạn để chơi vì vậy trong năm học tôi đã dự kiến lên kế hoạch hoạt động lễ hội và các hội thi trong năm học. Để cho giáo viên nắm được và xây dựng kế hoạch ở lớp mình. 9 HiÖu Tr­ëng tr­êng mÇm non DiÔn Hång, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An
  3. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - NguyÔn ThÞ H¶i YÕn Ví dụ: TT Thời gian Nội dung Hình thức tổ chức Người phụ trách 1 Tháng 09 Vui hội bé đến trường Toàn trường BGH và cô giáo Tết trung thu 2 Tháng 10 Lễ hội ngày thành lập phụ Tại lớp Giáo viên chủ nữ 20/10 nhiệm 3 Tháng 11 Ngày hội Cô giáo Toàn trường BGH và cô giáo Hội thi hát dân ca và trò chơi dân gian 4 Tháng 12 Kỷ niệm ngày 22/12 Tổ chức tại lớp G.viên chủ nhiệm 5 Tháng 02 Lễ hội mừng xuân và tết vì Tổ chức toàn BGH và cô giáo người nghèo trường 6 Tháng 03 Ngày hội Bà, Mẹ, Cô giáo, Toàn trường BGH và cô giáo Bạn gái 7 Tháng 05 Tổ chức ngày 1/6 và tổng Toàn trường BGH và cô giáo kết năm học Từ kế hoạch của nhà trường và giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể của nhóm lớp, hướng cho giáo viên xây dựng kế hoạch, chương trình lễ hội xen kẻ các bài ca dao đồng dao, các trò chơi dân gian. Chuẩn bị các điều kiện vật chất, tinh thần cho hoạt động lễ hội: Để giáo viên chuẩn bị tốt ngoài kế hoạch chung của năm học hàng tháng hiệu trưởng đưa vào kế hoạch từ đầu tháng để giáo viên chuẩn bị tốt chương trình văn nghệ, các trò chơi, các bài thơ câu chuyện để tập cho trẻ và duyệt kế hoạch chương trình lễ hội của các lớp. Những lễ hội không tổ chức tập trung thì ban giám hiệu phải có kế hoạch để xuống các nhóm lớp dự nắm bắt và từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho những giáo viên còn yếu trong công tác tổ chức lễ hội. Sau các lễ hội thì hiệu trưởng phải tổ chức rút kinh nghiệm, nhận xét đánh giá các lớp để giáo viên rút kinh nghiệm và tổ chức tốt hơn. Tổ chức cho trẻ xem các băng hình hoạt động lễ hội của quê hương đất nước để cho giáo viên và trẻ hiểu được các phong tục tập quán, các hoạt động lễ hội của từng vùng miền, các phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt 10 HiÖu Tr­ëng tr­êng mÇm non DiÔn Hång, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An
  4. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - NguyÔn ThÞ H¶i YÕn Nam. Tổ chức cho giáo viên được đi tham quan các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh trên quê hương Nghệ An và các tỉnh gần để có kiến thức hiểu biết để dạy trẻ. Ngoài những chương trình văn nghệ của các cháu các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức giao lưu văn nghệ, chơi trò chơi kéo co giữa các tổ vào dịp 26/3 và 08/03 20/10 đã tạo nên một không khí vui tươi ấm áp thân thiện giữa cô giáo và trẻ, cô giáo và cô giáo, phụ huynh và nhà trường. e. Phối hợp gia đình, trường mầm non và các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kết hợp giữa gia đình và trường mầm non. Đây là sự kết hợp hai chiều cùng chung một mục đích vì sự phát triển của trẻ thơ. Trong sự kết hợp này cả gia đình và trường mầm non đều là chủ giáo dục, đều là tích cực chủ động. Bởi vậy về phía trường mầm non phải xác định được là cơ sở giáo dục mầm non là cơ sở giáo dục hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ được Nhà nước giao cho, là nơi nắm vững đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ mầm non. Vì vậy cần phải chủ động trong việc kết hợp gia đình để có thêm điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục của nhà trường. Trước hết phải chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, làm cho trẻ đến trường mầm non khỏe mạnh, thông minh và biết hướng thiện để gây lòng tin cho các bậc phụ huynh yên tâm gửi các cháu vào trường mầm non. Bồi dưỡng cho giáo viên có kỹ năng trao đổi với phụ huynh, có thái độ ân cần thân mật với phụ huynh để trao đổi tình hình học tập của trẻ. Đồng thời phụ huynh đóng góp ý kiến cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ đối với Cô giáo. Nhà trường đã tổ chức 3 cuộc họp phụ huynh một năm, cuộc họp phụ huynh tôi chuẩn bị rất chu đáo. Nội dung tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học, tuyên truyền về chương trình giáo dục mầm non cho phụ huynh biết được trẻ học gì ở trường, từng chủ đề phụ huynh cần quan tâm, những vấn đề gì để phối hợp Cô giáo chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn, đánh giá những tồn tại của phụ huynh, những tồn tại của giáo viên và của nhà trường. Trao đổi với phụ huynh những việc cần quan tâm như cùng giáo viên làm trò chơi tạo môi trường, tham gia các hoạt động lễ hội. Phối hợp giáo viên cùng thống nhất quan điểm giáo dục trẻ, không nghe theo ý chủ quan Những vấn đề cần phối hợp phụ huynh, thông qua các cuộc phụ huynh nhà trường chuẩn bị và trao đổi với phụ huynh một cách cụ thể, nhà trường đã xây dựng hòm thư góp ý để các bậc phụ huynh góp ý cho nhà trường và cô giáo trong 11 HiÖu Tr­ëng tr­êng mÇm non DiÔn Hång, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An
  5. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - NguyÔn ThÞ H¶i YÕn công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Công khai cho phụ huynh được biết về chất lượng giáo dục trên trẻ, cô giáo, và công khai về tài chính tài sản để phụ huynh được biết cùng hỗ trợ góp sức cho nhà trường về vật chất và tinh thần. Như ủng hộ tiền xã hội hóa cơ sở vật chất, ủng hộ đồ dùng đồ chơi, cùng tập cho trẻ các trò chơi ở nhà ủng hộ cây xanh, tham gia lao động cùng cô giáo để tạo vườn rau của bé. Ngoài ra nhà trường đã phối hợp các tổ chức đoàn thể trong xã cùng tham gia lao động trồng vườn rau của bé, ủng hộ mua cây cảnh, cây xanh trong nhà trường, tạo khu vườn cổ tích cho trẻ vui chơi, đoàn viên nhận chăm vườn hoa. Vì vậy môi trường luôn được đảm bảo xanh sạch đẹp. Kết quả 2 năm học vừa qua phụ huynh rất quan tâm phối hợp với các cô giáo và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tỷ lệ trẻ ra lớp đạt 80% trong đó mẫu giáo nhỡ đạt 90% và mẫu giáo lớn đạt 100% trẻ ăn bán trú 100%. Tiền đóng góp xã hội hóa giáo dục năm 2008 - 2009 và năm 2009 - 2010 là 100.000.000đ cả hiện vật và tiền mặt. Các ban ngành đoàn thể trong xã đã cùng nhà trường tạo vườn hoa cây cây cảnh, các ngày lề hội hội phụ huynh, hội phụ nữ xã, hội khuyến học cùng xuống tham gia và có quà động viên các cháu. Công tác tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh và các tổ chức đoàn thể là một trong những nội dung mà bậc học mầm non cần phải quan tâm để cùng phụ huynh xây dựng môi trường thân thiện đạt hiệu quả cao. Đây cũng là một giải pháp tất yếu trong giáo dục đặc biệt là trường mầm non. g. Xây dựng khối đoàn kết thân thiện giữa giáo viên và phụ huynh và giáo viên và cán bộ quản lý, nhân viên trong nhà trường. Cùng với cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" chúng tôi đã phối hợp Cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo" Cuộc vận đông " Hai không với bốn nội dung" Để xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường thì người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu trong mọi lĩnh vực, xây dựng được lối sống, sinh hoạt, học tập làm việc chuẩn mực trong đội ngũ giáo viên như (Trang phục, lời nói, cách cư xử, thái độ phục vụ đặc biệt là giáo viên phải tôn trọng trẻ, cư xử công bằng với tất cả trẻ). Tổ chức cho giáo viên học tập những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những buổi họp chuyên môn, sinh hoạt Chi bộ, Công đoàn để nâng cao nhận thức người giáo viên, rèn phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, đoàn kết đùm bọc đồng nghiệp, học tập nâng cao nhận thức về chuyên môn. 12 HiÖu Tr­ëng tr­êng mÇm non DiÔn Hång, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An
  6. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - NguyÔn ThÞ H¶i YÕn Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, các cô luôn phải xác định mình là người mẹ hiền thứ hai của trẻ nên phải chăm chút từng bữa ăn giấc ngủ cho trẻ, an ủi, vỗ về trẻ khi trẻ nhớ ông bà bố mẹ giáo dục trẻ biết thân thiện có hành vi ứng xử có văn hóa với bạn bè. Nhà trường xây dựng hòm thư góp ý để hàng ngày nắm bắt thông tin về thái độ phục vụ của giáo viên với phụ huynh, lắng nghe những ý kiến góp ý từ phía giáo viên và phụ huynh về ban lãnh đạo để tự điều chỉnh phong cách lãnh đạo, quản lý của nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn. Xây dựng một tập thể giáo viên biết quan tâm đến nhau, thể hiện thái độ đoàn kết, công bằng, thái độ thân thiện và dân chủ, trong các cuộc họp tạo cho giáo viên mạnh dạn phê bình thẳng thắn và tế nhị để không khí trong tập thể nhẹ nhàng và hợp tác, BGH phải là người luôn bao dung và độ lượng hợp tác chia sẻ với giáo viên giúp những giáo viên có điều kiện hoàn cảnh khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Với phụ huynh luôn phải có thái độ gần gũi, thân thiện để nắm bắt mọi thông tin trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ để từ đó phối hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường. Nhà trường phải luôn tạo ra sự gắn bó mật thiết với phụ huynh với giáo viên và với các cháu học sinh và với lãnh đạo nhân dân nơi công tác để từ đó tạo ra sự thân thiện giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lớn đó là chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có hiệu quả và chất lựợng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non 3. Kết quả và bài học kinh nghiệm: Sau hai năm thực hiện phong trào "Xây dưng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trường mầm non Diễn Hồng đã thu được kết quả đó là: Trường có môi trường xanh - sạch - đẹp đảm bảo điều kiện cho trẻ hoạt động được phụ huynh và nhân dân, địa phương ghi nhận. Tạo được niềm tin yêu của phụ huynh số trẻ ra lớp so với 2 năm học trước tăng 20%, số trẻ bán trú 100% tăng hơn năm học 2007-2008 là 8%. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên thể hiện số giáo viên tham gia thi giáo viện dạy giỏi cấp huyện năm hoc 2008-2009 đạt 4/4 giáo viên tham gia dự thi, số giáo viên dạy giỏi cấp trường tăng hơn năm trước 10 cô. Tham gia hội thi ứng dụng công nghệ thông tin cấp huyện trường có đồ chơi ứng dụng sáng tạo CNTT được xếp loại tốt. 13 HiÖu Tr­ëng tr­êng mÇm non DiÔn Hång, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An
  7. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - NguyÔn ThÞ H¶i YÕn 90% số giáo viên có kỷ năng tyên truyền phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đựoc nhà trường đánh giá tốt. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 10% do giáo viên thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ tích cực mạnh giạn, tự tin trong các hoạt động, tỷ lệ đánh giá trẻ đạt 96% trẻ xếp đạt yêu cầu trở lên so với hai năm học trước tăng 15%. Nhà trường đã tạo được sự tin yêu của các bậc phụ huynh và nhân dân địa phương vì vậy công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả cao trong 2 năm phụ huynh và các đoàn thể ủng hộ bằng hiện vật và tiền trị giá 100.000.000đ. Các hoạt động lễ hội, hội thi, trò chơi được tổ chức thường xuyên và có hiệu quả, tạo không khí vui tươi trong nhà trường. Tập thể giáo viên đoàn kết, đồng thuận trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Công đoàn đạt Công đoàn vững mạnh xuất sắc, được đề nghị Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen. Trường được trường tiên tiến xuất sắc, lá cờ đầu bậc học mầm non huyện Diễn Châu. Trường được đoàn kiểm tra về trường học thân thiện, học sinh tích cực đánh giá cao về hồ sơ kế hoạch của việc chỉ đạo phong trào " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và thực hiện kế hoạch tốt và đánh giá xếp loại 98/100 điểm xếp loại tốt. * Bài học kinh nghiệm Qua hai năm chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm đó là: Xây dựng kế hoạch hàng năm thật cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đảm bảo tính khoa học khả thi. Đồng thời phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung các yêu cầu cần thiết khi thực hiện kế hoạch. Các hoạt động tổ chức xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học phải được duy trì thường xuyên và trở thành nề nếp ổn định của nhà trường. Tập trung chỉ đạo công tác dạy học đảm bảo tính hiệu quả phù hợp với lứa tuổi các cháu mầm non. Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích việc độc lập sáng tạo của giáo viên và học sinh trong các hoạt động học tập và vui chơi. Tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động tập thể như trò chơi, văn nghệ, hội thi, hoạt động ngoài trời để rèn kỷ năng ứng xử thói quen, kỷ năng làm việc theo nhóm cho các cháu, tăng cường tổ chức các hoạt động 14 HiÖu Tr­ëng tr­êng mÇm non DiÔn Hång, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An
  8. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - NguyÔn ThÞ H¶i YÕn xem băng hình, tham quan các di tích lịch sử của địa phương, để giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, hiểu rõ truyền thống, phong tục tập quán quê hương. Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên một cách thường xuyên để cuốn hút cả tập thể cùng tham gia. Luôn quan tâm đội ngũ giáo viên về mọi mặt, thường xuyên nhắc nhở giáo viên có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp để để thực hiện tốt phong trào góp phần nâng cao chất lựơng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh để có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và địa phương để thống nhất nội dung phương pháp tổ chức thực hiện. Thực hiện phong trào thi đua gắn với các cuộc vận động của ngành để tao ra sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phong trào phù hợp với yêu cầu của điạ phương đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Hàng năm tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời trong học kỳ và từng năm học để tìm các biện pháp chỉ đạo thích hợp. III: KẾT LUẬN Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thông giáo dục Quốc dân có vai trò rất quan trong trong việc phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, tâm hồn trong sáng và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thì việc đầu tư cơ sở vật chất để tạo môi trường xanh sạch đẹp an toàn, thân thiện, phát triển một đội ngũ giáo viên giỏi tâm huyết với nghề, sử dụng những biện pháp giáo dục tích cực, không có bạo lực trong trường học, để mọi người trong xã hội đều nhận thức được rằng trường học "Thân thiện" là ước mơ của trẻ em và chỉ có thể tạo ra "Trường học thân thiện" bằng tình thương yêu thật sự, bằng cách hiểu tâm lý và ước mơ của con trẻ, phong trào xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực được phát động trong toàn nghành giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng đối với bậc học mầm non. Bởi vì " Môi trường thân thiện, an toàn và ấm áp" là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu đối với các nhà quản lý và cô giáo mầm non, là nguồn động lực thêm sức mạnh và mở ra cho bậc học mầm non một tầm nhìn, một hướng đi phù hợp với sự phát triển của xã hội góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. 15 HiÖu Tr­ëng tr­êng mÇm non DiÔn Hång, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An
  9. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - NguyÔn ThÞ H¶i YÕn Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, hoc sinh tích cực" được phát động trong toàn ngành như tiếp thêm sức mạnh cho trường mầm non Diễn Hồng, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có sự thay đổi tích cực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng nhu cầu của phụ huynh tôi hy vọng rằng phong trào thi đua sẽ duy trì và thực hiện tốt hơn trong năm học tiếp theo đối với các bậc học trong toàn nghành nói chung và bậc học mầm non nói riêng để thực khẩu hiệu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" Tạo cho trẻ có một niềm vui và hạnh phúc khi được đến trường mầm non đó là; Môi trường xanh sạch đẹp và an toàn; đó là sự yêu thương đùm bọc cuả cô giáo; đó là môi trường kích thích sự tham gia nhiều nhất của trẻ và cuối cùng cái đích cần đạt đó là; Tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển nhân cách của trẻ; tạo được niềm tin yêu của gia đình, cộng đồng xã hội đối với nhà trường mầm non. Đề xuất: Để phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ngày càng được phát huy trong bậc học mầm non tôi xin đề xuất mấy vấn đề sau. Đối với Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT: - Bồi dưỡng cho giáo viên mầm non về phương pháp dạy học tích cực. - Tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi với giáo viên mầm non. Đối với trường mầm non: - Cần chú trọng các hoạt động lễ hội trong nhà trường. - Thường xuyên quan tâm vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ giáo viên. - Làm tốt công tác phối hợp gia đình, nhà trường, địa phương nhằm xây dựng môi trường thân thiện - Giáo dục kỷ năng sống cho các cháu theo lứa tuổi phù hợp Trên đây là một số biện pháp trong quá trình chỉ đạo phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" bản thân tôi mong được sự góp ý của hội đồng khoa học nghành để nhà trường chỉ đạo tốt hơn trong những năm học tiếp theo. Diễn Hồng, ngày 20 tháng 05 năm 2010 Người viết Nguyễn Thị Hải Yến 16 HiÖu Tr­ëng tr­êng mÇm non DiÔn Hång, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An
  10. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - NguyÔn ThÞ H¶i YÕn 17 HiÖu Tr­ëng tr­êng mÇm non DiÔn Hång, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An