SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khối 4-5 hứng thú học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch

docx 21 trang thulinhhd34 7273
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khối 4-5 hứng thú học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_khoi_4_5_hung_thu_hoc_mo.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khối 4-5 hứng thú học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch

  1. 9 học. Vì nếu lựa chọn quy trình không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng học sinh học tập chán nản, thiếu ý tưởng sáng tạo. Ví dụ: Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị - Lớp 4 - Khi dạy tôi sử dụng phương pháp kết hợp linh hoạt các quy trình: Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu cảm. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. *Dự kiến đồ dùng (của giáo viên và học sinh): Đối với môn Mĩ thuật, việc chuẩn bị đồ dùng là vô cùng cần thiết, quyết định sự thành công của tiết học.Tôi thường căn cứ vào từng chủ đề và tình hình thực tế để linh hoạt lựa chọn vật liệu và quy trình phù hợp. Ngoài các vật liệu như màu vẽ, giấy vẽ, vật liệu tôi chọn thường là đa dạng, dễ tìm kiếm ở địa phương như: Vỏ hộp, bìa, giấy báo, sợi len, vải vụn, lá cây rụng *Dự kiến cách giới thiệu bài: Nhiều giáo viên quan niệm giới thiệu bài chỉ cần ngắn gọn, nêu ngay tên bài là xong mà không chú ý đến tác dụng xem đã lôi cuốn học sinh chưa. Nếu làm phép thử sẽ thấy rõ ngay hiệu quả như thế nào. Ví dụ: Khi giới thiệu chủ đề 5: Trường em – Lớp 5 + Cách 1: Giới thiệu trực tiếp: Cô giáo mời cả lớp mở Sách giáo khoa. Hôm nay lớp ta sẽ học chủ đề 5: Trường em
  2. 10 Hiệu quả: Học sinh chỉ nắm được tên bài, không khí lớp học không thay đổi, học sinh chăm chú lắng nghe nhưng không nắm được kiến thức khác liên quan đến bài. + Cách 2: Giới thiệu gián tiếp: - Cho cả lớp hát những bài hát về mái trường như: Bụi phấn, mái trường mến yêu - Giáo viên nêu một số câu hỏi về hình ảnh mái trường có trong lời bài hát. - Giáo viên dẫn dắt học sinh vào chủ đề. Hiệu quả: Học sinh nắm được tên bài, liên kết được với nội dung bài học Không khí lớp học vui vẻ và lôi cuốn ngay được học sinh vào chủ đề. Sau khi áp dụng biện pháp này vào thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh của tôi đã học tập sôi nổi hơn, mặc dù các hoạt động bị gián đoạn nhưng các em vẫn hào hứng chờ đợi những tiết học tiếp theo. 5.2. Giúp học sinh nắm chắc 7 quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch. Phương pháp dạy học mới gồm 7 quy trình mĩ thuật. Đó là: *Quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. *Quy trình 2:Vẽ biểu cảm. *Quy trình 3: Vẽ theo âm nhạc. *Quy trình 4: Phương pháp xây dựng cốt truyện. *Quy trình 5: Phương pháp tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề.
  3. 11 *Quy trình 6: Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian. *Quy trình 7: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Để vận dụng thực hành tốt vào bài, giáo viên cần phải giúp học sinh nắm chắc cách thức thực hiện các quy trình này. Tuy nhiên một số học sinh còn lúng túng vì đã quen với cách làm của phương pháp học truyền thống. Trên thực tế 7 quy trình trên đều được xây dựng trên một cấu trúc chung: - Thảo luận và làm quen, tìm hiểu chủ đề. - Các quy trình được mô tả chi tiết thông qua thực tế các bước khác nhau, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn các quy trình nói trên để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục thẩm mĩ. - Tùy vào điều kiện thực tế của lớp, trường và địa phương mà có những thay đổi linh hoạt cho phù hợp. Để phát huy tính tích cực của học sinh và tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc thực hiện 7 quy trình Mĩ thuật, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững 7 quy trình Mĩ thuật bằng cách: - Tạo cơ hội cho học sinh thích học và học thực sự thông qua việc học sinh được tự làm và thích làm. Giáo viên để học sinh chủ động trong quá trình học tập. Giáo viên là người đưa ra vấn đề và hướng học sinh là người chủ động giải quyết vấn đề. - Giáo viên hỗ trợ học sinh trong nhóm, trong lớp bằng những câu hỏi gợi mở như:
  4. 12 Ví dụ: Quy trình vẽ biểu cảm: - Em đang quan sát đường nét của bộ phận nào? Miệng hay mắt, mũi - Đường nét của cổ gặp đường nét của khuôn mặt ở chỗ nào? - Em có nhận thấy đường nét quanh cổ và vai không? Thông qua các câu hỏi mở các em sẽ có hướng đi đúng cho bài thực hành của mình và chia sẻ với thầy cô về những kinh nghiệm sẵn có của mình. - Khuyến khích học sinh đưa ra ý tưởng rồi tìm cách thực hiện ý tưởng trên những chất liệu, hình thức và phương tiện khác nhau. - Kết hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống như gợi mở, vấn đáp, trực quan phối hợp trong các quy trình mĩ thuật mới. Để học sinh dễ vận dụng các quy trình Mĩ thuật, giáo viên phải lập kế hoạch cho từng hoạt động, cũng có thể tích hợp và vận dụng linh hoạt các quy trình Mĩ thuật. Những quy trình này không phải là công thức cố định mà chỉ tạo cảm hứng cho giáo viên và có thể điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tế địa phương. Giáo viên có thể phát triển các năng lực trải nghiệm, sáng tạo biểu đạt, giao tiếp và đánh giá của học sinh ở các mức độ khác nhau trong các quy trình mĩ thuật. Khi học sinh đã hiểu và nắm chắc cách thực hiện các quy trình Mĩ thuật thì chất lượng giờ học sẽ được nâng cao, từ đó sản phẩm của các em sẽ phong phú và đa dạng. Các em sẽ hứng thú hơn rất nhiều mỗi khi học môn Mĩ thuật.
  5. 13 Học sinh lớp 4C đang thực hiện quy trình 5 5.3. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Môi trường học tập là môi trường có các hoạt động học với những nội dung phù hợp, thân thiện, có ý nghĩa với học sinh. Theo tôi, nếu muốn các em yêu thích môn học nào thì giáo viên cần bồi dưỡng niềm say mê, yêu thích môn học đó cho các em để các em hứng thú tham gia hết mình trong hoạt động học. Chính vì vậy, tôi đã tuyên truyền, giúp học sinh thấy rõ được vai trò của môn học. Thực chất, giáo dục thẩm mĩ giúp các em giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi trong học tập. Nó có sự kết hợp hài hòa và thống nhất cũng như bổ trợ lẫn nhau giữa các môn học. Khi hiểu được vấn đề này, học sinh sẽ có động cơ học tập và sự hưng phấn, hứng thú đối với môn học. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, đan xen giữa các giờ học, tôi thường kể cho các em nghe về lịch sử mĩ thuật thế giới cũng như lịch sử mĩ thuật Việt Nam, những câu chuyện về cuộc đời và quá trình hoạt động nghệ thuật của các họa sĩ tài năng của Việt Nam như: Họa sĩ Trần Văn Cẩn, họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Bùi Xuân Phái
  6. 14 Có thể tạo không khí thi đua bằng hình thức dạy học theo nhóm. Việc chia nhóm giúp các em có tinh thần tập thể, biết trao đổi ý kiến, thảo luận để thống nhất quan điểm và hợp tác tạo nên một sản phẩm chung. Trong giờ mĩ thuật, tôi thường cho các em thi đua với nhau xem em nào vẽ nhanh và đẹp nhất để tạo động lực. Tôi cũng tổ chức thi đua giữa học sinh với học sinh, giữa các nhóm, các tổ với nhau, Tùy vào từng chủ đề và tình hình thực tế có thể cho các em vẽ ở trong lớp học tuy nhiên cũng có thể cho các em trải nghiệm ngoài khuôn viên nhà trường để quan sát và thực hành. Việc này sẽ giúp cho học sinh có những tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên tạo hứng thú cho học sinh và mang tính giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Giờ học Mĩ thuật ngoài trời của học sinh lớp 4C và 5B Ngoài ra, tôi thường tổ chức một số trò chơi trong giờ mĩ thuật như: “Trang trí hình”, “Ghép tranh tiếp sức”; “Ai nhanh hơn”; “Thử làm họa sĩ”; “Tìm thành ngữ qua tranh”; Đối với học sinh, trò chơi trong giờ giờ mĩ thuật giúp các em giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, rèn luyện khả năng quan sát, óc phán đoán, tăng cường tư duy phản xạ và tinh thần đoàn kết. Ví dụ: Chủ đề 6 Ngày tết, lễ hội và mùa xuân-Mĩ thuật lớp 4. Tôi cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: - Mục đích: Rèn cho học sinh ghi nhớ nhanh về một sự việc nào đó mà nội dung bài yêu cầu. - Thời gian: 3 phút. - Luật chơi: Học sinh đại diện mỗi đội 3 bạn lên chơi, giáo viên ra đề tài về nội dung bài, đội nào ra nhiều câu trả lời đúng đội đó sẽ thắng.
  7. 15 Ảnh học sinh đang chơi trò chơi trong một tiết học Thông qua các trò chơi, học sinh vừa được chơi lại vừa được học, các em sẽ hứng thú với giờ học mĩ thuật, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi sau những bài toán, bài văn khó, tạo không khí thoải mái thân thiện và vui vẻ. Đặc biệt với những học sinh nhút nhát, cần nhiều sự hỗ trợ của giáo viên và bạn bè thì các em đã mạnh dạn và tự tin hơn. Tôi thường tổ chức các trò chơi vào đầu giờ để khởi động tạo cho học sinh có tinh thần hứng thú vào giờ học và liên kết được vào nội dung của chủ đề một cách ngắn gọn, không mất nhiều thời gian. Ngoài ra trò chơi cũng được đưa vào cuối mỗi giờ học để củng cố bài học. Sau khi tôi xây dựng được môi trường học tập thân thiện thì hứng thú học tập của học sinh đã tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, các em yêu thích môn học và thấy được vai trò của môn học. 5.4. Sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học và khai thác triệt để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Trong các nhà trường hiện nay, đồ dùng dạy học cho bộ môn mĩ thuật thường là rất ít, một số được cấp qua quá trình sử dụng đã cũ, hỏng không đáp ứng được yêu cầu dạy và học theo phương pháp mới nên giáo viên phải dành thời gian tự làm. Việc sưu tầm, tự làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý là một việc cần thiết giúp các em học sinh nắm vững kiến thức một cách nhanh và chính xác. Thông qua các hình ảnh trực quan của đồ dùng dạy học sẽ kích thích học sinh hứng thú trong học tập. Có nhiều cách thức làm đồ dùng dạy học như:
  8. 16 - Vẽ tranh: Sử dụng nhiều chất liệu màu như: Màu nước, sáp màu, chì màu, màu bột - Xé dán: Sử dụng giấy màu, giấy báo, tạp chí hoặc các tờ lịch cũ để xé dán. - Tạo hình: Sử dụng các vật liệu tìm được như: Vỏ hộp, giấy báo, giấy bồi, dây thép, len, vải vụn, sỏi, bìa catton, lá cây, sỏi, đá - Nặn: Sử dụng đất nặn có sẵn hoặc đất sét để nặn tạo hình người hoặc con vật, đồ vật Ví dụ: Tôi dùng những sợi len, vải vụn với màu sắc khác nhau để tạo hình các sản phẩm thời trang như quần áo, váy khăn, mũ Ngoài ra, tôi đã dùng giấy bóng nhựa nhiều màu sắc để tạo những chi tiết trang trí như: Bông hoa, nơ áo, (Cách làm: Cắt nhỏ những mẩu giấy bóng kính, sau đó trải đều lên những mẫu quần áo thời trang và sau đó dùng keo để kết nối). Dùng hoa khô hoặc hoa nhựa nhỏ nhiều màu sắc để trang trí thêm cho váy, áo, cũng có thể tạo hình trang phục bằng lá cây khô.( Chủ đề 9: Trang phục yêu thích - Mĩ thuật 5). Từ cành cây khô, vỏ sò và các loại hạt tôi làm ra những bông hoa, con vật Từ vải vụn tôi làm ra các con rối phục vụ thiết thực trong việc dạy. (Quy trình Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn). Hình ảnh minh họa sử dụng đồ dùng dạy học Lưu giữ những sản phẩm đẹp của học sinh khóa trước để làm tài liệu tham khảo cho các khóa học sau, giúp các em học hỏi kinh nghiệm từ các bạn và biến nó thành kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, cần nắm vững nội dung của từng chủ đề từ đó sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng mục đích bài dạy, phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng.
  9. 17 Không sử dụng quá nhiều đồ dùng trong một tiết học. Đồ dùng dạy học cần phải đảm bảo tính thẩm mĩ, không tùy tiện cẩu thả. Đồ dùng cần phong phú và đa dạng. Tôi thường tự làm đồ dùng dạy học kết hợp với việc sưu tầm tranh, ảnh trên mạng Internet, trên sách báo, tạp chí, Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ở một số tiết học tôi thay thế sử dụng tranh trực quan bằng ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng thay cho phương pháp dạy học truyền thống chỉ có trực quan là chủ yếu. Việc này rất phù hợp với việc giảng dạy theo phương pháp mới của Đan Mạch. Tôi thường đưa những hình ảnh lấy từ ảnh thực ngoài đời sống, sưu tầm các hình ảnh trên google và trình chiếu cho học sinh quan sát thông qua phần mềm powerpoint. Học sinh nắm được kiến thức bài học nhanh và dễ nhớ. Ngoài ra tôi thường lựa chọn những video hay, những bài hát có nội dung phù hợp với bài học, ảnh chụp hình gợi ý các bước vẽ tranh Ví dụ: Chủ đề 2: Chúng em với thế giới động vật - Lớp 4. Khi giới thiệu bài, tôi cho học sinh hát và vỗ tay theo video bài hát: Gà trống, mèo con và cún con. - Trong lời bài hát có những con vật nào? Khi vào bài, tôi cho học sinh quan sát tranh ảnh chụp thật một số con vật gần gũi và quen thuộc với các em. - Em hãy nói tên các con vật có trong tranh? Cuối giờ học tôi cho học sinh chơi trò chơi đọc thơ đoán tên con vật. - Em hãy đọc bài thơ và cho biết bài thơ nói về con vật nào?(Ai trả lời nhanh người đó sẽ thắng). Một số hình ảnh giáo án điện tử chủ đề 2 – Mĩ thuật lớp 4
  10. 18 Qua thực hành dạy giáo án điện tử ở tiết học này, tôi thấy các em hứng thú hơn khi cho các em quan sát bằng tranh ảnh trực quan. Giờ học nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả. Các em có nhiều thời gian thực hành hơn, từ đó các sản phẩm cũng đẹp và phong phú hơn. Để thiết kế thành công một tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin tôi thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, tham khảo các phương pháp soạn giảng áp dụng công nghệ thông tin hay để đưa vào bài giảng của mình sao cho sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh. Với những hình ảnh rõ nét, âm thanh sống động cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm powerpoint, violet tôi đã thiết kế thành công các bài giảng điện tử hấp dẫn. Hình ảnh các con vật, đồ vật, hình khối, các bức tranh hiện lên sống động và gần gũi lôi cuốn học sinh tạo cho các em sự tò mò, ham thích tìm hiểu và khám phá. Từ đó dần lôi cuốn các em vào bài học. Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã đưa được rất nhiều trò chơi vào bài học. Các em được học mà chơi, chơi mà học. Đây cũng là một nhu cầu tất yếu của học sinh ở lứa tuổi tiểu học. Tóm lại, qua việc sử dụng đồ dùng trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin, tôi thấy các em hứng thú hơn trong học tập, các em tiếp thu bài nhanh hơn, lớp học sôi nổi hơn và sản phẩm của các em cũng đa dạng hơn. Qua đó cũng giáo dục tính thẩm mĩ và khơi dậy sự tìm tòi ham hiểu biết của các em. Học sinh rất thích những giờ học có sử dụng đồ dùng dạy học, từ đó vận dụng vào thực hành để giờ học đạt hiệu quả cao. Giảm bớt thời gian ghi bảng, từ đó giáo viên có nhiều thời gian tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh. 5.5. Đổi mới hoạt động trưng bày, nhận xét và giới thiệu sản phẩm. Hoạt động trưng bày, nhận xét và giới thiệu sản phẩm đã được thực hiện thường xuyên trong các tiết học. Tuy nhiên khi chưa áp dụng phương pháp mới của Đan Mạch, hoạt động này diễn ra theo hướng: - Học sinh trưng bày sản phẩm lên bảng. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và xếp loại. Tôi nhận thấy cách thực hiện hoạt động như vậy chưa lấy học sinh làm trung tâm, các em chưa được tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá. Mặt khác
  11. 19 thời gian dành cho hoạt động này còn hạn chế nên học sinh chưa hứng thú khi trưng bày, nhận xét và giới thiệu sản phẩm. Khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, giáo viên và học sinh có nhiều thời gian hơn để tổ chức hoạt động này sao cho có hiệu quả. Vì vậy cần đổi mới cách thức thực hiện. Thực tế quá trình trưng bày, nhận xét và giới thiệu sản phẩm giúp cho học sinh trau dồi các kỹ năng quan sát, nhận xét và đặc biệt là rèn cho các em có kỹ năng thuyết trình (Một kỹ năng còn thiếu và yếu của các em học sinh, đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn), các em sẽ mạnh dạn và tự tin thể hiện kiến thức và suy nghĩ của mình trước mọi người, phát triển kỹ năng nói và sự tự tin trước đám đông. Qua hoạt động này tôi cũng mong muốn những học sinh nhút nhát sẽ dần tự tin và mạnh dạn hơn trong lớp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, sau mỗi chủ đề tôi dành thời gian hợp lý để học sinh trưng bày sản phẩm. Kỹ thuật phòng tranh được tôi sử dụng triệt để. Với kỹ thuật này, các em được quan sát, so sánh sản phẩm của mình với các bạn một cách dễ dàng. Về nhận xét, giới thiệu sản phẩm, tôi sử dụng hình thức nhận xét cá nhân và nhận xét nhóm. Tôi cho cá nhân hoặc các nhóm học sinh nhận xét, đánh giá lẫn nhau dựa trên tiêu chí mà tôi đưa ra. Sau đó các em sẽ phản hồi bằng những câu hỏi thực tế theo suy nghĩ và cảm nhận của mình. Thường thì tôi sẽ đưa ra hướng đánh giá bằng những câu hỏi mở giúp học sinh khắc sâu kiến thức và phát triển kỹ năng thuyết trình, tự đánh giá. Tôi thường không áp đặt các em phải nhận xét và đánh giá bài của bạn và nhóm bạn theo một quy tắc nào. Ví dụ: Chủ đề 1: Chân dung tự họa - Lớp 5 - Làm thế nào em thấy bức vẽ này mô tả bạn Dương, Duy, Trang? - Trong lớp mình có rất nhiều bạn, đâu là chân dung bạn Mai Anh? - Em có nhận xét gì về bố cục, màu sắc trong sản phẩm của mình, của bạn? - Em hãy mời tác giả của bức chân dung mà em thích lên chia sẻ về tác phẩm? Việc các em được tự giới thiệu sản phẩm của mình và bảo vệ những ý kiến của mình, nhóm mình trước bạn, nhóm bạn giúp cho không khí lớp học sôi nổi, tạo một môi trường học thân thiện và gần gũi. Tăng cường nhận xét và đánh giá học sinh kết hợp với hướng dẫn học sinh trưng bày và giới thiệu sản phẩm giúp các em học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong
  12. 20 hoạt động giao tiếp. Các em đã biết tự giới thiệu sản phẩm của mình, nhóm mình. Đồng thời có rất nhiều câu hỏi hay được các em đưa ra cho bạn dẫn tới những đánh giá rất hay và sát với thực tế bài học. Bên cạnh đó, một số học sinh trước đây thường không tự giác mà phải đợi giáo viên chỉ định mới miễn cưỡng tham gia vào hoạt động thì hiện tại các em đã rất chủ động trong việc tham gia tự giới thiệu cũng như đánh giá bài vẽ của mình, của bạn và nhóm bạn. Tiết học: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm lớp 4D Tóm lại, sau thời gian áp dụng các biện pháp vào giảng dạy trong nhà trường, tôi thấy kết quả học tập môn Mĩ thuật của học sinh khối 4, 5 trường tôi tiến bộ rõ rệt, các em đã say mê, hứng thú hơn trong học và thực hành môn Mĩ thuật theo phương pháp mới. Không những vậy, các biện pháp trên cũng có thể áp dụng rộng rãi trong các trường tiểu học vì không tốn kém, không cần sự đầu tư quá lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp + Ban giám hiệu nhà trường: Tạo điều kiện đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học theo phương pháp mới của Đan Mạch.Mỗi năm nên tổ chức một số đợt thi vẽ tranh cấp trường theo các chủ đề hoặc nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn như 20/11; 22/12; trưng bày tranh của các em ở những buổi hoạt động ngoại khóa, chào
  13. 21 cờ Qua đó các em càng hiểu hơn ý nghĩa của các ngày lễ, được vẽ, được sáng tạo và có ý thức, trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương đất nước. + Giáo viên: Để đạt được kết quả tốt trong giảng dạy mỗi giáo viên phải tích cực học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp, sử dụng linh hoạt và hợp lý các phương pháp dạy học. Giáo viên cần tâm huyết, nhiệt tình. Trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình cũng như hứng thú cho học sinh. + Học sinh: Các em được trang bị đầy đủ đồ dùng để học tập và có ý thức chuẩn bị bài trước mỗi chủ đề học tập. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện pháp theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng biện pháp lần đầu: 8.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện pháp theo ý kiến của tác giả: Sau khi áp dụng các biện pháp vào thực tế giảng dạy tôi đã thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát cuối học kỳ I khối 4-5 năm học 2020-2021 KIẾN THỨC KĨ NĂNG Lớp SS HTT HT CHT SL % SL % SL % Các 4A 30 12 40,00 18 60,00 0 0,0 lớp 4B 31 14 45,16 16 51,61 1 0,32 Đối 5A 39 16 41,02 23 58,98 0 0,0 chứng 5B 37 15 40,54 22 59,46 0 0,0 TS 137 57 41,61 80 58,39 0 0 Các 4C 32 21 64,102 11 35,897 0 0,0
  14. 22 lớp 4D 33 22 66,67 11 33,33 0 0,0 Áp 5C 37 25 67,57 12 32,43 0 0,0 dụng 5D 38 23 60,526 15 39,473 0 0,0 TS 140 91 65,00 49 35,00 0 0,0 Với kết quả thu được như trên, tôi khá tin tưởng vào các biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp các em phát huy hứng thú trong môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch. 8.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện pháp theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng biện pháp lần đầu: Các biện pháp này của tôi cũng đã được đồng nghiệp, tổ chuyên môn, Ban giám hiệu đánh giá là có tính khả thi, có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh từ khối 2 đến khối 5 trong các trường Tiểu học.
  15. 23 9.Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi /Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Bình Dương II 145 HS 2 Học sinh lớp 4D Trường Tiểu học Bình Dương II 129 HS 3 Học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Bình Dương II 152HS 4 Học sinh lớp 5D Trường Tiểu học Bình Dương II 150 HS Vĩnh Tường, ngày tháng năm 2021 Vĩnh Tường, ngày tháng năm 2021 Vĩnh Tường, ngày tháng năm 2021 Phòng Giáo Dục Hiệu trưởng Tác giả biện pháp (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)