SKKN Một số biện pháp để làm tốt nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn trong trường Mầm non

doc 19 trang thulinhhd34 8732
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp để làm tốt nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_de_lam_tot_nhiem_vu_to_truong_chuyen_m.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp để làm tốt nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn trong trường Mầm non

  1. tham gia hoạt động, cách xử lý tình huống sư phạm, tạo môi trường nhóm lớp cho trẻ hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Khi tổ chức sinh hoạt tổ tôi cũng xoáy sâu vào những điểm giáo viên trong tổ còn yếu kém, yếu kém về mặt nào ta bồi dưỡng ngay về mặt đó. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn tôi cùng giáo viên trong tổ phải chú trọng tìm và đưa ra những giải pháp, biện pháp hữu hiệu, nếu giáo viên trong tổ mình còn yếu về việc xác định kiến thức, kỹ năng cho bài dạy, vậy phải bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên bằng cách: Sẽ lấy ví dụ kế hoạch hoạt động một tuần của một lớp sau đó tổ sẽ cùng nhau trao đổi và mổ xẻ từng hoạt động một về cách xác định kiến thức và kỹ năng của hoạt động này như thế nào? Bên cạch đó việc đi kiến tập chuyên đề của các đơn vị do phòng giáo dục tổ chức và các buổi kiến tập tại trường là rất cần thiết, bởi vì các đồng chí giáo viên được “ mắt thấy, tai nghe” những gì mà mình được học ở lý thuyết, được nghe giáo viên về bồi dưỡng chuyên đề tại huyện. Nhận thức được điều này sau khi đi tiếp thu chuyên đề, về đơn vị tôi chỉ đạo giáo vững vàng về chuyên môn xây dựng chuyên đề đó tại trường để các đồng chí giáo viên khác học hỏi về cách thức và phương pháp tổ chức, tuyệt đối yêu cầu giáo viên không dập khuôn giống của trường bạn mà phải sáng tạo, linh hoạt, truyền thụ đúng phương pháp. Ví dụ: Sau khi đi tiếp thu chuyên đề của Phòng về trường tôi đã tổ chức tốt chuyên đề; “ Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Giáo viên khi được phân công thực hiện chuyên đề thì nhiệm vụ của đồng chí tổ trưởng chuyên môn và các thành viên trong tổ sẽ thực hiện như sau: + Họp tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn phân công cho giáo viên lên chuyên đề. Tập thể các thành viên cùng tổ trưởng chuyên môn tham gia giúp đỡ giáo viên được phân công xây dựng tiết mẫu, chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu của hoạt động + Cả tổ cùng dự giờ, góp ý nhằm xây dựng hoạt động đạt yêu cầu từ khá giỏi Tổ trưởng chuyên môn phải chỉ đạo sát giáo viên đã được phân công, không khoán trắng nhằm giúp giáo viên có thời gian đầu tư công sức trong chuyên đề đã được chọn. Khi dự giờ đồng nghiệp tránh tư tưởng vụn vặt, cầu toàn trong đóng góp, nên tập trung đi sâu vào các phương pháp, kiến thức chuyên môn trên tinh thần tôn trọng, giúp nhau đổi mới, mang lại hiệu quả, tránh định kiến cá nhân, phê bình, góp ý những vấn đề thiếu sót vụn vặt, mà không thấy những cố gắng tốt hiệu quả thiết thực trong hoạt động mà giáo viên đó đã sử dụng truyền đạt, tìm ra những kinh nghiệm tốt để điển hình học tập nhân rộng. Sau khi tổ chức xong mỗi chuyên đề các đồng chí giáo viên dự giờ đều phải đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp để cùng nhau tiến bộ. Đối với các đồng chí giáo viên đầu năm học đăng ký dự thi giáo viên giỏi, ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn tăng cường dự giờ góp ý cho các đồng chí về tác phong sư phạm
  2. khi lên lớp, phương pháp truyền thụ kiến thức, cách xử lý tình huống sư phạm. Trên tinh thần đoàn kết thống nhất sự góp ý thẳng thắn chân tình của các đồng nghiệp, năm trước tổ tôi có 3 đồng chí dự thi giáo viên giỏi cấp thành phố thì một đồng chí là Trần Loan đạt giải nhất, còn 2 đồng chí Nguyễn Thị Kim Nhung và đồng chí Trần Thị Thu trang đạt giải Nhì cấp Thành phố. Từ những góp ý những mặt ưu và tồn tại của bạn bè đồng nghiệp và của các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường tổ chuyên môn 4-5 tuổi chúng tôi đã xây dựng được 3 chuyên đề: “ Chuyên đề Làm quen với toán”, “chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm”, “ chuyên đề khám phá khoa học” cho các đồng chí giáo viên trong trường dự và học tập. Tôi tập trung đi sâu vào kèm cập những giáo viên có năng lực và những giáo viên còn yếu về chuyên môn nhằm giúp giáo viên cùng tiến bộ, vững vàng hơn về chuyên môn nghiệp vụ để giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra. 7.1.3. Chuẩn bị tốt những nội dung trọng tâm trước khi họp tổ. Để buổi họp tổ có chất lượng thì tổ trưởng tổ chuyên môn phải chuẩn bị kỹ nội dung làm việc trước các buổi họp trong tháng. Cần tham khảo thêm ý kiến chỉ đạo của hiệu trưởng và hiệu phó phụ trách giáo dục trước những vấn đề khó, chưa nắm rõ cụ thể, cần giải quyết trong ngày làm việc Nội dung họp trong tháng cần thực hiện, tập trung đi sâu vào các vấn đề đã thực hiện được và các vấn đề chưa thực hiện tốt. Tránh hình thức, vụn vặt, không mang hình thức thiết thực, cụ thể, nội dung phải linh hoạt thay đổi, phong phú, tạo hứng thú cho giáo viên sinh hoạt nhưng tránh làm qua loa, thiếu trách nhiệm, hết giờ nhưng chưa hết việc, hoặc bao biện làm thay. Trong phát biểu góp ý tránh hiện tượng ngồi lì đồng ý không đưa ra ý kiến phát biểu cho hoạt động. Qua dự họp của các tổ tôi thấy rất nhiều đồng chí giáo viên trẻ không chịu học hỏi, không chịu đưa ra ý kiến trao đổi của mình chỉ dựa vào ý kiến của của các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm rồi tán thành, đồng ý. Đề xuất, tham mưu với lãnh đạo khen thưởng những tổ viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Cũng như đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa hiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường và tổ chuyên môn phân công. Khi họp tôi cũng đề nghị các tổ viên cũng phải nghiên cứu, chuẩn bị trước để sôi nổi đóng góp cho nội dung họp tổ, giúp buổi sinh hoạt đạt kết quả cao hơn. 7.1.4. Phát huy vai trò của tổ trưởng và các thành viên trong tổ: Trong tổ chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn là người giữ vai trò quan trọng nhất, là người giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh trong khối lớp phụ
  3. trách. Vậy người Tổ trưởng chuyên môn phải có những tố chất, những yêu cầu gì để đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục hội nhập hiện nay? Tổ trưởng chuyên môn là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường và giáo viên nên cần có sự hiểu biết nhất định về quan hệ quản lý trong nhà trường, là người có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làm việc có kế hoạch Người tổ trưởng cần có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Tôi cũng luôn tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động. Luôn chân thành, giúp đỡ đồng nghiệp, biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên trong tổ. Có uy tín, được tập thể tín nhiệm, biết điều hành các hoạt động của tổ một cách khoa học, hiệu quả. Mặt khác, tổ trưởng chuyên môn phải là người vừa có tâm, vừa có tầm Người được giao trọng trách làm tổ trưởng chuyên môn vừa phải là người có “tâm”, vừa phải là người có “tầm”. Có “tầm” ở chỗ, tổ trưởng chuyên môn phải nhìn ra năng lực của tổ viên, phải có khả năng dùng người, phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò mỗi giáo viên trong tổ. Có thể nói, tổ trưởng chuyên môn sẽ là chuyên gia tư vấn tin cậy nhất cho hiệu trưởng trong công tác dùng người. Tuy nhiên, tổ trưởng chuyên môn rất cần là người có tâm, chỉ khi nào “tâm sáng, lòng trong”, xét công việc dựa trên năng lực thực sự, dựa trên tình cảm chân thành thì mới thu được thành công. Người tổ trưởng cần có khả năng kết nối, khích lệ, động viên các tổ viên tổ mình làm việc Có thể nói, tổ trưởng chuyên môn là người chị cả, là người kết nối các thành viên trong tổ. tổ trưởng chuyên môn là người theo sát từng hoàn cảnh chị em, có biện pháp giúp đỡ khi tổ viên gặp khó khăn. Tổ trưởng chuyên môn biết xây dựng môi trường thân thiện trong trường học, tạo sự đồng thuận nhất trí cao với các công việc trong tổ. Bên cạnh đó, tổ trưởng chuyên môn cũng phải là người biết khơi gợi lòng đam mê giảng dạy, học tập, trau dồi kiến thức, là người biết truyền và giữ ngọn lửa nhiệt tình trong công tác trồng người tới tổ viên. Có khả năng tiên phong đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục Trong điều kiện giáo dục hiện nay, để bắt kịp các yêu cầu của thời đại, đổi mới phương pháp giáo dục là điều tất yếu. Hoạt động sinh hoạt chuyên môn hầu hết ở các trường học hiện nay vẫn mang nặng yếu tố hình thức, các buổi giảng dạy dự giờ chủ yếu quan sát giáo viên rồi đưa ra nhận xét chứ chưa nhìn nhận một cách khách quan hiệu quả bài dạy. Bên cạnh đó, các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn còn thụ động, chỉ đơn thuần triển khai các công việc của nhà trường giao, hoạt động sinh hoạt chuyên đề chưa thực sự được chú trọng.
  4. Trong bối cảnh như vậy, tổ trưởng chuyên môn phải là người đi đầu tiên phong trong công tác đổi mới . Tổ trưởng chuyên môn phải là người tìm hiểu đầy đủ về lý luận, cách thức thực hiện các phương pháp đổi mới giáo dục phổ biến lại cho tổ viên cùng thực hiện thậm chí phải trực tiếp giảng dạy các giờ dạy mẫu để giáo viên tham khảo. Tổ trưởng chuyên môn phải là cầu nối thông tin hai chiều kết nối giáo viên, học sinh với lãnh đạo nhà trường, đề xuất những yêu cầu hợp lý, những điều chỉnh cần thiết nếu phương pháp giáo dục mới chưa thực sự phù hợp. Có thể nói, tổ trưởng chuyên môn là một mắt xích rất quan trọng trong bộ máy giáo dục của trường phổ thông. Nếu biết chú trọng khai thác, phát triển mắt xích này thì công tác chuyên môn trong trường học sẽ thu được nhiều kết quả. 7.1.5. Tạo mối quan hệ giữa Tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu và các cơ cấu tổ chức khác trong trường a. Đối với Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên. Tổ trưởng tổ chuyên môn cần thường xuyên tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, dự giờ, thăm lớp b. Đối với công tác chủ nhiệm Tổ trưởng hướng dẫn các thành viên trong Tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ nhiệm. Mối quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý học sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công tác giáo dục toàn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. c. Đối với Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trong Tổ chuyên môn có các thành viên là đảng viên sẽ góp phần truyền đạt chủ trương, nghị quyết của Chi bộ Đảng đến Tổ chuyên môn kịp thời, chính xác hơn. Các tổ viên là đảng viên sẽ gương mẫu, thúc đẩy các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Tổ trưởng tổ chuyên môn cần tăng cường công tác bồi dưỡng các đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng kết nạp để tổ có nhiều đảng viên, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác điều hành, quản lý, phổ biến các nghị quyết của Chi bộ. Tổ chuyên môn cũng hỗ trợ hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên bằng cách truyền đạt các chủ trương của các đoàn thể này để phối hợp chặt chẽ
  5. và từ đó góp phần giáo dục toàn diện học sinh, thực hiện kế hoạch nhà trường và thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra. Tổ chuyên môn không thể hoạt động độc lập mà có quan hệ chặt chẽ với các Tổ chuyên môn khác, với Ban Giám hiệu nhà trường, với Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các mối quan hệ trên nếu được thực hiện tốt, chặt chẽ, đồng bộ thì chắc chắn hoạt động của Tổ chuyên môn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. d. Đối với công tác tham mưu Nhằm thúc đẩy, động viên, khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên trong tổ nâng cao chất lượng công tác, góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục đào tạo. Với cương vị người tổ trưởng chuyên môn tôi luôn thực hiện tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên để luôn chú trọng việc chăm lo đời sống và tinh thần cho giáo viên. Tôi tham mưu cùng ban giám hiệu nhà trường tăng cường cơ sở vật chất cho các lớp học giúp giáo viên có đầy đủ các phương tiện, môi trường để nghiên cứu, giảng dạy. Tham mưu với công đoàn nhà trường hàng tháng tổ chức sinh nhật cho giáo viên, thăm hỏi, động viên kịp thời gia đình giáo viên. Tổ chức phát thưởng cho con em giáo viên của nhà trường có thành tích trong học tập, đỗ vào các trường đại học, cao đẳng vào cuối mỗi năm học. Tổ chức cho giáo viên đi thăm quan, nghỉ dưỡng tại các điểm danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, di sản văn hoá của đất nước nhằm mở mang sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, gắn bó tình cảm, tình đồng nghiệp giữa các thành viên trong nhà trường, chia sẻ khó khăn, thêm hiểu nhau và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tôi tham mưu để các tổ chức trong nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động tôn vinh, tuyên dương các giáo viên trong tổ có thành tích xuất sắc trong các phong trào, các đợt thi đua trong nhà trường. Qua đó, đã khơi dậy và tạo sự lan toả, sự ganh đua trong giáo viên của tổ về việc học tập, tâm huyết và hết mình vì học sinh thân yêu góp phần động viên khuyến khích tinh thần làm việc hăng say; để cho mỗi giáo viên trong tổ cảm thấy tập thể tổ chuyên môn thực sự là mái ấm của mình. 8. Những thông tin cần được bảo mật; không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả thì đổi mới cách quản lý từ Tổ chuyên môn, đổi mới từ cách sinh hoạt tổ, mỗi thành viên trong tổ là một hạt nhân quan trọng. Mỗi giáo viên phải không ngừng phấn đấu để nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp, có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện từng bước thực hiện thành công sự nghiệp giáo dục mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó. Do đó người tổ trưởng phải tăng cường các biện pháp quản lý Tổ chuyên môn, thường xuyên kiểm tra, có đánh giá kịp thời để điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho các tổ chuyên môn hoạt động đạt hiệu quả cao, khắc phục những tồn tại để
  6. vươn lên. Từ đó nâng cao chất lượng của tổ, xây dựng Tổ chuyên môn là một tập thể thực sự đoàn kết, nhiệt tình thực hiện thành công kế hoạch của tổ, của trường. Để đạt được điều đó, người tổ trưởng phải có cái nhìn tổng quát và biết gắn kết những ý tưởng riêng trong tổ thành ý tưởng chung của cả tổ và biến những kế hoạch đó thành những hoạt động cụ thể cho Tổ chuyên môn. Sinh hoạt Tổ chuyên môn sẽ thực sự có hiệu quả khi các thành viên trong tổ thực sự đoàn kết, tự giác, nỗ lực không ngừng và có thêm sự hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo nhà trường và các tổ chức đoàn thể. Mỗi một giáo viên cần cố gắng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực sự “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, thi đua dạy tốt để xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh, góp phần xây dựng nhà trường phát triển trong sự nghiệp “trồng người” đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, từng bước xây dựng trường MN Hoa Sen ngày càng vững mạnh. 10. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến Với việc nắm bắt tình hình thực tế và áp dụng các biện pháp biện pháp để làm tốt nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn trong trường Mầm non năm qua tại trường mầm non Hoa Sen cho thấy: Chất lượng đội ngũ giáo viên trong các tổ chuyên môn của nhà trường ngày càng được nâng cao, giáo viên đã có chuyển biến rõ rệt về ý thức, trách nhiệm với nghề nghiệp, tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao vai trò, vị thế nghề nghệp của mình, yên tâm công tác, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc thi đua được nhà trường phát động. Cập nhật các kiến thức mới về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ bổ sung vào các hoạt động được tổ chức tại lớp học của mình, kỹ năng sư phạm được củng cố, giáo viên đã tự tin nhận và tổ chức tốt các tiết dạy trong Hội thảo các chuyên đề cấp trường, thi giáo viên giỏi các cấp đặc biệt là giáo viên trẻ mới vào nghề; Công tác tổ trưởng được thực hiện có quy củ, khoa học hơn; Thực sự là nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và thực hiện các phong trào thi đua 10.1. Về vai trò, trách nhiệm của Tổ trưởng tổ chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn đã xây dựng được kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụ thể, khoa học theo năm, tháng, tuần sát thực với chất lượng đội ngũ. Phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của mình, điều hành và tổ chức thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn. 10.2. Về nội dung sinh hoạt tổ: Nội dung sinh hoạt tổ đa dạng, phong phú theo nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tổng số buổi sinh hoạt chuyên môn trong một năm học là 22 buổi. Đã thực hiện được 3 hội thảo chuyên đề cấp trường: Chuyên đề cho trẻ Làm quen với toán, chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề Khám phá khoa học.
  7. Xây dựng được 6 tiết mẫu theo các chủ đề cho 100% giáo viên học tập. Giáo viên có kết quả khá tốt đạt 100% 10.3. Về hình thức và thời gian sinh hoạt chuyên môn: Hình thức sinh hoạt chuyên môn được thay đổi thường xuyên. Giáo viên tích cực chủ động làm việc theo nhóm, tập trung thảo luận và mạnh dạn đưa ra những ý kiến đóng góp để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn sôi nổi hơn, thể hiện được tính dân chủ, tạo được mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó và đoàn kết hơn. Việc bố trí thời gian sinh hoạt chuyên môn khoa học giúp cho giáo viên được tham gia đầy đủ vào các buổi học. 10.4. Về kiến thức, kĩ năng sư phạm của giáo viên: Với việc đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn, nhận thức, khả năng và trình độ của giáo viên đã có bước chuyển biến rõ rệt: Giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp các lĩnh vực hoạt động. Tích cực, chủ động trong công tác tự học, tự bồi dưỡng. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy. Kỹ năng sư phạm của giáo viên trở nên thuần thục hơn, nhẹ nhàng, uyển chuyển và linh hoạt hơn đặc biệt là trong việc xử lý các tình huống. Qua đó, kết quả khảo sát chất lượng giáo viên năm học 2018-2019 tổ Mẫu giáo 4-5 tuổi như sau: Tổng số giáo viên được khảo sát: 16 Kết quả khảo sát đầu năm Kết quả khảo sát cuối năm Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 8 8 0 0 13 3 0 0 50% 50% 0% 0 81% 19% 0 0 Kết quả kiểm tra toàn diện giáo viên đạt: 16/16 giáo viên xếp loại Xuất sắc. Không có giáo viên xếp loại Trung bình. Kết quả các hội thi: Có 04 giáo viên được khen thực hiện tốt các chuyên đề. Hội thi Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp trường đạt 1 giải Xuất sắc, 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 3 giải Ba. 10.5. Về cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt chuyên môn:
  8. Tham mưu được nhà trường trang bị được 01 bộ máy tính và máy chiếu dành riêng cho sinh hoạt chuyên môn. Phòng học sinh hoạt chuyên môn khang trang, có đầy đủ bàn ghế, bảng, các thiết bị âm thanh như loa, âm li, microphone Cung cấp đầy đủ tài liệu, học liệu phục vụ cho công tác chuyên môn. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Trong quá trình áp dụng sáng kiến, bản thân tôi đã nhận được sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, sự phối hợp nhiệt tình của các tập thể và cá nhân. Cụ thể như sau: Số Tên tổ chức/ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp TT cá nhân dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Lan Anh- Ngô Quyền- Vĩnh Phối hợp áp dụng biện pháp Trường Mầm non Ngô Yên- Vĩnh Phúc tổ chức sinh hoạt chuyên Quyền môn thường xuyên. 2 Nguyễn Thị Hằng- Tích Sơn- Vĩnh Phối hợp áp dụng biện pháp Trường Mầm non Yên- Vĩnh Phúc họp tổ Tích Sơn 3 Hoàng Thị Thúy- Trường Mầm non Tham gia xây dựng kế Trường Mầm non Hoa Hoa Sen- Vĩnh hoạch sinh hoạt chuyên Sen Yên- Vĩnh Phúc môn của tổ theo hướng dẫn. Tích Sơn, ngày 20 tháng 04 năm 2019 Tích Sơn, ngày 20 tháng 04 năm 2019 Xác nhận của lãnh đạo nhà trường Người viết báo cáo Trần Phương Quỳnh
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018-2019 của Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên. 2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2018-2019 Bộ GD&ĐT 3. Điều lệ trường Mầm non 4. Một số hình ảnh về công tác của tổ chuyên môn
  10. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ MẪU GIÁO TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN Hình ảnh 1: Tổ Mẫu giáo sinh hoạt chuyên môn 2 lần/ tháng Hình ảnh 2: Các thành viên trong tổ dự giờ góp ý cho đồng nghiệp
  11. Hình ảnh 3: Giáo viên tổ mẫu giáo tham dự cuộc thi: “Trưng bày và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo” Hình ảnh 4: Giáo viên trong tổ tích cực tham gia các phong trào, các hội thi
  12. Hình ảnh 4: Các thành viên trong tổ đoàn kết tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường Hình ảnh 5: Tham mưu với nhà trường tuyên dương giáo viên có thành tích và động viên các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn trong tổ.